1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VẤN ĐỀ BIGNESS TRONG KIẾN TRÚC (REM KOOLHAAS VÀ OMA)

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi ndmt, 19/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    VẤN ĐỀ BIGNESS TRONG KIẾN TRÚC (REM KOOLHAAS VÀ OMA)

    Kiến trúc đã tiến đến một thời điểm mà chúng ta cần phải dừng lại để có thể nhìn nhận những ảnh hưởng rộng lớn của nó và lựa chọn cho một cách thức mới mẻ hơn nhằm chấm dức sự rời rạc, phân ly và tự tách rời của kiến trúc đối với những đặc tính đô thị mà nó phải tìm lại. trong khuynh hướng đó, một nỗ lực có tính sáng tạo, cũng như tính tiền đề là lý thuyết (tạm gọi như thế) Biggness (Sự rộng lớn) của R.K. Bigness được xây dựng trên những phát sinh từ nền văn minh con người, những kết quả của cái gọi là ?othe Third ware? và nó dựa trên những thành tựu công nghệ của thời đại. Chứa đựng một cách năng động những đặc tính của một "mạng lưới" có thể nói Biggness là một sự tổng hợp bao gồm cả sự phát triển của cấu trúc vật lý theo tiến hóa thuyết Darwin và sự phát triển tinh thần của triết học Nietzsche. Bigness là sự ?~?TDung Thông?T?T (Boostrap) ,không loại bỏ mà ngược lại nó thống nhất kiến trúc và quy hoạch đô thị.

    Phần trích sau dược dịch từ lúc tôi còn học năm 4, truớc ngày tết dọn dẹp máy tính thì thấy nó nằm trong đó đã 5 năm rồi, xin post lên để mọi người đọc cho vui, và để mỗi một người đọc có thể tự lĩnh hội mức độ rộng lớn của vấn đề này, người dịch sẽ giữ lại nguyên bản tiếng Anh của từ ?oBigness?o.



    BIGNESS or the problem of Large

    Vượt qua một tỉ lệ nào đó, kiến trúc đòi hỏi những đặc tính Bigness. Lý do quan trọng nhất để nói về Bigness là hãy hình dung trạng thái của những người leo núi đang chinh phục đỉnh Everest: rằng Everest phải hiện hữu, có nghĩa là Bigness cũng phải tồn tại như một tất yếu ("because it is there"). Bigness là tối hậu của kiến trúc (Bigness is ultimate architecture).
    Điều này dường như không thể tin được. Nói cách khác, kích thước của một công trình biểu hiện đơn lẻ của một tư tưởng nào đó sẽ bị cô lập, nó không thuộc về tương lai của kiến trúc.
    Với tất cả những nội dung có thể, Bigness có giá trị như một bản tuyên ngôn và phải được xem xét như một bài toán trí tuệ. Nhìn từ bên ngoài, dường như Bigness đang đi đến một sự kết thúc - giống như con khủng long qua sự vụng về, chậm chạp thiếu linh động. Song sự thật chỉ có Bigness là có khả năng thúc đẩy, làm xúc tác cho cơ cấu của tính phức hợp, nơi thể hiện sự thống nhất trên toàn diện tính thông minh của kiến trúc và những lãnh vực liên quan đến nó.
    Cách đây một trăm năm, một sự hồi sinh và những đột phá trong lý thuyết với sự trợ giúp của công nghệ đã tháo gỡ những bế tắc cho việc xảy ra một BigBang (Vụ Nổ Lớn) trong kiến trúc. Bằng cách ngẫu nhiên hóa sự lưu thông tuần hoàn giữa những khoảng cách ngăn chia, những nội thất thông minh (artificializing interiors), sự giảm tải trọng, sự mở rộng của các kích thước, sự tăng tốc của xây dựng, thang máy, điện tử, điều hòa, thép và cuối cùng là những hạ tầng cơ sở mới mẻ tạo ra bởi sự tích hợp các thay đổi đột biến một chuỗi liên tục những đột biến gây ra những trái nghịch khác của kiến trúc. Kết quả tổng hợp của những phát kiến này là những cấu trúc cao hơn sâu hơ n- Bigness - hơn tất cả những gì được nhận thức trước đây với một tiềm năng song đôi của sự tái tổ chức trên toàn bộ - Một kế hoạch khổng lồ .

    Lý thuyết (Theorim)
    Bị thúc đẩy bởi một năng lượng vô thức của sự định lượng thuần túy - Bigness, kể từ gần một thế kỉ, đã là một môi trường hầu như không có các nhà suy tuởng, một cuộc cách mạng không chương trình. (a con***iton almost without thinkers, a revolution without program.)
    Dillrrious Newyork năm 1978 đã tiềm tàng một ?oLý thuyết Bigness?o xây dựng trên 5 nguyên lý :

    1. Vượt qua hệ nguyên tắc vốn dĩ nào đó, một công trình trở thành một công trình lớn (Big Build). một thực thể như thế không còn bị điều khiển bởi những phản ứng kiến trúc tích cực riêng lẻ ( single architectural gesture)hay thậm chí bất kỳ một kết hợp nào của những phản ứng đó (any combination of architectural gesture). Tính không lệ thuộc này tạo nên sự độc lập của những thành phần của nó nhưng đó không phải là một sự phân mảnh : những thành phần đó vẫn nằm trong một toàn thể (whole) .

    2. Thang máy (elevator)- với tiềm năng của nó có thể tạo nên những liên kết mang tính cơ học (mechanical) hơn là mang tính kiến trúc và tất cả những phát kiến liên quan cho thấy sự vô cảm và trống rỗng trong những vở diễn cổ điển của kiến trúc. những tuyên bố (lý thuyết )về tổ hợPhoìng (composition), tỉ lệ (scale), tỉ lệ nội tại (proptition), chi tiết (detail)giờ đây gợi lên những vấn đề cần bàn bạc. The "art" of architecture is useless in Bignees.

    3. Trong Bigness khoảng cách giữa lõi và yếu tố bao che được tăng lên tới mức các mặt đứng của tòa nhà không còn có thể để lộ ra bên ngòaì những gì đang diễn ra bên trong. sự dự tính chờ đợi "tính trung thực" ("honesty") bị kết tội. Một sự hòa giải có tính bất ổn định giữa những nhu cầu mang tính chương trình hệ thống (programmatic) và trừu tượng (iconographic), dạng tập hợp khác của sự phi thông tin - đang đòi hỏi ở thành phố sự ổn định chắc chắn .
    Bigness - nơi kiến trúc biểu lộ, tạo ra những phức hợp. Bigness làm thay đổi thành phố từ một tổng thể những nhân tố chắc chắn (bất động) (certainties) thành một tập hợp tích luỹ những thần bí (cơ động)( mysteries).

    4. Thông qua kích thước, công trình tiến đến một mức độ phi nguyên tắc.
    Vượt lên trên những tích cực (good) và tiêu cực (bad).
    Ảnh hưởng của chúng độc lập với tính chất của chúng. (Their impact is independent of their quality)

    5. Đồng thời tất cả những gẫy vỡ đó, với tỉ lệ, với sự kết hợp của kiến trúc, với truyền thốïng, với những quy cách có tính chuẩn mực, nói chung là với những gẫy vỡ, những gián đoạn sâu xa nhất: Bigness không còn là thành phần của bất kỳ một tập hợp đô thị nào, nó là chính đô thị. (Bigness is no longer part of any urban tissue)
    It exists); at most, it coexists.
    Its subtext is **** context.

    (Còn tiếp)
  2. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Hi Ndmt,
    Toi dang nghi toi van de su lien quan giua bigness va "god is in the detail" no co mot quan he rat chat che...theo anh thi nhu the nao?
    Ant
  3. holocaust

    holocaust Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/07/2001
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
  4. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    anh hỏi một câu tôi mong đợi.
    Cũng giống như "Less is more", "Bigness" có một phần chìm của "tảng băng trôi Hemingway", nó là một cái gì đó mà ở đây anh đã nêu lên bằng thắc mắc trong sự liên quan với "god is detail". nghe có vẻ kỳ lạ và mâu thuẫn...
    Tới đây tôi đã nhìn thấy một sự giải toả lý thú nhưng chắc cũng sẽ mất rất nhiều thời gian. hãy để tôi post hết cái Bigness này đã.
  5. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo...
    Hiện đại hóa (Modernization)
    Năm 1978, Bigness dường như đã là hiện tượng của một thế giới mới. Tuy nhiên trong nửa đầu những năm 80 những dấu hiệu lan tràn không thể kìm chế của làn sóng hiện đại mà ít hay nhiều bằng sự ngụy trang bên ngoài có thể nhấn chìm thế giới cũ, đã gây ra những xung đột bên trong, ngay tại sự khởi đầu mới mẻ này.
    Chống lại nền tảng của Âu Châu, cú sốc của Bigness gây áp lực với chúng ta làm cho những gì đang còn ngấm ngầm trong Dilirious Newyork hiển lộ một cách rõ ràng hơn. Biggness trở thành một cuộc song luận chiến, chạm trán với những nỗ lực tập trung có phần thái quá và những lý thuyết hiện đại đang còn hoài nghi về tương lai có thể xảy ra của tính Toàn thể (Whole) và Hiện Thực (Real) và khả năng tự hiện diện của nó có thể chống chịu chính sự phá hủy và phân mảnh không thể tránh khỏi của kiến trúc .
    Châu Âu đã vượt xa hơn phạm vi của Bigness bởi việc lý thuyết hóa vượt lên những mục tiêu ứng dụng. Sự đóng góp của họ đó là Siêu cấu trúc (Megastructure) - một hình thức kết hợp toàn diện khả năng trợ giúp của kỹ thuật đối với vấn đề sống còn của những công trình riêng lẻ. Một Bigness toàn diện, sự ẩn chứa chân thực của nó có ngăn chặn sự bổ sung và loại trừ tính hoàn thiện hay không ?
    Không gian trong quy họach đô thị của Yona Friedman 1958 (4) đã là một mẫu hình: Bigness ẩn hiện như đám mây lơ lững khắp Paris như một lớp vỏ bọc kim loại, không ngăn chặn nhưng cũng không điều chỉnh sự tái sinh tiềm ẩn của nó - chủ nghĩa phê phán (Criticism) chỉ như một sự nguỵ trang bên ngoài.
    Năm 1972, Beaubourg- cái gác xép kinh điển, đã tạo ra những không gian mà trong đó mọi thứ đều có thể. Tính linh hoạt cuối cùng bị lật tẩy như một trò bịp bợm của tiêu chuẩn lý thuyết thông thường, ở sự trả giá của cả những đặc trưng và tính chính xác: cái giá của sự thống nhất. Sự giải bày rõ ràng đó loại trừ thái độ lập lờ nảy sinh khi nhận thấy hiệu quả của cái gọi là nhà chọc trời Mỹ quốc.
    Rõ ràng là sự phát sinh của sự kiện tháng 5 năm 68 cho biết việc gây ra những gẫy vỡ trực tiếp bởi những mảnh vỡ được lựa chọn một cách miễng cưỡng những vay mượn của nó từ những nguyên tắc khác. Do sự thất bại của nó và những mô hình tương tự chồng chất và dày đặc, do tính không nhạy cảm có hệ thống của chúng đối với cái riêng biệt mà nó đưa ra hai cách thức cứu vãn chính: Sự lột xác và Sự tự biến mất.
    Ở cách thức thứ nhất, Sự lột xác, tất cả bị tách rời thành những cuộc xung đột không thể dung hòa trong một thể thống nhất. Mỗi một lý do thoái thác xa hơn nữa của sự phân mảnh tính Toàn thể (Whole): một sự bùng vỡ bất ngờ của quá trình tháo rời, biến cái rời rạc thành hệ thống theo những đòi hỏi nhỏ nhất của công năng. Nơi đó ẩn hiện những sai lầm của những học thuyết lỗi thời gọi là công năng theo hình thức (form-follows-function) tạo nên đặc tính của đồ án ... Đằng sau những ngụy biện về hình thức và giả tạo về trí tuệ là nguy cơ thoái dần một cách mù quáng, tựa như sự hạ xuống cực điểm trong một biểu đồ, kể từ những cái gọi là thẩm mỹ của nó có nguy cơ đưa chúng ta tới những giao hưởng của hỗn mang. Trong bối cảnh của sự chia cắt và hỗn loạn trừu tượng đó, mỗi một hành động phải được đặt vào vị thế của nó (put in its place).
    Sự pha tạp có hệ thống/những quan hê cận kề/những va chạm/sự chồng chéo/sự lặp lại, tất cả đều có thể xảy ra trong Biggness.
    Ở cách thức thứ hai, Sự biến mất - vượt quá những vấn đề của Bigness, thông qua sự bành trướng của những ràng buột giữa cái giả tạo, tính chân thực, sự không tồn tại (nonexitance).
    Một sự chắp vá những tranh cãi bị quét sạch từ những năm 60 bởi những nhà xã hội học những nhà tư tưởng...cho rằng kiến trúc sẽ như một thanh kim loại nóng chảy vào không khí qua những hỉệu quả theo những khuynh hướng nhân khẩu học (demographic), điện tử, tin học, tốc độ và kinh tế, giờ rỗi, cái chết của Đức Tin (the Death of God), sách, điện thoại, Fax, sự giàu có, sự kết thúc của một Big Story...
    Sự đề xướng có tính ngăn chặn khả năng tự suy tàn của kiến trúc, sự tiên phong này đang thử nghiệm tính chân thực hay giả tạo, tính quyền lực tuyệt đối vốn dĩ của nó trong thế giới của những ảo tưởng.
    (Còn tiếp...)

    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 23/02/2005
  6. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Rat vui khi biet anh hieu y toi muon hoi.
    Cau hoi cho phan tiep theo:
    Anh da de cap qua cai "big" cua bigness:
    Concept-program-system-detail = bigness = human= city?
    Anh cung noi "God is death" tuc la khi con nguoi khong con niem tin vao thien chua.
    Anh thay the nao thi khau hieu cho toan the gioi nam vua roi la: Faith (niem tin)...va nam nay Hope (niem hi vong)?
    Ant
  7. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi của We (cũng có nghĩa là của Chúng Ta, chơi chữ tí !!!) có hơi "rộng " quá không? với tôi thì không, một khi R.K phát biểu: " city, the way it is, is all we have", một sự đề cập đến Cilivization. và càng không hề " rộng" tí nào khi đây là một luận thuyết có tính tổng lược trước khi người đọc nhận ra tính cách mạng và sáng tạo của nó.
    lại một lần nữa anh đặt ra câu hỏi khiến tôi thấy vô cùng lý thú: "God is death". thực chất nguyên văn trong Bigness viết là "the Death of God", nhưng đó là một cách gợi lại "thánh kinh" mà thôi cũng như tôi dịch rằng:'''' cái chết của đức tin" chứ không phải là thượng đế.
    (theo tôi ) cái Cilivization được chia cắt bởi ba chữ "God is death". tại sao?
    những gì tôi tổng kết( có tính chất triết lý!!!) khi đọc Bigness nằm ở phần in nghiêng đầu bài. trong đó tôi có nhắc đến sự đồng lúc của "cấu trúc vật lý theo tiến hóa thuyết Darwin và sự phát triển tinh thần của triết học Nietzsche", đó là một sự mạo hiểm bởi lịch sử thường dề cập đến hai khuynh hướng này trong một quan hệ chống đối nhau.
    ai đọc triết học Nietzsche đề có thể nhận ra ngay rằng "God is death" là một phát biểu chính yếu của của Nietzsche khi Nietzsche muốn bước qua một giai đoạn phát triển tinh thần mà Darwin chưa bào giờ quan tâm đến. Nietzsche được mệnh danh là "kẻ chống chúa" đáng ghê sợ nhất nhưng điều kín đáo nhất lại mọtt lần nữa nằm ở " phần chìm của tảng băng", ở phần chìm đó, những triết gia uyên áo nhất lại nhận ra Nietzsche lại là người gần Chúa nhất, mọtt cách tuyệt đối.
    bởi vậy cho nên những khẩu hiệu của năm rồi và năm nay không cvó gì là lạ. đây là một câu chuyện dài mà tôi không nghĩ là nó sẽ được đề cập đến trong này. nhưng dù sao thì cũng có một lý do để nhắc đến nó đó là trong cuốn SMLXL của R.K có hàng loạt các tác phẩm của Nietzsche.
    có thể nó thích hợp hơn trong một dề mục khác.
    anh We, anh hỏi khiến tôi phải viết dài dòng quá
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 19:45 ngày 25/02/2005
  8. wegotjam

    wegotjam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    Su anh huong Nietzsche..co le phai lat lai lich su...tai sao chung ta co Post modern. "Su nghi ngo" bat dau tat ca...
    Cau hoi tiep theo: Bigness la cai Con nguoi chi co the cam nhan duoc va tuong tuong duoc.
    Vay phan doi trong cua con nguoi voi khong gian va thoi gian duoc ton tai nhu the nao?
    Ant
  9. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    về sự ảnh hưởng của Nietzsche, We hãy lật lại trang đầu của lịch sử đi, tôi sẽ tiếp.
    "Bigness la cai Con nguoi chi co the cam nhan duoc va tuong tuong duoc." Dĩ nhiên, nó là cả 7 phần của tảng băng trôi.
    "Vay phan doi trong cua con nguoi voi khong gian va thoi gian duoc ton tai nhu the nao?". tôi chua hiểu được câu hỏi này. We có thể khải triển thêm ý nghĩa của câu hỏi không?
  10. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo...)
    Khởi nguyên (Beginning)
    Bigness sẽ phá hủy nhưng đó là một khởi điểm mới mẻ . Nó có thể tập hợp và thống nhất hóa những mảnh vỡ đó . Một nghịch lý của Bigness là mặt dù sự tính toán đã được đưa vào trong chương trình sắp xếp của nó - thông qua sự rộng lớn, nó vẫn là một kiến trúc ẩn chứa những khả năng không thể tiên đoán được. Thay vì bành trướng sự cùng tồn tại, Bigness phụ thuộc vào thể chế (regime), nhận thức, và sự tích hợp của những khác biệt cao độ.
    Chỉ có Bigness là có thể chống đỡ được sự hỗn loạn, phức tạp, sự nảy nở không kiểm soát được của những nguy cơ mang lại từ những đối tượng đơn lẻ, rời rạc. Nó phát triển những chiến lược để tổ chức cả sự độc lập và tương thuộc của nó trong một thực thể rộng lớn bằng một quan hệ cộng sinh (symbiosis).
    Thông qua sự kết hợp hơn là sự tinh khiết, số lượng hơn là chất lượng, chỉ có Bigness mới có đủ khả năng dung hợp được những mối quan hệ mới giữa những mục tiêu mang tính công năng đang bành trướng các đặc tính của chúng. Tính nhân tạo và tổ hợp phức tạp của Bigness đã giải phóng công năng từ cái vỏ bảo vệ đến sự không phân biệt đối với những yếu tố đó. Những yếu tố mang tính chương trình (program) phản hồi trở lại mỗi một yếu tố tương ứng để tạo nên những sự kiện mới. Bigness quay trở lại mô hình của hệ thống giả kim thuật (alchemy).
    Ở cái nhìn đầu tiên những hành động phản ứng được tích lũy trong cấu trúc Biggness. Tuy nhiên Bigness cũng giữ lại trong nó những riêng biệt. Giống như những thanh Pluton xúc tác cho những phản ứng hạt nhân, Bigness điều tiết sức mạnh của sự cùng tồn tại (Coexitence).
    Mặc dù Bigness là một kế hoạch chi tiết cho những sức mạnh có tính vĩnh viễn và liên tục, nó cũng đòi hỏi những mức độ của tính tĩnh lặng và cả sự mảnh mai. Thật không đơn giản để có thể linh hoạt hóa sự rộng lớn của nó vói những cách thức thông thường mà không gây ra những xung đột. Sự rộng lớn giải quyết triệt để những đòi hỏi ép buộc của kiến trúc.

Chia sẻ trang này