1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề đình công

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 10/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Vấn đề đình công

    Theo VTV và báo Lao động thì mấy năm gần đây đình công bất hop pháp ở nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở các tỉnh phía nam rất nhiều. Lý do giới chủ đối xử bất công với người lao động. người lao động cầu cứu khắp nơi nhưng chẳng ai giẩi quyết hay giải quyết không triệt để. Không loại trừ cán bộ và công đoàn vì lý do gì đó không giẩi quyết hay giải quyết không triệt để.
    Theo luật hiện hành thì công nhân không có quyền tự tổ chức đình công. Chỉ có công đoàn mới có quyền này. Cái này thì ta khác người. Thứ hai tổ chức công đoàn của ta không phải là độc lập.
    Lại nữa cán bộ công đoàn là đảng viên, mà quy định về đảng theo VTV thì không có điều nào cho cán bộ công đoàn cho phép đình công.
    Luật của ta quy định khắt khe để hạn chế đình công. nhưng mặt khác luật lao động laị thường không được giới chủ tuân triệt để và họ ít chịu giám sát.
    cho nên mấy trăm vụ đình công trong năm qua đều là bất hopwj pháp.
    Theo ý kiến của các bận giẩi quyết vấn đề này như thế nào.
    Và có cơ chế nào để người lao động dễ kiện giới chủ ra toà lao động hơn. Chứ như hiện nay các thẩm phán lao động rỗi việc cứ "ngồi choi "hoài hay đi giẩi quyết án hình, dân thôi.
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    cán bộ công đoàn thì cũng là người làm công ăn lương thôi. Trong khi đó, việc chấm dứt hợp đồng lao động trên thực tế là hơi bị dễ mặt dù luật quy định thì khắc khe. Chỉ cần kêu bảo vệ cấm người lao động vào công ty, đồng thời làm cái báo cáo giảm nộp lên phòng lao động thương binh xã hội, ghi chú ở cột cuối là "tự ý ra làm riêng". Một tuần sau, phòng ký thông báo giảm mà chẳng có cử cán bộ nào đi điều tra cả.
    Bên cạch đó luật lao động trên bề mặt giấy tờ thì tốt đẹp đấy nhưng nó không đề ra một cơ chế để giám sát hành vi của người sử dụng lao động, nó chỉ giải quyết hậu quả của hành vi ấy. Ví dụ như, luật lao động không ngăn được người sử dụng lao động ra quyết định sa thải bất hợp pháp, nó chỉ giải quyết hậu quả: sa thải bất hợp pháp thì phải bồi thường hay nhận người lao động vào làm lại. Tuy nhiên, để được cái "hậu quả", người lao động phải thực hiện hàng đống bước.
    Đối với công ty nhỏ, một người lao động thường hay giới thiệu bà con dòng họ của mình vào trong công ty, được chủ doanh nghiệp chấp nhận họ thường mang ơn và có xu hướng cô lập những người đứng ra bảo vệ quyền lợi của công nhân.
    Như vậy, công nhân tự bản thân họ không thể buộc người sử dụng lào động làm đúng pháp luật lao động, dù họ có lập công đoàn đi chăng nữa. Cần phải có một người có quyền lực mạnh hơn tồn tại thường trực trong doanh nghiệp. Thứ nữa, luật đề ra không phải là để giải quyết hậu quả của hành vi trái pháp luật mà quan trọng nhất là ngăn ngừa hành vi trái pháp luật xảy ra.
    Do đó, Liên đoàn lao động nên lập văn phòng đại diện liên đoàn. Văn phòng này có trách nhiệm làm báo cáo tăng, làm báo cáo giảm, ra quyết định vô hiệu hoá quyết định sa thải của người sử dụng lao động, kiến nghị ai đó ra quyết định tạm dừng quá trình sản xuất (quyết định cắt điện, cắt nước) nếu công ty vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động.
    (Bên phòng tài nguyên môi trường họ làm rất hiệu quả khiên một số công ty phải lo sợ nhưng phòng lao động thương binh xã hội không làm được).
    văn phòng này trực thuộc liên đoàn lao động và kinh phí hoạt động phải do liên đoàn trả. Như vậy kinh phí công đoàn và đoàn phí được sử dụng hữu ích hơn việc tổ chức hội thi karaokie, đi du lịch.....Văn phòng này vừa đóng vai trò là một cơ quan quyền lực tồn tại thường trực trong doanh nghiệp (đỡ hơn nhiều so với việc một năm kiểm tra vài lần), vừa có chức năng ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật (thay vì, có quyết định sa thải rồi dùng luật để xem quyết định sa thải đó là hợp pháp hay không, mà văn phòng ngăn chặn quyết định sa thải đó từ trong trứng nước. Nếu không đồng ý công ty cứ đem vụ việc ra toà, toà cho phép công ty sa thải thì công ty mới ra quyết định sa thải.)
    Có điều liên đoàn lao động chỉ là một tổ chức chính trị xã hội, nó không mang quyền lực nhà nước, không thể buộc công ty làm thế này thế nọ được. Chính vì thế, kiến nghị của em chỉ mang tính tham khảo thôi.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 17:20 ngày 10/09/2006
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Như vậy, quyền làm công nhân bị hạn chế, pháp luật không
    đến được tới người làm công, những tổ chức không luật pháp
    chèn lên trước mặt luật pháp.
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này đã được trao đổi một vài lần trước đây, bạn có thể đọc thêm trong các topic cũ hơn.
    Về cái lý do dẫn đến đình công mà bạn nêu ra, đó không phải là lý do chính hiện nay, mà nó xuất phát từ kỹ năng quản lý nhân sự kém và từ nhận thức chung của công nhân còn thấp bên cạnh điều kiện sống khó khăn và còn từ những biến động xã hội.
    Phần lớn các cuộc đình công là bất hợp pháp, nhưng đã xuất hiện một cuộc đình công đúng luật rùi, mà nguyên nhân cơ bản là các yêu cầu của pháp luật quá cao cộng với những lý do khác mà iem satthủ đã bẩu ...
    To bác Codep :
    Càng ngày, iem thấy bác càng ngố :
    Quyền làm công nhân bị thu hẹp là ý mần răng ????
    Ô hay, cái bác này, ai mún làm công nhân thì mần, răng với lợi nào lại đi cấm họ nhỉ ????

  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Có một thực tế là không người lao động nào muốn đình công cả, vì họ bị đối mặt với cảnh mất việc làm. Ở nước ta thường là như vậy. Cho nên hầu hết các cuộc đình công đều xuất phát từ giới chủ đối xử không tốt với người lao động , có thể vi phạm luật hay không. Ví dụ vấn đề tiền lương. Dĩ nhiên cũng có thể có a dua.
    Cần nói thêm là không có nghĩa cứ vi phậm luật lao động mới có quyền đình công . Vì người lao động hầu hết không biết đến luật lao động.
    Và cũng không có doanh nghiệp nào của ta làm đúng luật lao động cả.
    Tôi muốn bàn đến tổ chức công đoàn nhiều hơn vì họ là tổ chức đứng ra bảo vệ, bênh vực người lao động.
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 15:40 ngày 12/09/2006
  6. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    CoDep nói trật lất, câu nào cũng trật, trật từ cái gốc suy nghĩ .
    Theo ông Fsai, 1 luật gia iêu tú VN, thì pháp luật do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị, ổn định chính trị .
    1- Công nhân làm gì có quyền mà bị hạn chế ?
    2- Pháp Luật chắc chắn phải được tới với công nhân, nếu không thì làm sao kẻ thống trị có thể cai trị, ổn định chính trị ?
    3- Những tổ chức không luật pháp chèn lên trước mặt luật pháp ? Nói thế là nhận thức sai lầm, chống lại Tổ Quốc và Nhân Dân ! Phải hiểu là những tổ chức không luật pháp, ở trên luật pháp (không cần chèn lên), là kẻ thống trị, lãnh đạo luật pháp, làm ra luật pháp, sửa đổi lp, thi hành lp tuỳ tiện và dùng lp để xét xử tùy hứng và tùy đối tượng.
    CoDep có lẽ là Viet kieu ngây thơ nhung không thành thật ? vì nếu Dep thật thì có thì giờ vào đây làm gì ?
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Ờ, ờ . Thì đúng là giai cấp công nhân là giai cấp cầm quyền.
    thực ra thì người lao động không chỉ có công nhân nhưng trong hầu hết các doanh nghiệp công nhân chiêm tuyệt đại đa số, và thường là họ là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất, nhất là không biết luật lao động và có biết thì cũng chả dại gì chống lại giới chủ. Ai cũng vì miếng cơm manh áo của mình. Giới chủ nếu là doanh nghiệp vốn nước ngoài tạm gọi là tư bản cứ cho là bóc lột thặng dư đi thì họ không dại gì phổ biến luật lao động rộng rãi nhất là mấy cái quyền đình công đó.
    Trọng trách bảo vệ người lao động đặt lên tổ chức công đoàn. Nói công đoàn là đại diện cho công nhân thì cũng không chuẫn lắm vì đại diện " to hơn nhiều". Nhưng họ phải có trách nhiệm chăm lo cho người lao động không bị giới chủ "bóc lột" và đấu tranh bảo vệ quyền lợi người lao động. Họ cần biết luật lao động chứ. Chí ít họ có quyền tổ chức đình công-theo luật hiện hành, và giúp người lao động các thủ tục pháp lý để họ có thể kiện người sử dụng lao động ra toà...
    Luật của ta quy định giới chủ phẩi nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường nếu... Nhưng chắc chắn chẳng ai muốn trở lại làm việc sau khi giới chủ không ưa gì mình và sau các vụ kiện tụng rắc rối. Và người lao động cũng không muốn vậy. Chỉ còn bồi thường. Vậy mức bao nhiêu thì thoả đáng cho người lao động sau khi tốn rất nhiều... theo kiện. Tóm lại luật của ta còn có quá nhiều vấn đề nên chẳng mấy ai dại gì theo kiện.
    Còn đình công luật của ta cũng không cho phép người lao động tự ý tổ chức. Mặc dù vậy các vụ đình công vừa rồi vẫn do họ tự tổ chức. Buộc phải làm vậy vì không còn biện pháp nào khác.
    Theo tôi thì cần có tổ chức công đoàn độc lập ngay trong doanh nghiệp vì chỉ như vậy mới hạn chế vi phạm luật lao động và dám đấu tranh vì quyền lợi của người lao động có hiệu quả hơn. Cán bộ công đoàn mà kiêm cán bộ quản lý thì coi như...chào thua. Công đoàn phải sỗng bằng thù lao do công nhân trả cho họ thì họ mới công tâm làm việc được.
    Còn mấy cái liên đoàn cấp nọ cấp kia thì thú thực khi xuống kiểm tra giới chủ xì một tý là xuôi. Và "dọn dẹp" hết rồi.
    Hai nữa là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Quyền lực kinh tế có thể thao túng quyền lực nhà nước nếu không có biện pháp ngăn ngừa nó....
    Dù sao vấn đề đình công cũng khá nhạy cảm. Nhưng nếu nhìn ra nước ngoài mới thấy công đoàn họ làm việc ra sao và vấn đề đình công không phải là hiếm nếu không muốn nói là có khi trên quy mô rộng.
    Chỉ cần ý thức của người chủ tốt hơn thì cũng đỡ thôi.
    Đúng là tư bản bóc lột.
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 22:45 ngày 12/09/2006
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Trích từ bài bác Doremi:
    "Cán bộ công đoàn mà kiêm cán bộ quản lý thì coi như...chào thua".
    Bác Doremi giải thích câu này xem nào ?.
    Luật lao động đi vào hoạt động của công nhân chủ yếu qua 2 con đường
    1-Nội quy lao động
    2-Tổ chức công đoàn.
    Nội quy lao động phải được đăng ký với phòng lao động và được phòng lao động chấp nhận, đăng ký xong thì chủ doanh nghiệp có trách nhiệm phổ biến cho công nhân. Tới bước này thì thua, vì những điều trong nội quy lao động là câu chữ chết, muốn cho công nhân hiểu thì phải giải thích mà có doanh nghiệp nào sẵn sàng giải thích theo hướng bất lợi cho mình ?
    Về công đoàn, ai lập ra công đoàn ?. đó là công nhân, mà công nhân đa số là không biết luật thì làm sao cán bộ công đoàn biết luật được, làm sao vận dụng luật vào thực tế hoạt động của doanh nhgiệp?.
    Vậy để giúp đỡ người lao động, giúp đỡ công nhân vận hành được tổ chức công đoàn, theo em, cần phải có một công chức chuyên trách, và công chức ngày phải mang trong mình quyền lực nhà nước để tổ chức đưa luật lao động, luật công đoàn vào doanh nghiệp. Chức nếu không, công chức này có quyền gì mà vào công ty người ta, tiếp xúc với công nhân người ta ?.
    trích :
    "Cán bộ công đoàn mà kiêm cán bộ quản lý thì coi như...chào thua. Công đoàn phải sỗng bằng thù lao do công nhân trả cho họ thì họ mới công tâm làm việc được.
    Còn mấy cái liên đoàn cấp nọ cấp kia thì thú thực khi xuống kiểm tra giới chủ xì một tý là xuôi"

    Dĩ nhiên công đoàn phải sống bằng thù lao do công nhân trả rồi, cái này gọi là đoàn phí. Không những thế, nhà nước còn buộc giới chủ lập ra một quỹ gồm 2% tổng quỹ lương để "ủng hộ công đoàn", cái này gọi là kinh phí công đoàn. Họ kêu ầm trời (hix).
    Tuy nhiên công đoàn vẫn phụ thuộc vào giới chủ đấy thôi. Đó là một sự thực.
  9. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Điều quan trọng là cán bộ công đoàn không thể kiêm nhiệm chức danh quản lý, ví dụ giám đốc, phó GD hay trưởng phòng gì gì đó. Cán bộ công đoàn không cần nhiều nhưng đòi hỏi phải có kiến thức luật và có cơ chế thích hop để họ làm việc hết mình bảo vệ công nhân.
    Nếu như ban lãnh đạo cong đoàn và cán bộ quản lý là một thì họ chẳng có ý thức bảo vệ người lao động đâu. Mấy cái thoả ước lao động tập thể luôn thiên về có lợi cho người chủ , vì người lao động không phải là người ký.
    còn phổ biến luật lao động ấy à. Chả ở đâu giới chủ muốn làm. Giả sử mấy ông liên đoàn lao đọng xuốn yêu cầu ban lãnh đạo công ty phổ biến họ cũng lờ đi thôi. Nếu có thì phổ biến những chế tài với người lao động và quy định ( nội quy ) buộc người lao động phải tuân thủ.
    Tôi nói đấy là nói chung, bao gồm tất cả nhung người đi làm cho một công ty nào đó.
    Cũng tuỳ tung nơi.
    Nhung nhìn chung quy định về luật lao động và các luật có liên quan hiện nay vẫn gây thiệt thòi cho ngưoi lao động , và thiếu tính khả thi !
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Các Hiến Pháp ViệtNam từ xưa tới nay đều cho phép đình công
    và biểu tình .
    Ra luật "đình công và biểu tình bất hợp pháp" là chống lại Hiến
    Pháp, bó hẹp quyền làm người, cũng là quyền làm công nhân,
    được đình công đòi quyền lợi .
    Đình công và biểu tình chỉ không hợp pháp khi có những
    hành vi bạo động hay phá hại tài sản, gây rối trật tự mà thôi.
    Ai vi phạm những điều này đều phạm tội hình sự, không
    trừ một ai, cũng không cộng chung vào một đám đông .
    Biểu tình Thiên An Môn ở Trung Quốc bị tàn sát, vì trong đám
    đông có nhiều vi phạm kể trên, làm cớ cho chính quyền đàn
    áp.
    Tước đoạt quyền đình công và biểu tình cúa công nhân, đặt
    quyền đó vào những tổ chức gián tiếp, là cách rời công nhân
    khỏi luật pháp, và những tổ chức gián tiếp này chèn lên mặt
    công nhân mà trực tiếp thoả thuận với luật pháp, gạt công
    nhân ra rìa .
    Một thể chế tiến bộ phải đảm bảo quyền của người thường,
    của người lao động, và đủ sức mạnh trấn áp những kẻ thao
    túng luật pháp, để người lao động tự mình nói lên tiếng nói
    của mình, không qua một tổ chức trung gian nào khác.
    Cũng cần nói thêm, Hiến Pháp bảo đảm người dân, người
    lao động tự do tổ chức đảng phái và hội họp, tức là người lao
    động có quyền hợp pháp tự mình lập công đoàn nghiệp đoàn
    cho mình, không cần vào những nghiệp đoàn hay công đoàn
    mà mình không thấy thực sự hay hăng hái và có hiệu lực bảo
    vệ quyền lợi cho mình .
    Bạn nào biết ăn nói, thì xin bình luận, đừng phê phán chụp mũ
    nhé . Chỉ biết nói "CoDep sai, CoDep dở, vân vân," như câu:
    Biết ăn nói giỏi như trâu,
    Nhai đi nhai lại vài câu nói hoài.

Chia sẻ trang này