1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề đình công

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 10/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duong252

    duong252 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Đình công bất hợp pháp, đình công tự phát không do Công Đoàn lãnh đạo là do cái "Công đoàn" do Nhà nước dựng lên không bảo vệ được người lao động.
    Các bác ở đây tri thức kiến thức đầy mình vẫn gặp nhiều bức xúc trong cuộc sống và công việc vậy mà có dám ho he gì đâu huống chi là dân lao động thấp cổ bé họng. Họ mà có cuộc sống tạm đủ thì có giết họ cũng chẳng dám. Chỉ là vì họ bị bóc lột tệ hại quá mà vẫn không đủ sống thôi. Đó mới là "giai cấp vô sản" thực sự.
    Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh mà.
    Rồi sẽ có một "Công đoàn đoàn kết" mới như ở Ba lan không nhỉ???!!!
    Được duong252 sửa chữa / chuyển vào 20:09 ngày 20/09/2006
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Đây là quá trình hình thành một công đoàn, các bác biết thì bổ sung nhé.
    Khi doanh nghiệp thành lập trong vòng 6 tháng, người lao động nếu thích thì tự liên hệ với Liên đoàn tại địa phương để được hổ trợ về cách tiến hành đại hội công đoàn và tiến hành bầu Ban chấp hành công đoàn ở doanh nghiệp mình. Khi đại hội, họ bầu ra BCH công đoàn cơ sở và ra quyết định kết nạp đoàn viên vào Công đoàn cơ sở đó. Sau đó mang văn kiện đại hội lên Liên đoàn lao động tại địa phương. Liên đoàn địa phương xem công đoàn cơ sở này có được lập theo đúng luật công đoàn không. Nếu đúng luật, họ sẽ ra quyết định công nhận công đoàn cơ sở đó, đồng thời cập nhật danh sách các lao động nằm trong BCH công đoàn cơ sở vào sổ sách của mình.
    Tuy nhiên, ít có doanh nghiệp nào đi theo trình tự này lắm. Thông thường định kỳ, Liên đoàn thường đi ké với phòng Lao động và Bảo hiểm xã hội kiểm tra doanh nghiệp, đây gọi là kiểm tra liên ngành. Phòng Lao động sẽ hỏi, anh có có thỏa ước lao động tập thể chưa ?. Doanh nghiệp nói chưa . Không có thì có ảnh hưởng gì tới sản xuất kinh doanh không ạ ?. Phòng Lao động trả lời :"có chứ!, không có anh sẽ bị phạt, tôi sẽ phạt".
    "Vậy muốn có thì phải làm sao ạ". Lúc này, liên đoàn liền trả lời :" doanh nghiệp phải có công đoàn cơ sở vì chỉ có công đoàn cơ sở mới có ký được với chủ doanh nhgiệp thỏa ước lao động tập thể thôi". Sau đó, Liên đoàn chọn ra một số người lao động trong doanh nghiệp để lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở lâm thời. Ban chấp hành lâm thời này có nhiệm vụ kết nạp đoàn viên, tổ chức đại hội để người lao động bầu ra Ban chấp hành chính thức. Sau đó, ban chấp hành này lại mang văn kiện đại hội đến liên đoàn để liên đoàn công nhận đồng thời mang danh sách những người trong Ban chấp hành chính thức để Liên đoàn cập nhật.
    Khi Liên đoàn ra quyết định công nhận Công đoàn cơ sở được thành lập đúng luật, Công đoàn cơ sở mang quyết định này chìa ra trước mặt chủ doanh nghiệp rồi nói :"công đoàn của em được thành lập hợp pháp rồi này, bác phải làm 2 việc quan trọng :
    Một là, hàng tháng doanh nghiệp phải ủng hộ công đoàn cơ sở một số tiền tương đương 2% tổng quỹ lương của doanh nghiệp để hoạch toán vào quỹ công đoàn cơ sở. Đây được gọi là kinh phí công đoàn.
    hai là, bác có thấy văn kiện đại hội không ?. Bác có thấy văn kiện thể hiện rõ danh sách những người được bầu vào Ban Chấp hành công đoàn không. Bác phải dành một khoản thời gian hàng tháng để những người này sinh hoạt công đoàn, khoản thời gian này được tính vào thời gian làm việc và tối thiểu là 3 ngày trong một tháng."
    Sau khi nhận kinh phí công đoàn của chủ doanh nghiệp, công đoàn còn thu đoàn phí của đoàn viên. Cuối quý, công đoàn cơ sở nộp một nữa kinh phí công đoàn và 30% đoàn phí cho Liên đoàn. Còn lại, công đoàn cơ sở giữ để hoạt động.
    -Công đoàn cơ sở tự quyết việc bán bầu và kết nạp đoàn viên, không xin phép Liên đoàn, chỉ thông báo với Liên đoàn những người trúng cử và đoàn viên mới thôi. ( do biên bản họp hành chỉ cần có chữ ký của các đoàn viên, quyết định kết nạp c1o chữ ký của chủ tịch công đoàn là có đủ giá trị)
    -Công đoàn cơ sở tự đàm phán với chủ doanh nghiệp về thỏa ước lao động tập thể
    -Công đoàn cơ sở tự quyết việc đình công.
    -Công đoàn cơ sở tự chủ trong hoạt động của mình, chỉ phải nộp một nữa kinh phí công đoàn và 30% đoàn phí cho Liên đoàn.
    Hiện nay, do một số chủ doanh nghiệp biến hoá như thế nào đó mà công đoàn vẫn nộp tiền đều đều, giấy tờ hoạt động vẫn rõ ràng đầy đủ nhưng đó là công đoàn "ma"
  3. duong252

    duong252 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Thế Liên đoàn làm cái x gì mà ăn nhiều thế.
    Như vầy thì chủ tư bản cũng đi làm Liên đoàn cho khoẻ, mở doanh nghiệp làm x chi cho mệt.
    Được MinhTrinh sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 21/09/2006
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi xoá đi một chữ để thích hợp với văn hoá của box PL .
    Lưu ý TV duong252 và 1 số TV khác không nên viết như thế vì box này có cả nam lẫn nữ .
    Minh Trinh
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Hiện nay ở nước ta còn có hiện tượng cán bộ nhà nước cấu kết với giới chủ tư nhân làm ăn bất chính. Các sách trong nước không bao giờ đề cập đến vấn đề ở nước ta có giai cấp tư sản hay không. Nhưng những chủ tư nhân bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó có thể được gọi là thuộc giai cấp tư sản hay không ? Có lẽ nhạy cảm nên " người ta" không đề cập đến. Bây giờ lại đảng viên làm kinh tế tư nhân...
    Thực trạng vi phạm luật lao động thì có rất nhiều và vi phạm không chỉ với công nhân mà tất cả những người làm công nói chung ( tất cả những người đi xin việc và được nhận vào làm , ăn lương). Tôi chưa noí luật lao động của ta đã có nhiều uu điểm chưa mà chỉ nói việc thực hiện chúng trên thực tế- trước mắt vậy đã.
    nếu doanh nghiệp thực sự khó khăn người lao động có thể thông cảm được và chấp nhận. Nhưng nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mà người lao động vẫn chịu đối xử bất công thì rõ là giới chủ đã ''''''''''''''''" bóc lọt'''''''''''''''' lao động thậm tệ vì lợi nhuận tối đa của họ.
    .các cơ quan nhà nước và công đoàn phải có trách nhiêm bảo vệ ngươì lao động. trước hết thể hiện đúng bản chất của nhà nước ta, nhà nước "ccvs". thứ hai công đoàn lập ra là để chăm lo cho người lao động chớ không phải là vật trang trí thậm trí ngả về giới chủ tạo điều kiện cho giới chủ ức hiếp công nhân.
    Đúng là pháp luật nhiều nước chpo phép tự do lập ... lập hội miễn là hoạt động ... họi của họ không vi phạm " tư do dân chủ ấn định trong HP,...''''''''''''''''", dĩ nhiên có tự do lập công đoàn. Và thực tế có nhiều tổ chức công đoàn.
    Nhưng những cái này ở VN vẫn còn rất nhạy cảm nên tôi không muốn bàn sâu. dù sao tự do dân chủ phải tính đến các yếú tố dân trí, văn hoá, các vấn đề lịch sử để lại... Và làm sao để ổn định phát triển.
    .theo tôi cần sửa lại luật lao động và các vấn đề liên quan đến công đoàn. có lẽ nên cho phép người lao động tự tổ chức đình công nhưng cũng có giới hạn nó.
    Một thực trang bây giờ là tuy kinh tế phát triển nhanh nhưng những người được lợi nhiều bởi kinh tế phát triển lại không nhiều . Đa số được lợi ít, một số lại bị bần cùng hóa đi, kinh tế sa sút thêm, do thất nghiệp và những lý do khác. hố sâu ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn, rồi giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi miền ngược. Nghe nói ở nông thôn đa số người giàu lại là cán bộ vì dân trí ở nông thôn chênh lêch hơn là thành thị.?
    Không thể đổ lỗi cho kinh tế thị trường hết được, vì bản chất đảng và nhà nước không thay đổi- đọc các văn kiện khắc rõ . Quan trọng là đảng và NN quyết liệt hơn thôi.
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 21/09/2006
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 16:55 ngày 21/09/2006
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 22/09/2006
  6. duong252

    duong252 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Sửa đổi luật ư???
    Sửa làm sao khi mà vẫn còn cái vòng kim cô trên đầu, nó "chỉ đạo và định hướng" tất thảy.
    Mà còn vấn đề thực thi luật nữa. Luật ở VN thì nhiều, nhưng áp dụng thì hehhehhe.
    Quay lại chuyện Công đoàn. Cán bộ CĐ phải xuất thân từ tầng lớp lao động, cùng chung cảnh khó khăn của ng lao động thì mới bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Tôi chẳng thể tin được mấy cái ông CĐ của nhà nước. Hic. Quan chức của chính phủ bọn tư bản nước ngoài nó mua còn dễ ợt, huống chi mấy ông công chức cán bộ CĐ.
  7. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    to Bác duong 252:
    Với góc độ của người Công Nhân, Liên Đoàn ăn nhiều hay ít thì em không quan tâm vì kinh phí công đoàn là hầu bao của chủ doanh nghiệp, đoàn phí mới là túi tiền của người công nhân. Tuy nhiên, đoàn phí thì không đáng kể, công nhân đóng vài nghìn một tháng. Điều đáng quan tâm là Liên đoàn chi số tiền này như thế nào ?. Chi cho công đoàn thì okie, chi để ăn nhậu thì không okie vì mục đích của số tiền này là để nuôi hệ thống công đoàn tại địa phương. Công đoàn lấy tiền của chủ doanh nghiệp, họ để lại một nữa để nuôi chính mình, một nữa đưa cho Liên đoàn để liên đoàn chi dùng cho mục đích chung của các công đoàn thành viên. Các công đoàn lập nên liên đoàn mà.
    Việc công đoàn tổ chức nội bộ ra sao, kết nạp ai là đoàn viên, bầu ai là chủ tịch công đoàn, xây dựng các quy chế phối hợp với chủ doanh nghiệp ra sao, quyết định đình công hay không, ký thỏa ước lao động với chủ doanh nghiệp như thế nào thì đó là chuyện riêng tư của công đoàn đó bác à.
    Quay trở lại chuyện công đoàn:
    1- Việc bầu bán chủ tịch công đoàn dựa trên kết quả kiểm phiếu do công nhân bầu, văn kiện đại hội do chủ tịch công đoàn ký. Liên đoàn chỉ cử người tham dự, phát biểu ý kiến, động viên khuyến khích thôi.
    2-Quyết định kết nạp đoàn viên, danh sách đoàn viên được kết nạp do chủ tịch công đoàn ký. Liên đoàn chỉ có quyền xác nhận chữ ký này đúng là chữ ký của ông chủ tịch công đoàn.
    3.Thỏa ước lao động tập thể do ông chủ tịch công đoàn ký với chủ doanh nghiệp, kèm theo là biên bản lấy ý kiến của người công nhân trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đăng ký thỏa ước lao động lên phòng lao động, phòng lao động chỉ xem thỏa ước này có phù hợp với luật lao động hay không theo nguyên tắc cái gì có lợi hơn cho ngưòi lao động mà luật không quy định thì okie, thỏa ước mà đưa ra nhiều ràng buộc với công nhân hơn so với luật thì không okie. Phòng lao động cũng không có quyền buộc công đoàn phải làm này làm nọ nhé.
    4.Quy chế phối hợp giữa công đoàn và doanh nghiệp do chủ tịch công đoàn ký với chủ doanh nghiệp.
    5.quyết định đình công do chủ tịch công đoàn ký, kèm theo là biên bản lấy ý kiến đồng ý của quá bán số lượng công nhân.
    Em viết lên những điều như trên cũng để khẳng định công đoàn do ông nhà nước dựng lên là một điều hơi phi thực tế. Quá trình thành lập và hoạt động của công đoàn chẳng đòi hỏi một quyết định, một chữ ký của ông nhà nước nào cả, kinh phí cho công đoàn hoạt động cũng chẳng phải lấy từ túi ông nhà nước, ai là chủ tịch công đoàn và ai nằm trong Ban chấp hành công đoàn là do kết quả kiểm phiếu của công nhân. Về liên đoàn, nó là do các công đoàn nhỏ hợp thành. Nó có tạo điều kiện cho công đoàn lấy được tiền của chủ doanh nghiệp thì nó mới có tiền hoạt động vì tiền của nó là do các công đoàn trích cho.
    Như vậy, một người có thể làm khuynh đảo công đoàn một cách hiệu quả nhất là chủ doanh nghiệp. Này nhé, kinh phí công đoàn là lấy từ hầu bao của chủ doanh nghiệp. Ngay cả bản thân đoàn viên cũng lệ thuộc vào chủ doanh nghiệp ở mức độ nhất định. Anh chịu để cho người ta sử dụng sức lao động của mình thì đương nhiên anh phải lệ thuộc ít nhiều ở người ta về mặt tổ chức, về vật chất, về tinh thần.
    Theo em, đây là những hạn chế lớn nhất của tập thể người lao động và vì những hạn chế này mà công đoàn phát triển èo uộc. Cũng cần nói thêm, đây là những hạn chế nội tại tức là không phải ai đó đặt ra những hạn chế cho anh mà là do vị trí của anh đối với chủ doanh nghiệp mà anh gặp những bất tiện khó nói khi hoạt động. Để khắc phục những hạn chế nội tại đó cần phải có ngoại lực tác động để khác phục, ngoại lực này chính là sự can thiệp của quyền lực nhà nước.
    Ví dụ, công đoàn muốn hoạt động lập thì phải có kinh phí riêng để tự nuôi nó. Tuy nhiên, công nhân thì nghèo lắm đóng góp chẳng được bao nhiêu (đoàn phí không đáng kể trong quỹ công đoàn). Ông Tổng Liên đoàn cách giải quyết là moi tiền của chủ doanh nghiệp để bù đắp và quỹ công đoàn. Nhưng Tổng liên đoàn đâu phải là nhà nước mà chỉ là một tổ chức chính trị xã hội, ổng ra quyết định gì thì cứ đem đoàn viên của mình ra áp dụng chứ sao bắt chủ doanh nghiệp làm này làm nọ được. Và do đó, ổng phải xin ông nhà nước ít quyền lực. Các bác thấy, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều 1 quy định chỉ có cơ quan nhà nước mới được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, Tổng liên đoàn lao động cũng có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với điều kiện nó liên kết với một cơ quan nhà nước (thông tư liên tịch).
    Tóm lại, cách tiếp cận của em khác với một số bác. Các bác yêu cầu công đoàn phải độc lập và do người lao động lập ra. Em đồng ý và trên thực tế nó là độc lập và do người lao động lập ra. Em bổ sung thêm là nó cần mang trong mình một số quyền lực nhà nước để hoạt động hiểu quả. Có người gọi đó là "công đoàn quốc doanh" vì công đoàn là tổ chức chính trị xã hội chứ có phải là ông nhà nước đâu mà mang trong mình quyền lực nhà nước. Em thì thấy, làm thế nào để người lao động có lợi là được. Do đó, các kiến nghị của em chủ yếu tập trong vào việc đưa quyền lực nhà nước vào tổ chức công đoàn.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 01:58 ngày 22/09/2006
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Đưa quyền lực nhà nước vào tổ chức công đoàn cũng không phải là giải pháp hữ hiệu trong hoàn cảnh hiện nay khi nhà nước đang cần kêu gọi đầu tư .
    Nếu các bạn còn nhớ cách nay mấy tháng đã có nguồn tin mà nhà nước VN đính chính mãi là ************* nhà mình phải xin lỗi phái đoàn doanh nghiệp Nhật vì vụ công nhân đình công ... nguồn tin này được phía VN công bố là thất thiệt nhưng báo chí thế giới đăng tải khá nhiều ai muốn tin kiểu gì thì tin tớ không ép , chỉ nêu ra để đừng trông mong ở chính quyền nhất là chính quyền địa phương bênh vực các nghiệp đoàn .
    Link của bộ ngoại giao thanh minh đây :
    http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/tt_baochi/pbnfn/ns060309165316 .
    ====
    Xin trở lại với việc đình công .
    Cac cuộc đình công tại các công ty trong nước không phải là điều khó giải quyết hiện nay vì VN chưa có những công ty tư nhân ở 1 tầm mức quy mô lớn, có vài chục ngàn công nhân, những công ty quốc doanh hoặc các công ty cổ phần mới đây thì đa số là công nhân viên chức mà ra, họ đã quen với nề nếp và sức chịu đựng .
    Với những công ty nước ngoài thuộc tây phương cũng ít xảy ra đình công vì không những công nhân được hưởng lương cao mà ngay tại các công ty này thì ban giám đốc cũng biết tôn trọng quyền làm người và thương cho lao động ở VN .
    Tôi thấy chỉ những công ty nước ngàoi thuộc khu vực Chấu Á là tệ hại nhất trong việc đối xử và tôn trọng quyền lợi lao động .
    Nhà nước có quy định một số luật lệ bảo vệ công nhân thật nhưng có đủ hay không ? Có hữu hiệu hay không ?
    Các đại diện công nhân có đủ trình độ để bênh vực đồng nghiệp hay không ? Đủ can đảm hay không ?
    Hai vấn đề nêu trên là hai việc cần phải xem xét và củng cố lại; Mặt khác, việc giáo dục, hướng dẫn công nhân từ cung cách làm việc cho đến cách thức phản kháng khi bị áp bức cũng cần nghĩ đến thêm vào đó là kỹ thuật lôi cuốn dư luận quần chúng, nếu biết bảo nhau, đố mà Cty nước ngoài nào dám bắt nạt nhân công VN . Sở dĩ công nhân VN bị bắt nạt, hành hạ là vì trước kia, chúng ta đã quá hèn hạ nên bị khinh rẻ mà thôi .
    Nếu các bạn vào google tìm , gõ " Nike Scandal/Thuyen Nguyen " thì sẽ thấy là tớ không nói sai, với áp lực quần chúng, Nike VN bây giờ rất biết điều trong việc đối xử với công nhân chứ không như thời kỳ 1995 nữa .
  9. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Ông sát thủ tình đời am hiểu luật đấy nhưng lý thuyết quá. Ông nhìn vào thực tế tổ chức công đoàn của ta được thành lập như thế nào. giả sử tay trưởng phòng nhân sự kiêm chủ tịch công đoàn- đày rẫy như thế, nếu xảy ra trường hợp giám đốc công ty đuổi việc nhân viến trái pháp luật ông ta có dùng quyền chủ tịch công đoàn chống lại hay không ? Đa số hay tất cả cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp, cơ quan đều kiêm quản lý cả thôi.
    Còn cái trò bầu bán ở nước ta thì... Quan trọng hàng đầu là ai đề cử.
    Công đoàn của ta như các đoàn thể khác, không phải do người dân tự nguyện lập nên. Các đoàn thể đều trực thuộc KHỐI DÂN VẬN.
    Sắp tới sẽ có luật về tổ chức các hội, cho người dân ''tự do" lập hội nhưng không rõ họ có quyênthành lập các tổ chức công đoàn độc lập hay không.
    Các vụ đình công vừa rồi cho thấy giới chủ đối xử công nhân thậm tệ. Thậm trí có cả đánh đập công nhân hay phạt công nhân phơi nắng nữa. Còn chuyện đuổi việc bất hop pháp thì chuyện xưa như trái đất rồi.
    Trách nhiệm bảo vệ công nhân, nhân viên không chỉ thuộc về công đoàn mà cả cơ quan nhà nước nữa, trước hết là cơ quan lao động xã hội. Không ít nơi người ta cần vốn đầu tư nước ngoài hơn nên lơ là đối với bảo vệ quyền lợi người lao động. Đó là chưa kể cán bộ bị mua chuộc.
    Vi phạm luật lao động không chỉ ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà cả trong doanh nghiệp nhà nước hay cơ quan khác. Thử hỏi quy chế dân chủ ở cơ quan đã được thực thi đến đâu hay vẫn còn hình thức lắm.
    Vụ Tổng công ty dâu tằm tơ vừa rồi là một ví dụ. Hình như nợ lương công nhân hàng năm rời gì đó. Phá sản đẩy hàng nghìn công nhân viên vào cảnh thất nghiệp đói khổ. Trong khi nhũng cán bộ trong CT thì vấn được thăng quan tiến chức.
    Phải có một cơ chế rõ ràng để người dân giám sát các đoàn thể , hội nọ hội kia. Ví dụ nông dân giám sát hội nông dân chẳng hạn. Các hội đó lý thuyết thành lập để bảo đảm, bảo vệ quyền lợi của họ.
    Lại liên hệ vụ bão Chan chu vừa rồi, người dân đóng góp trên 40 tỷ nhưng không biết họ sử dụng tiền đó ra sao. Nếu không có báo chí thì coi như im. Đoàn thể nhận tiền cúu trợ của nhân dân thì phải cung cấp cho họ mọi thông tin sử dụng tiền đó như thế nào. Người dân muốn tiền cứu trợ đến tay nhanh chong người dân vùng bị thiệt hại chớ không muốn tiền được dùng vào mục đích khác và họ thích sử dụng tiền đó như thế nào cũng được. Như gui vào ngân hàng hay quỹ tiết kiệm gì gì đó, v.v
    Mà quyên tiền đóng góp thì có từ lâu rồi, nhưng đến vụ này mới thấy hé chút về việc sử dụng tiền đó.
    Ngân sách cũng vậy thôi, do tiền nhân dân đóng thuế góp thì mọi chi tiêu cũng phải công bố. Đó mới thực sự thể hiện sự công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Chia sẻ trang này