1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề đình công

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi do_re_mi, 10/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Topic này trước đây cũng bàn về đình công :http://www1.ttvnol.com/forum/khpl/633971.ttvn
  2. chuhao

    chuhao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn đã có một bài trả lời rất dài.
    Nhưng hãy nhìn vào thực tế. Ở VN, làm gì có 1 tổ chức xã hội nào do dân dựng lên. Không có bất kỳ một cái gì mà ko do ĐCS đạo diễn nhé bạn hiền.
    Còn mong muốn của bạn: "...đưa quyền lực nhà nước vào tổ chức công đoàn". Tớ chẳng thể tin được cái ông Nhà nước. Hic. Ông ngồi máy lạnh. Ông đi ô tô. Đợi ông bảo vệ quyền lợi cho dân đen chúng tôi ư ???!!! Giờ có phải những năm 30 của thế kỷ trước đâu mà lừa nhau dễ thế.
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Ôn hoà khách quan chút đi.
    Thực tế ở nước ta là luật đặt ra nhưng ít có tính khả thi, vì ty tỷ lý do.
    riêng về doanh nghiệp nhà nước cũng có Quy chế dân chủ của DNNN- NĐ gì gì đó. Sau vụ nổi cộm Thái Bình ban hành 3 quy chế dân chủ ở cơ sở ( xã, DNNN, cơ quan nhà nước), nhưng thực thi thì
    Về công đoàn nói tóm lại cũng cần phải sửa lại các luật liên quan để người lao động, nhân viên có thể tự do ý chí lập ra công đoàn cơ sở và giám sát bãi miễn họ nếu họ không bảo vệ được người lao động. công đoàn không thể là bù nhìn, ăn không ngồi rồi tốn tiền đóng góp của người lao động được. thứ nữa, trao quyền nhiều hơn cho công đoàn và công đoàn phải thực sự đối trọng và hop tác với giới chủ, chớ không thể 2 trong 1 được. Liên đoàn lao động các cấp cũng giám sát chặt chẽ công đoàn cơ sở nhưng không can thiệp vào công việc của họ- để họ thực sự là những người biết quan tâm, bảo đảm và bảo vệ người làm công.
    Các công sở cũng có công đoàn nhưng tạm thời chỉ bàn về công đoàn của doanh nghiệp đã.
    còn các doanh nghiệp nhỏ đa số không có công đoàn (hoặc có khi phải lập nhưng nó chẳng lập )nhưng cũng cần có cơ chế hữu hiệu hơn bảo vệ người làm công.
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Luật lao động phần sữa đổi bổ sung liên quan tới đình công nó sữa như thế nào các bác ạ.
    Sao em thấy quốc hội thông qua rồi mà vietlaw nó vẫn chưa cập nhật
  5. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Theo điều 10 của điều lệ công đoàn : " Ban chấp hành công đoàn phải làm theo nghị quyết của chi bộ đảng hoặc đảng bộ cùng cấp"
    Từ 2 điều trên suy ra : nếu đảng chưa cho phép thì đình công là bất hợp pháp.
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em không biết điều lệ công đoàn nó như thế nào. Nhưng luật lao động chỉ quy định những cuộc đình công sau đây là bất hợp pháp: 1- đình công nằm ngoài phạm vi doanh nghiệp, 2-đình công trái không xuất phát từ quan hệ lao động, 3-đình công ở những doanh nghiệp cấm đình công, 4-đình công khi có lệnh hoãn đình công của thủ tướng. Ngoài 4 đối tượng này ra thì mọi cuộc đình công đều hợp pháp.
    Nếu 2 văn bản có giá trị pháp lý khác nhau cùng điều chỉnh 1 vấn đề thì văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn văn bản đó sẽ được áp dụng. Nếu 2 văn bản có giá trị ngang nhau cùng điều chỉnh một vấn đề thì van bản nào ra đời sau văn bản đó sẽ được áp dụng.
    Bác có thể cho biết điều lệ công đoàn ở trên là bác lấy ở đâu?, ra đời năm nào?, do ai ban hành?. phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của điều lệ này.
    To bác doremi:
    trích:
    Theo luật hiện hành thì công nhân không có quyền tự tổ chức đình công. Chỉ có công đoàn mới có quyền này. Cái này thì ta khác người
    Bác co thể giải thích rõ hơn không. Công đoàn là do công nhân bầu ra, cho nên quyết định đình công của công đoàn được hiểu là quyết định đình công của đa số công nhân.
    Nếu đình công không do công đoàn lãnh đạo thì sẽ có trường hợp chỉ một số nhỏ công nhân muốn đình công và thực hiện đình công sẽ làm ảnh hưởng đến số lớn công nhân còn lại.
    Theo em biết nhiều người chỉ phàn nàn thủ tục phải lấy đủ 50% chữ ký của công nhân trước khi đình công mà thôi, vì theo họ đình công chỉ cần được quyết định bởi công đoàn là đủ. Việc thu thập chữ ký tại nơi làm việc không phải là dễ, hơn nữa người chủ sẽ cố gắng ngăn cản thủ tục thu thập chữ ký này.
  7. chauphihwangza

    chauphihwangza Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    1.487
    Đã được thích:
    0
    Các văn tranh luận cao siêu quá, tôi chưa đọc luật này nên không được rõ lắm. Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này:
    Hiến pháp và luật pháp có cho phép đình công nhưng mỗi nước lại khác, như VN và USA chẳng hạn.
    Nghe mấy văn nói, muốn đình công thì phải xin phép công đoàn, lấy chữ ký nữa thì đã rõ, đình công các doanh nghiệp nhà nước thì thật là khó như mò kim đáy biển, trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thì lại dễ dàng. Mấy văn công nhân nhà nước thì phần lớn là con cha cháu ông hoặc là được trả lương hậu hĩnh thì đình công làm gì. Với lại có muốn cũng chẳng làm được, muốn mất việc ư?
    Văn công nhân muốn đình công (đúng rồi, đình công là một phương cách tự vệ cổ điển trước chủ nhà máy) thì phải thoát khỏi công đoàn nhà nước rồi hãy nghĩ đến điều này.
    Mấy ông đại biểu quốc hội có thấu hay không?
  8. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Tớ đọc trong 1 quyển điều lệ công đoàn. năm 2003 hay 2004 gì đó không nhớ nữa. Nhưng tớ vừa tìm được trên mạng cái tương tự, những cái như thế chắc nhiều lắm, ai biết địa chỉ trang chính của công đoàn ko ?
    đây này : http://www.ctu.edu.vn/colleges/law/vietnamese/congdoan/dieulecongdoan2003.htm
    Điều 10, mục 3b
    .....
    3. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp:
    a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội công đoàn cấp mình.
    b) Thi hành Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, công đoàn cấp trên.
    ....
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Theo em, bác có sự diễn dãi sai về điều lệ.
    Thứ nhất,về đình công là hợp pháp hay bất hợp pháp thì phải xem các căn cứ pháp lý, vì đã nói là hợp pháp hay bất hợp pháp thì đã liên quan đến pháp lý rồi. Theo luật lao động sữa đổi 2005, chỉ có 4 loại đình công bất hợp pháp mà em đã nêu ở trên, còn lại đều là đình công hợp pháp.
    Thứ 2, người lao động ngoài việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp còn được bảo vệ quyền lợi hợp lý (đó là những quyền lợi ngoài pháp luật, pháp luật không ghi nhận nhưng nhà nước cho nó là hợp lý thì bảo vệ tuốt). Thực hiện nghị quyết của Đảng là một căn cứ để coi đó là hợp lý.
    Nếu bác mở phần đầu của luật lao động, xem về các nguyên tắc của luật lao động, bác sẽ thấy:
    +Đối với chủ doanh nghiệp nhà nước bảo vệ quyền lợi hợp pháp(tôi cho anh quyền thì tôi phải bảo vệ quyền lợi của anh)
    +Đối với người lao động thì vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp, vừa bảo vệ quyền lợi hợp lý.
    Giữa cái hợp pháp và cái hợp lý thì cái hợp pháp là bất di bất dịch, cái hợp lý muốn được toà án công nhận thì người lao động phải chứng minh, vận dụng nghị quyết của Đảng là một trong những cách để chứng minh.
    Hơn 1000 vụ đình công bất hợp pháp hiện nay là do vi phạm thủ tục (thủ tục đình công có bất cập) chứ không phải là do vi phạm căn cứ đình công.
  10. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Tớ không hiểu sai về điều lệ đâu, không tin cậu cứ đi hỏi cơ quan có trách nhiệm giải nghĩa cái điều lệ mà xem.
    Diễn dải chính xác là " Ban chấp hành công đoàn phải làm theo nghị quyết của chi bộ đảng hoặc đảng bộ cùng cấp"
    Cái người đi lấy chữ ký của công nhân là ban chấp hành công đoàn nhưng theo điều lệ ,ông này phải làm theo nghị quyết hoặc chỉ thị của chi bộ đảng. Cái dòng vàng vàng ở trên là ông bạn hiểu sai đấy.
    Nếu Đảng không cho phép, công đoàn không thể đứng ra làm thủ tục đình công được . Nếu công nhân cứ cố tình "chuyển từ tự giác sang tự phát" đình công thì đình công là bất hợp pháp. Thiệt hại do đình công bất hợp pháp gây ra đối với giới chủ không biết toà án sẽ sử thế nào ?
    Nhưng mà tôi chưa rõ điều mà ông bạn gì đó ở trên nói : "Theo luật hiện hành thì công nhân không có quyền tự tổ chức đình công. Chỉ có công đoàn mới có quyền này. Cái này thì ta khác người" có chính xác không, ai kiểm tra giùm với.
    Được dongda sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 16/12/2006

Chia sẻ trang này