1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VẤN ĐỀ DỰ ĐÓAN NHẬT THỰC NGUYỆT THỰC

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi sedna153, 01/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sedna153

    sedna153 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    VẤN ĐỀ DỰ ĐÓAN NHẬT THỰC NGUYỆT THỰC

    Từ khá lâu người ta đã theo dõi ghi chép nhật thực nguyệt thực và hiện tượng này diễn ra trong 1 chu kì khỏang 18 năm. Ngày nay đã biết rõ nguyên nhân và các số liệu đầy đủ của 3 thiên thẻ (kích thước, khỏang cách , chu kì....) nên tính các kì nhật- nguyệt thực chính xác hơn.Chu kì diễn ra nhật ,nguyệt thực bằng 18 năm 11,32 ngày. Trong mổi chu kì có 70 nhật , nguyệt thực(41 nhật thực , 29 nhật thực).


    1.nguyệt thực 1 phần ----------15/4/1995---------21h17phut---------nước ta thấy 12%
    2.Nhật thực hình khuyên ---------29/4/1995---------0h23''----------- nước ta ko thấy
    3.Nhật thực tòan phần -------------24/10/1995----------11h10''------Nam trung bộ thấy tòan phần




    nếu từ ngày giờ kể trên mà lùi lại 18 năm11.32 ngày~ 18 năm 11 ngày 8 giờ thì sẽ được ngày giờ diễn ra ở chu kì trước còn cộng thêm vào sẽ ra



    1.nguyệt thực 1phần------26/4/2013-----5h17''-----khỏang 5h sáng nước ta khó thấy
    2.Nhật thực hình khuyên------10/5/2013-------8h23''--------ban ngày nênkhó thấy
    3.Nhật thựctòanphần-------4/11/2013---------19h10''--------diển ra vào ban đêm ở nước ta ko thấy






    Quy luật này là tổng hợp của nhiều hiện tượng diễn ra có chu kì ví dụ như 2 vận động viên , xuất phát từ 1 điểm nếu người thứ 1chạy mất 2 phút, người thứ 2 chạy mất 3 phút thì chu kì để 2 người gặp nhau là 6 phút (6làbội số chung nhỏ nhất của 2 và 3).


    Đối với nhật nguyệt thực chu kì che lấp lẫn nhau được tính theo các chu kì thành phần cụ thể chu kì của tuần trăng (29,53ngày) và chu kì được gọi là chu kì tiết điểm (chukì để giao tuyến của 2 mặt phẳng quỹ đạo của mặt trăng và quỹ đạo của trái đất trở lại đúng vị trí đi wa mặt trời (345,62 ngày)...


    Quy luật này vẫn đúng với hàng chục ,hàng trăm năm sau nữa.






    cóc ngồi đáy giếng
  2. sedna153

    sedna153 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học tại Nam Cực đã chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần đầu tiên tại lục địa này trong vòng một thế kỷ qua.
    Mặt trăng bắt đầu che khuất mặt trời vào lúc 22h08 hôm (24/11) tại trạm Scott của New Zealand và căn cứ McMurdo gần kề của Mỹ trên bờ biển phía bắc của Nam Cực. Đường đi của bóng đen mặt trăng bắt đầu vào lúc 22h19 ở Nam Ấn Độ dương, cách đảo Kerguelen 1.100km về phía đông nam.
    Di chuyển dần về phía nam, đường đi của bóng tối tới bờ biển Nam Cực vào lúc 22h35. Giây phút nhật thực tuyệt vời nhất diễn ra tại Wilkes Land vào lúc 22h49. Tại đây, mặt trời bị che khuất hoàn toàn trong vòng 1 phút 55 giây. Đường đi của bóng đen mặt trăng rời lục địa Nam Cực tại Queen Maud Land vào lúc 23h17 trước khi rời bề mặt trái đất vào lúc 23h19.
    Nhật thực từng phần cũng xảy ra trên một số vùng của Australia, miền Nam New Zealand, miền Nam Argentina và Chile. Nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 4/2005. Vào thời điểm đó, các cư dân ở giữa Thái Bình dương là những người duy nhất có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
    Nhật thực toàn phần xảy ra bởi sự trùng hợp ngẫu nhiên chỉ có trong Thái dương hệ: tỷ lệ 400/1 liên quan tới quỹ đạo và kích cỡ của mặt trăng với kích cỡ và khoảng cách của mặt trời. Điều đó có nghĩa là khi nhìn từ trái đất, đường kính 3.476km của mặt trăng gần như bao phủ đường kính của bề mặt mặt trời (1,4 triệu km).
    Cuối cùng, nhật thực toàn phần sẽ không còn xảy ra nữa. Nguyên nhân là do mặt trăng dần dần dịch chuyển ra xa khỏi trái đất với tỷ lệ 1cm mỗi năm. Khi mặt trăng cách xa trái đất thêm 20.000km nữa so với hiện nay, trông nó sẽ nhỏ hơn mặt trời, thậm chí ở điểm gần mặt trời nhất trong quỹ đạo. Tuy nhiên, mọi người thích chiêm ngưỡng nhật thực không nên lo lắng bởi điều đó sẽ xảy ra trong 1 tỷ năm nữa.
    Theo Vietnamnet
    ---Kích thước biểu kiến của mặt trời và mặt trăng hiện nay : a
    ---1 năm M.Trăng rời xa trái đất 1 cm và M.Trời co lại khoãng 3,3km
    Kích thước biểu kiến của mặt trời và mặt trăng sau k năm sau (b) :
    b= a-3,3k
    b=(3848000-0.000001k)a/3848000
    => a-3.3=(3848000-0.000001k)a/3848000
    => k
    zậy sau k năm vẫn còn nhật thực mà ha!

    Được sedna153 sửa chữa / chuyển vào 16:04 ngày 27/04/2004

Chia sẻ trang này