1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vấn đề hết thời hạn khởi kiện về thừa kế

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi joen007, 14/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. joen007

    joen007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2007
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    vấn đề hết thời hạn khởi kiện về thừa kế

    các bạn cho mình hỏi là trong khoản 2.4a.3 của nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP có qui định là: "trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản ,thì việc chia tài sản chung đó được thưah hiện theo qui định của pháp luật về chai tài sản chung". thì chúng ta nên hiểu qui định đó như thế nào? cảm ơn ác bạn trước nhé!
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Lẽ ra tớ đã giải thích cho bạn điều khoản này nói gì nhưng tớ nghĩ rằng nếu hỏi bạn giải thích trước sẽ giúp cho bạn hình thành khả năng phân tích một điều khoản của luật pháp tốt hơn nếu bạn đã chưa có (nếu không bạn đã không hỏi). Bạn vui lòng cho tớ biết bạn nghĩ rằng điều khoản này nói gì.
    Vì vn là nước còn xa lạ về di chúc (will and probate hoặc estate) cho nên dường như nó chưa có một đạo luật riêng biệt về will (ví dụ Wills Act) mà thay vào đó luật điều chỉnh lớn nhất của nó nằm trong Bộ Luật Dân Sự (Civil Code) sửa lại vào năm 2005 thì phải và chỉ có một phần nhỏ thay vì một đạo luật to đùng đầy đủ và chi tiết hơn.
    Nhân tiện, có một điều mà cũng hơn 10 năm rồi tớ đọc LDS Việt Nam bây giờ tớ quên mất rồi không biết luật có điều chỉnh hay không là luật vn điều chỉnh sao về quyền để lại tài sản. Lấy ví dụ, tớ có 100 triệu USD tớ không muốn cho con của tớ, tớ mê một model và viết di chúc cho hết số tiền đó cho model đó thay vì chia cho con. Luật vn có đồng ý thực hiện cái will này (tiếng Anh gọi là probate) hay không? Ở common law nói chung là không được. Quan điểm là bạn là một con người bạn phải có trách nhiệm với con của bạn cho nên giả sử là có cái will đó con của bạn sẽ được phép kiện lên toà án tiểu bang để "claim" (lấy) một phần nhỏ tối thiểu trong tài sản đó chứ không có việc đem hết 100 triệu cho "gái" vì mê gái. Sau đó, ý chí của người chết phải được tôn trọng trong will. Một số tài sản cố định khác cũng sẽ không bị will can thiệp ví dụ căn nhà hai vợ chồng mua nếu ai chết trước thì người kia lấy bất chấp will nói thế nào về căn nhà này. Will và Probate (có trường gọi là Will and Estate) là một subject riêng biệt trong trường luật của common law và học cũng rất là hay các bạn đã số là các bạn sẽ học rất nhiều vụ kiện liên quan đến tài sản người chết. Vì đời nó đâu có đơn giản là người nào cũng viết will theo đúng luật pháp yêu cầu cho nên sau khi chết đi có nhiều tài sản là những người có thể thừa hưởng sẽ tranh nhau. Nổi tiếng nhất là vụ kiện Anna Nicole Smith đi hết toà này đến toà khác lên toà cao họ phán toà dưới phán sai trả lại quyết định (writ of certiorari) cho toà dưới xử lại. Đây là một môn khá hay cho sinh viên bạn phải đọc các vụ kiện thì bạn sẽ thấy đúng là thế giới có những chuyện trong nhà bạn không thể tin là như thế.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 10:57 ngày 15/11/2007
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    @ joen007: Bạn có thể tìm hiểu quy định về chia tài sản chung trong Bộ luật Dân sự.
    @ analyst: Quyền định đoạt tài sản của người để lại di sản phải được tôn trọng, tuy nhiên có một số hạn chế nhất định. Luật dân sự La mã từ xa xưa đã quy định về kỷ phần bắt buộc. Theo đó, một số đối tượng như cha, mẹ, vợ chồng, con chưa thành niên... phải được hưởng một phần di sản gọi là kỷ phần bắt buộc. Đây là giá trị tài sản tối thiểu họ phải được hưởng nếu chia tài sản theo di chúc họ được hưởng thấp hơn kỷ phần này hoặc họ không được hưởng theo di chúc. Luật dân sự VN cũng quy định theo hướng đó.
  4. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    chính xác
  5. arsenal4ever

    arsenal4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    một vụ việc tương tự, câu trả lời cho bạn có thể ở đây
    Em gái yêu cầu anh trai chia thừa kế
    THƯ VIỆN PHÁP LUẬT cập nhật: Thứ sáu, 12/10/2007
    Cha mẹ tôi qua đời để lại căn nhà mặt tiền, do anh cả tôi quản lý. 13 năm trôi qua, nay hai chị em tôi đề nghị chia thừa kế nhưng anh không đồng ý. Xin cho biết chúng tôi có quyền khởi kiện ra tòa đề nghị chia thừa kế căn nhà của cha mẹ hay không?. (Lê Ngoc Minh, quận 10, TP HCM).
    Trả lời:
    Theo quy định tại điểm 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế.
    Khi có tranh chấp và yêu cầu tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết.
    Với quy định nói trên, trong trường hợp bố mẹ bạn không để lại di chúc cho người con trai cả, giữa anh em bạn không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì tài sản này sẽ được chia theo pháp luật như đối với các trường hợp chia tài sản chung.
    Hiện nay, do thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế không còn nữa, chị em bạn không còn quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế nhưng vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án chia tài sản chung theo quy định của pháp luật.
    Nếu anh em bạn không thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có yêu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
    Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
    Văn phòng luật sư Hồng Hà
    www.hongha.vn
    Nguồn: theo VnExpress
  6. metalk1505

    metalk1505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2004
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    nhân đây các bác cho em hỏi một trường hợp có thật là : trong một bản khai về đất đai của mình . Một người có để lại phần mình đã khai và viết thêm sau đó là : số đất đó sẽ chia cho ai , vào lúc nào.
    Em muốn hỏi là đây có coi là di chúc không? có hợp pháp không? Em muốn nói là phần khai đó có đủ chữ kí, tên, ngày tháng của ngưòi khai . Mong các bác trả lời hộ và có thể phát triển thêm thực tiễn áp dụng

Chia sẻ trang này