1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vấn đề kinh tế trong các nhà chùa

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi kissing_in_the_rain, 06/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kissing_in_the_rain

    kissing_in_the_rain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    vấn đề kinh tế trong các nhà chùa

    hey
    mình đang tìm hiểu về vấn đề Kinh tế trong các nhà chùa.
    Đặc biệt la các nhà chùa ở việt NAm.
    Có ai biết thì cho mình biết nha.
    Và ai có ý kiến về vấn đề này thì cũng xin mời.
    Bạn có tin là có các họat động kinh tế trong nhà chùa hay không?
    Nếu có thi các họat động này diễn ra ở mức độ nào?
    Những khỏan chi thu trong các chùa ra sao?
    Cảm ơn nhiều.
    Trích từ: Đời sống cũng tựa như một cuộc hành trình dài có mang theo gánh nặng.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    [/QUOTE]
    Tôi nghĩ là ko có các hoạt động kinh tế trong nhà chùa.
    Tiền thu đuợc là tiền đóng góp của phật tử hành huơng và tài trợ của Nhà nuớc.
    Tiền chi ra chủ yếu là tiền chi phí sinh hoạt, tiền làm từ thiện....
  3. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Nói vậy lại có người hiểu nhầm là nhà chùa kiếm tiền.Trong chùa thì không có hoạt động kinh tế.Tiền hay đồ cúng dường của các Phật tử là tuỳ tâm công đức.Tiền này thường do 1 vị giữ,khi nào có phật sự thì bỏ ra tiêu. Nếu chùa có xây thêm chánh điện,đúc tượng hay gì đó mất nhiều tiền thì có kêu gọi các Phật tử trong ngoài nước đóng góp thêm , tuỳ tâm không bắt buộc.Ngoài ra còn có tài trợ của nhà nước.
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Thật ra là cũng có....
    Tôi thấy một số chùa có bán nhang, hoặc thức ăn chay như nước tương, chao, chuỗi, chuông kinh, pháp khí tượng.....
    Nhưng nguồn kinh tế này không đáng kể. Nguồn thu chính là sự hảo tâm của Phật tử dúng dường mà thôi...
    Vả lại theo tôi được biết thì, ở một số chùa người giữ tiền thu chi không phải là vị thầy trụ trì mà là ban trị sự của đạo tràng... chính những người này là người ngoại giao, trực tiếp thu chi.... một phần là do vị trụ trì không muốn dính dáng đền tiền bạc....
    Mà topic này đâu phải là một đề tài học thuật nhỉ? Các mod nghỉ sao?
    honghoavi
  5. nguoi_duong_thoi_oi

    nguoi_duong_thoi_oi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2004
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Nhà chùa chủ yếu sống bằng tiền nhà hảo tâm ....mà yên tâm , chùa nào càng to , càng thiêng , càng nhiều " ông bà" đên cúng viếng thi lại càng nhìu xien ....
  6. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    theo ý tôi, tôi vô cùng ủng hộ các nhà sư học kinh tế học và làm kinh tế. Phương pháp thiền của các ngài cùng với những tri thức kinh tế học vô cùng hay ho sẽ cho ra những doanh nhân vô cùng tài ba. Từ đây, đưa nền kinh tế phát triển, tiêu chí vô cùng quan trọng để đưa thế gian này thoát khỏi bể vô cùng khổ.
  7. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ nếu như chủ đề ko có gì là đả kích tôn giáo thì cứ để tiếp tục. Các bạn có thể trao đổi về hoạt động của nhà chùa, cũng là một hình thức tìm hiểu thông tin tôt mà thôi.
  8. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Chủ đề này hay đấy. Sư thì cũng là người, mặc dù các nhu cầu cá nhân không nhiều, song tối thiểu cũngcần phải ăn uống, nên nhu cầu kinh tế là lẽ đương nhiên. Xã hội càng phát triển, người ta càng phú quý và sinh lễ nghĩa nhiều. Hơn nữa, quan niệm về Phật Giáo trong dân gian thì là một tín ngưỡng, nên cần phải lễ bái để được phù hộ độ trì. Bởi vậy, các chùa càng to thì càng có tiếng tăm lớn và theo đó các khoản cúng tế cũng tăng theo. Một đồn mười, mười đồn trăm và cứ thế thanh danh của các chùa có tiếng là ?othiêng? tăng lên nhanh chóng. Các nghi thức cúng đường, cầu siêu, giải hạn ngày càng được làm trang trọng và tốn kém hơn. Thử xem những chùa lớn ở HN thì thấy: sư sãi người nào người nấy mặt mũi hồng hào no đủ, xe pháo đi lại toàn xe xịn, không thèm dùng hàng Tầu. Chính bản thân tôi cũng đã từng chứng kiến một buổi lễ đưa ảnh một người quá cố lên một ngôi chùa làng, tính ra tiền thì cũng tốn đến bạc triệu đóng góp cho nhà chùa. Ai bảo làm sư là khổ?
    Trong các tông phái Phật Giáo, chỉ có Tịnh độ tông là chú trọng đến việc cầu kinh. Các tông phái khác thì chỉ coi việc lễ Phật giống như việc tỏ lòng kính trọng đến một người thầy giáo, còn đường lối để đắc đạo thì lại khác. Chính vì vậy cũng có không ít các ngôi chùa Thiền Tông từ chối việc làm lễ tốn kém, mặc dù như vậy có thể khiến thu nhập của nhà chùa giảm sút rõ rệt. Nếu chỉ sống trông chờ vào hòm công đức với mỗi lần ?obỏ phiếu? là một vài ngàn đồng thì e rằng sẽ không kịp đắc đạo trong kiếp này vì nguyên nhân suy dinh dưỡng. Có lẽ các nhà tu hành sẽ phải trông chờ vào nền kinh tế tự cấp tự túc nếu có đất để làm nông nghiệp, còn không thì chờ vào khoản tài trợ từ chính quyền và bà con quanh vùng.
    Ở miền Nam hoặc nhiều nước trong vùng Đông Nam Á, Phật Giáo Nam tông có vẻ dễ sống hơn nhờ việc đi khất thực. Khất thực có nghĩa là xin ăn, chứ không xin tiền như nhiều vị sư giả hiệu mà chúng ta thường thấy. Người dân ở những nơi đó nếu được các nhà tu hành nhận đồ bố thí thì họ rất lấy làm vinh dự. Đồ ăn được cúng tế rất nhiều, nếu dùng không hết thì sẽ được dành cho những người hành khất khác. Phong tục này rất tốt, khác hẳn với việc làm của nhiều người hiện nay là đúc tượng xây chùa mới để chờ người ta vào cúng tiền cho mình...
  9. phatastic

    phatastic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    0
    Mỗi khi có đám ma, gia chủ mời thầy về nhà tụng kinh cầu siêu thì đều ít nhiều cúng dường lại cho chùa 1 số tiền. Cái này có vẻ như là 1 cái dịch vụ có mua bán. Tớ có nghe kể vài câu chuyện như sư không muốn đến nhà gia chủ nếu như không có lại quả. Chán.
    Phần tiền còn lại chỉ là do phật tử tự nguyện cúng dường thôi, không phải theo chỉ tiêu như là đạo chúa.
  10. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    To NVL
    Việt đi khất thực của các vị sư có hai ý nghĩa....
    1/ Tập tính khiêm hạ cho người tu, phải nhẫn nhịn, khiêm hạ là một trong những đức tính quan trọng và cănn bản của người tu Phật học Phật. Cho nên hạ mình để khất thực là một pháp môn tu. Khi đi khất thực, mỗi bước đều phải niệm chú, và đi trong chánh niệm. Không nhanh không chậm không dừng bước. Chỉ dừng khi có thí chủ cúng dường vật thực. Vật thực được cúng dường trong bình bát không được bỏ sót bất cứ cái gì cả.... nếu là cá thịt vẫn phải ăn bằng hết, người đi khất thực chỉ đi vào buổi sáng và đến đúng ngọ phải thọ thực, bữa chiều do không ăn nên không phải đi khất thực.
    2/ Toạ phước cho bá tánh và gây duyên lành với chúng sanh.... giúp bá tánh có thể tích phước nhờ vào công đức bố thí. Gây duyên lành để độ tha.
    Trước đây có ở VN có phái Khất sĩ của thượng toạ Minh Đăng Quang nhưng bây giờ phái này không còn cho tăng sĩ đi khất thực và nhà nước cũng đã cấm việc này nên các bạn chú ý kẻo bị lừa... nếu có một vị nào đi khất thực đúng nghĩa thì bạn nên để ý những điểm sau
    1/ vừa đi vừa niệm
    2/ bước đi đều đặn khoan thai và không dừng lại
    3/ Không đi khất thwjc sau 12g trưa...
    Về việc ma chay các bạn nên lưu ý có một số vị tu sĩ tuy tu nhưng không phải tu... dân gian gọi là thầy cúng. Những vị này thường "phen" với nhà đòn hoặc ban nhạc lễ để cúng cơm --> lấy thù lao.
    Một số vị thầy tu chân chánh khi đi tụng đều không yêu cầu bất cứ đòi hỏi nào... việc trả lễ là tuỳ theo swj hảo tâm nguời thân người quá cố.. số trái cây hoặc tiền này sẽ bỏ vào hòm công đức....
    honghoavi

Chia sẻ trang này