1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vấn đề kinh tế trong các nhà chùa

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi kissing_in_the_rain, 06/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Thật là thú vị biết bao. Các nhà sư đi khất thực là một hình ảnh vô cùng lý thú. Không biết, trong mắt các ngài, đồng tiền có ý nghĩa như thế nào. Hoặc: đó là một tờ giấy trên đó có bức tranh, hoặc: tờ giấy này là thứ sẽ cứu nhân độ thế, hoặc trần thế hơn nữa sẽ là: tờ giấy này sẽ cho ta vài miếng đậu hũ chiều nay.
    Có lẽ tư duy của các ngài cũng không quá kém để chỉ nghĩ tiền là "tờ giấy trên đó có bức tranh", các ngài cũng không quá trần tục để nghĩ rằng "tờ giấy này sẽ cho ta vài miếng đậu hũ chiều nay". Tôi đoán rằng các ngài sẽ nghĩ rằng: "tờ giấy này sẽ là thứ cứu nhân độ thế". Và các bạn cũng cần phải biết rằng, trong lịch sử nhân loại, sau ngôn ngữ, tiền là phát minh vĩ đại nhất giúp con người có thể phát triển được đến ngày hôm nay. Các nhà kinh tế học đã phải dày công nghiên cứu về lịch sử của tiền, các chức năng, hữu dụng của nó mới thấy được điều kỳ diệu của tiền.
    Một khi nhà sư đã ý thức được vai trò của tiền, không khó mấy để hiểu được, tại sao các nhà chùa cũng làm kinh tế. Điều này thật là tốt đẹp. Nó tốt đẹp hơn việc khất thực nhiều. Khi một thầy tu đi khất thực, thực chất chỉ làm cho tiền từ túi người này sang túi người khác mà không tạo ra một giá trị mới nào cả, ngược lại, nếu một thầy tu làm kinh tế, ông ta đã tạo được thêm giá trị cho xã hội. Nam mô, thật là tốt đẹp. Tôi vô cùng ủng hộ.
    Bấy lâu nay, các ngài đã nhàn hạ quá nhiều hay nói đúng hơn là bận rộn quá nhiều để làm cho minh thanh thản, sung sướng mà quên đi mọi khổ đau trên thế gian này. Như thế có gì là hay ho, là tốt đẹp. Nói thế cũng có phần tội vì khi các ngài đã cắt tóc đi tu, hẳn các ngài cũng phải đắn đo suy nghĩ dữ lắm. Khổ quá không chịu nổi nữa thì phải đi tu thôi. Riêng các ngài có ngộ năng cao, cần phải suy nghĩ lại. Ví như ngài Cồ Đàm sống lại, chắc cũng chẳng chọn con đường vào núi ngồi gốc me (hoặc mít) nhập định. Có lẽ ngài sẽ làm giống tôi, học kinh tế học, kiếm thật nhiều tiền, góp công góp sức đưa xã hội tiến bộ. Ít nhất cũng là như thế chứ không lang thang khắp nơi khất thực đâu.
    Vậy nên tôi tha thiết kêu gọi những người có ngộ năng hãy suy nghĩ kỹ. Tôi mong mọi người đừng vào chùa tu cả. Vì các ngài có ngộ năng thường thường cũng rất uyên bác, thông minh, có trí tuệ cao cường. Với nó, các ngài sẽ đi kiếm tiền, rồi thích thì cho người này, còn không thì cứ đút túi, không sao cả. Chỉ cần mỗi người tự kiếm tiền cho bản thân minh thôi, xã hội sẽ tiến bộ vượt bậc, nhanh chóng. Hãy tin điều đó đi.
  2. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Bạn này đời quá . Nhà sư đi khất thực vì đó là để tập tính nhẫn nhục và khiêm hạ chứ đâu phải .. như bạn . Khất thực chỉ có nhiều ở các nước Thái Lan , Ấn Độ còn Phật Giáo Trung Quốc và Việt Nam chủ yếu là sư phải tự làm để tự nuôi thân sống .
    Một vị sư thường ăn chỉ 2 bữa là bữa sáng và bữa trưa , hoặc chỉ 1 bữa trưa , và ăn đồ chay . Đâu cần gì lớn lao mà bạn kết tội gớm thế . Bản thân tôi trước kia cũng rất phản cảm khi thấy vài sư thấy trẻ đi Su sport , Yamaha v.v.. nhưng giờ nghĩ lại nếu cần thì cũng phải cho người ta đi chứ . Không lẽ sư thì phải đi bộ ?
    Và thực sự là Phật pháp không cần những ai khổ quá đi tu đâu bạn ạ .
  3. kissing_in_the_rain

    kissing_in_the_rain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình xun lỗi đã không thể đọc được các ý kiến của các bạn sớm hơn, mình đưa ra đề tài này bởi nó đang là mối quan tâm ànhg đầu của mình.
    Đưa ra không phải để đả kích mà là mình muốn biết thật sự của các họat động kinh tế trong nhà chùa, bởi theo mình được biết thì bản thân các nhà chùa cũng có rất nhiều khảon phải chi, vậy nếu chỉ dực vào tiền quyên góp thì rất thất thường và không đảm bảo. Vì vậy cũng là một điều dễ hiểu nếu các chùa biết cách duy trì họat động của mình bằng các họat động kinh tế.
    Mình chỉ muốn biết một cách cụ thể về các khỏan thu chi và phương thức quản lý của nó thôi.
    Và thiết nghĩ thì kinh tế trong nhà chùa không phải là một đều xấu, nó là cần thiết, và cần được hiểu một cách đúng đắn.
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6



    KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO ​



    Thích Giải Hiền


    Thạc sĩ Đông Nam Á Học. ​


    Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất. Điều không thể nghi vấn là con người muốn sinh tồn cần phải có đầy đủ những nhu cầu vật chất căn bản nhất như ăn, mặc, ở, thuốc thang? Phật giáo không bài trừ vấn đề kinh tế nhưng nói sự phát triển tinh thần mà không chấp nhận điều kiện vật chất thì không phải là chủ trương và cái nhìn của Phật giáo. Phật giáo nhấn mạnh sự phát triển toàn diện của con người cần hội đủ những vấn đề về phát triển tinh thần, sự tráng kiện của thân tâm cùng sự bảo đảm về điều kiện kinh tế. Trong kinh Phật dạy con người có bốn mong cầu là :


    Mong cầu đầy đủ tiền tài. Nói cách khác đối với một người bình thường sự giàu có là mong cầu trước nhất của họ.

    Sau khi đầy đủ tiền tài thì mong muốn tiếng tăm của mình được vang vọng khắp nơi, chỉ ít là trong bạn bè và người thân.

    Đầy đủ tiền tài cùng danh vọng lại mong cầu được mạnh khỏe và sống lâu.

    Được tiền tài danh vọng cùng tuổi thọ rồi người ta lại mong sao sau khi chết đi được sanh về cõi tốt hơn.
    Trong kinh "Andha Sutta" đã chứng minh bốn điều mong cầu trên của con người và chỉ ra trên thế gian có ba hạng người là :


    "Người mù" đã không có con mắt về tiền tài, không biết giữ gìn nguồn tài chánh vốn có của mình cùng tạo dựng cho mình nguồn tài chánh mới, lại cũng không có con mắt về đạo đức nên không hề nghĩ và không hề biết tu tập trên phương diện đạo đức.

    "Người chột mắt" là người chỉ có con mắt về tiền tài mà không có con mắt về đạo đức, người ấy chỉ biết bảo vệ nguồn tài chính vốn có và xây dựng nguồn tài chánh mới nhưng không hề biết tu dưỡng và xây dựng nền tảng đạo đức cho chính mình.

    "Người hai mắt" là người vốn là có con mắt về tài chánh lại đầy đủ con mắt về đạo đức, biết phát triển đồng nhất và đầy đủ về cả hai phương diện vật chất và tinh thần trong cuộc sống của mình.
    Phật giáo ca ngợi người có hai mắt và xác định rằng nếu người mù hoặc người chột thì không thể là người hạnh phúc được. Trong bộ kinh này lại phân tích có hai hạng người nữa là người đen tối và người quang minh.



    Nếu một người nghèo lại không có tín ngưỡng thì người ấy từ trong bóng tối bước vào đen tối.

    Nếu một người tuy nghèo nhưng có tín ngưỡng thì người ấy từ trong đen tối bước ra ánh sáng quang minh..

    Nếu một người giàu có nhưng lại không có tín ngưỡng thì người ấy đã từ nơi ánh sáng bước vào đen tối.

    Nếu một người đã giàu có lại đầy đủ về tín ngưỡng thì người ấy từ ánh sáng bước vào nơi ánh sáng quang minh hơn nữa.
    Người đen tối thì nghèo khó, người nghèo khó lại bị đen tối; người quang minh thì giàu có, người giàu có lại quang minh. Đây là sự khác biệt giữa nghèo hèn và giàu có, giữa bóng tối và ánh sáng. Tuy thế, người nghèo cũng có thể bằng nỗ lực của tự thân để trong bóng tối đi ra ánh sáng nhưng sự nỗ lực này so với người giàu có thì khó khăn gấp nhiều lần vì người nghèo không dễ dàng có được ánh sáng quang minh.
    Phật giáo phản đối cái nghèo, Đức Phật đã từng khẳng định: nghèo hèn là một tai nạn. Có lần Đức Phật hỏi các đệ tử "Đối với người đời, nghèo hèn có phải là tai ương không?" Đệ tử đáp:"thưa phải". Phật lại hỏi "Đã nghèo còn mang thêm nợ thì có phải là tai ương không?". Đệ tử đáp "Thưa phải".Phật lại hỏi:" người đang mắc nợ lại vay thêm nợ nữa thì có phải là tai ương không?" Đệ tử đáp:" Thưa phải".Phật nói"Đến lúc đó chủ nợ đến đòi nợ, người ấy không trả nổi bị chủ nợ làm nhục thế có phải là tai ương không?". Đệ tử đáp"thưa phải".
    Với cái nhìn của Đức Phật, trong một hoàn cảnh nhất định, có đầy đủ những nhu cầu tối thiểu về vật chất lại quan trọng hơn là niềm tin tín ngưỡng. Có một người nông dân bị mất bò đi tìm suốt ngày vẫn không thấy, khi đi ngang nơi Phật đang thuyết pháp và muốn được nghe pháp, Phật biết anh ấy suốt ngày chưa được ăn uống gì nên Ngài gọi đệ tử chuẩn bị cơm canh cho anh ấy ăn trước rồi sau mới nghe pháp. Điều này chứng minh rằng Đức Phật biết rất rõ, khi con người đang bị đói khát thì không thể nói đến vấn đề tín ngưỡng được. Không những thế sự nghèo khó luôn gắn chặt với bạo lực và tội phạm. Trong kinh "Dìgha Nikaya" dạy:"
    "Sự thiếu thốn về văn minh vật chất làm cho nghèo khổ phát sinh, từ trong nghèo khổ mà trộm cắp hoành hành. Hơn nữa giết người, bạo lực, phỉ báng, chửi rủa, vọng tưởng, tà kiến, phi đạo đức và những dục vọng biến thái cũng từ đó phát sinh, thậm chí còn dẫn đến sự leo thang của tội ác, niềm tin tôn giáo bị phá vỡ và sự ổn định của trật tự xã hội sẽ không giữ được."
    Trong xã hội cổ đại của Ấn Độ với chế độ phân biệt giai cấp những giai cấp thượng đẳng như Bàlamôn có được cuộc sống vinh hoa phú quí, ăn trên ngồi trước; còn giai cấp hạ đẳng như Thủ-đà-la chỉ biết suốt đời làm nô lệ. Vì sao lại như vậy? Bởi vì kinh điển quyền uy Phệ Đà của Ấn Độ giáo cho rằng: giai cấp Bàlamôn được sanh ra từ miệng Phạm Thiên, giai cấp Thủ-đà-la được sanh ra từ gót chân của Phạm Thiên. Do vậy mà giai cấp Bàlamôn vốn sinh ra đã là giai cấp cao quí, còn giai cấp Thủ-đà-la thuộc về giai cấp hạ tiện nhưng Đức Phật phản đối điều này Ngài khẳng định, không có sự khác biệt vốn có của giai cấp mà chỉ có sự khác biệt về điều kiện kinh tế mà thôi.
    Trong kinh" Sighalovada Sutta". Đức Phật dạy:"Hạnh phúc và vận may vốn đến từ sức mạnh của kinh tế, không nợ nần và cuộc sống trọn vẹn về đạo đức". Từ những điều trên chúng ta biết rằng Phật giáo không chấp nhận sự nghèo khó không phải là càng nghèo càng quang vinh. Phật giáo nhấn mạnh đến tinh thần đồng thời cũng đề cao sự quan trọng của vật chất. Phật giáo không bài trừ kinh tế vì trong kinh điển Phật giáo đã đề cập rất nhiều đến vấn đề kinh tế. Nhưng trong kinh điển Phật giáo đề cập đến vấn đề kinh tế không có nghĩa là có một lý thuyết về kinh tế học tồn tại trong kinh điển Phật giáo. Trong Phật giáo có hay không có kinh tế học cần phải được học giả nghiên cứu vì người viết sức học có hạn, khong dám quả quyết điều này nhưng khi đọc qua một số kinh điển Nam truyền sẽ có thể phát hiện được một số khái niệm và lý luận quan trọng về kinh tế học hiện đại mà Đức Phật đã đề cập và đưa ra cái nhìn chính xác của Ngài như một hệ thống. Tuy nhiên, hệ thống này không thể tìm được trong một quyển kinh duy nhất mà chúng ta cần phải dụng tâm thu thập phân tích từ các lời dạy của Ngài trong hệ thống kinh điển và tổng hợp để hình thành nên một khái niệm về kinh tế học của Phật giáo.
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    (tiếp)



    TRUNG ĐẠO LÀ KINH TẾ HỌC PHẬT GIÁO
    Kinh tế học Phật giáo được xây dựng trên nền tảng giáo nghĩa trung đạo Phật giáo.
    Có một loại dục vọng chính là nhu cầu căn bản nhất của con người, nơi nào có con người nơi ấy nhất định sẽ tồn tạo dục vọng này. Đó là dục vọng tự nhiên, là nhu cầu tự nhiên căn bản nhất như ăn, uống, thuốc thang, sự quan tâm?Đây vốn là nhu cầu thiết yếu nhất, là dục vọng hữu hạn nhằm duy trì sự tồn tại của sắc thân nên Phật giáo chấp nhận nhu cầu ham muốn này. Phật giáo cho rằng chỉ khi nào nhu cầu căn bản này được đáp ứng thì mới có thể tiến cao hơn trong thế giới tinh thần được.
    Ngoài nhu cầu căn bản ra, con người còn có một ham muốn khác đó là tham dục. Tham dục là hình thái của tội ác vì nó vượt qua khỏi nhu cầu căn bản của con người, là ham muốn quá đáng, ham muốn quá mức nên không thể đạt được trọn vẹn. Vì để thoả mãn tham dục nên con người đã bất chấp mọi thủ đoạn nhằm đạt được tham cầu của mình, tham dục không có giới hạn. Bạo lực và tội phạm phi đạo đức một mặt đến từ đói khổ, mặt khác cũng xuất phát từ tham dục. Do vậy Phật giáo không chấp nhận đói nghèo đồng thời cũng cự tuyệt tham dục.
    Tham cầu là tai ương, nghèo đói cũng là tai ương. Phật Giáo đề xướng không tham cầu và không đói nghèo. Phật giáo cho rằng hết thảy mọi hoạt động kinh tế đều phải tuân thủ nguyên tắc này tức là phải xuất phát từ nhu cầu căn bản nhất của con người. Đây chính là kinh tế học Trung đạo của Phật Giáo.

    SỬ DỤNG NGUỒN TÀI CHÁNH.
    Kinh tế học là bộ môn nghiên cứu về hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế là nghĩa rộng, nhìn gọn từ một góc độ thì kinh tế học có thể chia thành ba bộ phận là: tạo lập nguồn tài chánh, phân phối nguồn tài chánh và sử dụng nguồn tài chánh có được. Bởi vì bất kể là sản xuất, kinh doanh hay phân phối điều có quan hệ mật thiết với việc sử dụng tiền của có được. Tài sản bao gồm hai mảng là tinh thần và vật chất.
    Với quan điểm của Phật Giáo nguồn thu nhập của quốc gia hay cá nhân đều nên phân thành bốn phần để sử dụng.


    Một phần dùng cho nhu cầu thường nhật như ăn, mặc, ở, đi lại, y tế?

    Một phần để dành dùng khi cấp bách

    Một phần dùng kiến tạo công đức phước báo như bố thí, cúng dường, phúc lợi xã hội, viện trợ nước nghèo?

    Một phần dùng để đầu tư, tái đầu tư để mở rộng sự nghiệp, phát triển đất nước
    Tiền tài dùng cho nhu cầu căn bản của cuộc sống con người, con người không phải là động vật kinh tế nên vật chất nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người, chớ con người không phải sống vì vật chất. Con người cần vật chất vì sanh tồn và hạnh phúc chứ không vì mục đích nào khác. Có được tiền tài chúng ta nên dùng nó để làm năm việc sau:


    Làm cho bản thân sung túc.

    Phụng dưỡng cha mẹ.

    Lo cho gia đình.

    Giúp đỡ đồng nghiệp, người thân.

    Cúng dường các bậc đạo đức tu hành.
    Trong kinh "Vasala Sutta" Phật dạy nên biết đem tiền của phụng dưỡng cha mẹ, người không biết phụng dưỡng cha mẹ thời khó giàu có được. Lại trong kinh"Pattakama Sutta" Phật dạy tiền bạc nên dùng vào việc lo cho người thân, khách khứa công nhân viên chức của mình và đóng thuế cho nhà nước.
    Phật Giáo cho rằng người dân đóng thuế cho nhà nước là điều phải làm vì nhà nước cần nguồn thuế thu được đó để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật, người già neo đơn, để xây dựng công trình phúc lợi xã hội và công trình tiện ích công cộng phục vụ cho cuộc sống của người dân trong nước. Nhưng Phật Giáo cũng khẳng định nhà nước không được đem tiền thuế của dân để xây dựng những công trình không thiết thực và tiêu tao lãng phí tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân. Đức Phật đã từng chủ trương tiền thuế của dân không được chi dụng vào những hoạt động lễ lược rầm rộ, qui mô to lớn, liên hoan tiệc tùng lãng phí. Phật Giáo còn nhấn mạnh thuế không được lạm thu và quá cao làm đau khổ cho nhân dân, cũng giống như ong hút mật không thương tổn đến hương sắc của hoa. Phật Giáo phản đối một chính sách và chế độ thuế khóa khắc nghiệt.
    Trong bộ kinh khác"Dhammajani Sutta" Phật dạy tiền bạc dùng trong việc xây dựng hạnh phúc cho bản thân, làm cho người khác được hạnh phúc, dùng dự trử cho mình, đóng thuế và tích tụ công đức.
    Thế nào là công đức? Nhiều người nghĩ rằng công đức là cúng dường cho chùa miếu hay các bậc tu hành, thật ra thì không hoàn toàn như vậy mà đó chỉ là một loại công đức. Theo Phật Giáo phàm việc gì có lợi cho người, có lợi cho mình một cách hợp lý thì đều được coi là công đức như một thùng nước tưới cây, một vá đất đắp cây, hết thảy đều là công đức.
    Trong kinh chia người sử dụng tiền tài thành ba hạng.


    Người chỉ biết cất góp tiền tài không dùng cho mình, không giúp người khác và cũng không làm công đức.

    Người chỉ sử dụng tiền tài cho hạnh phúc cá nhân, không giúp người và không làm công đức.

    Người biết dùng tiền tài xây dựng hạnh phúc cho mình, giúp đở người khác, cùng tích tập công đức.
    Phật dạy người thứ hai tốt hơn hạng người thứ nhất là hạng người có tiền cũng như không vì không biết sử dụng tiền tài có được để kiến tạo hạnh phúc cho bản thân, giúp người, cùng tích tạo công đức nên đã lãng phí tiền tài mà mình có. Phật khen ngợi cách sử dụng tiền tài của hạng người thứ ba vì biết lo cho mình và cho người. Phật dạy làm người phải có tâm biết san sẻ cái mình có được với người khác vì thế giới là tập hợp những nhân duyên không ai có thể tồn tại độc lập mà phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Do vậy, khi nghĩ đến nhu cầu của bản thân đồng thời cũng phải biết nghĩ đến nhu cầu của người khác cùng san sẽ với họ những nhu cầu ấy.
    Đức Phật khuyến khích mọi người sử dụng nguồn tài chánh có được. Không nên chỉ biết tích góp để thành người bủn xỉn nhưng không đồng nghĩa với việc Đức Phật khuyên bảo mọi người lảng phí tiền bạc một cách không có ý nghĩa. Phật Giáo vốn dạy phải"Kiệm phước", phản đối việc lãng phí, phản đối hai điều cực đoan nên Đức Phật dạy mọi người "Phải biết sử dụng nguồn tài chánh có được không bủn xỉn, không lãng phí, không dùng trong tội ác và những việc tìm ẩn điều nguy hiểm".
    Đức Phật dạy mọi người có sáu con đường làm cho tiền của của chúng ta bị tiêu tán.


    Ăn nhậu.

    Suốt ngày đi chơi rong ở phố phường.

    Đánh bạc.

    Chơi với bạn xấu.

    Lười biếng.

    Đắm đuối trong sắc dục.
    Phật dạy một khi người dân trong nước chỉ biết sống với những điều trên thì đất nước sẽ suy tàn.
    Phật Giáo phản đối việc chi tiêu lớn bởi vì.


    Việc chi tiêu phí lớn làm cho xã hội mất ổn định vì sẽ đào sâu hố phân cách giữa giàu và nghèo trong xã hội. Người giàu tận hưởng lắm vinh hoa còn kẻ nghèo thời ba buổi cũng chẳng no. từ đó người nghèo sẽ sanh đố kỵ và bất mãn, còn người giàu thì sanh tâm lo sợ thường nghĩ cách để bảo vệ tài sản và quyền hạn của mình làm cho xung đột xã hội phát sinh.

    Việc chi tiêu lớn làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn sẽ nhanh chóng cạn kiệt như dầu mỏ?một khi đã cạn thì không sao có thể có nữa được.

    Một khi con người đã bị dục vọng chi phối thì sẽ bất chấp thủ đoạn để nhằm thoả mãn tham dục của mình. Bất kể là chủng tộc, quốc gia hay cá nhân đều như vậy cả. Một số nước vì để duy trì việc chi tiêu lớn của mình nên đã không ngừng phát động chiến tranh. Sự chi tiêu ở mức cao thường phát nguồn từ tham muốn quá mức nó không phải được kiến lập trên nền tảng của những nhu cầu thiết yếu nên nó không phù hợp với nguyên lý kinh tế học của Phật Giáo, Đức Phật dạy chúng ta không được chi tiêu vượt quá nguồn thu nhập vì như vậy sẽ làm mất cân đối thu chi trong cuộc sống của mình. Phật Giáo còn dạy mọi người phải cẩn trọng giữ gìn nguồn tài sản của mình chống mất trộm, hoả hoạn, lũ lụt, kẻ thù, bạn xấu và xúc phạm đến công quyền. Đức Phật khuyên chúng ta phải biết để dành một phần nguồn tài chánh của mình cho tương lai nhằm đảm bảo nhu cầu căn bản và cũng để dự phòng khi gặp thiên tai lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh? vì cuộc sống của tương lai cần phải biết tích trữ nhưng nguồn tích trữ này không được là kết quả của sự chi tiêu lớn mà phải là nguồn tiết kiệm từ trong những nhu cầu thường nhật. Nói cách khác đầu vào của nguồn tài chánh để dành có liên hệ vấn đề sản xuất ra loại sản phẩm gì. Vì như thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cần thiết thì sẽ giảm đi việc chi tiêu lớn như vũ khí, ma tuý chất gây nghiện không cần thì không nên chi tiêu mà phải loại trừ thì thị trường sẽ không nãy sinh vấn đề giá cả leo thang và thiếu thốn nguồn sản phẩm cần thiết trong cuộc sống, nên đất nước và nhân dân sẽ có được nguồn tiền tích lũy.
    Phật Giáo cho rằng nguồn tài chánh để dành phải được chi dụng cho nhu cầu căn bản nhất không được dùng nó để sản xuất vũ khí, chất gây nghiện, độc dược và những sản phẩm thoả mãn sắc dục độc hại. Nguồn vốn tích luỹ phải dùng để phát triển kinh tế và nhân văn. Nói đến việc tích luỹ không thể không nói đến sự nợ nần. Phật Giáo cho rằng không nợ là một trong bốn loại hạnh phúc của con người. Nếu ngập tràn trong nợ thì chính là tai hoạ, đất nước cũng vậy, cá nhân cũng vậy đều cần tránh những món nợ lớn dù trong nước hay ngoài nước, nên cần giảm thiểu đến tối đa việc vay nợ, nếu việc vay nợ là cần thiết thì phải được chi dùng cho những nhu cầu căn bản mà thôi.
    Nợ và nghèo vốn đi liền với nhau. Trên thế giới này bất kể là nước giàu hay nước nghèo luôn tồn tại nghèo khốn. Ơû những nước giàu mặc dù vất phẩm gia tăng rất nhanh nhưng vẫn không xoá bỏ được nghèo khó. Như nước Mỹ ngày nay vẫn còn mấy trăm nghìn người sống dưới mức nghèo khó. Đức Phật khẳng định nghèo khó là tai nạn cần phải được xoá bỏ.
    Phật Giáo cho rằng có 3 nguyên nhân làm cho nghèo khó là:


    Sự phân bố tài nguồn tài nguyên thiên nhiên không đồng đều, nơi nào nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn thì nơi ấy sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nghèo khốn. Đây là căn nguyên tự nhiên.

    Một số người nghèo khó vì say đắm tửu sắc, hành vi bất chánh, lười biếng?Đây là nguyên nhân cá nhân.

    Những chính sách sai lầm của nhà nước đặc biệt là những chính sách kinh tế sai lầm là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến sự nghèo nàn.
    Trong kinh "Digha Nikaya" đã dẫn chứng những bậc vua chúa đã đưa ra những chính sách sai lầm hay những chính sách không có ích lợi là làm cho đất nước và nhân dân nghèo khó. Xoá bỏ nghèo nàn là điều có thể làm được vì nguồn lợi thiên nhiên nghèo nàn có thể dựa vào sự hợp tác của khu vực hoặc quốc gia để phân bổ và khắc phục, hành vi sai lạc của cá nhân có thể được sửa đổi bằng sự phát triển của tinh thần, còn chính sách sai lầm cũng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất.
     
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    (tiếp)
    TĂNG TRƯỞNG TẠO NGUỒN TÀI CHÍNH.
    Căn cứ vào nguyên lý kinh tế học Phật Giáo thì tăng trưởng nguồn tài chánh phải xây dựng trên nền tảng sáng tạo nguồn nhu cầu căn bản của con người.
    Phật Giáo chia phương pháp tăng trưởng nguồn tài chánh có ba loại:
    Bạo lực và phi pháp.
    Bạo lực hợp pháp và phi bạo lực nhưng phi pháp.
    Phi bạo lực hợp pháp.
    Tiền của phải được tích góp một cách chính đáng. Phật Giáo phản đối vịêc dùng bạo lực và thủ đoạn phi pháp để làm giàu và thủ đắc nguồn tài chánh.
    Đức Phật từng dạy rằng "Tiền của phi nghĩa dù có được dùng trong việc chánh đáng như hiếu thảo với cha mẹ thì sau khi chết vẫn bị đoạ vào địa ngục". Đức Phật nhấn mạnh có năm hoạt động kinh tế cần bị ngăn chặn là:
    Liên hệ đến vũ khí.
    Liên hệ đến ma tuý.
    Liên hệ đến các độc tố
    Nuôi thú lấy thịt.
    Mua bán thịt động vật.
    Có một số hoạt động kinh tế không có chỗ đứng trong Phật Giáo dù cho hoạt động kinh tế ấy có được nguồn lợi tự nhiên phong phú, sản xuất dễ dàng vẫn không được khuyến khích. Bởi vì những hoạt động kinh tế này sẽ tác hại đến sức khoẻ và việc nâng cao đời sống tinh thần của con người. Phật Giáo ngăn cấm việc sản xuất những sản phẩm có hại và không thuộc nhu cầu cần thiết của con người.
    Trong kinh điển Phật Giáo đã đề cập đến rất nhiều những phương pháp chánh đáng để tăng nguồn tài sản như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, chính trị, bảo an, kinh tế cá thể và kế toán?
    Nói về sách lược phát triển kinh tế trong kinh "Kutadanta Sutta" chỉ ra bốn bước quan trọng để phát triển kinh tế là:
    Những nhà sản xuất kinh doanh về nông nghiệp và công nghiệp phải được nhà nước khuyến khích và dành cho họ những điều kiện ưu đãi, cung cấp vốn và nhu cầu sản xuất căn bản như giống, sức kéo, đất đai, phân bón, nguồn nước cùng hệ thống thuỷ lợi để họ phát triển. Nói tóm lại phải nâng cao địa vị và coi trọng những ai sản xuất kinh doanh về nông nghiệp và công nghiệp căn bản những ngành tạo nên và phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống của nhân dân.
    Nhà nước cần khuyến khích hộ trợ các nhà đầu tư vào lĩnh vực thương mại phải giúp họ có được nguồn vốn kinh doanh. Nhà nước cần ngăn cản hiện tượng bóc lột trong hoạt động kinh tế nhưng phải tạo điều kiện dễ dàng thuận lợi để các nhà mậu dịch thương mại được vay vốn mà không nên thiết lập những rào cản trên phương diện này.
    Những người là công nhân viên hành chánh, người làm việc chính sự nhà nước cần bảo đảm tiền lương đầy đủ cho họ, chính phủ có chính sách khuyến khích những nhân viên cần mẫn trong công vịêc, có tâm và có trách nhiệm mà không phải là dung túng và bao che tạo điều kiện cho những kẻ tham ô, móc ngoặc không có tinh thần và cái tâm lo cho dân cho nước. Đồng thời nhà nước cũng cần bảo đảm được quyền tự chủ và quyền lợi mà người công chức phải có.
    Nhà nước phải tận lực khuyến khích đầu tư cho sự truyền bá và tăng trưởng món ăn tinh thần, văn hoá và tín ngưỡng cho người dân.
    Con người là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh tế do vậy vịêc sử dụng thích ứng nguồn nhân lực cũng cần được chú trọng. Công ăn vịêc làm cho người dân cũng rất quan trọng và cần được bảo đảm vì mọi mặt phát triển đều dựa vào yếu tố căn bản này. Đức Phật dạy "Nếu mọi người đều có vịêc làm ổn định thì nghèo khó sẽ được cải thiện và đất nước sẽ được phồn vinh."
    Chính phủ phải giúp đở những người thất nghiệp cho đến khi nào họ tìm được việc làm, những người tàn tật phải được chăm sóc đó là trách nhiệm của chính phủ. Nếu người thất nghiệp nhiều sẽ tạo thành gánh nặng cho đất nước nhưng đây cũng là kết quả của xã hội tạo nên. Trong kinh Phật dạy:"Tiêu chuẩn đơn giản nhất để nhìn thấy được sự phồn vinh của đất nước đó là người dân trong nước có được nguồn thu nhập ổn định hay không?".
    Trong kinh điển Phật Giáo có câu chuyện kể rằng có người hỏi những người trộm cướp vì sao lại làm vịêc ấy. Họ nói rằng vì họ nghèo đói. Vua nghe được chuyện này phát lòng thương xót nên ra lệnh chu cấp cho họ tiền bạc và vật phẩm nên vịêc trộm cướp đựơc tạm thời chấm dứt nhưng một thời gian sau khi dùng hết số tài vật được chu cấp họ lại tiếp tục trộm cướp bởi vì họ không có cách nào duy trì cuộc sống ổn định của họ. Điều này cho thấy tạo ra công ăn việc làm cho người dân quan trong hơn nhiều và có giá trị hơn nhiều so với việc chu cấp viện trợ.
    Nhu cầu công ăn việc làm cho người dân là rất quan trọng nhưng cần phải nâng cao phẩm chất và tay nghề cho họ. Phật dạy nông dân , công nhân viên chức, thương nhân cần phải tinh chuyên và nỗ lực trong công việc của mình, mặc khác mở trường đào tạo, đào tạo lại và dạy nghề cho nhân dân là điều mà nhà nước cần làm tốt để người dân có đủ điều kiện làm tốt công việc của mình. Phải căn cứ vào năng lực , sở trường và nghề nghiệp để phân công công việc thích ứng cho họ. Người giỏi về nông nghiệp không thể cho họ đi buôn, người biết kinh thương không thể để họ là nông. Phật dạy một thương nhân giỏi cần có ba đức.
    Có trí tuệ phân biệt chất lượng tốt xấu của hàng hóa.
    Có khả năng kinh thương.
    Có chữ tín và được người khác tin tưởng.
    Trong một bộ kinh khác Đức Phật lại khẳng định người thương nhân tạo ra nguồn lợi nhuận bằng phương thức chánh đáng, nguồn vốn kinh doanh phải rỏ ràng, hợp pháp, không được "Treo đầu dê bán thịt chó", kinh doanh phải biết nghĩ đ?n nhu cầu của khách hàng, phải có đạo đức kinh thương, cùng tính chuyên cần.
    Cần biết rằng lao động có hai dạng là lao động chân tay và lao động trí óc. Khi Phật còn tại thế từng có người ngoại đạo từng chỉ trích Phật không làm gì cả Phật đã trả lời:"Ta cũng giống ông, cũng làm ruộng bằng hạt giống tín ngưỡng, nguồn nước khổ hạnh, lưỡi cày lý giải, mương nước khiêm tốn, nguồn phân thâm tư để tạo nên hạt quả trí tuệ. Công vịêc ấy với mục đích là làm lợi lạc quần sanh, tạo phúc muôn loài.". Con người ngoài cuộc sống vật chất cần có cuộc sống tinh thần cho nên lao động chân tay và lao động trí óc đều quan trọng như nhau trong cuộc sống không thể thiếu một được.
    Đức Phật khẳng định mục đích của lao động không chỉ nhằm sáng tạo ra vật chất mà còn nhằm phát triển cuộc sống tinh thần cho con người. Đức Phật hy vọng rằng thông qua lao động thân tâm và đạo đức của con người ngày thêm tiến bộ. Hay như Lục tổ Huệ Năng dạy:"đi, đứng, nằm, ngồi đều là thiền, lao động cũng là một phương thức thiền".
    PHÂN PHỐI NGUỒN TÀI CHÁNH.
    Phân phối nguồn tài chánh không phải là khái niệm mới nhưng vốn là vấn đề mấu chốt của kinh tế học.
    Theo quan điểm của Phật Giáo thì một sự phân phối tuyệt đối bình quân là điều không thể làm được. Bởi vì con người khi mới sinh ra vốn đã khác nhau nên điều kiện tổng hợp của từng con người vốn là không đồng nhất. Nhưng một sự phân phối hợp lý là điều có thể làm được. Trong Phật Giáo không chấp nhận sự bóc lột, Phật Giáo cho rằng nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nghèo khó là sự phân phối không hợp lý, thiếu công bằng. Theo Phật Giáo giải quyết những mâu thuẩn nãy sinh từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội có thể làm được bằng chế độ thuế khoá hợp lý, giảm thiểu sự bóc lột trong lao động, đẩy mạnh hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội. Trong kinh ghi lại nhiều bậc quân vương, hào phú ngày xưa thường làm vịêc bố thí cho người lỡ đường, khách phương xa, người bệnh, người gặp nạn, bậc tu hành y phục cùng vật thực.
    SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CỦA CON NGƯỜI.
    Từ những nhận định trên chúng ta thấy rằng nghèo khó là tai nạn, để đáp ứng nhu cầu căn bản của cuộc sống tiền tài là cái cần phải có, Phật Giáo không phản đối tư hữu tài sản, Phật Giáo khuyến khích mọi người phát triển sự nghiệp tư và sự nghiệp công bằng phương thức chính đáng, khuyến khích vịêc tích luỹ tài sản bằng con đường phi bạo lực và những thủ đoạn hợp pháp nhưng Phật Giáo cho rằng một khi tiền của vượt quá nhu cầu căn bản của cuộc sống thì không có ý nghĩa. Bởi vì bất kể nam, nữ, giàu, nghèo, da trắng, da đen?mọi người đều phải chết, chết và huỷ diệt là kết cục của tất cả mọi sinh vật. Có người nhầm lẫn khi cho rằng có tiền là có tất cả, dù là tiền non bạc bể cũng không thể đổi được cái chết cùng sự trường thọ. Phật dạy tiền bạc không đi theo con người khi chết nhưng người chết không mang theo được tài sản của mình. Mọi người đều biết tiền có thể mua được"giường đẹp nệm êm" nhưng không mua được giấc ngủ cho chúng ta, dùng tiền để mua sách nhưng không mua được trí tuệ cho ta, tiền có thể mua được "sơn hào hải vị" nhưng mua không được sự ngon miệng, tiền có th? mua ngọc ngà trang sức nhưng mua không được sắc đẹp tự nhiên, tiền có thể mua được nhà cao cửa rộng nhưng đó chưa chắc đã là gia đình, tiền có thể mua được sự hào hoa nhưng không phải là niềm an lạc, tiền có thể mua được sự sung túc nhưng không phải là hạnh phúc đích thực, tiền có thể mua được thánh kinh nhưng không phải là sự giải thoát. Do vậy, Đức Phật cảnh giác chúng ta không nên trở thành nô lệ của đồng tiền. Cần biết rằng con người không phải sống vì tiền, con người không phải là động vật kinh tế đơn thuần, tiền của vượt quá nhu cầu căn bản thì mất hết ý nghĩa. Mục tiêu cao cả của cuộc sống là phát triển thế giới tinh thần của con người. Sự cao quí của con người không do dòng dõi quyết định, cũng không phải do giàu có. Trong kinh"Esutari Sutta" Phật dạy : "này chư sa môn ta không tuyên bố con người cao quí được quyết định bởi lượng tiền của người ấy có được, sự cao quí của họ đựơc quyết định bởi cuộc sống thanh cao đạo đức của họ.". Lại trong kinh "Vaddhi Sutta" Phật dạy chúng ta cần tuân theo năm phẩm chất đạo đức là bác ái, tu trì, trí tuệ, thuần khiết, tín ngưỡng vì năm phẩm chất đạo đức này quí giá hơn tiền của và là tài sản chân chính của con người.
    Nói tóm lại Phật Giáo xem trọng cuộc sống vật chất nhưng không xem đó là mục đích của cuộc sống. Phật Giáo khẳng định tài vật nhằm duy trì sự sống và sự phát triển của con người. Mục đích chung nhất là phát triển thế giới tinh thần của con người, vì sự phát triển toàn diện của con người. Con người dựa vào chính mình để phát triển toàn diện chứ không phải chỉ dựa vào Phật. Đức Phật dạy Ngài chỉ là bậc đạo sư chỉ dạy đường đi và phương hướng cho chúng ta còn chúng ta phải tự mình bước đi. Quyết định vận mạng của chúng ta là do bởi chính mỗi người chúng ta, nếu chúng ta không mở mắt nhìn và cất bước đi thì không bao giờ có thể đi đến đích được. Chúng ta là chủ nhân của chính mình Đức Phật chỉ cứu những ai biết tự cứu mình.
    Đây là khái lược về kinh tế học Phật Giáo nếu biết đem nguyên lý kinh tế học Phật Giáo áp dụng vào nền kinh tế thì mọi người có đựơc cuộc sống đạo đức, mọi người làm tròn bổn phận của mình, đất nước phát triển, an ninh, hoà bình, người dân hạnh phúc, gia đình an lạc, cuộc sống thanh bình.
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn nvl vì những tư liệu của bác....
    thánh sờ vé ri mất......
    honghoavi
  8. nikken

    nikken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Hahhahhahahhahahaha
    Buồn cười chưa từng thấy.
    Theo như những gì nvl nói, tôi có lời tuyên bố thế này. Tất cả các chuyên gia kinh tế học hãy nghe đây, các ngài đã rất sai lầm khi cho rằng, Adam Smith là người khai sinh kinh tế học. Nói cho các vị biết, các lý thuyết của ông đã có từ lâu trong các kinh điển phật giáo. Còn ngài nữa, Furie, cả ngài Marc thân mến, tư bản hay tư sản cũng như tư hữu không phải là các khái niệm do các ngài tìm ra đâu. Từ lâu đức phật đã nói tới vấn đề này. Ngài Parettto thân mến, chính sách thuế khóa, các biện pháp phân chia của cải hữu hiệu của ngài có phải lấy cắp từ các kinh phật không vậy? Cả Ngài Ricardo nữa, lý thuyết mậu dịch tự do của ngài cũng đã có từ lâu rồi, phật đã nói cả ngàn năm trước ngài rồi.
    Theo như tôi thấy, các kinh phật có đầy đủ tất cả các lý thuyết kinh tế học rồi. Từ phân chia tài nguyên, sử dụng tài nguyên, lại cả tái đầu tư, tự do mậu dịch, thương mại, thuế, lại còn cả kế toán... hahha
    Thế thì tôi xin được phép hỏi lại. Sao các quốc gia như Việt Nam, Campuchia, Trung quốc, Nhật bản, Thái Lan trước kia lại nghèo đói đến thế. Họ nghèo đói từ trước khi ngài Cồ Đàm nhập niết bàn và cho đến cả ngàn năm nữa sau ngày dỗ của ngài, để sau này phải chịu thúc thủ trước những phát đại bác của thực dân phương Tây.
    Mẹ kiếp, thật tức cười. Tôi không hiểu nổi vị nào đã viết những bài này nhưng tôi cho rằng, ngài quả là có một trí tưởng tượng phong phú. Tôi đồ rằng với một số kiến thức về kinh tế học, hẳn ngài đã tầm chương trích cú dữ dội để cho ra cái gọi là kinh tế học phật giáo? hahhahhaha. Chết cười.
    Tôi có một kịch bản thế này.
    Chào các bạn, tôi xin thông báo một tin vui. Đó là ngài Cồ Đàm đã sống lại và đang đứng trước mặt tôi đây. Nhân vậy mà tôi hỏi ngài một số câu hỏi mà tôi băn khoăn bấy lâu nay. Với trí tuệ siêu quần của ngài, tôi mong ngài giải đáp cho tôi, để tôi được mở mang đầu óc, hay nói như ngài là, để tôi được giác ngộ.
    Một đệ tử của ngài nói rằng, ngài ủng hộ tư hữu nhưng phản đối bóc lột. Vậy thì thật phi lý quá. Ngài cần phải hiểu rằng, chính vì có tư hữu mới có cái gọi là bóc lột. Hãy nhìn xem, con người ta mới sinh ra, ai cũng trần truồng và khóc huhu cả. Lại nói thêm thế này. Tôi muốn hỏi ngài, ngài có thấy rõ được vị trí của ngài không. Ngài là một người cực kỳ may mắn khi xưa kia, ngài là một vị hoang tử trong chốn cung đình. Chính vì thế, ngài có rất nhiều sữa bò (hoặc sữa dê) để uống bồi bổ sức khỏe, ngài đẹp trai lắm, lại có thêm một đội ngũ thầy giáo hùng hậu, dạy bảo ngài bao thứ, đặc biệt là các kinh thư, triết lý cao siêu dữ dội (tôi đoán rằng, đội ngũ giáo viên này cũng uống sữa nhiều lắm, nếu không bằng ngài thì cũng chỉ thua ngài một ít thôi). Thưa ngài, mớ sữa bò sữa dê đó ở đâu mà có vậy. Đó là công sức, là mồ hôi nước mắt, thậm chí là máu của thần dân ngài đó. Tôi có thể gọi đó là bóc lột không vậy. Không có sữa bò, chắc ngài không đủ thông minh, sáng láng để mà thuyết ra bao nhiêu thứ cao siêu hay đẹp vậy đâu. Hãy xem điều ngược lại xảy ra. Ngài sinh ra trong một gia đình bần hàn, nghèo đói. Vì trong bụng đầy giun nên ngài xanh mét, tìm cái ăn mà ngày đêm nặng nghĩ. Làm gì ngài có tâm trí mà nghĩ đến cái khổ của thiên hạ, có chăng sẽ là những giọt nước mắt, rồi sau đó là vài cái lắc đầu chứ hơi đâu mà ngẫm cách đưa thế gian thoát bể khổ. Thân mình con lo chưa xong nữa là.
    Lại phải báo cáo cho ngài cồ đàm biết điều này. Ngài cần phải biết rằng, ngoài những cái khổ mà ngài đã tìm ra hoặc nhìn thấy, có một cái khổ rất tợn mà con người ngày nay cần phải đối phó nhưng ngài chắc không biết đâu. Đâu đó trên không trung kia, chẳng biết lúc nào sẽ có một tảng đá to bằng núi hoặc hơn rất nhiều sẽ đâm vào trái đất chúng ta đây. Điều đó sẽ rất hay nếu ngài nói đúng, nghĩa là niết bàn có thật, bằng như ngài ba xạo, có nguy cơ là tro của ngài trong các chùa xá lợi cũng mất tiêu luôn. Thật quá tội. Nhưng cũng may, một số quốc gia phương Tây (chắc là không tin ngài lắm) đang tìm cách để ngăn chặn thảm họa này. Hoặc nói gần đây thôi, sóng thần vừa lấy đi bao nhiêu sinh mạng con người ta (quê hương của ngài cũng mất mát to lớn lắm) chỉ vì không có hệ thống báo động. Cái này chỉ có Mỹ mới có thôi. Tuy nhiên, rất nhiều đệ tử ngu ngốc của ngài đang la ó, bảo họ là bóc lột, là bất công... Tôi cũng thật không hiểu nổi. Mong ngài chỉ giáo.
    Nói thật, tôi cũng chẳng cần phải đọc bao nhiêu kinh kệ của ngài để có thể bàn về cái gọi là Kinh tế học phật giáo. Khi xưa, ngài cũng đã hành xác trong bao năm trời để rồi cũng từ bỏ mà đi tìm con đường mới. Các đệ tử của ngài cũng ma lanh lắm mà, Anan Cadip cũng đâu thể để Đường Tăng lấy không mớ chân kinh của ngài được.
    Không hiểu sao Phật chẳng trải lời tôi được câu nào.
  9. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Bài trên kia là trích của hòa thượng Giải Hiền , không phải của Phật .
    Bạn cứ cười , nhưng trong thời sinh viên của tôi từng thấy người dân tộc , người khuyết tật , dĩ nhiên kể cả sư và tôi không nghĩ trình độ về kiến thức họ thua sinh viên bình thường . Dĩ nhiên "kinh tế học Phật giáo" thì không có rồi , nhưng cách sống để trở thành Phật - người đã giác ngộ , hoặc ít nhất cũng thành người tốt thì cũng nên lắm chứ.
    Tôi có đọc trong kinh , đại khái không chính xác : Phật trả lời cho người chăn dê về cách chăn dê và cũng cùng câu trả lời ấy Phật trả lời cho một nhà vua về cách trị dân .
    Khổng Tử ( nếu bạn đọc Sử Ký ) cũng có nói :
    - Này anh Tứ , anh cho ta học nhiều mà biết phải không ?
    Tử Cống trả lời : Vâng .
    - Không phải đâu , ta chỉ lấy một điều mà quán triệt tất cả .
    Đó là sự khác biệt giữa người thường và thánh nhân .
    " Muốn hạ bệ thánh nhân phải tầm thường hóa họ trước " . Tôi tự nhiên có cảm nghĩ như vâỵ thôi . Tôi cũng biết bạn chẳng có ác ý gì cả . Bạn không tin Phật nên nghĩ Phật cũng bình thường thôi . Thực sự Phật là người bình thường , là 1 người bình thường đã ngộ . Hy vọng bạn đọc thêm về Phật để hiểu thêm về sự giác ngộ . Đừng đọc với thành kiến là ta tìm sơ hở trong đó để đập . Như tôi trả lời từng đoạn như thế này cũng là có thành kiến , vì tôi phản bác lại ý kiến của bạn . Hic .
    Phật không trả lời vì Phật là Phật . Chỉ có tôi ngu mới post bài trả lời .
    Có 1 câu chuyện thế này :
    Một ngoại đạo đột nhiên theo chân Phật chửi bới inh ỏi , rống lên " Cù Đàm thua ta chưa ? " . Phật im lặng . Sau đó ngoại đạo mới hỏi tại sao ngài im , Phật đáp rằng " nếu một người đem lễ vật đến tặng người khác mà người khác không lấy thì lễ vật ấy sẽ về lại đâu ? " .
    Thú thật tôi cũng nghĩ im là hay hơn . Chào bạn.
    Được dreamweaver sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 10/01/2005
  10. qwertzy

    qwertzy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Đầu óc của tên nikken này chắc là đặc cán mai ! Từ trước đến nay trên TTVN chưa thấy kẻ nào bàn về đức Phật và đạo Phật một cách ngu si như thế.
    Tui khuyên anh: về nhà học thêm đi. Khi nào có đủ kiến thức rồi thì hẵng vô đây bàn, chứ tui thấy anh còn mũi xanh thò lò lắm. Còn bây giờ, tui xin biếu anh 1 sao làm bài học nhớ đời, từ nay về sau đừng múa rìu qua mắt thợ nữa nghe chưa !

Chia sẻ trang này