1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

vấn đề kinh tế trong các nhà chùa

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi kissing_in_the_rain, 06/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Cấm phật tử làm kinh tế thì cũng như không cho đảng viên làm giàu.
    Bác nikken khuyên các phật tử học kinh tế, thế em hỏi bác để làm gì ạ? Trước em cũng nghĩ như bác, nhưng mà họ cứng đầu lắm bác ạ, không chịu học đâu. Nắm kẻ có tóc chứ ai nắm kẻ trọc đầu phải không bác.
    Còn bác nikken mà có vài tuyệt chiêu kinh tế học thì cứ dạy em, em học cho.
  2. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Ở đâu? Ở đây chứ ở đâu?
    Dịch vụ nơi cửa Phật

    Đội lễ thuê cho khách không bị ?orê?, giá 50.000-100.000 đồng cho một buổi/mâm.
    Thị xã Bắc Ninh hiện ra và hoan hỉ đón chào khách trẩy hội với dãy hàng quán la liệt bày phía bên phải đường. Có đủ mọi thứ cho một cuộc hành hương: vàng mã, kim ngân, cây tài lộc, quà bánh... và không thiếu trên 30 tấm bảng ?onhận viết sớ chữ nho? bày tại mỗi quán. Bên trong, các thầy đồ ngồi ghểnh chân hút thuốc, uống trà...
    Ngồi sát lề đường, các bà lão ăn vận quê mùa huơ tay vẫy khách trong khi mắt nhắm tịt bởi gió, mưa. Từ đây vào đền Bà ở thôn Cô Mễ, xã Vũ Ninh dài chưa đầy 5km nhưng đội quân xe ôm trên 30 người từ trong đã chạy ra quần thảo, ?orê? khách. Cứ thấy xe biển số lạ, nhiều nhất là biển 29 (Hà Nội), người ngồi trên xe có vẻ đi lễ là họ xúm lại: ?oVào nhà em nhé!?, ?oNhà em trong đền, để em đưa vào!?.
    Đeo theo xe của Nam là một trung niên chạy xe máy, mặc áo mưa, bám dai như đỉa. Anh ?oáp tải? khách vào tận ?ophố ngân hàng địa phủ?, khu Thị Cầu ở sát đền. Con phố dài hơn 1 km ken đặc người, hàng quán, sầm uất hơn nhiều ngoài thị xã với trên 100 gian hàng bày ra ngồn ngộn cả hai bên.
    Nam buộc phải vào ?onhà hàng số 2?, có bảng đề Lưu Luyến chuyên phục vụ quý khách viết sớ, sắp lễ, thụ lộc, nghỉ trọ. Chưa đầy nửa giờ, hơn 30 tốp khách cũng lần lượt bị rê vào những ?onhà hàng? bên cạnh.
    Với ôtô vào đền, mỗi lần dừng xe là ?ođội quân? đàn bà con gái hơn chục người bu lại cửa xe ?omời? khách mua đồ, thuê đội lễ, khấn thuê. Bà chủ Lưu Luyến xởi lởi: ?oNgồi uống nước đi anh. Mua bao nhiêu để em soạn lễ?. Trong quán, một bà sư mặc áo nâu sồng đang viết sớ cho một vị khách. Ông chủ Lưu Luyến nhấc điện thoại bàn: ?oSang đi, có khách?.
    ?oThầy? của Nam là một trung niên để râu, đầu bóng mượt. Thầy vận comple, đồng hồ và nhẫn vàng đeo kín tay, móng tay sơn đỏ chót. Giọng thầy ẽo ọt: ?o2.000 đồng một sớ. Em khấn gì??. Thầy rút từ túi áo ra một xấp sớ đã in sẵn chữ Tàu và hỏi tên tuổi, địa chỉ của Nam rồi viết loằng ngoằng lên đó. Viết xong, thầy vơ tiền rồi vội vã đi quán khác.
    Bà chủ Lưu Luyến soạn cho Nam cái lễ 30.000 đồng theo yêu cầu nhưng tự nhân lên làm ba lần: ?oBa lễ 30.000 đồng là 90.000 đồng bày ở ba ban chính. Thêm mươi nghìn tiền kẹo phát cho nhà đền?. Nam ngậm ngùi nhận lễ lèo tèo với mấy thanh vàng mã, một xấp tiền âm phủ, ba cành tài lộc giá khoảng... 10.000 đồng. Bà chủ ?oxin? 100.000 đồng rồi kêu ôsin đội lễ đưa Nam vào đền.
    Đi hết phố là gặp... ngõ, lại hàng mã địa phủ bày tràn ra. Chi chít bảng biển đỏ chót mời khách. Mỗi quán một thầy. Có quán hai ba thầy. Họ bò rạp ra viết, mặt mũi suy tư, nhăn nhó. Con ngõ hẹp chừng 3m dẫn lên cổng đền bát nháo cảnh mời chào, giành giật. Đặt chân lên bậc tam cấp cửa đền, một đội quân đổi tiền lẻ quây lại.
    Theo Tuổi Trẻ, khách Hà Nội giàu, có người đổi 500.000-1 triệu đồng lấy loại tiền 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng mới, xấp lại từng thếp để tán lộc. Qua sân thượng tới nhà tiền tế, đội quân mời rút thẻ, quẻ, lá lộc tử vi lại tràn ra, cứ 10.000-20.000 đồng một lần rút, trong khi loa nhà đền văng vẳng yêu cầu khách không tham gia rút quẻ. Bảng biển nghiêm cấm bày khắp nơi.
    Trong khói hương nghi ngút và rầm rì tiếng khẩn cầu ở cung Đệ tam, Nam thành kính ngồi xuống trước gian thờ Tứ Phủ Công Đồng. Trên manh chiếu nhỏ, không biết từ lúc nào ba bà già ăn vận quê mùa đã ngồi sẵn, trước mặt là ba cái đĩa nhỏ, mỗi đĩa đặt hai đồng xu. Một bà nhìn ngước lên ban nhưng mắt nhắm tịt. Hai bà còn lại thì rôm rả buôn chuyện chợ búa ngày tết.
    Nam hỏi: ?oCó khấn hộ không??. Bà ngồi ngoài môi đen, răng đen, mắt lèm nhèm giật mình, hỏi vồ vập: ?oCó chứ, có chứ. Khấn thuê?. Nam thắc mắc: ?oCon không có sớ...?. Bà gạt phắt đi: ?oCần gì sớ, khấn kiểu gì chả được. Con cầu lộc hở. Đưa tiền cho bà...?. Khi hỏi về chuyện công xá thì bà tỉnh queo đáp: ?oTùy tâm năm, mười nghìn?.
    Đưa 10.000 đồng, bà già vơ vội rồi hỏi tên tuổi, địa chỉ kỹ càng và khấn: ?oƠ... ờ... ờ... Con lạy Tứ Phủ Công Đồng... Ơ... ờ... ờ... Hôm nay ngày... Thí chủ con là... Ơ... ờ... ờ... Tên gì nhỉ??. Bà khấn tiếp: ?oƠ... ờ... ờ... Thí chủ con là... Trú tại... Ơ... ờ... ờ... Trú đâu hở con??. ?o Ơ... ờ... ờ, trú tại Hà Nội... Ơ... ờ... ờ... Nếu được xin cho một âm một dương?.
    Bà già vơ lấy cái đĩa, ngửa hai đồng xu lên hai ngón tay tung vèo một cái. Được ngay một âm một dương. Bà chìa đĩa ra: ?oĐược nhé, xong rồi!?. Nam nhờ bà khấn xin năm nay lấy vợ. Bà quên ngay: ?oTên gì hở con, trú ở đâu?? nhưng không quên: ?oĐưa tiền nữa con ạ, một lần khấn một lần tiền!?...
    Sang cung Thượng thờ Tam tòa Thánh mẫu. Hơn chục bà khấn thuê lại bu vào, tay ai cũng cầm cái đĩa trên đặt hai đồng xu. Cung nào cũng có ?ođội quân? này. Nháo nhác, giành giật ngay trước chốn linh thiền.

    Một ?othầy đồ? viết sớ tại phố ?ongân hàng địa phủ?.
    Phố ?ongân hàng địa phủ? có trên 100 ?othầy đồ?. Các thầy ăn mặc tân thời (comple, giày tây, thậm chí cà vạt) hoặc ăn vận giả cổ (quần áo nâu, vấn khăn trên đầu). Vài thầy trung niên thì để râu, đeo kính, cố làm vẻ có chữ nghĩa, có học.
    Các thầy trẻ hơn, có người chưa đến 30, cũng để râu, sơn móng tay, nói chuyện một thầy, hai thầy nhưng toàn bàn làm ăn, chơi bời nhảy múa. Một thầy tên Hòa khoe: ?oChữ ta chữ Tàu anh viết được hết! Không như bọn trong đền, viết chữ loằng ngoằng, đọc phải nheo mắt, méo mồm. Người thường nhìn chẳng hiểu huống hồ người âm?.
    Theo thầy Hòa, ?obậc cao nhân? ở phố may lắm cũng thuộc mặt được trên dưới 100 chữ Tàu. Ai nhờ, cứ mang mấy chữ đó ra viết đi viết lại lòe thiên hạ. Để cho sang, chữ ta cũng phải thảo theo lối thư pháp, nghĩa là cũng loằng ngòa loằng ngoằng. Khâm phục ?okiến thức?, Nam xin thầy chữ ?onguyễn?.
    Thầy phết mực thật đậm, nhăn trán nghĩ ngợi một hồi rồi mắm môi mắm lợi phết lên khuôn giấy đỏ chót. Thầy bán chữ ?okỷ niệm em? giá 10.000 đồng. Nam tá hỏa bởi chữ ?onguyễn? thầy viết thành chữ... ?otướng?. Nam mang chữ thầy Hòa nhờ một thầy khác đọc hộ. Thầy này dáng người tròn lẳn, mặc áo bà ba nâu, để ria con kiến. Thầy nhăn mặt, ngẫm nghĩ một hồi rồi phán: ?oĐây là chữ... nhẫn? và không quên luôn mồm ?ochửi? các thầy khác.
  3. nikkken

    nikkken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Không có đâu, bây giờ, có khối sư đi học cái này, học cái kia. Để làm gì vậy? Mà xin lỗi, các sư đi học cũng phải đóng tiền học phí, không thì đến tết sư cũng đừng hòng vào lớp, chưa kể còn phải sắm một con dream, mua xăng, lại còn gởi xe nữa. Thời buổi này xăng lại mắc, các thầy mà không tính là chết ngay, vậy sư cũng là một nhà kinh tế học rồi đó chứ, dĩ nhiên là amature thôi chứ không được pro như tớ đâu, hehehe.
    Thật ra thì sư cũng cũng giỏi lắm, tớ cũng đã nói chuyện với một sư, cũng thích ra phết, dĩ nhiên không phải sư củ năng.
    Riêng về chuyện đảng viên làm giàu, mẹ kiếp, không bàn được. Chứ nếu bàn ra thì hay vô cùng.
    cậu lại còn muốn học kinh tế học nữa à, vậy thì tìm sách mà đọc là hay nhất, tớ nói hay thế nào cũng chả bằng sách được nhưng có thể giới thiệu vài câu thế này cậu xem có thích không. Chúng ta có thật sự hiểu được: thế nào là sự thịnh vượng? Bằng cách nào Nhật Bản chỉ trong vòng vài chục năm mà từ đống tro tàn trở thành cường quốc số 2 về kinh tế? Bằng cách nào các thị trường chứng khoán mang lại hiệu quả kinh tế? Hoặc một số các câu hỏi còn hay hơn như sau: Liệu các quốc gia đang phát triển có thu hẹp được khoảng cách với các quốc gia phát triển (có thể Việt Nam sẽ không bao giờ sang bằng được khoảng cách với Thái Lan chẳng hạn). Liệu con người ta có thể làm theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu?
    Nếu cậu là một người thích phiêu lưu, có câu hỏi này chắc cậu quan tâm: làm thế nào kiếm được tiền ở thị trường chứng khoán? Với nền kinh tế khá đặc trưng của Việt Nam, thị trường chứng khoán có những thuận lợi cũng như khó khăn gì? có béo bở không?
    Hoặc chỉ nói gọn thế này: Kinh tế là hoạt động trung tâm, là hoạt động căn bản, là hoạt động lớn nhất, mạnh nhất của bất kỳ một xã hội nào. Hiểu biết về nó, ta có thể nói rằng, ta hiểu biết về lịch sử, về con người, về thế giới. Nói nhỏ với cậu điều này, ngày xưa, tớ thi đậu cả bách khoa và kinh tế, nhưng tớ cóc học bách khoa mặc dù tớ biết, các nguyên lý vật lý cũng rất đẹp, nếu không muốn nói là đẹp tuyệt, đẹp vô vàn. Có điều nó chưa giúp ích được cho nước nhà nhiều bằng kinh tế học đâu.
  4. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho cuộc sống con người không ai phủ nhận cả tuy nhiên điều đáng bàn là chúng là làm kinh tế như thế nào ?

    Phật giáo chưa bao giờ phủ nhận vai trò của làm kinh tế tư nhân mà còn khuyến khích con người làm việc để vừa lo cho cuộc sống bản thân vừa đóng góp cho xã hội, phật giáo cũng không đưa ra cái gọi là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Phật giáo xem trọng làm theo năng lực hưởng theo năng lực đó là nhân quả.
    Khi nhìn nhận một vấn đề chúng ta nên nhìn nhận ở tầm tư tưởng trong cái tổng quát không thể lấy cái dặc thù quy cho cái chung.
    honghoavi
  5. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bác hay lắm bác nikkken ạ, em rất thích mấy cái gợi ý của bác. Em rất muốn biết xem làm thế nào Nhật Bản, một đất nước châu Á, lại trở thành cường quốc như vậy? Liệu VN mình có thể trở thành nước Nhật không nhỉ? Em cũng thích phiêu lưu lắm, kiếm tiền, mọi cách. Nhưng em không có học kinh tế. Nhiều lúc muốn tìm hiểu mà không biết nên bắt đầu từ đâu?
    Còn bác nói giúp ích cho nhà nước ạ, thế thì còn phải học chính trị nữa.
  6. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Tôi tạm xoá một số bài mà theo tôi là thông tin chưa đuợc kiểm định chính xác. Mong các bác thông cảm.

Chia sẻ trang này