1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề sinh học- Thắc mắc biết hỏi ai?

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ti9_037, 27/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Chờ daptuyetvongan lâu quá, thôi vào lượm ống E.coli của ConCay vậy.
    gửi longtoo: Vấn đề này bạn đúng 50% và sai 50%, tôi sẽ tóm tắt lại vấn đề này để bạn xem nhé:
    Phương pháp nhuộm Gram nằm trong nhóm phương pháp nhuộm phân biệt thuộc phương pháp nhuộm vi khuẩn chết. Phương pháp này do nhà vi khuẩn học Đan Mạch Hans Christian Joachim Gram (1853 - 1938) phát minh ra từ năm 1884. Nhờ phương pháp này có thể phân biệt vi khuẩn thành 2 nhóm lớn: vi khuẩn Gram dương (gram - positive) và vi khuẩn Gram âm (gram - negative).
    Phương pháp nhuộm:
    - Làm tiêu bản vết bôi vi khuẩn, cố định bằng ngọn lửa đèn cồn.
    - Nhuộm bằng dung dịch Crystal violet - 1 phút.
    - Rửa nước.
    - Nhuộm tiếp bằng dung dịch Lugol - 1 phút.
    - Rửa nước.
    - Phủ lên vết bôi dung dịch etanol 95% : axeton (1:1) - 1 phút.
    - Rửa nước.
    - Nhuộm tiếp bằng thuốc nhuộm mầu đỏ (safrarin hoặc Fuchsin Ziehl) - 30 đến 60 giây.
    - Rửa qua nước, để khô rồi soi kính.
    Kết quả::
    [​IMG]
    - Nhóm vi khuẩn Gram dương có đặc tính không bị dung môi hữu cơ tẩy phức chất mầu giữa Crystal violet và iốt (trong dung dịch Lugol). Kết quả bắt mầu tím.
    - Nhóm vi khuẩn Gram âm bị dung môi tẩy mầu thuốc nhuộm đầu, sẽ bắt mầu thuốc nhuộm bổ xung (đỏ vàng với safranin, đỏ tía với Fuchsin).
    Giải thích:
    Cấu tạo thành tế bào vi khuẩn G+ và G- rất khác nhau. Thứ nhất về tỷ lệ 1 số chất như peptidoglycan, teichoic acid, Lipoit, Protein...)
    Thứ 2, ở các vi khuẩn G-, lớp ngoài cùng của thành tế bào là 2 lớp lipopolysaccharide có đan xen các phân tử Protein.
    [​IMG]
    Còn ở vi khuẩn G+, lớp ngoài cùng của thành tế bào là peptidoglycan.
    Trong quá trình nhuộm Gram, vi khuẩn trước hết được xử lý với Crystal violet và iốt. Kết quả có sự tạo thành phức chất Crystal violet - iốt bên trong tế bào. Khi vi khuẩn G- bị tẩy cồn, lipit của lớp màng ngoài bị hoà tan làm tăng tính thấm của màng dẫn đến sự rửa trôi phức chất Crystal violet - iốt và làm vi khuẩn mất mầu. Khi nhuộm bổ xung, chúng sẽ bắt mầu với thuốc nhuộm này. Ở vi khuẩn G+, cồn làm cho các lỗ trong peptidoglican co lại do đó phức chất Crystal violet - iốt bị giữ lại trong tế bào.
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa

    Được LG sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 13/06/2003
  2. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Chờ daptuyetvongan lâu quá, thôi vào lượm ống E.coli của ConCay vậy.
    gửi longtoo: Vấn đề này bạn đúng 50% và sai 50%, tôi sẽ tóm tắt lại vấn đề này để bạn xem nhé:
    Phương pháp nhuộm Gram nằm trong nhóm phương pháp nhuộm phân biệt thuộc phương pháp nhuộm vi khuẩn chết. Phương pháp này do nhà vi khuẩn học Đan Mạch Hans Christian Joachim Gram (1853 - 1938) phát minh ra từ năm 1884. Nhờ phương pháp này có thể phân biệt vi khuẩn thành 2 nhóm lớn: vi khuẩn Gram dương (gram - positive) và vi khuẩn Gram âm (gram - negative).
    Phương pháp nhuộm:
    - Làm tiêu bản vết bôi vi khuẩn, cố định bằng ngọn lửa đèn cồn.
    - Nhuộm bằng dung dịch Crystal violet - 1 phút.
    - Rửa nước.
    - Nhuộm tiếp bằng dung dịch Lugol - 1 phút.
    - Rửa nước.
    - Phủ lên vết bôi dung dịch etanol 95% : axeton (1:1) - 1 phút.
    - Rửa nước.
    - Nhuộm tiếp bằng thuốc nhuộm mầu đỏ (safrarin hoặc Fuchsin Ziehl) - 30 đến 60 giây.
    - Rửa qua nước, để khô rồi soi kính.
    Kết quả::
    [​IMG]
    - Nhóm vi khuẩn Gram dương có đặc tính không bị dung môi hữu cơ tẩy phức chất mầu giữa Crystal violet và iốt (trong dung dịch Lugol). Kết quả bắt mầu tím.
    - Nhóm vi khuẩn Gram âm bị dung môi tẩy mầu thuốc nhuộm đầu, sẽ bắt mầu thuốc nhuộm bổ xung (đỏ vàng với safranin, đỏ tía với Fuchsin).
    Giải thích:
    Cấu tạo thành tế bào vi khuẩn G+ và G- rất khác nhau. Thứ nhất về tỷ lệ 1 số chất như peptidoglycan, teichoic acid, Lipoit, Protein...)
    Thứ 2, ở các vi khuẩn G-, lớp ngoài cùng của thành tế bào là 2 lớp lipopolysaccharide có đan xen các phân tử Protein.
    [​IMG]
    Còn ở vi khuẩn G+, lớp ngoài cùng của thành tế bào là peptidoglycan.
    Trong quá trình nhuộm Gram, vi khuẩn trước hết được xử lý với Crystal violet và iốt. Kết quả có sự tạo thành phức chất Crystal violet - iốt bên trong tế bào. Khi vi khuẩn G- bị tẩy cồn, lipit của lớp màng ngoài bị hoà tan làm tăng tính thấm của màng dẫn đến sự rửa trôi phức chất Crystal violet - iốt và làm vi khuẩn mất mầu. Khi nhuộm bổ xung, chúng sẽ bắt mầu với thuốc nhuộm này. Ở vi khuẩn G+, cồn làm cho các lỗ trong peptidoglican co lại do đó phức chất Crystal violet - iốt bị giữ lại trong tế bào.
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa

    Được LG sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 13/06/2003
  3. Vo_niem

    Vo_niem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    6
    Vấn đề sinh học- Thắc mắc biết hỏi ai?

    Các bạn thân mến, nơi đây sẽ là nơi các bạn được giải thích về những vấn đề mình thắc mắc. Khoa học thì rộng lớn, thắc mắc thì mênh mông.
    Đôi khi những thắc mắc của bạn không được giải đáp thoả đáng. Nhưng chúng tôi sẽ làm hết sức để bạn có thể hài lòng.
  4. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    tôi có một thắc mắc nhỏ như thế này, mà đã lâu tôi vẫn chưa có điều kiện tìm câu trả lời.
    Theo lý thuyết tiến hóa thì cá mập thuộc lớp cá sụn (tôi quên tên latinh rồi, nhớ tên Việt thôi) có mặt trước lớp cá xương. Nhưng thức ăn của cá mập lại là bọn cá xương. Vậy xin hỏi trước khi bọn cá xương xuất hiện thì bọn cá mập, cá nhám ... ăn cái gì??? và tại sao chúng lại chọn cá xương làm thức ăn khoái khẩu.
    Có ông bà cô bác anh chị nào giúp tôi giải đáp không??
    Concay
  5. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    tôi có một thắc mắc nhỏ như thế này, mà đã lâu tôi vẫn chưa có điều kiện tìm câu trả lời.
    Theo lý thuyết tiến hóa thì cá mập thuộc lớp cá sụn (tôi quên tên latinh rồi, nhớ tên Việt thôi) có mặt trước lớp cá xương. Nhưng thức ăn của cá mập lại là bọn cá xương. Vậy xin hỏi trước khi bọn cá xương xuất hiện thì bọn cá mập, cá nhám ... ăn cái gì??? và tại sao chúng lại chọn cá xương làm thức ăn khoái khẩu.
    Có ông bà cô bác anh chị nào giúp tôi giải đáp không??
    Concay
  6. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    đây là một vấn mà mình đã thắt mắc lâu rùi , thật ra mình cũng định hình là như vậy nhưng chẳng bít nên hiểu như thế nào cho hợp lẽ, cám ơn bạn đã giải thích cụ thể.
    hì hì hì? mình hỏi nha? bạn là mod hay admin?
    nếu chưa là gì , mình bầu bạn là mod đấy? voive 5 *
    nhất quyết không cho làm anh.
  7. thaonguyensm

    thaonguyensm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    1.792
    Đã được thích:
    0
    đây là một vấn mà mình đã thắt mắc lâu rùi , thật ra mình cũng định hình là như vậy nhưng chẳng bít nên hiểu như thế nào cho hợp lẽ, cám ơn bạn đã giải thích cụ thể.
    hì hì hì? mình hỏi nha? bạn là mod hay admin?
    nếu chưa là gì , mình bầu bạn là mod đấy? voive 5 *
    nhất quyết không cho làm anh.
  8. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi cá mập hiện đại và cá mập cổ xưa đều thuộc lớp cá sụn nhưng có rất nhiều đặc điểm khác nhau trong đó có cả vấn đề thức ăn. Cá mập cổ xưa khi chưa có cá xương còn có rất nhiều thứ để ăn chứ, ví dụ như bọn không xương sống và các động vật bậc thấp khác. Chắc chắn là chúng phải ăn thôi, nếu không thì... chết. Còn cá xương hiện tại là thức ăn khoái khẩu nhất chắc là do tiến hoá sau này, chọn được thức ăn phù hợp nhất cho sự tồn tại của chúng.
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  9. LG

    LG Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/04/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi cá mập hiện đại và cá mập cổ xưa đều thuộc lớp cá sụn nhưng có rất nhiều đặc điểm khác nhau trong đó có cả vấn đề thức ăn. Cá mập cổ xưa khi chưa có cá xương còn có rất nhiều thứ để ăn chứ, ví dụ như bọn không xương sống và các động vật bậc thấp khác. Chắc chắn là chúng phải ăn thôi, nếu không thì... chết. Còn cá xương hiện tại là thức ăn khoái khẩu nhất chắc là do tiến hoá sau này, chọn được thức ăn phù hợp nhất cho sự tồn tại của chúng.
    Hà Nội - Sài Gòn đường dài như nỗi nhớ
    ai gọi tên em tha thiết mấy cho vừa
  10. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Không, tôi không nghĩ là động vật không xương sống, nếu ăn động vật không xương sống thì cá mập cổ đại không cần tới hàm răng sắc như vậy (ngày nay vẫn còn nhiều chiếc răng hoá thạch của loài cá mập khổng lồ cổ đại được tìm thấy). Chắc có lẽ thức ăn của chúng là các loài bò sát dạng cá sống ở đại dương cổ đại. Có lẽ như thế đúng hơn, chứ nếu tôi là những con cá mập khổng lồ cổ đại, có hàm răng rõ ràng dùng cho mục đích ăn thịt và tấn công con mồi lớn thì chắc tôi nhất định không chịu ăn bọn thân mềm, giáp xác hay giun nhỏ đâu, thà nhịn đói còn hơn.
    Odonata

Chia sẻ trang này