1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề sửa đổi Luật và công tác lập pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi meoluoi21311, 23/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meoluoi21311

    meoluoi21311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2003
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề sửa đổi Luật và công tác lập pháp

    Nè mọi người ơi ,Luật của mình cứ thay đổi xoành xoạch ,mà thực ra thì tôi thắc mắc những vấn đề được đem ra xem xét sửa đổi đó ,thì mỗi dự án sửa đổi Luật đều do Ban soạn thảo của Bộ chuyên ngành soạn ra .Sau đó đem trình Quốc Hội ,và các Đại Biểu Qh cho ý kiến phải không? Và sau đó thì Qh thông qua ..
    Vậy vấn đề chuyên trách ,vấn đề chuyên môn được thể hiện ở chỗ nào? Và đâu là bảo đảm cho tính khả thi của dự án sửa đổi ?
    Em thấy cái nè mờ mịt quá ,ai rõ thì chỉ bảo em với!


    meoluoi

    Được Terminator3 sửa chữa / chuyển vào 16:31 ngày 06/08/2003
  2. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em cũng mờ mịt luôn , cho em thắc mắc thêm nếu luật không phù hợp với thực tế, bị dư luận lên án thì ai chịu trách nhiệm và chiệu trách nhiệm như thế nào
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  3. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Có một số vấn đề cần trao đổi:
    So với các nước tư bản, họ có nền tảng pháp lý cả trăm năm (khi nói đến luật là phải nói đến khởi nguồn của nó là chủ nghĩa tư bản). - Không chấp cái luật Phong kiến.
    Và do đó, họ có sự ổn định của họ. Một số ngườinói rằng Hiến pháp Mỹ sao qua hơn 200 năm vẫn ổn định. Tôi nghĩ mọi người nhầm, vì HP Mỹ rất đơn giản, chỉ quy định những vấn đề tối quan trọng, và tính đến nay đã có hơn 200 tu chính hiến pháp rồi.
    Từ đó cho thấy cái sự thay đổi luật ở ta cũng là lẽ đương nhiên, đi tìm sự ổn định trong khi điều kiện kinh tế,xã hội thay đổi quá nhanh (có thể thấy các mốc 1986-1992-và hiện nay). Một lý do nữa là trong thời gian qua (trước năm 1997) chúng ta làm luật còn chưa chuyên nghiệp lắm.
    NÓi về hiện tại nhé. Quy trình làm luật đã có thay đổi.Chia làm hai loại luật:
    - Những Luật đơn giản (ví dụ như chỉ sử vài điều - các Luật thuế sửa đổi vừa thông qua) thì Chính phủ trình Qh xem xét, thông qua luôn trong 1 kỳ họp.
    _- Những Luật phức tạp hơn (Luật Tố tung hình, luật đất đai ...) thì qua hai bước: bước 1, CP trình Qh cho ý kiến. Bước 2 (tại kỳ họp QH sau), Uỷ ban thường vụ QH sẽ trình QH sau khi chỉnh lý ở bước một.
    Và hiện nay, Qh có gần 25% đại biểu chuyên trách, do đó, để phát huy vai trò chuyên trách, trước mỗi kỳ họp QH, UBTVQH đều triệu tập họp DB chuyên trách để cho ý kiến trước về các luật sẽ trình ra QH, từ đó, ban soạn thảo (CP) sửa chữa để có một bản dự thảo chất lượng trình trước QH.
    Vì Luật do Ban soạn thảo của CP (thực chất là các bộ, ví dụ luật đất đai do Bộ Tài nguyên trình) trình nên thường thiên về bảo vệ lợi ích của Bộ mình. Do đó, tại lần thứ hai, UBTVQH là người trình.
    Dó là quy trình làm luật mới hiện nay.
    Luật mà không phù hợp thì sửa, QH là lớn nhất rồi. Đây là vấn đề hơi hướng chút chút tới chính trị, nên miễn thảo luận ai là người chịu trách nhiệm
    Thân mến
  4. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Nếu nói thế thì cũng không ổn lắm, bởi vì pháp luật xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện nhà nước. Và là một công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, bảo vệ giai cấp thống trị. Nếu bạn phủ nhận hoàn toàn pháp luật phong kiến thì hơi cực đoan quá. Thực ra từ khi CMTS thành công thì lĩnh vực pháp luật cũng như phân chia quyền lực phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên cũng phải dựa trên những nền tảng của pháp luật phong kiến. Chỉ xin đơn cử một trường hợp thôi: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LA MÃ - đây là hệ thống pháp luật phong kiến đấy chứ. Nhưng thực sự rất văn minh và tiến bộ mà ngày nay còn không ít các nước vẫn còn phải áp dụng y nguyên những điều luật của hệ thống pháp luật LA MÃ - (Đã có từ trước công nguyên và hàng ngàn năm phát triển).
    Có nhiều cách phân loại hiến pháp, cũng như cách nhìn nhận khác nhau về hiệu lực của Hiến pháp.
    Có một cách phân loại người ta chia Hiến pháp ra làm hai loại, loại hiến pháp nhu tính và hiến pháp cương tính. Hiến pháp nhu tính là loại hiến pháp mà có thể dễ dàng sửa đổi theo một trình tự thủ tục quy định ngay trong đạo luật hiến pháp đó (trong đó có VN). Loại thứ hai là loại HP cương tính, là loại hiến pháp rất khó để sửa đổi nó.
    Một đặc điểm chung của HP cương tính thường là những hiến pháp rất ngắn và có phạm vi điều chỉnh không rộng nên không cần phải sửa đổi. Chủ yếu mang tính chất tuyên ngôn. (HP Mỹ, HP Thuỵ sỹ...)
    Từ phạm vi điều chỉnh của HP cũng xuất hiện những lập luận rằng - một hiến pháp có hiệu lực tuyệt đối là một HP có phạm vi điều chỉnh hẹp. Càng có phạm vi điều chỉnh hẹp thì HP càng có hiệu lực cao và bền vững. Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác về phạm vi điều chỉnh của HP nên rộng hay hẹp. Cái này vẫn còn đang tranh cãi rất nhiều trên bàn làm việc của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về HP.
    Nói đến sự thay đổi luật - đó là điều đương nhiên và không thể không làm trong tình hình kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Tớ nghĩ đây là điều tất yếu. Chúng ta đang trên con đường xây dựng nhà nước pháp quyền --> lại vừa chuyển đổ cơ cấu kinh tế, hoàn thiện pháp luật đồng nghĩa với việc phải chấp nhận các quy định pháp lý phải bị sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn biến đổi từng ngày. Qua đó công tác lập pháp mới có thể chuyên nghiệp dần dần. Có phải ai mới đẻ ra đã biết chạy ngay đâu? Phải không?
    Chúng ta không có luật nào gọi là Luật đơn giản, cũng không có luật nào gọi là Luật phức tạp. Có thể bạn không phải được đào tạo qua ngành luật chính thống, song có thể chia sẻ với bạn như sau: Luật của chúng ta có nhiều cách phân loại, song có thể phân theo Luật nội dung, Luật hình thức. (luật nội dung là luật quy định chi tiết, còn luật hình thức là luật nhằm bảo vệ luật nội dung, quy định trình tự thủ tục để bảo đảm cho luật nội dung được thực hiện đúng đắn, nghiêm minh.). VD: Luật TTHS là luật hình thức, quy định cách thức trình tự thủ tục thực hiện Luật nội dung là Luật hình sự.
    Các luật sửa đổi bổ sung mà bạn nói đến có thể gọi là Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật...... Do chỉ sửa đổi bổ sung nên thời gian thông qua dài hay ngắn tuỳ thuộc vào sửa đổi nhiều, ít hay thay đổi toàn bộ nội dung của các Luật...
    --------------------------------------------
    Tạm bàn với bạn chút ít về vấn đề này. Mong tham gia nhiều hơn. Sự tham gia tích cực của bạn sẽ giúp nhiều người khác Ngứa Lưỡi --> Box Sẽ ngày càng phát triển.
    Hân hạnh được làm quen. Tớ cũng hay ngứa lưỡi lắm, cũng định đăng ký nick là ngứa lưỡi những lại có người dùng rồi. Nên thôi. Thế nhé.BB
  5. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    NF thân mến, có 3 vấn đề cần trao đổi lại:
    1. Khi đề cập đến sự thay đổi của pháp luật chúng ta thường xuyên, tôi có lấy mốc là Pháp luật tư sản, tại sao vậy mà không lấy mốc là Pháp luật Phong kiến. có mấy lý do sau:
    - Mặc dù luật La Mã có sự tiến bộ , nhưng phải nhìn vào hoàn cảnh ra đời, thứ nữa là luật này rất đơn giản, và cuối cùng là có bao nhiêu tư tưởng của luật La mã được truyền tải vào Pháp Luật Phong kiến. Không thể phủ nhận được luật La Mã.
    - Tại sao lại lấy mốc là Pháp luật tư sản, vì đó là lần đầu tiên có khái niệm PHÁP QUYỀN, có thể pháp quyền tư sản khác xã hội chủ nghĩa, nhưng phải đến khi Pháp luật tư sản ra đời, mới có khái niệm Pháp quyền (xem lại để biết ý nghĩa của pháp quyền).
    Chính vì vậy, mặc dù pháp luật của bất kỳ một quốc gia nào đều có sự kế thừa, nhưng không thể lấy pháp luật phong kiến làm mốc để đánh giá pháp luật hiện nay được, đánh giá ý thức pháp luật của người dân được, đánh giá sự ổn định của hệ thống pháp luật được.
    Các nước tư bản ra đời từ lâu, cùng với sự ra đời của NN là Pháp Luật tư sản, có những nước có tới hơn 1500 luật, và chúng ta mới có chừng giữa 100-200 luật. Nói vui, và với tốc độ như hiện nay 20 luật một năm (đã rất nhanh so với trước) thì 50 năm nữa chúng ta mới có chừng 1000 luật. (tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nên tôi mới nói vui là vậy).
    2. Tại sao tôi lấy Hiến pháp Mỹ làm ví dụ. Bởi vì có một số người còn lầm tưởng khi so sánh rằng Hiến pháp Mỹ hơn 200 năm không phải sửa, trong khi ta mới từ 1946 đến nay đã có 4 bản HP là một lần sửa đổi, bổ sung. tôi lấy nó ra để chứng minh với mọi người rằng không phải Pháp luật các nước THỰC SỰ ổn định mà nó thường xuyên được tu chỉnh nho nhỏ. Mục đích là vậy, chứ không có ý gì khác.
    3. Bạn có lẽ hiểu sai từ đơn giản và phức tạp tôi dùng. Nó không phải là một thuật ngứ pháp lý, điều đó là đúng, tuy nhiên, từ những thuật ngữ tôi dùng, bạn dẫn chứng ra Luật nội dung và Luật Hình thức, đó là sai ý của tôi.
    Tôi đang nói về quy trình làm luật, do đó, sự "đơn giản" là trong quy trình làm luật. Ví dụ, kỳ họp QH vừa qua, QH đã thông qua (mà không cần cho ý kiến từ kỳ họp trước) 4 luật sửa đổi bổ sung. Những Luật Sửa đổi, bổ sung này có một số ít điều, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa 7 điều, Luật thuế giá trị gia tăng sửa 7 điều, và nội dung những điều sửa đổi này không quá nhiều, không nhất thiết phải trình ra QH hai lần.
    Trong khi đó, Luật Bầu cử DBHDND, Luật Tổ chức HDND và UBND, Luật Tố tụng hình sự, Luật đất đai ... là những luật có nội dung sửa đổi nhiều, thậm chí rất nhiều, có nhiều ý kiến khác nhau, do đó, tính chất phức tạp (khi thông qua luật) sẽ tăng lên, không thể làm "rút gọn" được. Vì vậy, cần lấy ý kiến trước để có thời gian hoàn thiện một bước, sau đó mới trình ra trước QH để xem xét, thông qua.
    Đây là nghĩa của hai từ "phức tạp" và "đơn giản". Còn việc Luật nội dung hay Luật hình thức, nếu sửa đổi mang tính căn bản, với nhiều nội dung thì vẫn phải qua hai bước như thường.
    Về quy trình làm luật, có thể xem trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
    Thân mến.
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  6. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Bạn Ngualuoi hiểu rất rõ về quy trình làm luật của Việt nam. Bạn làm ở VPQH đúng không?
    Về công tác lập pháp nói chung và xây dựng 1 văn bản quy phạm pháp luật nói riêng, tôi chỉ bàn một số điểm theo kinh nghiệm thực tế và những điều đã học hỏi được như sau:
    I. Công tác lập pháp cũng cần phải được xem là một thứ "công nghệ". Rất tiếc, ở Việt nam ta chưa có, hay nói đúng hơn chúng ta chưa chú ý đến thứ công nghệ này. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ quy định những vấn đề về thủ tục- chưa quy định "công nghệ" làm luật. Chính vì vậy, sản phẩm lập pháp của cơ quan lập pháp luôn luôn là những sản phẩm dở dang- chưa hoàn chỉnh, phải mượn tay các văn bản của cơ quan hành pháp mới đi vào thực tiễn được. Hiện thực này vô hình trung đã tạo điều kiện cho nhánh hành pháp vừa đá bóng vừa thổi còi, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản hướng dẫn và luật là đương nhiên.
    II. Vậy "công nghệ" đó là gì?- Để trả lời câu hỏi này, tôi và các bạn có thừa đất để làm Phd ở bất kỳ đại học nào. Do vậy, tôi chỉ xin đưa ra một trình tự tham khảo về 1 công nghệ xây dựng luật gồm 4 bước như sau:
    1. Sáng kiến luật
    2. Xây dựng Concept Paper (tôi không tìm được từ tiếng Việt tương đương- có thể hiểu là "tài liệu cơ sở lý thuyết" được chăng?) cho dự án luật
    3. Soạn thảo dự thảo luật
    4. Chỉnh sửa và thông qua
    III. Cá nhân tôi cũng thường quan tâm đến quá trình soạn thảo các dự án luật tại quốc hội, và yếu điểm chung mà tôi nhận thấy trong các quá trình này là: Ban soạn thảo gần như không mấy quan tâm đến việc soạn thảo Concept Paper cho ra đầu ra đũa.
    IV. Giải thích thì dài và rối rắm, nhưng có thể hiểu nôm na về "Concept Paper" như là một bức ảnh chụp các quan hệ xã hội do đạo luật sẽ được dự thảo điều chỉnh, bức ảnh này sẽ bao gồm các định nghĩa, khái niệm, tính chất.... mô tả cacsắc màu, hình dáng của những quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh. Trên cơ sở đó, các thành viên ban soạn thảo, các ông nghị..vv sẽ có được một cách nhìn thống nhất (tương đối) về các quan hệ xã hội được điều chỉnh và định hướng điều chỉnh.
    V. Vì không quan tâm đến các Concept Paper, hệ quả tất yếu là mỗi người sẽ hiểu vấn đề theo 1 cách. Nhiều khi xem truyền hình thấy gờn gợn, các vị đại biểu góp ý xây dựng dự án luật trên hội trường có gì đó giống như ..... xem voi.
    VI. Nếu đã học các môn tự nhiên, chắc các bạn biết một định lý cần được xay dựng trên các tiền đề, các kết quả thí nghiệm nhất định- xây dựng luật cũng vậy; vấn đề quan trọng nhất là cần phải có được các "tiền đề" cần thiết, còn chuyện câu chữ trong luật như thế nào- dễ thôi!
  7. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác LVHa, thì tôi cũng chỉ là một người quan tâm đến QH cũng như công tác lập pháp mà thôi, thì cũng là ngứa nghề mà.
    Sẽ trao đổi với bác và mọi người sau, tuy nhiên, một dự thảo luật trình ra trước QH thì thông thường gồm các tài liệu sau:
    1. Tờ trình của CP hoăc cơ quan trình như TANDTC, VKSNDTC ... (tất nhiên kèm dự thảo, với bản có so sánh luật hiện hành và dự thảo sửa đổi)
    2. Thẩm tra của Hội đồng dân tộc hoặc các Ủy ban của QH. Ví dụ như luật về thuế, hay Luật Doanh nghiệp, HTX thì Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH sẽ thẩm tra, luật về y, dược thì Ủy ban các vấn đề xã hội sẽ thẩm tra ...
    3. Các tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, phần này cũng tùy thuộc vào từng Ban soạn thảo, tùy từng luật mà tài liệu tham khảo có khác nhau.
    Việc có cái Concept Paper mà như bác giải thích thì hình như là không có trong tài liệu trình ra thì phải,hoặc nếu có thì cũng ít. Ví dụ như cái tài liệu tổng kết 10 năm thực hiện luật A dùng để tham khảo sửa luật A, có phải là cái bác định nói tới?
    Cuối bài viết, bác có đề cập đến câu chữ của luật. Hiện nay, việc sửa câu chữ (còn gọi vui là sửa chính tả cho Luật) đã hầu như không còn nữa, các ĐB tập trung vào nội dung nhiều hơn (ấy không phủ nhận việc câu chữ quyết định nội dung nhé, nhưng bác hiểu giùm là câu chữ: rằng thì là mà thôi).
    Thân mến
    Khi tôi sinh ra, mọi người cười, riêng tôi khóc
    Sống làm sao khi tôi chết đi, mọi người khóc, riêng tôi cười
  8. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    479
    Đã được thích:
    0
    Xin được trao đổi thêm về công tác lập pháp như sau:
    1. Trong công việc hàng ngày, đôi khi tôi cũng tham gia soạn thảo những văn bản có tính chất điều lệ- quy chế hoặc những nghiên cứu về chính sách cho khách hàng. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, vai trò của Concept Paper là rất quan trọng, có tính xương sống trong quá trình xây dựng những văn bản thuộc loại này cho dù Concept Paper chỉ là một sản phẩm trung gian.
    2. Về mặt lý thuyết, Concept Paper sẽ cung cấp cho và thống nhất với các bên hữu quan những khái niệm căn bản và các ý tưởng chủ đạo của nhóm soạn thảo về sản phẩm cuối cùng.
    Tư tưởng này vẫn thường được các nước phát triển áp dụng trong công tác lập pháp. Tôi cho rằng phương pháp xây dựng luật theo 4 bước nêu trên cũng rất hữu ích và sẽ góp phần nâng cao trình độ lập pháp nếu như được áp dụng tại VN.
    3. Tôi lấy ví dụ: QH đang lấy ý kiến về sửa đổi BLTTHS- trong đó vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và giới luật sư là: Liệu luật sư có thể và có quyền được tham gia các hoạt động điều tra HS trong giai đoạn điều tra hay không?
    Sẽ không có những tranh cãi này, nếu Ban soạn thảo luật công bố trước 1 tài liệu dạng Concept Paper trong đó nêu rõ nguyên tắc địa vị pháp lý của bên bị (bị can- luật sư) và bên nguyên (cơ quan công tố- điều tra) là ngang bằng trước toà và trước pháp luật. Nếu thống nhất 1 quan điểm cơ bản như vậy- thì đương nhiên sẽ không thể nào phủ nhận quyền tham gia của luật sư trong các hoạt động điều tra.
  9. No-fear

    No-fear Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/11/2001
    Bài viết:
    2.120
    Đã được thích:
    0
    Tớ xin phép trao đổi với Ngứa lưỡi một chút:
    Đấy là cậu hiểu sai ý tớ rồi, vấn đề không phải là chứng minh pháp luật PK hay pháp luật TS tiến bộ hơn để so sánh với pháp luật hiện nay. Thiết nghĩ, tất cả mọi so sánh đều khập khiễng. Pháp luật cũng vậy, luôn luôn có tính kế thừa trong từng giai đoạn phát triển.
    Thứ nhất, nếu cậu nói luật La Mã là một thứ luật đơn giản thì e rằng chưa chính xác lắm. Luật La Mã cổ đại có giá trị như một tri thức chúng của nhân loại về cấu trúc lập pháp cũng như trình độ lập pháp. Nhìn chung Luật La Mã cổ đại được phân ra làm hai nhóm gồm các quy định về công pháp (ius pblicum) và nhóm những quy phạm về tư pháp (ius privatium). Trong đó bao gồm rất nhiều chế định khác nhau và khá phức tạp chứ không hề đơn giản.
    Thứ hai, nếu nói khái niệm pháp quyền lần đầu tiên xuất hiện ở mốc pháp luật tư sản cũng không chính xác. La Mã là cái nôi sinh ra nhiều học giả uyên bác về triết học, văn học nghệ thuật. Ở La Mã cổ đại, cũng đã có những giá trị tư tưởng liên quan đến nhà nước và pháp quyền được tích luỹ trong điều kiện phát triển cao, đại diện là các học giả như Xi - Xê - Rôn (106 - 43 TCN) và Po - ly - bi (201 - 120 TCN) đều là người La Mã. Họ đại diện cho chế độ La Mã coi nhà nước La Mã là một cộng đồng pháp lý và là nhà nước của dân. Quan điểm của hai ông là tán thành hình thức nhà nước hỗn hợp, kết hợp các giá trị của các chế độ quân chủ, quý tộc và cộng hoà nhằm hạn chế sự tiếm quyền và thoái hoá quyền lực. Đây cũng là một trong những tư tưởng manh nha của học thuyết Nhà nước pháp quyền sau này ở Pháp luật tư sản. Hay nói cách khác cũng được coi là gốc rễ của vấn đề này. Có khác chăng chỉ khác ở chỗ đến Pháp luật tư sản thì Nhà nước pháp quyền đã tích luỹ và kế thừa được rất nhiều giá trị --> xuất hiện học thuyết nhà nước pháp quyền mà thôi.
  10. ngualuoi

    ngualuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    - Thứ nhất, tôi so sánh hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (tính từ 1945 đến nay) với hệ thống pháp luật của các nước tư bản (tính từ khi nó ra đời đến nay) để so sánh tính ổn của hệ thống pháp luật.
    - Luật La mã tồn tại từ rất lâu, do đó, nó không tồn tại trong ý thức pháp luật của công dân, ngoài ra, tính KẾ THỪA của nó bị NGẮT QUÃNG ra, vì vậy không thể lấy nó làm tiêu chí đầu tiên khi so sánh.
    - Các nước tư bản họ có hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, đã được chỉnh sửa nhiều lần --> hiện nay họ ít sửa đổi và nếu có là sửa đổi nho nhỏ. các mối quan hệ trong xã hội cần điều chỉnh bằng luật cũng có sự ổn định tương đối. So sánh với Pháp luật VN, ở chỗ đó để trao đổi với Mèo lười về câu: Luật của mình cứ thay đổi xoành xoạch. (câu này có vẻ là một câu trách móc các nhà làm luật) tôi chỉ muốn "bảo vệ" họ thôi mà.
    Được ngualuoi sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 07/08/2003

Chia sẻ trang này