1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề sửa đổi Luật và công tác lập pháp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi meoluoi21311, 23/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Anh ngứa lưỡi cho em hỏi một chút:
    1. Lần đầu tiên em nghe đến thuật ngữ ''''Pháp quyền''''. Em chỉ nghe đến thuật ngữ ''''Nhà nước pháp quyền'''' thôi. Tiếng Anh là The Rule Of Law. Còn tiếng Pháp là gì thì em quên rồi.
    2. Vậy anh có thể giải thích giúp em Pháp quyền là gì không ạ? Và tiếng Anh là gì không ạ?
    3. Nếu ý anh là Nhà nước pháp quyền thì đúng như anh NF nói, nó xuất hiện từ thời cổ đại. Tài liệu về Nhà nước pháp quyền em sẽ post lên đây sau (nếu mọi người quan tâm). Nhưng đúng là đến khi Xuất hiện nhà nước tư sản thì nó mới trở thành một học thuyết. Về tài liệu thì em có một cuốn nhỏ nhỏ nói về vấn đề này bằng tiếng Anh (hình như có cả bản dịch tiếng Việt - về em xem lại).
    Có vài lời như vậy. Mong anh giúp đỡ.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_246KHOA HỌC PHÁP LÝ
    Gửi Miền Bắc lòng Miền Nam chung thuỷ
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Tôi mới nhập cuộc nên rà lại những đề tài này để mở mang kiến thức nhưng search mãi cũng không ra 200 tu chính hiến pháp của Mỹ .
    Tất cả chỉ có 27 amendments trong suốt hơn 200 năm như dưới đây :
    ==============
    Amendments
    Amendment I [Religion, Speech, Press, Assembly, Petition (1791)]
    Amendment II [Right to Bear Arms (1791)]
    Amendment III [Quartering of Troops (1791)]
    Amendment IV [Search and Seizure (1791)]
    Amendment V [Grand Jury, Double Jeopardy, Self-Incrimination, Due Process (1791)]
    Amendment VI [Criminal Prosecutions - Jury Trial, Right to Confront and to Counsel (1791)]
    Amendment VII [Common Law Suits - Jury Trial (1791)]
    Amendment VIII [Excess Bail or Fines, Cruel and Unusual Punishment (1791)]
    Amendment IX [Non-Enumerated Rights (1791)]
    Amendment X [Rights Reserved to States (1791)]
    Amendment XI [Suits Against a State (1795)]
    Amendment XII [Election of President and Vice-President (1804)]
    Amendment XIII [Abolition of Slavery (1865)]
    Amendment XIV [Privileges and Immunities, Due Process, Equal Protection, Apportionment of Representatives, Civil War Disqualification and Debt (1868)]
    Amendment XV [Rights Not to Be Denied on Account of Race (1870)]
    Amendment XVI [Income Tax (1913)]
    Amendment XVII [Election of Senators (1913)
    Amendment XVIII [Prohibition (1919)]
    Amendment XIX [Women''''s Right to Vote (1920)
    Amendment XX [Presidential Term and Succession (1933)]
    Amendment XXI [Repeal of Prohibition (1933)]
    Amendment XXII [Two Term Limit on President (1951)]
    Amendment XXIII [Presidential Vote in D.C. (1961)]
    Amendment XXIV [Poll Tax (1964)]
    Amendment XXV [Presidential Succession (1967)]
    Amendment XXVI [Right to Vote at Age 18 (1971)]
    Amendment XXVII [Compensation of Members of Congress (1992)]
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 01:41 ngày 08/11/2003
  3. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là các ý kiến của các đại biểu quốc hội về việc ban hành luật:
    ?oLuật đi vào cuộc sống khó khăn quá, lâu nay có sự dàn trải trong xây dựng pháp luật, chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Quốc hội cần kiểm điểm nghiêm túc xem có được 50% luật đi vào cuộc sống??
    Mai Quốc Bình - Đại biểu TPHCM
    ?oThứ nhất, có ĐB QH nào đọc hết 100% dự án luật không? Thứ hai, luật nào của ta cũng có câu giao cho Chính phủ hướng dẫn thi hành luật này. Tôi đề nghị bỏ câu này đi. Cần hạn chế tình trạng ban hành văn bản dưới luật và luật chờ văn bản hướng dẫn?.
    ĐB Nguyễn Mạnh Cường
    ?oHiện nay chúng ta chỉ chăm chú xây dựng nhiều luật, như trồng nhiều cây mà không biết có quả hay không??.
    Hoàng Văn Nghiên -ĐB Hà Nội
    Xem chi tiết>>
    Đến bao giờ ta mới "quản trị" được việc ban hành, thực thi pháp luật ?
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 11:51 ngày 11/11/2004
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    Gửi các bác các "công đoạn" trong công nghệ lập pháp của tiểu bang Texas để các bác tham khảo nhể . Các "công đoạn" trong việc hình thành một đạo luật ở cấp liên bang có lẽ cũng tương tự . Đứng đầu tiểu bang là thống đốc (governer) , phó thống đốc là Lt. Governer , trong khi ở liên bang thì đứng đầu là tổng thống (president) và phó tổng thống là vice president
  5. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Bác rakhoi, nếu có thời gian, bác giải thích dùm cái sơ đồ quy trình ban hành pháp luật bên trên để mọi người cùng tham khảo.
    Được khanglawyer sửa chữa / chuyển vào 14:50 ngày 14/11/2004
  6. hoanghanlam

    hoanghanlam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Nếu các bạn muốn tham khảo quy trình làm luật của các nước thì nên tìm cuốn "Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước trên thế giới" của Văn phòng Quốc hội. Trong đấy có nhiều mô hình lập pháp được giải thích khá rõ ràng.
    Tôi xin góp thêm 1 số ý kiến về chủ đề này như sau:
    - Thứ nhất, về chuyện sửa luật: Theo tôi, việc sửa luật thường xuyên là chuyện bình thường trong hoạt động lập pháp. Điều này còn chứng tỏ khả năng phản ứng nhanh nhạy hay không của cơ quan lập pháp trước yêu cầu của cuộc sống nữa. Sửa thường xuyên còn hơn để những nội dung lỗi thời tồn tại trong cuộc sống. Chẳng hạn, chúng ta đều biết những quy định về hợp đồng kinh tế đã cũ kỹ nhưng Quốc hội, UBTVQH vẫn để vậy nhiều năm rồi chưa sửa được. Nhìn sang kinh nghiệm các nước, việc sửa đổi luật cũng là việc làm thường xuyên. Đặc biệt, họ có những luật có tần suất sửa đổi mỗi năm một lần.
    Tuy nhiên, chuyện sửa luật còn liên quan đến tính ổn định của pháp luật nữa. Bởi vì, việc thay đổi chính sách pháp luật thường tạo ra nhiều ảnh hưởng tới các đối tượng chịu tác động của luật (có thống kê cho thấy chi phí cho việc áp dụng các thay đổi chính sách pháp luật chiếm đến 3% GDP hàng năm của Australia - tài liệu này đã được phổ biến ở Việt Nam hồi năm ngoái). Các nước sửa đổi luật không bị kêu nhiều là do họ chỉ sửa đổi về chi tiết để hoàn thiện hơn chính sách đã gần như hoàn chỉnh. Còn ở nước ta, các doanh nghiệp kêu nhiều là do khi sửa đổi nội dung chính sách thường thay đổi về cơ bản và nhiều khi cái sau còn tệ hơn cái trước.
    - Về quy trình lập pháp: Quy trình lập pháp ở Việt Nam thì bạn Ngualuoi đã trình bày rõ với các bạn. Xung quanh quy trình này có lẽ còn nhiều chuyện để bàn mà trong đó tôi hoàn toàn đồng ý với bạn LVHa74 là quy trình lập pháp ở Việt Nam còn thiếu phần "nội dung chính sách" để làm cơ sở cho việc soạn thảo và thông qua luật.
    Tuy nhiên, nếu tham khảo quy trình lập pháp của các nước khác thì cần phải chú ý về mô hình chính thể của các nước vì quy trình lập pháp thường gắn liền với mô hình chính thể. Ở các nước có mô hình tổng thống, chỉ có nghị sỹ mới được trình dự án luật, còn ở các nước có mô hình chính thể đại nghị, cả đại biểu Quốc hội và cơ quan hành pháp đều được trình dự án luật. Việc chủ thể nào trình dự án luật (chính là trình nội dung chính sách) như thế nào sẽ có ảnh hưởng đến quy trình xem xét dự án luật sau này của Quốc hội. Vì vậy, khó có thể áp dụng rập khuôn mô hình của Hoa Kỳ cho Việt Nam trừ khi chúng ta thay đổi mô hình chính thể.
    Cuối cùng, xin các bạn trả lời hộ tôi một thắc mắc là không biết trong quy trình lập pháp ở Việt Nam, sau khi dự án luật đã được thông qua, có ai sửa chữa về câu chữ nữa không? Nếu có thì sau khi sửa có phải đưa ra trình lại Quốc hội không?

Chia sẻ trang này