1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đè tranh chấp đất đai .

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 21/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Vấn đè tranh chấp đất đai .

    Tôi copy nguyên phần quote của TV Huongdiep qua đây về tranh chấp đất đai để trao đổi thêm .

    Tranh chấp đất đai liên quan tới luật đất đai, luật dân sự, các nghị định, thông tư hướng dẫn... nhưng thực tế cho thấy tranh chấp đất đai (ranh giới) có 2 dạng chính:
    + 1 là đã có giấy Chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất thì đơn gửi ra tòa thụ lý.
    + 2 là chưa có giấy Chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất thì gửi đơn đến UBND cấp xã, phường...(nếu quá phức tạp xã phường sẽ hướng dẫn cho bạn chuyển lên quận, huyện).
    Sở dĩ phân chia 2 trường hợp như vậy bởi hiện nay có rất nhiều người dân sống trên đất đó ổn định lâu năm nhưng chưa có giấy Chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất. UBND là người nắm rõ nhất việc này, còn tại tòa án thì chỉ xem xét trên văn bản giấy tờ đã có để ra phán quyết.


    Tôi đưa ra hai vấn đề :


    A/ Cho đến nay, việc tranh chấp đất đai xảy ra nhiều căng thẳng không phải từ hai hoặc nhiều hộ dân cư với nhau .

    Phần lớn là giữa dân với các cơ quan nhà nước, trong các công trình giải toả .


    Vậy đối với các tranh chấp này, toà án có thụ lý không ? Vì sao vẫn có những cuộc tụ tập dân chúng đòi địa phương giải quyết mà không thấy toà xử ?

    =============

    B/ Trong tương lai, tôi lại hình dung ra những tranh chấp mới : Đó là khi nhà nước công nhận tài sản của Việt Kiều .

    Xin kể 1 trường hợp điển hình và từ TÔI chỉ là 1 cách kể chuyện . Không phải là tôi này đâu nhé , tôi kia cơ

    Năm 1979, 1 bộ đội cao cấp có quyền tại địa phương thích cái nhà tôi ở, ông ta cho người vận động để cho ở chung !!!

    Tôi từ chối , cũng nên nói thêm là thời gian này, khối người vừa khóc vừa nói hân hoan được trao nhà cho nhà nưóc, cảm ơn cách mạng đã nhận hộ để họ vui vẻ về vùng kinh tế mới . Những điều này thì bây giờ không còn là nhạy cảm nữa đâu ( Xin xem các bài Đêm trước đổi mới trên Tuổi trẻ ) .

    Thế là vào 1 ngày thuận lợi, chỉ có mẹ tôi ở nhà, CA lại đọc lệnh tich thu nhà với lý do tôi vượt biên .

    Tối về nhà, mẹ tôi chỉ kịp ra dấu cho chạy ngay khỏi nhà vì thời kỳ ấy : Luật pháp là bạo lực, là súng ống .

    Và cuối cùng thì tôi phải vượt biên thật sau 6 tháng lưu lạc ngủ đầu đường, xó chợ kể cả trong ống cống, giấy tờ của LHQ xác nhận ngày đến đảo, rõ ràng là 6 tháng sau khi bị tịch thu nhà vì tội vượt biên !!!

    Bây giờ, giấy chủ quyền nhà tôi vẫn nắm .

    Nhưng trở về VN, đi tìm và truy nguyên giấy tờ thì mới biết lệnh tịch thu nhà lúc ấy là giấy giả, UBND quận và phường không có ( không tìm được ) lệnh này, ngày ban hành lệnh thì CA cũng chỉ đọc chứ không đưa giấy cho mẹ tôi !!!

    Căn nhà đã bị quan chức kia bán lấy tiền, sau nhiều lần sang tay, nhà nước hoá giá , tất nhiên là thu vào ngân sách nhà nưóc ( Chắc chỉ 1 phần nhỏ ) vì tôi xem giá thì chỉ đáng 1/20 giá trị thật sự căn nhà .

    Như thế, tính cách hợp pháp về sở hữu căn nhà và đất bây giờ thuộc về ai ?

    Bởi vì tất cả các văn bản pháp lý thuộc về ngôi nhà đều dựa vào 1 văn bản giả tạo trước đó.

    Tôi có quyền đi kiện không và kiện ai ?

    Khẳng định là chỉ 3 năm nữa, các LS VN sẽ khấm khá bằng dịch vụ đòi nhà đấy, học và nghiên cứu thêm đi là vừa .
  2. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Xin trả lời cho bác luôn để bác yên tâm về Việt Nam đầu tư làm ăn, nếu có lãi thì nhớ đến thằng em này nhé, hehe...
    Về cái A)
    Luật Đất đai năm 2003 có thể coi là một bước tiến lớn của Nhà nưỡc trong việc quản lý tài nguyên đất đai, trong đó nhiều vấn đề đã được làm rõ, nhất là vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai,
    Trước tiên, cần làm rõ một số khái niệm sau:
    "Tranh chấp đất đai" là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ đất đai, được quy định tại K22Điều 4 Luật đất đai 2003, vì vậy, để giải quyết tranh chấp đất đai, thì thẩm quyền và trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 136 Luật đất đai 2003,
    "Khiếu nại, tố cáo về đất đai": là khiếu nại, tố cáo về quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
    Vậy, có thể dịch ý của bác hỏi ra như sau:"Cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa công dân và cơ quan nhà nước trong quản lý và sử dụng đất đai",
    Có những cách giải quyết sau đây,
    1) Giải quyết theo thủ tục hành chính:
    Áp dụng Điều 138, Điều 139 Luật đất đai 2003, người sử dụng đất có quyền khiếu nại QĐCH, HVHC lên Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu, nếu không đồng ý thì có thể khởi kiện tại Toà hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết tiếp (khiếu nại cấp 2), quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định cuối cùng. Còn nếu trong trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà không đồng ý thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo thủ tục tố tụng.
    2) Giải quyết theo thủ tục tố tụng (không qua thủ tục hành chính):
    Công dân có quyền khởi kiện thẳng QĐCH, HVHC đó ra Toà hành chính TAND cấp có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng (nếu có căn cứ cho rằng QĐCH, HVHC đó trái pháp luật),
    Vì vậy, với câu hỏi của bác, xin trả lời rằng Toà sẽ thụ lý theo một trong hai trường hợp trên nếu đủ căn cứ,
    Còn trong trường hợp dân chúng tụ tập đòi địa phương giải quyết thì Toà vẫn xử nhiều đấy chứ, có điều chắc bác đón nhận thông tin một chiều nên không biết đấy thôi, nhiều vụ ăn chia không đều nên xử thẳng tay lắm, hahaa
    Về cái B)
    Về vấn đề này thì hahha không phải là 3 năm nữa, mà là 30 năm nữa Luật sư VN vẫn chết đói về dịch vụ đòi nhà thôi, vì Nhà nước đã ban hành quy định "mọi trường hợp nhà, đất bị Nhà nước thực hiện chế độ cải tạo XHCN trước kia đều bị treo đấy", cái này có văn bản đàng hoàng, hình như là một Nghị định của CP mà em chưa search cho bác được, nghĩa là việc đòi nhà của nhân vật "TÔI" trong bài của bác hiện nay vẫn treo đấy, không ai giải quyết cả,
    Cũng xin nói thêm rằng mới chỉ cho Việt kiều sở hữu NHÀ thôi, chứ còn sở hữu đất thì phải đợi mấy mùa quýt nữa, em ở VN mấy đời rồi cũng chỉ được sử dụng đất thôi đấy, hehe
    TB: Nếu bác có nhu cầu thì em có thể cung cấp cho bác văn bản này, nếu có thời gian.
  3. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hihi, nếu làm ăn khấm khá sẽ chả quên anh em, có điều là xuống lỗ đến nơi, có trẻ như các bạn đâu mà đủ sức chờ !!!
    Phần 1 : Tôi cho là TA hiện nay sẽ bị quá tải nếu các vụ kiện đều được đem ra truy nguyên và xét xử, có khi phải thực hiện vài chục cái toà án lưu động chuyên trị về nhà đất cho dân vì dân thấp cổ bé họng không biết thưa kiện đâu, họ chỉ chịu đựng . Có lần tôi hỏi 1 người dân về bồi thường , trời ạ 4 mẫu vườn được bồi thường 1 triệu 1 mẫu trong đó có luôn cái nhà người ta ở, thế là cả nhà tan nát, 2 cô con gái đi bán bia ôm ! Trong đó có 1 cô vừa được làm mẹ có mấy tháng cũng phải giao con cho mẹ nuôi vì nhu cầu sinh tồn .
    Phần 2 : Treo không có nghĩa là chấm dứt mà nên hiểu là một " ngõ " Ai tìm được cái ngõ này thì khấm khá, nói thế chắc bạn hiểu . Bạn cứ tìm trên báo chí, hôm đầu năm đã có quyết định trả nhà cho Việt Kiều rồi đấy tuy còn hạn chế ở 1 số " diện ", chỉ cần đưa được vào " diện " ấy là thành công, đừng bi quan, LS VN nên nghiên cứu cho kỹ và biết tí ảo thuật là được đấy .
    Về quyền sử dụng đất và sở hữu đất, chẳng qua là người dân không quen với định nghĩa này mà thôi chứ ở đâu thì cũng chỉ có quyền sử dụng đất thôi và phải đóng thuế hàng năm cho sở hữu này, đừng tưởng năm được trong tay quyền làm chủ đất mà tha hồ đào cho sâu, xây cho cao , tất cả cũng chỉ là từ ngữ, sự kiện, nguyên tắc không hề thay dổi .
  4. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, xin đăng toàn văn Nghị quyết 23/2003/QH11 này làm cơ sở pháp lý,
    Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1 tháng 7 năm 1991
    QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Xét thấy, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa có liên quan đến nhà đất. Các chính sách này xuất phát từ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Cách mạng trong từng thời kỳ và mang tính lịch sử, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
    Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
    Theo Tờ trình số 1516/CP-CN ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
    QUYẾT NGHỊ:
    Ðiều 1
    Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 1 tháng 7 năm 1991.
    Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.
    Ðiều 2
    Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách dưới đây:
    1. Cải tạo nhà đất cho thuê;
    2. Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh có liên quan trực tiếp đến nhà đất;
    3. Quản lý nhà đất của các tổ chức, cá nhân (diện 2/IV) ở các tỉnh, thành phố phía Nam sau ngày giải phóng (30-4-1975);
    4. Quản lý nhà đất vắng chủ;
    5. Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định và nhà đất của các đoàn hội, tôn giáo;
    6. Quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng hoặc ra nước ngoài.
    Ðiều 3
    Những trường hợp chủ sở hữu có nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất, nay thực sự có khó khăn về nhà ở thì Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để họ cải thiện chỗ ở.
    Ðiều 4
    Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ vào Nghị quyết này của Quốc hội và đề nghị của Chính phủ, quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
    Ðiều 5
    Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2004.
    Chính phủ hướng dẫn và chỉ đạo, tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, bảo đảm hoàn thành việc thực hiện Nghị quyết này trong thời hạn năm năm, kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành với tinh thần khẩn trương và tiết kiệm.
    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Quốc hội.
    Quốc hội kêu gọi đồng bào trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài vì lợi ích chung của toàn dân tộc, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết của Quốc hội, coi đây là sự đóng góp thiết thực vào sự nghiệp ổn định và phát triển đất nước.
    ---------------------------------
    Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
    Chủ tịch Quốc hội
    (Ðã ký)
    NGUYỄN VĂN AN

  5. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Giữa lý thuyết và thực tế luôn luôn là một khoảng cách xa vời,
    Xin thưa rằng, trên văn bản giấy tờ, mọi chủ trương chính sách cảu ta đều cực kỳ tốt đẹp, nhưng đến khi thi hành thì,...
    Vì thế, trong chuyện đền bù, giải toả đất đai cực kỳ "hot" như hiện nay, như trường hợp bác vừa nêu, giá đền bù thực tế họ nhận được là 1 triệu/mẫu, nhưng trên giấy tờ thực tế thì đã đền bù thoả đáng, chỉ khổ cho người dân thấp cổ bé họng không hiểu biết về pháp luật, lại không ai bênh vực, chịu rất nhiều thiệt thòi,
    Không khác gì lý trưởng, cường hào ngày xưa cướp đất của dân,
    Bản thân tôi đã thụ lý rất nhiều vụ việc như thế nhưng cũng đành bất lực, không thể giúp gì cho họ nhiều hơn,
    Đành chờ thời gian trôi,
  6. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn KOJ về phần nghị định trên, Tôi chưa tìm được 1 nghị định hôm đầu năm được đăng trên báo về việc trả nhà cho VK; tất nhiên, bao giờ cũng chỉ bắt đầu bằng 1 số đối tượng .
    Qua đến phần B: Tranh chấp nhà đất giữa dân và các cơ quan nhà nước :
    có điều chắc bác đón nhận thông tin một chiều nên không biết đấy thôi, nhiều vụ ăn chia không đều nên xử thẳng tay lắm, hahaa
    Tôi lại cứ nghĩ là mình nghe hai chiều và bạn chỉ một, hoá ra bạn cũng có hai chiều đấy .
    Vậy thì làm sao nhỉ .
    Có lẽ ta đâu mãi thế này ! ( Bắt chước Nini )
    Hic, mà me xừ longlanh chắc chẳng dám ra treo vì câu thơ này đâu .
    Lời khuyên của tôi là các SV cứ học về nhà đất cho kỹ đi, thế nào cũng khấm khá hơn ... cò .
    Mà KOJ xác nhận luôn về những khó khăn, tham ô trong các tranh chấp nhà đất làm tôi cũng cụt hứng .
    Thôi, để nêu vấn đề tiếp :
    Địa phương có cơ quan hoà giải về vấn đề này phải không ạ ?
    Các nhân viên hoà giải này có học luật không ? Các buổi hoà giải có cho luật sư hai bên tham dự không ? Nếu bên bị kiện là nhà nước tức là địa phương, hòa giải có hữu hiệu không ?
    Thẩm quyền quyết định ?
    Vì nếu có thẩm quyền quyết định thì khối ông hoà giải kiếm ăn đấy, nếu bắt buộc phải có bằng về luật, các SV cũng cố mà nhào vào chứ nhỉ .. .. chứ như em TTVV cứ phải ực cốc cafe trong 2 phút là cong mông chạy đi làm kẻo bị đuổi thì chán mớ đời cho bằng cử nhân ...
    Nhảy vào nhà đất mà hành nghề thì cứ mà cafe, cà kê suốt ngày .
    SV luật nên xin được vào làm hoà giải, bồi thường ; không xin vào được thì làm luật sư xúi dân đi kiện chơi, bảo đảm không giàu bằng Dũng này thì cũng bằng Dũng kia .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 22/03/2006
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo luật trả lại nhà cho Việt Kiều : ( giới hạn ở 1 số diện )
    ===============
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=117869&ChannelID=312
    Xử lý với nhà ở của Việt kiều trước 1-7-1991
    Việt kiều có nhà ở tại Việt Nam trước 1-7-1991 được chia ra hai đối tượng: được lấy lại nhà và chỉ được hưởng giá trị nhà. Đây là nội dung chính trong dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đang được lấy ý kiến) về giao dịch nhà ở có yếu tố nước ngoài trước ngày 1-7-1991.
    4 diện Việt kiều được đứng tên sở hữu
    Theo dự thảo, Việt kiều thuộc 4 nhóm đối tượng được mua nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở tại VN được lấy nhà ở, đứng tên quyền sở hữu: Người về đầu tư lâu dài tại VN; người có công với đất nước; các nhà hoạt động văn hóa, khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại VN phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người có nhu cầu về sống ổn định tại VN thể hiện qua việc có đơn đề nghị hồi hương về VN và được cấp có thẩm quyền của VN chấp nhận.
    Các trường hợp khác chỉ được hưởng trị giá nhà trong thời hạn từ ngày nghị quyết có hiệu lực cho đến ngày 1-7-2010. Quyền hưởng giá trị nhà được thể hiện qua việc Việt kiều đó trực tiếp về VN bán nhà hoặc uỷ quyền cho người ở trong nước bán hay tặng cho nhà.
    Nếu quá hạn trên mà căn nhà chưa được định đoạt, nhà nước sẽ xác lập quyền sở hữu nhà ở cho cha, mẹ, vợ, chồng, con của chủ sở hữu đang thường trú trong nước. Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu hưởng giá trị hoặc không có những thân nhân vừa kể trên thì nhà nước công nhận quyền sở hữu nhà cho người đang quản lý, sử dụng liên tục nhà ở đó từ 30 năm trở lên (tính từ ngày bắt đầu quản lý, sử dụng nhà đến ngày nghị quyết này có hiệu lực).
    Trường hợp nếu không có người hội đủ điều kiện trên, nhà ở đó thuộc về nhà nước. Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng được ưu tiên thuê, mua nhà.
    Được lấy lại nhà ở đang cho thuê, mượn, ở nhờ
    Với nhà ở cho thuê, nếu hợp đồng cho thuê đã hết hạn trước ngày nghị quyết này có hiệu lực và các bên không thể ký tiếp hợp đồng thì người cho thuê được lấy lại nhà khi bên thuê đã có chỗ ở khác. Bên cho thuê phải thông báo về việc lấy lại nhà đó cho bên thuê biết trước ít nhất 6 tháng.
    Nếu bên cho thuê thuộc một trong các đối tượng được lấy lại nhà mà không có chỗ ở và bên thuê cũng không có chỗ ở khác thì tuỳ trường hợp mà bên cho thuê được lấy lại một phần hoặc toàn bộ nhà. Phần còn lại bên thuê được tiếp tục sử dụng cho đến 1-7-2010.
    Trường hợp bên cho thuê chưa được lấy lại nhà theo các quy định trên thì được lấy lại nhà kể từ 1-7-2010. Thời hạn này cũng áp dụng cho các hợp đồng thuê không xác định thời hạn.
    Với nhà cho mượn, cho ở nhờ, nếu hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà đã hết hạn trước ngày nghị quyết này có hiệu lực thì chủ nhà được lấy lại nhà nhưng phải thông báo trước cho bên mượn, ở nhờ biết trước ít nhất 6 tháng. Trường hợp bên mượn, ở nhờ nhà không có chỗ ở khác thì tuỳ theo từng trường hợp mà tiếp tục sử dụng một phân hoặc toàn bộ nhà cho đến 1-7-2010.
    Tổ chức, cơ quan thuê, mượn nhà làm trụ sở cũng phải trả lại
    Nhà ở của người Việt định cư ở nước ngoài được cơ quan, tổ chức VN thuê, mượn và hiện đang để làm trụ sở làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình công cộng nếu thời hạn thuê nhà đã hết hoặc hợp đồng thuê nhà không xác định thời hạn thì các bên có thể thỏa thuận.
    Nếu không thỏa thuận được thì cơ quan, tổ chức đó cũng phải trả lại nhà cho bên cho thuê kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực.
    Trường hợp cơ quan, tổ chức thuê nhà nhưng đã bố trí cho cá nhân khác ở thì thời hạn trả nhà là sau sáu tháng kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực. Về phương thức trả nhà, tùy từng trường hợp các bên có thể thỏa thuận trả lại chính căn nhà đang quản lý, sử dụng hoặc trả bằng nhà khác, bằng tiền hoặc nhà nước giao đất.
    Nhà đã bán, bên mua được phép sang tên
    Trường hợp giữa người VN định cư ở nước ngoài và cá nhân trong nước đã ký hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi nhà với nhau trước 1-7-1991, không tranh chấp về hợp đồng nhưng chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sở hữu thì được tiếp tục xác lập quyền sở hữu.
    Nếu người mua, đổi, được tặng cho là người VN định cư ở nước ngoài thì tùy từng trường hợp có thể được đứng tên sở hữu nhà hoặc chỉ được hưởng trị giá căn nhà.
    Trường hợp hợp đồng mua bán có tranh chấp thì chỉ những hợp đồng có hình thức phù hợp quy định của pháp luật mới được công nhận, các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng. Với hợp đồng đổi, tặng cho nhà có tranh chấp thì những trường hợp đã giao nhận nhà rồi tiếp tục được thực hiện, người nhận nhà được xác lập quyền sở hữu.
    Trường hợp hình thức hợp đồng không đúng quy định thì có 2 hướng giải quyết: Huỷ bỏ hợp đồng nếu các bên chưa thực hiện nghĩa vụ; Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu bên mua đã trả đủ hoặc một phần tiền mua nhà mà bên bán vẫn chưa giao nhà ở; hoặc bên bán đã giao toàn bộ hay một phần nhà mà bên mua chưa trả đủ tiền. Khoản tiền còn thiếu được tính lại theo thời giá.
    Nhà đã uỷ quyền quản lý được lấy lại
    Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ nhà đã ủy quyền cho người tại VN quản lý nhà và thời hạn ủy quyền đã hết trước ngày 1-7-1996 thì chủ sở hữu được lấy lại nhà nếu có nhu cầu. Nếu chủ sở hữu không có nhu cầu lấy lại nhà thì xác lập quyền sở hữu cho bố mẹ, vợ chồng, con của chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở đó.
    Trường hợp thời hạn ủy quyền quản lý nhà vẫn còn thì chủ sở hữu sẽ được lấy lại nhà khi hết thời hạn ủy quyền.
    Trường hợp trước khi xuất cảnh, chủ sở hữu không ủy quyền cho người khác quản lý nhà thì giải quyết theo hai hướng: Nếu người quản lý là bố, mẹ, vợ, con của chủ sở hữu và thời gian quản lý liên tục trên 30 năm thì được công nhận sở hữu; Nếu người quản lý không phải là bố, mẹ, vợ, con của chủ sở hữu thì tài sản đó thuộc về nhà nước, người quản lý được ưu tiên mua, thuê lại nhà.
    Việt kiều được hưởng thừa kế nhà ở
    Nếu thừa kế nhà được mở trước 1-7-1991 mà di sản chưa được chia thì người đồng thừa kế ở nước ngoài tuỳ từng trường hợp cụ thể mà được hưởng thừa kế thông qua hình thức được lấy lại nhà hoặc được hưởng giá trị nhà.
    Trường hợp người thừa kế ở nước ngoài đã chết thì quyền sở hữu nhà đó thuộc về những người thừa kế hợp pháp của người này. Trường hợp chủ sở hữu nhà chết mà không có người thừa kế thì người đang quản lý, sử dụng nhà đó liên tục từ 30 năm trở lên được xác lập quyền sở hữu nhà.
    Theo VietNamNet
  8. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Nghị quyết mà bác mong đợi sắp được thông qua rồi, không hiểu bác có trong diện được đòi lại NHÀ không, http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2006/04/564300/
    Thường vụ Quốc hội bàn gấp vấn đề bức xúc
    08:04'' 26/04/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Nghe báo cáo giám sát và thảo luận về 2 lĩnh vực đang có nhiều bức xúc: thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tình hình đình công. Đây là nội dung đáng chú ý trong phiên họp thứ 38 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) diễn ra từ 26/4 đến 6/5.
    Một số báo cáo giám sát cũng được đặt lên bàn nghị sự: tình hình thực hiện pháp luật về người cao tuổi, thực hiện Pháp lệnh dân quân tự vệ và Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên, về việc các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện thực hiện thẩm quyền mới theo Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật tố tụng dân sự.
    Về vụ việc cụ thể, UBTVQH sẽ thảo luận về kết quả làm việc với các cơ quan hữu quan xung quanh vụ tranh chấp đất ao ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
    Về kinh tế - xã hội, Chính phủ cũng báo cáo ra UBTVQH tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2005 và triển khai nhiệm vụ 2006, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2005-2010, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2004, về định mức phân bổ NSNN thời kỳ ổn định mới; phương án phân bổ số tăng thu ngân sách trung ương năm 2005.
    Nhiều dự án luật, nghị quyết cũng được cho ý kiến tại phiên họp lần này, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp tới đây.
    Đó là các dự án: Luật bảo hiểm xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS, Luật hàng không dân dụng (sửa đổi), Luật công nghệ thông tin, Luật kinh doanh bất động sản, Luật chứng khoán, Luật về luật sư, Luật trợ giúp pháp lý, Luật điện ảnh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của :Luật tổ chức Quốc hội; sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 05/1997/QH10 của Quốc hội về tiêu chuẩn các công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
    Đồng thời, UBTVQH sẽ thông qua: Nghị quyết về giao dịch dân sự về nhà ở có yếu tố nước ngoài được xác lập trước ngày 1-7-1991; thông qua sửa đổi Nghị quyết 228/NQ-UBTVQH10 về việc đại biểu Quốc hội tiếp công dân, tiếp nhận, chuyển đơn, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân.


  9. Nimarxnijesus

    Nimarxnijesus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2003
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì một số nhà có giá trị đã được âm thầm giải quyết từ 1995 . Tất nhiên là không cần có nghị định.
    Nghị định sắp tới chắc cũng chỉ giải quyết vài trường hợp khó làm ngơ ( Đoàn tụ gia đình nhưng nhà nước trông giữ hộ rồi giao cho cán bộ vào ở .... ) Chưa giải quyết những việc làm phi pháp luật của 1 số cán bộ cao cấp thời kỳ trước đổi mới đâu .
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Up để tranh luận típ.

Chia sẻ trang này