1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đè tranh chấp đất đai .

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 21/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Cụ Minh nêu ra 2 vấn đề :
    1. Tranh chấp trong quá trình đền bù, giải tỏa thực hiện công trình.
    2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà do lịch sử để lại : người Việt ra đi năm 1975 quay lại đòi nhà và đất.
    Vấn đề số 2 giành được nhiều quan tâm hơn, và mọi người tranh luận cũng gần đầy đủ rùi. Bi chừ còn vấn đề 1, mời típ tục ...

    Để tớ mở màn trước cho đông vui nhé.
    1. Hiến pháp quy định NN bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà cụ thể là quyền sở hữu tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản do lụât quy định.
    Bỏ qua đất thuộc sở hữu toàn dân, trên đất thường có tài sản, và trong nhiều trường hợp, tài sản đó thuộc sở hữu hợp pháp của công dân mà thể hiện rõ như sổ hồng, giiấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, ....
    Tuy nhiên, do luật về trưng mua và trưng dụng chỉ mới đang được xây dựng (14 năm rùi ấy nhỉ ) nên tùy theo mỗi địa phương, có những quy định do UBND cấp tỉnh xây dựng phục vụ cho việc trưng mua, trưng dụng này và vì thế, thường không thực hiện đồng nhất, gây ra cảnh so sánh, tị nạnh rùi ...

    2. Việc đền bù giải tỏa thường thực hiện cùng với việc đầu tư do một chủ đầu tư thực hiện với sự tham gia nhiệt tình của cơ quan Nhà nước các cấp ... Tuy nhiên, do vai trò của NN hạn chế, chủ đầu tư lại mún nhanh chóng, vì thế, sự không công bằng, không minh bạch trong đền bù giải tỏa là tất yếu.
    3. Thực tế sử dụng đất đai cũng có những biến động, mà bản thân người sử dụng đất thực hiện không nghiên túc các quy định của pháp luật ... Do vậy, vì lý do abc nào đó, cộng với các tin đồn ... chuyện bé xé ra to là bình thường.
  2. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Pháp luật đất đai về lĩnh vực đền bù, giải toả cũng khá đầy đủ rồi. Chủ yếu lĩnh vực này được điều chỉnh bởi các văn bản sau:
    1. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
    2. Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 hướng dẫn Nghị định 197/CP trên.
    Trong các văn bản trên quy định về các trường hợp thu hồi đất, người bị thu hồi đất, mức chi trả bồi thường, hỗ trợ,... nghĩa là khá đầy đủ rồi.
    Tôi chỉ nghe đến tranh chấp đất đai thôi (được quy định rõ trong Luật đất đai 2003), vậy ở đây "tranh chấp trong quá trình đền bù, giải toả thực hiện công trình" là loại tranh chấp gì vậy, bác làm rõ xem nào để mọi người cùng tranh luận
  3. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Bác fsai cho lên rồi lại để cho nó trôi tuột xuống thế này ah??? Máu lửa lên
  4. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Tớ lấy thử một ví dụ để mọi người nhìn về nguyên nhân xuất hiện tranh chấp đất đai nhé :
    - Diện tích đất khoảng trên 27ha tại xã Tam Bình, huyện Thủ Đức, Tp HCM trước năm 1960 do người dân ở khu vực này canh tác.
    - Năm 1960, chế độ cũ lập Khu căn cứ quân sự rộng 1200ha bao gồm lun cả diện tích đất nông nghiệp 27ha trên, đuổi người dân đi. Bà con ta đất tranh bằng máu, sức ép của Nhà Bạch, chế độ cũ thừa nhận và ký hợp đồng thuê đất dài hạn.
    - Năm 1975, tiếp quản cơ sở của chế độ cũ, Quân đoàn 4, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu tiếp quản toàn bộ căn cứ trên, hợp đồng thuê đất kô tiếp tục.
    - Năm 1980, quốc hữu hóa đất đai toàn quốc;
    - Năm 1990, dưới nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện quyết định của Bộ Quốc phòng, Quân đoàn 4 bàn giao lại cho UBND Tp HCM một diện tích đất trong đó có 27 ha trên. UBND Tp HCM chỉ định Công ty X thực hiện lập dự án làm Khu công nghiệp trên đất trên và trình Thủ tướng Chính phủ giao đất cho cty X thực hiện làm Khu công nghiệp. Đương nhiên, Cty X và UBND Tp HCM nhận hỗ trợ xây dựng trại và cơ sở cho Quân đoàn 4
    - Năm 1991 - 1993, Công ty X nhận mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp ... và cũng là lúc người dân ở khu vực bắt đầu yêu cầu trả lại đất mà ông bà họ đã khai phá.
    - Họ gây sức ép, họ khiếu nại, họ manh động, họ cản trở ... và UBND Tp HCM quyết định đồng ý trả cho hộ dân đó một số tiền hỗ trợ : ghi rõ trong quyết định là "tiền trợ cấp xã hội cho những hộ dân khó khăn có tên đăng bộ trên thửa đất 27 ha trên ( không gọi là tiền đền bù) ".
    - Năm 1994, Ban Vật giá ra thông báo tiền hỗ trợ trên là 6.000 đồng /m2 và thêm 5.000.000 đồng cho mỗi hộ gia đình.
    - Một số hộ dân chịu nhận, một số hộ không chịu. Những người không chịu nhận có số diện tích đất khoảng 14ha. Họ lại tiếp tục xyz và kết quả là phần diện tích này trở thành nơi cho cỏ mọc sát bên cạnh Khu Công nghiệp bé tẹo và cứ tiếp tục để thế cho đến nay ....
    - Lâu lâu, những người không chịu nhận tiền lại tiếp tục nộp đơn đòi lại đất và ....
    1. Không nhận đơn;
    2. Nhận đơn xem xét rùi trả lại đơn;
    Và ...
    Lý do, nguyên nhân của sự lãng phí to lớn mà xã hội phải tiếp tục gánh chịu ...
  5. OKOKONO

    OKOKONO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác ạ!!! Bác nào am hiểu về đất đai cho mình hỏi chút nha. Mình có vài vấn đề thắc mắc đang cần thông tin gấp. Mà thấy mọi người bàn luận đất đai hay quá.
    Ông mình có mảnh đất thuê của nhà nước. Ông có 9 người con. Bây giờ Ông mất rồi. Hợp đồng thuê từ năm1955.
    Nhưng trong thời gian từ năm 83 trở đi thì có 3 người con gái đi lấy chồng. Và các cậu con trai lấy vợ.
    Đến năm 1985 làm lại hợp đông thì ông vẫn là chủ, nhưng đã có một số thay đổi.
    Tớ xem qua hợp đồng thấy có tên : Bên A cho thuê nhà Xí nghiệp kinh doanh nhà. Bên B là Ông tớ. Trong đó phần phụ lục là các thành viên chỉ có 3 con trai kèm vợ và con + hai con gái (chưa lấy chồng) thiếu tên ba người con gái đã lấy chồng kèm 1 con trai đã xa tổ quốc.
    Bây giờ nhà nước bán hoá giá. Thì không biết các cô con gái đi lấy chồng có quyền mua nhà không hả các bác. Và những người có tên trong phần phụ lục 1 đó có quyền lợi như thế nào ạ?
    Hiện tại hai cô con gái có tên trong hợp đồng cũng vào Nam đinh cư. Bây giờ cũng muốn mua thanh lý nhưng gặp rắc rối do những người con dâu gây khó khăn.
    Vậy theo luật mua hoá giá thì các cô con dâu có quyên ko hả các bác? (con dâu có tên trong phụ lục của hợp đồng)
    Bác nào nắm rõ luật thì giúp em cái thanks alot em vote 5***** liền.
  6. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, câu chuyện của bạn chủ yếu được điều chỉnh bởi những văn bản sau:
    1. Bộ luật dân sự 2005;
    2. Luật đất đai 2003;
    Và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật trên,
    Với câu chuyện của bạn, tôi không rõ là ông của bạn có còn sống không hay đã chết???
    Nếu ông bạn còn sống, mà ông là người đứng tên thuê nhà Nhà nước trong Họp đồng, vì vậy ông là người có toàn quyền mua hoá giá nhà theo Nghị định 61/CP, điều đó không phải bàn cãi gì nữa. Nếu các cô con gái muốn mua hoá giá nhà thì cũng phải thông qua tên của cụ.
    Nếu ông bạn đã chết, thì quyền được đứng tên trong Hợp đồng thuê nhà đó là một loại ?oquyền tài sản?, tức là tài sản theo quy định tại Điều 163 BLDS 2005. Chính vì vậy, khi ông bạn chết thì nó trở thành di sản và ông bạn có toàn quyền quyết định việc thừa kế (trong t/h bà bạn đồng ý vì theo quy định, tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, vợ chồng là đồng sở hữu).
    Nếu ông bạn có di chúc hợp pháp về quyền đứng tên trong Hợp đồng thì mọi việc phải tuân theo yêu cầu của di chúc đó.
    Nếu ông bạn không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật, di sản được chia theo hàng thừa kế theo Điều 676 BLDS 2005. Vậy theo đó, con dâu không có quyền được hưởng di sản, tất nhiên không có quyền mua hoá giá căn nhà đó. Còn các con của ông bạn có quyền như nhau và hưởng phần di sản bằng nhau.
    Tất nhiên, vì quyền đứng tên trong Hợp đồng này là một loại quyền tài sản nên cần phải được định giá, nếu các cô con gái của ông bạn muốn đứng lên mua hoá giá nhà thì cần phải có sự đồng ý của các ?ođồng danh? cùng đứng tên trong Hợp đồng thuê nhà đó, tức là phải được sự đồng ý của các anh chị em.
  7. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Post toàn bộ Nghị định 61/CP lên đấy cho bạn tiện tham khảo.
    NGHỊ ĐỊNH
    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 61-CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 1994
    VỀ MUA BÁN VÀ KINH DOANH NHÀ Ở

    CHÍNH PHỦ​

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
    Căn cứ Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
    Căn cứ Pháp lệnh nhà ở ngày 26 tháng 3 năm 1991;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ,
    NGHỊ ĐỊNH:

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG​

    Điều 1.- Nhà ở quy định trong Nghị định này là nhà ở thuộc mọi hình thức sở hữu.

    Điều 2.- Mua bán và kinh doanh nhà ở qui định trong Nghị định này bao gồm các hình thức sau:
    1. Bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê;
    2. Kinh doanh nhà ở;
    3. Mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.

    Điều 3.- Mua bán nhà ở là việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở từ bên bán sang bên mua thông qua hợp đồng được ký kết bằng văn bản giữa bên mua và bên bán theo đúng quy định của pháp luật. Bên bán phải là chủ hữu hợp pháp nhà ở và chủ sử dụng hợp pháp đất ở. Trong mọi trường hợp khác, bên bán phải có giấy uỷ quyền của chủ sở hữu hợp pháp nhà ở và chủ sử dụng hợp pháp đất ở đó được cơ quan Công chứng Nhà nước chứng thực.

    Điều 4.- Nhà nước quy định giá chuẩn tối thiểu nhà ở xây dựng mới, khung giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng, giá chuẩn tối thiểu cho thuê nhà ở để làm căn cứ quản lý các hoạt động mua bán và kinh doanh nhà ở.

    CHƯƠNG II
    BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
    CHO NGƯỜI ĐANG THUÊ​

    Điều 5.- Nhà nước thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê phần diện tích đang được thuê để người mua nhà ở có điều kiện cải thiện chỗ ở, trừ các loại nhà ở sau đây:
    1. Nhà ở thuộc khu vực quy hoạch xây dựng các công trình khác hoặc cải tạo thành nhà ở mới.
    2. Nhà chuyên dùng đang bố trí tạm làm nhà ở (khách sạn, nhà nghỉ, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, kho tàng và các loại nhà chuyên dùng khác);
    3. Biệt thự các loại có kế hoạch dùng làm công thự hoặc dùng vào các mục đích khác.

    Điều 6.- Việc mua bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước là tự nguyện. Trong trường hợp bên thuê nhà không mua thì được tiếp tục thuê. Nếu các hộ đang ở trong các nhà ở quy định tại các Khoản 1, 2 và 3, Điều 5 của Nghị định này có nhu cầu mua thì được xét cho mua nhà ở khác thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của Nghị định này, nhưng phải trả lại cho Nhà nước diện tích đang thuê ở.

    Điều 7.- Giá bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê gồm giá nhà ở khi chuyển quyền sử dụng.
    1. Giá nhà ở được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng:
    a) Giá trị còn lại của nhà ở được xác định căn cứ vào tỷ lệ còn lại của nhà so với giá nhà ở xây dựng mới do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định trên cơ sở giá chuẩn tối thiểu nhà ở xây dựng mới do Nhà nước quy định. Tỷ lệ này được xác định cho từng diện tích nhà bán cụ thể căn cứ vào thời hạn đã sử dụng và thực trạng của nhà đó.
    Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở.
    b) Hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng qui định như sau:
    - Tầng 1 và nhà 1 tầng áp dụng hệ số 1,2.
    - Tầng 2 áp dụng hệ số 1,1.
    - Tầng 3 áp dụng hệ số 1,0.
    - Tầng 4 áp dụng hệ số 0,9.
    - Tầng 5 áp dụng hệ số 0,8.
    - Tầng 6 trở lên áp dụng hệ số 0,7.
    2. Giá đất khi chuyển quyền sử dụng do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh qui định căn cứ vào khung giá đất do Nhà nước qui định và căn cứ vào vị trí của đất ở và tầng nhà;
    a) Đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng 1 hộ ở được tính 40% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng.
    b) Đối với nhà ở nhiều tầng nhiều hộ được tính bằng 10% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng và phân bổ cho các tầng theo hệ số qui định trong bảng sau đây:

    Hệ số các tầng

    Nhà
    Tầng 1
    Tầng 2
    Tầng 3
    Tầng 4
    Tầng 5
    Tầng 6 trở lên

    2 tầng
    0,7
    0,3





    3 tầng
    0,7
    0,2
    0,1




    4 tầng
    0,7
    0,15
    0,1
    0,05



    5 tầng trở lên
    0,7
    0,15
    0,08
    0,05
    0,02
    0,0


    Điều 8.
    1. Bên bán là Giám đốc Công ty kinh doanh nhà thuộc ngành nhà đất cấp tỉnh, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện (nơi chưa có Công ty kinh doanh nhà) hiện đang quản lý nhà ở đó.
    2. Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do các cơ quan hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang quản lý mà thuộc diện được bán thì phải lập phương án chuyển giao cho bên bán theo đúng thủ tục do pháp luật qui định.
    3. Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp thông qua đề án bán nhà trước khi thực hiện. Riêng đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sau khi được Hội đồng Nhân dân thông qua, đề án phải được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    Để giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc bán nhà ở, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng bán nhà ở do 1 đồng chí lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và các Uỷ viên là các đại diện Sở Nhà đất, Sở Xây dựng, Kiến trúc sư trưởng (nếu có), Sở Tài chính - Vật giá, Sở Địa chính, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh và bên bán nhà qui định tại Khoản 1 Điều này.
    Hội đồng bán nhà ở có trách nhiệm lập đề án bán nhà ở trong đó xác định khu vực nhà ở được bán, loại nhà ở được bán, kế hoạch bán; Xây dựng các bảng giá, xây dựng qui chế bán, tổ chức triển khai thực hiện việc bán nhà ở theo đề án được duyệt và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
    Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định thành lập các Hội đồng bán nhà ở tại các huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã không phải là tỉnh lỵ do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp đó làm Chủ tịch Hội đồng.

    Điều 9. Phương thức thanh toán tiền mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được qui định như sau:
    1. Thanh toán bằng tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
    2. Thời hạn thanh toán không quá 10 năm. Mức trả lần đầu khi ký kết hợp đồng không dưới 20% tổng số tiền phải trả, số tiền còn lại qui ra vàng 98% để làm căn cứ thanh toán các lần sau và mỗi năm tiếp theo phải trả không dưới 8% tổng số tiền phải trả.
    Nếu trả hết một lần ngay khi ký kết hợp đồng thì được giảm 10%, nếu trả trong thời hạn 1 năm thì dược giảm 2% giá bán;
    3. Trong trường hợp người mua nhà chưa trả hết tiền mà thời hạn ghi trong hợp đồng đã kết thúc hoặc không thanh toán theo qui định tại Khoản 2 Điều này, nếu không có lý do chính đáng thì bên bán có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và hoàn trả cho người mua số tiền đã nhận sau khi khấu trừ một khoản tiền phạt bằng 5% giá trị hợp đồng. Người mua phải truy nộp toàn bộ số tiền thuê nhà chưa trả để được tiếp tục thuê nhà ở theo qui định của pháp luật;
    4. Trong trường hợp người mua nhà chưa trả hết tiền mà chuyển đi nơi khác thì người đó được tiếp tục trả tiền mua nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Nếu người mua nhà chết thì những người trong diện thừa kế được tiếp tục trả tiền mua nhà để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
    Trong mọi trường hợp khác sẽ thực hiện theo qui định tại Khoản 3 Điều này.
    5. Đối với nhà ở khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân, tập thể mà không có nguồn gốc từ vốn Ngân sách Nhà nước thì Hội đồng bán nhà ở căn cứ vào tỷ lệ số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình để tính số tiền bên mua phải tiếp tục trả theo giá bán qui định tại Điều 7 của Nghị định này.

    Điều 10. Người mua nhà sau khi trả hết tiền và hoàn tất thủ tục nộp lệ phí trước bạ thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Nếu bán lại thì Nhà nước sẽ điều tiết phần thu nhập do bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật.

    Điều 11. Tiền thu được từ việc bán nhà ở phải nộp vào Ngân sách Nhà nước để duy trì và phát triển quĩ nhà ở theo các dự án và kế hoạch do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp thông qua, trong đó ưu tiên cho các mục tiêu sau đây:
    1. Xây dựng nhà ở để cho thuê hoặc bán theo qui định của Nghị định này cho các đối tượng chưa có nhà ở hoặc nhà ở quá chật;
    2. Xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê đối với các hộ đang ở trong các nhà qui định tại các Khoản 1, 2 và 3, Điều 5 của Nghị định này;
    3. Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vực đã qui hoạch để xây dựng nhà ở; 4. Cải tạo các khu nhà ở cấp IV thành nhà ở cao tầng để bán hoặc cho thuê;
    5. Cải thiện các khu nhà mà điều kiện ở quá thấp;
    6. Thực hiện chính sách xã hội về nhà ở.
    Dự toán chi phí cho việc thực hiện bán nhà ở do bên bán lập, thông qua Hội đồng bán nhà ở trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và được trích từ nguồn kinh phí do bán nhà ở.
    Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp và sử dụng tiền bán nhà ở theo đúng các qui định nói tại Điều này.

    CHƯƠNG III
    KINH DOANH NHÀ Ở​

    Điều 12. Kinh doanh nhà ở nói tại Nghị định này là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi sau đây:
    1. Cho thuê nhà ở;
    2. Mua bán nhà ở;
    3. Nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo qui hoạch xây dựng nhà ở để chuyển quyền sử dụng đất;
    4. Dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở.

    Điều 13. Các tổ chức trong nước, cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở Việt Nam được phép kinh doanh nhà ở và phải thực hiện đầy đủ các qui định về thành lập, đăng ký kinh doanh và các qui định khác của pháp luật.

    Điều 14. Các tổ chức cá nhân kinh doanh nhà ở phải trả tiền sử dụng đất ở hoặc trả tiền thuê đất ở theo qui định của Luật Đất đai và sử dụng đất ở đúng mục đích, đúng qui hoạch và thực hiện đầy đủ các thủ tục về xây dựng cơ bản theo qui định của pháp luật.

    Điều 15. Giá kinh doanh nhà ở gồm: Giá bán; giá cho thuê; giá dịch vụ trong hoạt động mua bán, cho thuê, là giá thoả thuận giữa các bên ghi trong hợp đồng.
    Giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước và giá cho thuê nhà ở đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam được thực hiện theo qui định của pháp luật.

    Điều 16. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà ở phải tuân thủ các qui định về mua bán, cho thuê nhà ở qui định tại chương IV và chương V của Pháp lệnh Nhà ở, đồng thời phải thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước theo qui định của pháp luật.

    CHƯƠNG IV
    MUA BÁN NHÀ Ở KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH
    KINH DOANH​

    Điều 17. Mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh là việc chuyển quyền sở hữu nhà ở và chuyển quyền sử dụng đất ở từ bên bán sang bên mua thông qua hợp đồng được ký kết bằng văn bản, nếu bên bán nhà không còn nhu cầu sử dụng, bán nhà thừa kế, bán nhà được biếu tặng, còn bên mua có nhu cầu mua nhà để sử dụng.

    Điều 18. Các tổ chức trong nước, cá nhân là công dân Việt Nam, định cư ở Việt Nam được mua bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.

    Điều 19. Cá nhân là người nước ngoài định cư ở Việt Nam được mua 1 nhà ở của các doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh nhà ở của Việt Nam để ở cho bản thân và các thành viên gia đình họ tại địa phương được phép định cư.

    Điều 20. Các bên mua bán nhà ở có trách nhiệm nộp thuế và lệ phí theo qui định của pháp luật.
    Giá để tính thuế là giá ghi trong hợp đồng, nhưng trong mọi trường hợp giá để tính thuế không được thấp hơn bảng giá do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh qui định.

    CHƯƠNG V
    QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
    VÀ KINH DOANH NHÀ Ở​

    Điều 21. Bộ trưởng Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động mua bán và kinh doanh nhà ở trong phạm vi cả nước.
    Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý Nhà nước các hoạt động này tại địa phương mình.

    Điều 22. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khung giá các loại đất do Chính phủ ban hành và bảng giá chuẩn tối thiểu nhà ở xây dựng mới (phụ lục số 1 kèm theo Nghị định này), bảng giá chuẩn tối thiểu cho thuê nhà ở (phụ lục số 2 kèm theo Nghị định này) để ban hành các bảng giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng, bảng giá nhà ở xây dựng mới và bảng giá cho thuê nhà ở tại địa phương mình. Giá do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành trong mọi trường hợp không được vượt khung giá hoặc thấp hơn bảng giá chuẩn tối thiểu do Nhà nước ban hành. Giá do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành là căn cứ để quản lý hoạt động mua bán và kinh doanh nhà ở tại địa phương.
    Trong trường hợp giá thị trường biến động từ 20% trở lên so với khung giá hoặc giá chuẩn tối thiểu ban hành kèm theo Nghị định này thì Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính phủ có trách nhiệm trình Chính phủ điều chỉnh các bảng giá này cho phù hợp.

    Điều 23. Nhà nước được quyền mua trước nhà ở nếu xét thấy cần thiết. Trong trường hợp này Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên mua theo qui định của hợp đồng đã được ký kết trước đó.

    Điều 24. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn các khoản thu và thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước đối với các loại hoạt động mua bán và kinh doanh nhà ở.
    Điều 25. Các Bộ Xây dựng, Tài chính có trách nhiệm qui định về quản lý hoạt động dịch vụ mua bán, cho thuê nhà ở.

    CHƯƠNG VI
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH​

    Điều 26. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các qui định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Mọi trường hợp vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.

    Điều 27. Liên Bộ Xây dựng - Tài chính - Vật giá Chính phủ phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

    Điều 28. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
  8. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Một loạt giải pháp về nhà và nợ cho VK...., hôm nay có đọc thêm vài bản tin nhưng chưa hiểu lắm .
    ==========
    Giao dịch dân sự về nhà ở có Việt kiều tham gia:
    Bảo đảm quyền lợi cho các bên
    TT (Hà Nội) - Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người VN định cư ở nước ngoài tham gia đã được đưa ra thảo luận và thông qua tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng qua (26-7), trong đó thống nhất áp dụng để giải quyết các giao dịch này từ ngày 1-9.
    Nghị quyết đặt ra nguyên tắc giải quyết là bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhà ở; quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Ngoài ra, nghị quyết cũng khuyến khích các bên tham gia giao dịch phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái để tránh lãng phí của cải vật chất phát sinh do việc đòi lại nhà gây ra.
    Theo nghị quyết, các giao dịch dân sự về nhà ở (NƠ) thuộc sở hữu tư nhân được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người VN định cư ở nước ngoài tham gia gồm thuê NƠ; mượn, ở nhờ NƠ; mua bán NƠ, đổi NƠ; tặng cho NƠ; thừa kế NƠ; ủy quyền quản lý NƠ giữa cá nhân với cá nhân.
    Trước đó, tại buổi thảo luận, một vấn đề được đặt ra là cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm giải quyết NƠ cho các đối tượng được phân ở trong những căn nhà mà các cơ quan, tổ chức thuê, mượn... của Việt kiều sau khi những căn nhà này bị thu lại, trả cho chủ sở hữu. Ban soạn thảo tiếp thu qui định trong trường hợp cơ quan, tổ chức thuê, mượn NƠ rồi phân lại cho cán bộ ở thì cơ quan, tổ chức đó sẽ có trách nhiệm bố trí NƠ cho cá nhân đó sau khi lấy lại nhà trả chủ sở hữu.
    Nếu cơ quan, tổ chức này đã chấm dứt hoạt động thì đơn vị kế thừa sẽ phải chịu trách nhiệm và nếu không có đơn vị nào kế thừa thì UBND tỉnh, TP có loại NƠ nói trên sẽ có trách nhiệm giải quyết để đảm bảo quyền lợi cho cả chủ sở hữu NƠ và người được phân ở NƠ đó.
    Theo khảo sát của Bộ Tư pháp (đơn vị được giao phối hợp xây dựng nghị quyết), cả nước có gần 500 trường hợp giao dịch NƠ được xác lập trước ngày 1-7-1991 có người VN định cư ở nước ngoài tham gia, trong đó chủ yếu là các giao dịch như tặng cho NƠ, ủy quyền quản lý NƠ.
    Ông Đinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ Tư pháp, cũng cho biết riêng khu vực TP.HCM, giá trị NƠ đã bán có đồng thừa kế là Việt kiều đang giữ tại các ngân hàng công thương lên tới 120 tỉ đồng. Ông Tụng khẳng định sau khi nghị quyết có hiệu lực, những người thừa kế sẽ được nhận lại khoản tiền này. Trên thực tế, tất cả những người có giao dịch NƠ thuộc các diện trên đều đã sẵn sàng, chỉ chờ có cơ sở pháp lý để giải quyết.
    K.HƯNG
  9. TrexanhOnline

    TrexanhOnline Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang gặp một vụ việc liên quan đến vấn đề trưng mua, trưng dụng đó đây nè. Bà A cho ông B thuê căn nhà N1 với thời hạn 3 năm. Được hơn 1 năm thì đến 30-4-1975. Sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu như ông B không đem căn nhà đó tham gia cổ phần của một doanh nghiệp. Nhà nước có quyết định trưng mua, trưng thu toàn bộ doanh nghiệp đó.
    Đáng lý ra, căn nhà N1 không thuộc tài sản của ông B thì phải trả cho đúng chính chủ. Nhưng người ta không làm như vậy. Đây là khúc mắc thứ nhất.
    Trong quyết định trưng thu, trưng mua đó có nói đến 3 căn nhà N2, N3, N4 nhưng không nói gì đến căn nhà N1 đã nêu trên. Đây là khúc mắc thứ hai.
    Trong khi bà A đang tìm cách lấy lại căn nhà, đơn gởi các nơi, thì người ta có tờ trình và một quyết định xử lý căn nhà vô chủ. Đây là khúc mắc thứ ba.
    Các bạn am hiểu nhiều giúp mình với nha.
  10. OKOKONO

    OKOKONO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn bác KOJ nhiều lắm. Tớ vote cho bác mấy ngôi sao rồi. Nếu có dịp sẽ mời bác caffee để gọi là cám ơn nha.
    Được okokono sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 28/07/2006​

Chia sẻ trang này