1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề về thời gian lao động, Luật Lao động !!!

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi I_hate_you8x, 18/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. I_hate_you8x

    I_hate_you8x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2006
    Bài viết:
    856
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề về thời gian lao động, Luật Lao động !!!

    Mình đang làm ở 1 cơ quan nhà nước. Hiện nay, chỗ mình sắp ra 1 văn bản trong đó có yêu cầu cán bộ đi trực công việc. Thời gian từ 4h30 chiều tới 7h30 sáng hôm sau (tất cả các ngày). Với tình hình nhân sự hiện tại thì mỗi người chắc phải trực 3 lần/ tháng. Và ******** nhất là nguy cơ bị trực trọn đời, trực đêm xong sáng hôm sau lại éo được nghỉ. Ngoài ra tính mức bồi dưỡng chỉ là 130% nhân với lương hệ số căn bản (chẳng hạn mình là 2,67 ). Theo mình biết thì Luật LĐ có quy định chỉ được làm thêm 200h/năm, 1 ngày không quá 4 giờ. Lương trực đêm được tính 150% lương hàng ngày cộng thêm 30% nữa. Tuy nhiên công chức có được hưởng điều đó không (**, làm công chức lại chịu chi phối pháp lệnh cán bộ công chức, hơn nữa điều 4 nó có câu "Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này", ko biết là được áp dụng điều nào nữa ???!!!)

    Công đoàn ở đây vứt vào sọt rác rồi, cho mình hỏi là có thể kiến nghị được không (dưới góc độ pháp luật, kiến nghị lên đâu để nó hủy bỏ cái quy chế chết tiệt sắp ban hành đây ?)
    Thanks
  2. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Việc gì phải khổ thế. Bạn đẩy cái cục đó cho nguời khác. Chứ đi trực, vừa mệt, vừa được lương thấp thế kia.
    Cty mình cũng vậy, và mọi nguời toàn thuê ông bảo vệ trực dùm. Cuối tháng, lĩnh tiền trực, đưa hết cho ông đó.
    Lợi cả đôi bên. Một bên thêm thu nhập, một bên rảnh nợ.
  3. prettydevil

    prettydevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Sao post mãi ko được nhỉ?
  4. prettydevil

    prettydevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Thực ra ở đây có mấy vấn đề bạn cần làm rõ, ví dụ:
    - Cơ quan bạn là loại hình cơ quan gì (hành chính hay sự nghiệp, hay doanh nghiệp nhà nước)... để biết cơ quan bạn chịu sự điều chỉnh của các loại quy phạm pháp luật nào và các bạn là công chức hay viên chức.
    - Đặc thù công việc của bạn có liên quan gì đến nghĩa vụ "trực đêm" không? Ví dụ: nếu là cơ quan về viễn thông chẳng hạn thì có nhiều đơn vị liên quan đến kỹ thuật đương nhiên phải trực đêm - ko được phàn nàn :D (tất nhiên có tiền làm thêm giờ).
    - Quy chế của cơ quan bạn dựa trên những căn cứ pháp luật nào (thường ở phần đầu của Quy chế sẽ có phần in nghiêng: "Căn cứ vào..." đấy - bạn thử xem nhé - nếu ko được thì yêu cầu người ta cho xem Dự thảo để "đảm bảo dân chủ" mà) - tức là các văn bản pháp luật nào.
    Làm rõ được mấy vấn đề này mới biết được bạn có "kiến nghị" được hay không.
    Còn trong quy định của Pháp lệnh Cán bộ Công chức thì cái phần "tuỳ từng đối tượng" đó nghĩa là: tuỳ vào việc đối tượng là cán bộ, hay công chức, hay viên chức để áp dụng điều luật cho từng đối tượng ấy cho phù hợp.
    Chúc bạn sớm tìm được câu trả lời!
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Có cách này rất hay.
    Bạn hãy trình bày rõ sự việc cho Báo Tuổi trẻ bằng văn bản. (nhớ ký tên )
    Nhờ báo xác định hộ xem có vi phạm pháp lệnh lao động không ?
    Nếu có thì đưa bài báo cho các cấp có thẩm quyền để giải quyết. Hoặc đưa luôn cho báo Tuổi trẻ cũng được (nhờ báo chí can thiệp).
    Trong việc này thì báo Tuổi trẻ luôn giúp đỡ người lao động.
  6. Ur4ever

    Ur4ever Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Ko vi phạm Pháp lệnh Lao động đâu, bạn ạ. Vì từ năm 1996 đến giờ, nước mình sính dùng Bộ luật lao động hơn. Hai bộ rồi đấy, lại còn sửa đổi mấy lần rồi.
    Mà hình như bạn ấy chán chả muốn ký nên mới vào box này để hỏi đấy, bạn.
  7. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Thế Pháp lệnh Lao động với lại Luật Lao động khác nhau ở chỗ nào .?
    ? ?
    Minh chưa rõ vụ này .?
  8. prettydevil

    prettydevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Pháp lệnh là: một loại văn bản quy phạm pháp luật, là một loại nguồn, một hình thức thể hiện của pháp luật (chỉ ở Việt Nam Pháp lệnh mới là 1 loại ?onguồn? của PL thôi nhé, nước khác ko có Pháp lệnh đâu).
    Nó có đầy đủ các đặc điểm chung của một văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời có một số đặc điểm riêng của một Pháp lệnh:
    - Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành: đối với Pháp lệnh thì là Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
    - Là một văn bản dưới luật (tức là có hiệu lực pháp lý thấp hơn Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật), nhưng sau Nghị quyết của QH thì nó có hiệu lực pháp lý cao nhất trong các văn bản dưới luật khác.
    - Theo trình tự và dưới hình thức do luật định: tuân theo quy trình lập pháp đã được Luật Ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật quy định;
    Hình thức: phải là văn bản, hơn nữa, phải theo mẫu quy định về văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành;
    - Chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định. Trong trường hợp Pháp lệnh: Pháp lệnh quy định những vấn đề được "Quốc hội giao". Trên thực tế, những vấn đề được "Quốc hội giao" thường là những vấn đề và phạm vi thuộc thẩm quyền điều chỉnh của các đạo luật, tức là các vấn đề quan trọng, có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống xã hội, chủ yếu xuất phát từ sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế, nhưng do thiếu kinh nghiệm lập pháp, hoặc "thời cơ chưa chín muồi" , nên "giao tạm" cho UBTVQH ban hành. Sau một thời gian, khi đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết, những vấn đề đó sẽ được chuyển hoas thành luật.
    Do ?olao động? là một vấn đề bức thiết và quan trọng hàng đầu đối với bât cứ xã hội nào, nên đương nhiên, VN cũng phải ưu tiên điều chỉnh nó ở tầm luật - ở đây là Bộ luật lao động, chứ ko thể điều chỉnh bằng Pháp lệnh được - người ta cười cho.
    - Được áp dụng nhiều lần và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó (tức là nếu nó áp dụng cho bạn - A comme Amour thì cũng không bị mất "tác dụng" đối với bạn I_hate_you8x và các bạn khác ?" là người lao động - thuộc phạm vi điều chỉnh của nó).
    Luật Lao động : có thể hiểu theo 2 nghĩa:
    - Là một đạo luật (một văn bản luật) điều chỉnh các quan hệ xã hội lao động: (cùng với Bộ luật) có hiệu lực pháp lý cao nhất chỉ sau Hiến pháp.
    - Là một ngành luật (cùng với các ngành luật khác cấu thành nên hệ thống pháp luật của một quốc gia). Ngành luật là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội nhất định. Ngành luật có đối tượng điều chỉnh (tức là các quan hệ xã hội) riêng (ví dụ: dân sự, hành chính, hình sự?) và phương pháp điều chỉnh (tức là cách thức nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của những người tham gia các quan hệ xã hội đó) riêng (ví dụ: phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh - phục tùng; của dân sự là thoả thuận, tự do ý chí?).
    Theo nghĩa này, Luật Lao động là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các QHXH phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động.
    Như vậy thì, Pháp lệnh lao động (giả sử tồn tại) sẽ là một nguồn quan trọng cho Luật Lao động. Ở VN hiện nay, nguồn trực tiếp và quan trọng nhất của Luật Lao động VN đó là Bộ luật lao động và các văn bản khác có liên quan? đến vấn đề lao động. Khi nào muốn tìm hiểu Luật Lao động ở VN, người ta sẽ mở Bộ luật lao động ra xem trước nhất vì đó là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh đầy đủ và trực tiếp về lao động mà.
    Khác nhau chủ yếu là thế, bạn ạ.
    Nếu vẫn ko hiểu, bạn thử lên Google, tìm Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ luật lao động năm 2005, tìm đọc Giáo trình Lý luận về NN và PL, Giáo trình Luật lao động nữa nhé! Thể nào cũng hiểu ngay ấy mà!
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn...
    Thì ra có sự khác biệt như thế .
    Nước khác không có Pháp lệnh LĐ. Vì sao .?
  10. prettydevil

    prettydevil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Khoá topic với lý do: tôn trọng chủ topic.
    Đùa vậy thôi, bạn muốn có câu trả lời thì nên vào topic Lý luận chung về nhà nước và pháp luật để hỏi; hoặc nếu thích, mở topic riêng cũng được. Vấn đề bạn đặt ra cũng khá đơn giản nhưng tôi nghĩ không ai muốn đi lạc đề của bạn I_hate_you.
    Thế nhé!

Chia sẻ trang này