1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề xã hội này có nằm trong giáo dục quốc phòng không

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi illy, 06/09/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoihoathu

    nguoihoathu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2012
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    21
    Lúc vào làm thì sát hạch ko kĩ, làm ko đuợc thì trách cái bằng
    Đầu tiêu cũng là bộ giáo dục ko làm nghiêm cho mở trường lớp tràn lang ko kiểm soát nên mới thế, hệ thống gd thì lạc hậu ko sáng tạo ,đổi mới nên cứ lần nào cải cách thì cứ y xì lần đó. Đúng là cái bộ ăn hại ở VN, vừa rồi còn đưa ý kiến tổ chức thi chuyển tiếp có môn văn hóa cấp 3 vào nữa.
    Mang tiếng có ăn có học mà toàn lũ bã đậu, thua mấy ông thầy ở trường huyện nữa
  2. kuemhoito

    kuemhoito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2012
    Bài viết:
    2.675
    Đã được thích:
    15
    toàn CCCC,COCC thì biết j mà làm.học đc cái bằng là tốt lắm rồi
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    toàn CCCC,COCC thì biết j mà làm.học đc cái bằng để chạy vào cơ quan nhà nước là tốt lắm rồi
  3. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Học ngày không đủ, tranh thủ học đêm...
    Học trường không đủ tranh thủ học thêm !!!
    ^:)^ ^:)^

    Giáo trình học đã "nặng" vậy... chưa bị "loạn trí" đã là may lắm rồi... sao vẫn phải học thêm (không hiểu nước ngoài có học thêm nhiều vậy không ?). Cải cách đã qua mấy "cuộc" rồi... sao giờ vẫn phải "cải" thêm ? Nói mà không làm thì cũng như là một bài hát chỉ có lời là mới, nhưng "giai điệu" cũ... nghe nhiều cũng nhàm, chán chẳng buồn nghe nữa. Khẩu hiệu trường nào chả treo, trường nào chả hô. "Học, học nữa, học mãi"... cuối cùng vẫn chẳng nên cơm cháo gì ? Giờ lại "Đổi, đổi nữa, đổi mãi".... chả biết là mấy cuộc "giải phẫu" nữa thì "gạo có nấu được thành cơm"... hay lại "lùi một bước... rồi lùi thêm bước nữa"... không biết vì đâu nên nỗi ? Sao đến ngay cả sở giáo dục lại không công nhận giáo viên tại chức "con đẻ của mình"... cho dù nó có bị "dị tật bẩm sinh" ? Một sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thì tự khắc nó bị thải loại thôi, việc gì phải "an ủi" nhau bằng cách "chính quy, tại chức là có giá trị như nhau". Bản thân 2 chữ chính quy, và tại chức nó đã hoàn toàn khác nhau rồi.
    Âu... cũng là cái liễn, không nên chỉ trấn an bằng cách hô "khẩu hiệu". Các bác trong ngành đều biết cả, các bác quan giáo dục cũng đều hiểu (chỉ là biết mà giả vờ như không biết thôi, vì con em họ đều học ở nước ngoài cả mà). Nhiều năm đã qua, không rõ "âm thịnh, dương suy" hay sao mà "nguyên khí" chảy đi đâu hết... chắc chắn lỗi không phải là do "công sức học hành của các cháu"... ^:)^ ^:)^
  4. kuemhoito

    kuemhoito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2012
    Bài viết:
    2.675
    Đã được thích:
    15
    1 bài báo rất hay trên VNnet.
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/90453/mang-dan-va----cuoi-ngao-nghe-.html
  5. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.235
    Đã được thích:
    2.113
    Mấy thằng thiểu nảo ? ngành giáo dục: Chưa dám khẳng định, vì chất lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác thì đúng quá rồi còn gì nữa. Ông biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chất lượng của học sinh không?
    Đọc bài này ngẫm lại coi: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91737/hoc-sinh-hong--loi-tai-ai-.html
  6. EVANNALYNCH_3A

    EVANNALYNCH_3A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2012
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Mẹ tằng chó giờ mày còn đây ah. Má thằng home 124 chết mà mày ko thèm đến. Mày sống thế ctéo có được[r37)]
  7. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Tham nhũng trong giáo dục gây hậu quả nghiêm trọng với người nghèo

    TS Mark Ashwill: "Trong một điều tra gần đây của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - VIES, 526 giáo viên các bậc tiểu học, THCS, THPT từ 27 trường của 5 tỉnh được hỏi một câu đơn giản: Nếu được quyết định lại một lần nữa, bạn có chọn nghề giáo không? Thật buồn nhưng cũng không ngạc nhiên khi 40,9% GV bậc tiểu học, 59% GV bậc THCS và 52,4% GV bậc THPT đã trả lời là không”...

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Voi-nen-giao-duc-hien-tai-dat-nuoc-se-hiem-nhan-tai/234650.gd

    Với nền giáo dục hiện tại, đất nước sẽ hiếm nhân tài ?

    Yêu cầu “Học đi đôi với hành”, “Tiên học lễ hậu học văn” cũng mới chỉ là những khẩu hiệu đẹp được treo lên tường. Nếu cứ với nội dung, cách dạy, cách học hiện nay, Việt Nam ta rồi sẽ được thay thế bằng một thế hệ mới với những con người mà phần lớn là thiếu văn hóa, thiếu trung thực, đất nước sẽ hiếm nhân tài...

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Voi-nen-giao-duc-hien-tai-dat-nuoc-se-hiem-nhan-tai/234650.gd

    GS Hoàng Xuân Sính: "Nếu không có tiền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối"

    "Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là tiền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, tiền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ tiền ra tràn lan"...

    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Hoang-Xuan-Sinh-Neu-khong-co-tien-30-nam-nua-giao-duc-van-roi/235550.gd
  8. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.235
    Đã được thích:
    2.113
    Thằng nào cũng biết thằng nào cũng nói . mà làm thì éo làm.hoặc làm thì y như quả chuối.làm người lãnh đạo thì phải có tâm và có tầm .làm nghề nào cũng thế xã hội phân công cho một người một công việc cả rồi."sinh nghề, tử nghiệp" hỏi được bao nhiêu người...?
  9. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Tâm, tầm gì hả bác. Lãnh đạo chỉ lo báo cáo thành tích thôi [:D]. Những báo cáo kiểu như "bao nhiêu % khá và giỏi"... chẳng biết có còn ai tin không ?
    Không những nặng về thành tích, mà còn nặng về báo cáo thành tích. Cuộc báo cáo nào chả vậy... thường là bắt đầu từ "hoàn cảnh lịch sử"... sau đó mặt "được".... sau cùng mới là mặt "chưa được". Hai khâu đầu chiếm mất 2/3 thời gian để "trình bày hoàn cảnh rồi", mà thường là rất "hào hứng" ở 2 khâu này, sau đó còn 1/3 thời gian trình bày nốt phần còn lại (chả có hứng thú gì mấy)... ==> cuối cùng kết luận... ==> sẽ rút kinh nghiệm và "tìm cách khắc phục"... chỉ mỗi tội là "không biết đến bao giờ" ^:)^

    Khi thầy là 'thợ' dạy :-ss

    Nhiều người cho rằng một bộ phận khá lớn giáo viên và cán bộ quản lý coi nhà giáo chỉ như những “thợ” dạy trong khi lẽ ra họ phải là những nhà giáo dục...

    http://infonet.vn/giao-duc/khi-thay-la-tho-day/a28436.html
  10. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Báo nước ngoài bàn về tham nhũng giáo dục Việt Nam

    Tờ Business Recorder của Pakistan đã có bài viết bàn về hiện trạng tham nhũng, hối lộ trong hệ thống giáo dục Việt nam từ hai vụ việc “nhận tiền tăng điểm” gần đây ở ĐH Khoa học Huế và ĐH Nông nghiệp Hà Nội.


    [​IMG]


    Sinh viên năm cuối Nguyễn Đức Hùng cảm thấy vô cùng xấu hổ khi được các em năm nhất nhờ giảng bài giúp nhưng lại không thể trả lời được những câu hỏi đó mặc dù cậu đi học gần như đầy đủ. “Tôi không hiểu môn học đó chút nào” – chàng sinh viên ngành Kỹ thuật dân dụng chia sẻ. “Môn đó tôi làm sai nhiều trong bài kiểm tra, nên đã đưa cho giáo viên một triệu đồng để nhờ giúp đỡ. Thầy trả lại bài kiểm tra ban đầu và cho phép tôi sửa những lỗi sai đó tại nhà thầy”.

    Hùng kể năm đầu tiên lên Hà Nội học đại học (ở một ngôi trường giấu tên), cậu đã học hành rất chăm chỉ nhưng một số bài kiểm tra vẫn nhận điểm thấp so với các bạn khác lười biếng hơn mình. Sau đó, Hùng phát hiện ra rằng những sinh viên này đã hối lộ giảng viên để được nhận điểm cao. “Thực sự buồn vì hối lộ trong các kỳ thi bây giờ là chuyện quen thuộc. Nếu không hối lộ các thầy thì tôi sẽ bị cô lập mặc dù tôi không muốn làm vậy”.

    Nạn hối lộ giáo viên là một bí mật mà ai cũng biết ở Việt Nam. Tuần trước, báo chí đưa tin một trưởng khoa của ĐH Khoa học Huế buộc phải từ chức và 22 giảng viên và cán bộ của ĐH Nông nghiệp Hà Nội bị cảnh cáo vì nâng điểm cho 180 sinh viên để họ đủ điểm đỗ kì thi cao học. Vụ việc được phát hiện sau khi một số sinh viên tố cáo họ phải trả tiền cho giáo viên để nhận điểm cao hơn.

    Hành động này không chỉ làm thế hệ trẻ mất tinh thần học tập mà còn gây tác động lớn tới xã hội – ông Nguyễn Quốc Bình, hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Việt – Đức Hà Nội nhận định. “Hối lộ trong các kỳ thi làm sinh viên lười biếng. Vì không có kiến thức thật nên sau khi tốt nghiệp, họ cần phải được đào tạo lại hoặc đổi nghề, gây ra sự lãng phí nguồn lực cho xã hội”.

    Bà Lê Hiền Đức – nhà giáo về hưu, một người tích cực chống tham nhũng cho rằng hiện trạng này đang lan rộng. “Ngay cả các quan chức cấp cao của Chính phủ - những người được cử đi học tập ở các trường đại học hàng đầu cũng làm vậy, hối lộ giáo viên để nhận điểm cao. Tôi biết một số quan chức mua bằng Tiến sĩ bằng cách đút lót tiền cho giáo viên”. Bà Đức cho biết người ta thường kể với bà về những sinh viên thường xuyên nghỉ học nhưng vẫn thi qua các kỳ thi nhờ hối lộ giáo viên.

    Những lời chỉ trích được đưa ra khi Đảng đang lên kế hoạch cải cách giáo dục. Trong một cuộc họp ở Hà Nội vào tuần trước, các chuyên gia cho rằng hệ thống giáo dục Việt Nam đang dưới chuẩn, đồng thời kêu gọi Chính phủ thực hiện cải cách trên diện rộng. “Giáo dục Việt Nam đang đi lạc đường” – GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhận định.

    Các chuyên gia tập trung bàn về chất lượng giáo viên thấp, nhiều giáo viên không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, chương trình giảng dạy bậc đại học đã lạc hậu, và những vấn đề này dẫn đến sự hạn chế lực lượng lao động có trình độ. Vấn đề tham nhũng trong giáo dục nhiều khả năng sẽ được đề cập đến như một phần của công cuộc cải cách khi Trung ương Đảng họp ở Hà Nội vào 2 tuần đầu tháng 10.

    Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã phát động một chiến dịch nói không với tiêu cực, bao gồm cả tham nhũng và hối lộ, tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng chiến dịch này đạt hiệu quả rất thấp trong trường học. Nhà giáo chống tiêu cực Đỗ Việt Khoa, 44 tuổi, giáo viên dạy Toán ở một vùng quê gần Hà Nội cho rằng anh đã bị các giáo viên khác tẩy chay và liên tục bị từ chối đề bạt sau khi phơi bày hành động nhận hối lộ của các giám thị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2006. Mặc dù nhận được bằng khen của Chính phủ về việc lên tiếng chống tiêu cực, song từ ngày đó anh nghỉ việc và hiện đang dạy ở một trường khác xa nhà.

    Các bậc phụ huynh cũng thường xuyên hối lộ giáo viên để con cái được học ở những trường tốt nhất, bà Đức nói. “Hối lộ trong trường học đang có xu hướng đi lên và không giới hạn tới bậc đại học” – ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Trẻ em của Quốc hội đánh giá. “Thực sự buồn khi nhìn thấy sinh viên ngày càng lười biếng và thiếu kiến thức”.

    Nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho rằng những tân cử nhân kỹ năng kém không thu hút được nhà tuyển dụng. “Bên cạnh tình trạng đưa hối lộ cho giáo viên, sinh viên cũng phải đưa hối lộ để có việc làm sau khi tốt nghiệp”.

    Đức Hùng – chàng sinh viên vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp thừa nhận rằng cậu không học hành nhiều trong suốt 4 năm đại học. “Tôi không chắc chắn là có thể kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp” – Hùng nói. Bà Đức thì bi quan về tương lai: “Hệ thống giáo dục của chúng ta đang xuống dốc. Nếu xu hướng này tiếp tục thì chúng sẽ chỉ có những quan chức ngu ngốc và những con người xảo trá”.

    http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/91675/bao-nuoc-ngoai-ban-ve-tham-nhung-giao-duc-viet-nam.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này