1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề xã hội này có nằm trong giáo dục quốc phòng không

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi illy, 06/09/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. --cratos--

    --cratos-- Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bọn này chính là bọn mà cậu đang gọi.
    Chỉ là chiêu bài khác của chúng nó thôi.
    Chúng nó rất mong muốn đất nước tiếp tục chìm trong khói lửa chiến tranh thì chúng nó mới sung sướng, chừng nào đất nước VN còn hòa bình yên ổn thì chúng nó còn điên cuồng.
  2. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Không dại nào bằng đổ tiếng xấu cho dân!

    [​IMG]Trong hơn một năm gần đây, cứ thỉnh thoảng vài ba tháng lại có một quan chức nhà nước, thậm chí cả đại biểu cơ quan dân cử...có vấn đề yếu kém gì trong các lĩnh vực quản lý của nhà nước là lại lôi vấn đề dân trí hoặc đổ tiếng xấu cho số đông người dân.

    Tất nhiên, điều này luôn gây nên những phản ứng gay gắt ngay từ những người có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước, phần lớn những người đại diện cho cử tri và đông đảo người dân bởi sự thiếu chín chắn, thiếu cân nhắc của những người phát ngôn.
    Gần đây nhất, trong buổi báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Thường Vụ Quốc hội đầu tuần trước, báo cáo công tác Phòng chống tham nhũng năm 2012 có nhận định: "Một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, người dân chưa có hành động quyết liệt trong việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, ngược lại còn đồng tình, tiếp tay cho hành vi tiêu cực, tham nhũng để giành được lợi thế trong kinh doanh hoặc được "ưu tiên" giải quyết công việc".


    [​IMG]


    Đây có thể nói một nhận định khá "kỳ lạ". Và đương nhiên, nó gặp ngay phản ứng. Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã nói ngay sau khi báo cáo đọc xong: " Dân không bao giờ muốn bỏ tiền nhà đi đút lót, vì các ông đòi ăn nên dân mới phải đút". Thẳng thắn hơn nữa, ông nói: "Không nên nhận định người dân tiếp tay cho tham nhũng, sẵn sàng bôi trơn. Chỉ vì các ông tham nhũng buộc người dân đưa hối lộ thì người dân mới đưa cho ông".


    Cũng vì cái lý lẽ đó, tại buổi hội thảo của Viện Nghiên cứu lập pháp về sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng mới đây, ông Trần Đức Lượng, phó tổng thanh tra Chính phủ nói rằng: "Thực tế hiện nay có những trường hợp đưa hối lộ do bị gợi ý, ép buộc nhưng vì sợ ảnh hưởng đến công việc, quyền lợi của mình nên buộc phải chấp nhận. Tuy nhiên, nếu sau đó người đưa hối lộ tố cáo thì lại có thể bị truy tố vì tội đưa hối lộ. Quy định hiện hành thực chất đặt người đưa hối lộ và nhận hối lộ vào thế cùng thuyền". Cho nên, rất có lý khi ông này đề xuất: "Bổ sung quy định xem xét giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với người đã đưa hối lộ do bị ép buộc nhưng chủ động khai báo" vào dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) lần này.


    Trả lời phỏng vấn của báo Thanh niên (báo đăng ngày 25.8.2012), một quan chức ngành ngân hàng nói rằng: "Do dân trí, tập quán ở Việt Nam chưa cao như ở một số nước. Rất nhiều người dân hiện nay đi gửi tiền nhưng cũng không để ý đó là ngân hàng tốt hay xấu. Có khi chỉ vì ngân hàng này ở ngay đầu ngõ nhà mình nên mang tiền đến gửi cho thuận tiện. Nên cách làm của chúng tôi là tái cấu trúc từ bên trong để ngân hàng lành mạnh lên...". Mặc dù câu nói của ông không trực tiếp nói rằng dân trí thấp nhưng cũng đã gây nên phản ứng rộng rãi trên cộng đồng mạng.



    Nhiều ý kiến cho rằng, phát biểu của ông cũng chưa chín chắn bởi trên thực tế, nhìn vào lượng tiền gửi ở các tổ chức tín dụng, người ta cũng tin rằng, đa số người dân cũng đã biết chọn mặt gửi... tiền, khi chủ yếu gửi tiền vào những ngân hàng có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh. Cho nên, ông lại viện đến câu: dân trí Việt Nam chưa cao nhưng một số nước quả thật là phát biểu rất thiếu cân nhắc.
    Còn trước đó, ý kiến chỗ này, chỗ kia đổ cho dân trí thấp cũng không phải là ít. Bên lề phiên họp Quốc hội ngày 17.11.2011, đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước khi trả lời báo chí đã nói rằng: "Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình". Hàm ý của câu nói này khá rõ ràng nên cũng nhanh chóng vấp phải những phản ứng mạnh mẽ trong dư luận. Bởi ngay chính trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội khác khi thảo luận về vấn đề này đã ủng hộ đề xuất của Chính phủ là cần xây dựng luật Biểu tình. Thế thì, hà cớ gì đại biểu Hoàng Hữu Phước lại cho rằng, trình độ dân trí Việt Nam chưa cao để xây dựng dự án luật Biểu tình?


    Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có lúc, có người lạm dụng đánh giá trình độ dân trí, cho rằng chỉ số IQ của dân cao để bảo vệ quan điểm của mình mà không có căn cứ cũng không được sự ủng hộ của cử tri. Ví dụ như trong buổi thảo luận về việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam tại một phiên họp của Quốc hội trước đây, đại biểu Quốc hội Trần Tiến Cảnh (Hà Nam) cũng khiến ngay chính nhiều đại biểu Quốc hội ngạc nhiên khi ông nói: "Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm... Việt Nam không phải nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây".


    Tất nhiên, không phải lúc nào khi đưa ra những nhận xét về dân trí, về tính cách người Việt... những tổ chức, cá nhân đưa ra nhận định cũng đều bị phản đối. Báo Tiền Phong đã từng đăng loạt bài, in thành sách (bán khá chạy) về những thói xấu của người Việt . Nhưng đó là kết quả của một quá trình thảo luận, tranh luận công khai có sự tham gia, đồng tình của đông đảo những người quan tâm, của các nhà nghiên cứu...và người ta có thể rút ra, đồng tình với nhau về một số hạn chế dễ thấy của người Việt Nam, để cùng nghĩ cách khắc phục, tiến bộ.


    Nhưng, ở những trường hợp như trên, có thể thấy điểm chung của chúng là những nhận định, suy xét tùy tiện; lạm dụng đánh giá về trình độ dân trí, thói quen của người dân để biện hộ, bảo vệ cho những luận điểm, những công việc làm chưa tốt của cơ quan phát ngôn, người phát ngôn ra những đánh giá đó; thậm chí, để nhằm bảo vệ cho những dự án, cho những việc phục vụ cho lợi ích riêng của một nhóm, một tổ chức...mà không vì lợi ích chung của cộng đồng. Chính vì vậy, trong một số trường hợp, phản ứng từ dư luận rất gay gắt. Và thậm chí, đã có cá nhân khi phát biểu không đúng về người dân đã phải xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó đủ cho thấy, việc đưa ra ý kiến đánh giá, nhận định về trình độ, kiến thức, thói quen...của số đông luôn phải thận trọng, chính xác đến thế nào.


    Còn nhớ, trước đây, vì "lỡ miệng" nói rằng: "Tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm" (ông đưa ra nhận xét như vậy trong đợt mưa lụt nặng nề ở Hà Nội tháng 11.2008), một vị lãnh đạo đã phải công khai nói lời xin lỗi: "Tôi thực sự lấy làm tiếc và muốn chân thành xin lỗi bạn đọc, xin lỗi mọi người". Việc ông đưa ra lời xin lỗi chân thành, đúng lúc lúc đó lại được người dân chấp nhận và coi là một cách ứng xử khôn ngoan, văn minh.


    Ông cha ta vẫn có câu "phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói" hàm ý phải rất thận trọng trong lời ăn, tiếng nói. Nhất là trước đám đông, một chính trị gia, một cán bộ có trách nhiệm của nhà nước...càng phải thận trọng, không nên coi đó là nơi để mình "tập nói". Ở nước ngoài, đã có không ít chính khách chỉ vì lỡ miệng mà phải từ chức, xin lỗi công khai... Việt Nam tuy hiếm xảy ra trường hợp như thế nhưng cũng không có nghĩa là không có sức ép lớn để các tổ chức, cá nhân... nhất là những người có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước có trách nhiệm với lời ăn tiếng nói của mình, đặc biệt là khi nói về dân trí, thói quen, sở thích...của người dân.


    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/89757/khong-dai-nao-bang-do-tieng-xau-cho-dan.html
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
  4. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Thủy điện Sông Tranh: Dân không tin báo cáo!


    Trong báo cáo “Đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2”, Viện Vật lý địa cầu vào tháng 8/2005 cho rằng thủy điện này “không có khả năng gây động đất kích thích khi tích nước, không gây rủi ro môi trường”.


    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Trình sống gần thủy điện Sông Tranh 2 lo lắng cho số phận gia đình mình nếu có sự cố xảy ra với đập.


    Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của viện này lại cho đó là “động đất kích thích”.

    Trong khi kết luận về những trận động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 vừa qua, các chuyên gia của viện này lại cho đó là “động đất kích thích”.

    Không gây rủi ro cho môi trường

    Trước khi xây thủy điện Sông Tranh 2, một báo cáo đánh giá tác động môi trường dài hơn 200 trang của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) do ông Trần Văn Được - Phó tổng giám đốc EVN - ký được gửi đến các bộ ngành, địa phương liên quan để theo dõi. Theo báo cáo, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Khoa học và công nghệ VN là đơn vị đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 do PGS.TS Nguyễn Ngọc Thủy - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - chủ trì (đã nghỉ hưu). Thành viên tham gia gồm các TS Phùng Văn Phách, Vũ Văn Chinh, Lê Huy Minh cùng nhiều chuyên gia khác...

    Trong bản báo cáo “Đánh giá tác động môi trường” dài hơn 200 trang này, phần đánh giá động đất khi xây dựng thủy điện cho thấy: Chấn động cực đại có thể xảy ra ở khu vực nhà máy là 5,5 độ Richter và gia tốc cực đại là 150m/s2. Chấn động này là do động đất kiến tạo phát sinh trên đứt gãy Hưng Nhượng - Tà Vi và Trà Bồng gây ra.


    Báo cáo còn trích dẫn tác giả Lê Trần Chấn, Viện địa lý thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong “Phân tích các hướng dẫn đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện” năm 2002 thì: Điều kiện để hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 có khả năng gây động đất kích thích là: Dung tích hồ chứa phải đạt trên 1 tỉ m3 nước.
    Vùng hồ chứa có chiều cao cột nước tối thiểu 100m và trong điều kiện đất đá vùng hồ và khu vực lân cận bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo và phân dị mạnh. Từ những thông số đó, báo cáo đi đến kết luận: “Hồ thủy điện Sông Tranh 2 khi tích nước sẽ không gây khả năng động đất kích thích, không gây rủi ro môi trường”.
    Chuyên gia chưa nghiên cứu động đất kích thích
    Trao đổi với chúng tôi chiều 25/9, TS Lê Huy Minh - Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu - cho biết khi đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 vào tháng 8/2005, nhiệm vụ của nhóm chuyên gia là đánh giá nguy hiểm động đất ở khu vực nên đưa ra đánh giá động đất cực đại là 5,5 độ Richter. Còn động đất kích thích có thể xảy ra hoặc không xảy ra khi hồ chứa tích nước thì cần phải nghiên cứu.
    Nếu xảy ra động đất kích thích, cường độ không bao giờ quá cường độ động đất cực đại. Tuy nhiên, việc xác định động đất (bao gồm cả động đất kích thích - PV) xảy ra nhiều ít, xảy ra thế nào là một vấn đề khác cần phải nghiên cứu. Ông Minh khẳng định động đất xảy ra ở thủy điện Sông Tranh 2 thời gian qua là do động đất kích thích.

    [​IMG]
    TS Lê Huy Minh, Phó viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, ghi nhận ý kiến người dân về động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2.


    Một chuyên gia trong nhóm đánh giá nguy hiểm động đất thủy điện Sông Tranh 2 thời điểm tháng 8/2005 cũng cho biết nhóm nghiên cứu này chỉ được “đặt hàng” đánh giá nguy hiểm động đất và đưa ra kết luận động đất cực đại có thể đạt 5,5 độ Richter chứ chưa có những nghiên cứu về động đất kích thích lúc đó.

    Nằm ngoài khả năng của tỉnh
    Chiều cùng ngày, Giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Quảng Nam Dương Chí Công cho biết là đơn vị quản lý về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh, ngày ấy (năm 2006) Sở được mời ra Hà Nội để tham gia trong hội đồng thẩm định về đánh giá tác động môi trường này. Một báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng được gửi Sở để theo dõi. Ông Công nhận định thật thà: “Khi đó mình chỉ phản biện về môi trường, môi sinh, các vấn đề xung quanh cuộc sống dân sinh như tái định cư, nhà cửa, tiếng ồn... là chính. Ai có biết động đất là gì vì đó là các khả năng chuyên sâu. Cả Sở cũng không có người chuyên môn sâu về khoản đó! Làm sao biết mà phản biện”.

    Ngay khi biết được thông tin về bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của thủy điện Sông Tranh 2 do PV thông báo, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My Đặng Phong cười như mếu: “Giờ ai sai người ấy chịu chứ chúng tôi chẳng biết nói gì trong lúc này!”.
    Còn Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho biết: “Vấn đề sai đúng và quyết định ra sao thuộc về Chính phủ. Nhưng nếu ai báo cáo sai thì phải sửa và phải chịu trách nhiệm. Việc chuyên môn sâu nằm ngoài khả năng của tỉnh và chúng tôi cũng không muốn bình luận về chuyên môn của các nhà khoa học”.


    Ông Lê Trí Tập, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi xem qua nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thủy điện Sông Tranh 2 đã quan ngại khi cho rằng: trước đây vùng này từng xảy ra động đất kiến tạo, giờ hồ tích nước dẫn đến động đất kích thích. Nhưng khi nước trong hồ đang ở mực nước chết mà vẫn liên tục xảy ra động đất với tần suất và cường độ lớn thì các nhà khoa học phải nghiêm túc xem lại nhận định của mình.



    “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức ngay một đoàn vào Trà My khảo sát lòng dân hiện như thế nào để có chính sách an dân” - ông Tập nói. Ông Tập không ngần ngại khi cho rằng: “Bây giờ tôi thật sự băn khoăn là có nên tin vào các nhà khoa học hay không vì họ nói không nhất quán gì cả.
    Đứng trước sinh mệnh của hàng vạn người dân Quảng Nam, tôi tha thiết đề nghị các nhà khoa học hàng đầu của VN phải hết sức trung thực, phải hết sức khách quan và phải hết sức chính xác khi nhận định về những biến động địa chất ở thủy điện Sông Tranh 2”.

    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/90040/thuy-dien-song-tranh--dan-khong-tin-bao-cao-.html
  5. illy

    illy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    Hàng trăm phương tiện phải “dắt bộ” do dính xăng bẩn

    (Dân trí) - Hàng trăm người dân cùng phương tiện đã vây kín cây xăng Lan Anh, số 220 quốc lộ 13, phường 26, quận Bình Thạnh để phản đối về việc sau khi họ đổ xăng tại đây chỉ đi được vài mét là xe chết máy không thể khởi động.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Người dân tập trung trước cây xăng Lan Anh phản đối vì nghi trong xăng có chất lạ gây chết máy xe hàng loạt
    Theo phản ánh của nhiều nạn nhân, bắt đầu từ khoảng 18h chiều 26/9, khi họ ghé vào đổ xăng tại cây xăng Lan Anh thì chỉ chạy được một đoạn ngắn là xe tự chết máy. Vào kiểm tra tại các tiệm sửa xe bên đường thì hệ thống điện, động cơ vẫn bình thường. Nguyên nhân được các thợ sửa xe xác định là do xăng “có vấn đề”.
    Để kiểm tra lại điều này, chủ phương tiện đã cho rút hết xăng vừa đổ, thay vào đó là lượng xăng mới thì chiếc xe lại nổ máy bình thường. Chỉ trong khoảng 30 phút, hầu hết các tiệm sửa xe gần cây xăng Lan Anh đã kín khách. “Bệnh” các xe đưa vào đây đều được “phán” là do xăng “có vấn đề”.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Các tiệm sửa xe gần cây xăng Lan Anh đông nghẹt khách vì xe chết máy được vào kiểm tra
    Mọi người đã tập trung đẩy phương tiện lại nơi vừa đổ xăng để hỏi cho rõ. Cùng thời điểm này, hàng chục chiếc xe khác cũng tập trung về đây phản ánh việc xe của họ gặp phải sự cố chết máy khi đổ xăng tại cây xăng Lan Anh.
    Tỏ ra bức xúc nhất là ông Nguyễn Văn Thắng (56 tuổi, ngụ quận Thủ Đức), ông Thắng cho biết, thường ngày ông giữ xe rất cẩn thận, không bao giờ đổ xăng nhỏ lẻ ở dọc đường mà thường vào các cây xăng để đổ. Đây là lần đầu tiên xe của ông gặp phải sự cố như vậy. Cũng rơi vào hoàn cảnh đẩy xe “toát mồ hôi hột” là trường hợp của chị Huệ, anh Khoa, anh Thuận (ngụ Thủ Đức)…

    [​IMG]
    Đến 19h tối 26/9 có thêm nhiều người dân dắt xe đến cây xăng Lan Anh
    Mục đích mọi người tập trung về cây xăng Lan Anh để yêu cầu giải thích rõ về nguồn gốc của số xăng vừa đổ cho người dân và buộc chủ cửa hàng phải đền bù đã khiến tình an ninh trật tự khu vực này “nóng” lên. Công an phường 26 (quận Bình Thạnh) đã phải cử lực lượng xuống hiện trường nắm bắt thực tế.

    [​IMG]
    Công an địa phương lập biên bản vụ việc
    [​IMG]
    Cây xăng này tạm thời đóng cửa
    Đến 19h cùng ngày, cây xăng Lan Anh đã tạm ngưng hoạt động. Đơn vị này đã thuê nhiều thợ sửa xe đến để khắc phục sự cố xe cho khách. Khi bình xăng được súc sạch và thay thế bằng xăng mới thì các phương tiện lại nổ máy bình thường. Tuy nhiên, nhiều xe tay ga gặp phải sự cố xăng “có vấn đề” này phải mất khá nhiều công sức để điều chỉnh lại.

    [​IMG]
    Các thợ sửa xe được cây xăng Lan Anh huy động để sửa xe cho khách
    [​IMG]
    Xăng từ trong xe được rút ra ngoài
    Theo một số thợ sửa xe chuyên nghiệp, khi họ tháo xăng từ các xe bị chết máy ra thấy xăng có mùi dầu và có dấu hiệu của nước.
    Hiện cơ quan chức năng đã lập biên bản vụ việc, lấy mẫu xăng để làm rõ.
  6. illy

    illy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
  7. illy

    illy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    Hám lợi, đầu độc tôm cá và con người!

    Nhiều loại thuốc trừ sâu có độ độc hại cao đang trở thành phương tiện để những kẻ hám lợi sử dụng đánh bắt cá, tôm và động vật hoang dã.
    Việc làm này gây tổn hại môi sinh và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
    Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều người hám lợi đang sử dụng phổ biến các loại thuốc trừ sâu có độ độc cao như ALTACH 5EC, VIFURAN, kể cả những loại thuốc đã bị cấm sử dụng như FASTAC 5EC, FURADAN... để đánh bắt thủy sản và bắt chim, cò, rắn, lươn.

    Một chai thuốc tận diệt một khúc sông
    Chúng tôi đã "nằm vùng" xã Trường An (Vĩnh Long), nơi được thông tin có hiện tượng bắt thủy sản bằng thuốc trừ sâu. Sau ba ngày lân la, chiều 17-9, trong vai một sinh viên về quê xả hơi, tôi được tháp tùng với nhóm thanh niên chăn vịt chạy đồng đang đi rải thuốc tại cầu Tân Nhơn (thuộc xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long).
    Một người trong nhóm giải thích: "Loại ALTACH 5EC chỉ để bắt tôm, cua và một số cá nhỏ ven bờ. Còn muốn rải cá, chim, cò, rắn, lươn thì phải thuốc VIFURAN. Con gì ăn phải loại này cũng tiêu ngay". Chưa đầy 5 phút từ khi đổ thuốc xuống sông, tôm lớn, nhỏ bắt đầu búng khỏi mặt nước và lờ đờ chết. Nhóm thanh niên chèo xuồng dùng vợt lưới vớt cá, tôm. Trên khúc sông dài khoảng 1 km (từ cầu Tân Nhơn tới vàm Bà Điểu, xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) vừa bị thuốc, tôm, cá nhỏ ngửa bụng chờ chết nổi lờ đờ dưới mặt nước. Sau khoảng 1 giờ vớt cá tôm trên mặt nước, nhóm này quay lại đầu nguồn men theo ven bờ sông để nhặt cua và những con tôm búng lên bờ.
    [​IMG]
    Một túi cá, rắn thu được do thuốc trừ sâu. Đến xế chiều, họ trộn một phần bịch thuốc với cám và cá vụn rồi đi ven theo bờ kênh, bờ ruộng để rải chim, cò, lươn. Thi thoảng thấy những khoang nước đọng lớn, đoán có cá to, nhóm thanh niên tiện tay quăng nắm mồi xuống để sáng hôm sau thu hoạch. Một thanh niên trong nhóm cho hay: "Đang rảnh, rải chơi kiếm chút mồi nhậu. Nếu kha khá thì bán kiếm chút đỉnh tiêu xài". Tổng cộng chỉ trong buổi chiều hôm ấy họ đã thu được khoảng 4 kg tôm, 5-6 kg rắn, cá, cua.

    Gián tiếp đầu độc bữa ăn của người
    Ngay sau đó, rắn, lươn, cá, chim, cò... "chiến lợi phẩm" được vợ của nhóm người này đem ra chợ, với lời rao "bán tôm, cá đồng" với giá cao ngất: tôm lớn trên 200.000 đồng/kg, tôm nhỏ 150.000 đồng/kg, cá, rắn ngót nghét 100.000 đồng/kg. Số tiền khá lớn so với thu nhập của nông dân. Tuy nhiên, cách bắt cá tận diệt này không chỉ tàn phá môi sinh mà còn gây nguy cơ tiềm tàng ngộ độc cho người tiêu dùng ăn phải những thứ cá, tôm này. Nhiều người dân đã bị thiệt hại bởi việc sử dụng thuốc để đánh bắt cá. Cuối năm 2011, đàn vịt của ông Bùi Văn Mum (ngụ ấp Tân Quới Hưng, xã Trường An, Vĩnh Long) bị chết gần 30 con vì thả đồng ăn phải thuốc này.

    Mua đâu cũng có thuốc
    Theo giới thiệu của nông dân xã Trường An, tôi tìm đến cửa hàng vật tư nông nghiệp TV hỏi mua hai loại thuốc là FASTAC 5EC (dùng bắt tôm) và FURADAN (dùng để rải chim, cò, cá...). Bà chủ cửa hiệu mang cho tôi một chai ALTACH 5EC và bịch thuốc VIFURAN loại 1 kg và tính tổng tiền 38.000 đồng. Thấy tên thuốc không như được giới thiệu, tôi thắc mắc và nói muốn mua để đánh tôm, cá thì bà chủ cửa hiệu giải thích: "Nó là một đó chú. Chỉ có cái tên khác thôi, chứ công dụng như nhau. Người ta vẫn thường mua cái này để rải cá, tôm đó".
    Tương tự, ở hầu hết các cửa hàng vật tư nông nghiệp thuộc phường 1 và phường 5 của TP Vĩnh Long, hai loại thuốc trên đều được bán rộng rãi. Đi khắp miệt Vĩnh Thuận (Kiên Giang), Lấp Vò (Đồng Tháp), Phụng Hiệp (Hậu Giang)... đến đâu tôi cũng nhận được những lời giới thiệu về "sức mạnh tận diệt" của các loại thuốc này.


    http://vef.vn/2012-09-28-ham-loi-dau-doc-tom-ca-va-con-nguoi-
  8. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Mắng dân và... cười ngạo nghễ!

    Ôi chao. Vừa bị các nhà khoa học mắng. Giờ Dân tôi lại bị Tham nhũng mắng, diễu cợt.

    Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!
    Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.

    Ai "kém hiểu biết" hơn?
    Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.

    Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra? Câu trả lời còn ở thì...tương lai.
    Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.

    Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.

    Nữa là những quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam. Nữa là cái huyện miền núi còn nghèo, chậm phát triển như Bắc Trà My. Tiếc thay, sau những ngày hoảng hốt chạy tán loạn, người dân Bắc Trà My và cả xã hội hết sức bất bình trước cái cách ứng xử của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn.

    Chưa bao giờ, gánh nặng sinh mạng của hàng ngàn người dân thực sự trĩu vai chính quyền huyện Bắc Trà My như lúc này. Thủy điện ST 2 bỗng nhiên như một "chứng nhân" bất đắc dĩ của cuộc đấu khẩu giữa hai bên- chính quyền và các nhà khoa học.

    Trước sự vênh nhau giữa phân tích về kỹ thuật với hiện tượng động đất luôn xảy ra, không tin vào những kết luận của đoàn cán bộ khoa học khảo sát, cũng như của Ban Quản lý thủy điện ST 2, ông Đặng Phong, Chủ tịch huyện gay gắt: Chúng tôi vẫn đang nợ người dân câu trả lời về độ an toàn của thủy điện ST 2.

    [​IMG]
    Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học hư hỏng nặng sau hàng loạt trận động đất. Ảnh: Thanh Niên

    Thì đây, các nhà khoa học, các chuyên gia thủy điện, "trả nợ" dân:
    Bà Ngô Thị Lư (Đoàn nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu): Người dân quá kém hiểu biết, chỉ mới nghe động là đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Bà Ngô Thị Lư còn yêu cầu chính quyền nên giáo dục lại dân.
    Ôi trời, cái tâm của một người phụ nữ làm khoa học, lại là ... TS nữa kia! Dân không chạy động đất thì ngồi đợi chờ chết ư, thưa bà Ngô Thị Lư ?

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/90453/mang-dan-va-cuoi-ngao-nghe.html

    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} … => không thể chấp nhận được.

    Không biết nếu nhà các vị ở viện vật lý địa cầu mà nằm dưới chân đập, các vị có dám nói là an toàn không, hay các vị đã dọn nhà từ lâu. Dân họ không hiểu biết, họ lo sợ có gì không đúng (mà lại là thiên tai nữa).Dự báo ở VN thì quá tài tình rồi, liệu có ai tin… chẳng qua cũng như là dự báo thời tiết thôi, chẳng hạn:
    + Đêm nay bão về… có kèm theo mưa to và gió lốc (không hiểu bão thường kèm theo những gì ?)
    + Hay như là dự báo mưa: mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to… thực lòng cũng chẳng biết nơi mưa rất to là nơi nào, và thường là hôm sau dự báo mưa rất to ở cái chỗ hôm trước.
    + Nhớ lại trận mưa 2008, có cụ dự báo nào tin là mưa tầm tã suốt 1 tuần để rồi “trôi” luôn cả cái Hà Lội. Chắc là sau khi xảy ra rồi lại đổ cho là bất khả kháng, và vượt quá khả năng dự báo ???
    Thử hỏi với trình độ dự báo, và thiết bị như của VN thì các tiến sỹ (giấy), với tai, mắt của mình đã nghe, nhìn thấy gì ? Có một số cụ nói là khó xảy ra động đất lớn hơn cấp 5.5 (có chắc không xảy ra không ?), có một số cụ nói an toàn ngay cả khi tích nước (vậy đã tích chưa mà biết ?), một vài cụ tài tử hơn còn nói… thậm chí chịu được động đất cấp 9 (xin lỗi cụ nếu cấp 9 e rằng cả cái huyện cũng không còn, chứ đừng nói là mỗi cái đập).
    [FONT=&quot]
    [/FONT][FONT=&quot]… => Vậy nếu các cụ muốn “thử tích nước”… các cụ nên di dời dân ra vùng an toàn, chỗ đó chỉ để mỗi cái thủy điện của các cụ thôi… khi đó nếu có vỡ… chắc cũng chỉ vỡ có cái đập thôi. ^:)^ ^:)^
    [/FONT]
  9. nguoihoathu

    nguoihoathu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2012
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    21
    báo chí la rần trời, nhiều gs chuyên gia cũng đưa ý kiến rồi , internet giờ có sức lan truyền rộng lắm, ko hiểu sao mà vẫn đưa ra cái báo cáo như thế được, thật hết biêt
  10. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Sợ trách nhiệm mà, chứ có gì đâu. Làm sai quy trình từ khâu khảo sát rồi, làm sao có tư vấn đúng, thiết kế đúng được, giờ lại chỉ đổ lỗi cho mỗi thi công :-ss
    Quá trình khảo sát địa chấn phải làm đầy đủ trước khi thiết kế và thi công đập, các bác giờ lại còn tranh cãi là sao chép của nhau, hay trích dẫn từ nghiên cứu quốc tế thì thua (quốc tế là quốc tế nào, quôc tế Lào hay quốc tế Campuchia, lạy trời các bố chọn được cái nghiên cứu của Nhật có phải tốt hơn không ?)... những cái đó mang đi trình bày ở hội thảo thì hơn, áp dụng vào công trình cụ thể dùng một cái nghiên cứu khoa học không phải của mình đã thấy trình thế nào rồi, giờ lại còn chê họ không có phần nghiên cứu về động đất kích thích. Các nước phát triển họ làm thủy điện trước VN hàng chục năm, chả lẽ không nghiên cứu ???... => hoang đường.

    Một ngày xảy ra 7 trận động đất ở thủy điện Sông Tranh 2


    Nói lại bảo *********, éo nói nữa [:D], cứ để cho vỡ mẹ nó đập một lần rồi sẽ vỡ ra được nhiều điều... không thì còn bảo thủ lắm. Công trình quốc gia mà xem cách vá lỗ hổng bằng cách khoan và nhét giẻ thì khác gì "dán bùa l m" ^:)^
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này