1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vấn đề xã hội này có nằm trong giáo dục quốc phòng không

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi illy, 06/09/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. illy

    illy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    Người đàn bà làm nghề ‘không ai dám làm’

    Bất cứ ở đâu trên địa bàn Hà Tĩnh có người chết do tai nạn giao thông, nhảy cầu, treo cổ, hay những bào thai bị bỏ rơi… là bà đều có mặt để làm cái việc “rợn gai ốc”, hốt xác, tắm rửa, khâm liệm cho người xấu số.
    Đó là bà Lê Thị Hương, sinh 1959, trú tại số nhà 02, ngõ 4, đường Nguyễn Biểu, phường Nam Hà, TP. Hà Tĩnh.
    Công việc "đặc biệt"
    Chúng tôi tìm gặp người phụ nữ "gan thép" mà nhiều người không khỏi ớn lạnh khi nói về việc làm của bà tại một quán nước nhỏ ở đường Hải Thượng Lãn Ông đối diện cổng Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.
    Vừa gặp, người phụ nữ trạc tuổi đã hỏi vội "có người thân mất phải không, ở đâu…". Phải thuyết phục mãi, bà mới chịu trải lòng về công việc “khác người” của mình.
    Năm 1999, có một cô gái bị người tình giết thả trôi ở sông Cụt (TP. Hà Tĩnh), tò mò nên bà cùng nhiều người dân đi xem. Đến nơi, nhìn thấy xác chết nổi giữa sông và cứ trôi xa dần mà không ai giám xuống vớt…
    "Lúc đó tự nhiên như ai xui, tôi bất ngờ nhảy xuống bơi ra kéo cái xác lên mà không biết sợ hãi gì cả. Mọi người ai cũng sững sờ nhìn mà khiếp luôn" - bà Hương kể. Cũng từ đó, bà bén duyên với "nghề" này luôn. Hễ có ai chết đuối, chết tai nạn... cần khâm liệm là người ta gọi đến bà.
    Có lần bà Hương khâm liệm nhiều thi thể nhất là vụ sập mỏ đá Rú Mốc ở xã Thạch Lĩnh, huyện Thạch Hà tháng 12/2007 có 6 người chết.
    "Lần đó phải làm liên tục từ 22h đến 5h sáng ngày hôm sau mới xong. Thức trắng đêm, trời thì mưa lạnh nên về ốm mấy ngày" - bà Hương nhớ lại.
    [​IMG]
    Bà Hương, người đã thâm niên 13 năm đi hốt xác, khâm liệm.

    Rồi vụ chiếc xe khách bị cuốn trôi trong trận lũ lịch sử cuối tháng 10 năm 2010 trên sông La đoạn qua huyện Nghi Xuân bà cũng tham gia. Bà Hương cũng cho biết thêm, nhiều đêm trời mưa gió, đang ngủ say sưa bỗng có tiếng điện thoại reo gọi bà đi khâm liệm cho người chết, nếu chỉ vì tiền bà sẽ không đi. Nhưng vì lương tâm thôi thúc nên bà đành vùng dậy cầm xe máy, mặc áo mưa một mình chạy giữa màn đêm.
    “Làm để tích đức"
    Theo bà Hương, làm bất cứ việc gì cũng phải có cái tâm, nhất là công việc của bà lại càng phải thật sự nghiêm túc, cẩn thận, "nếu không sẽ có tội với vong hồn người đã chết".
    Nhiều năm trước đây, khi nhà ai có người chết tìm đến nhờ khâm liệm, xong việc họ nghĩ đến trả cho bao nhiêu cũng được, không có thì thôi, xem như làm phúc, tích đức cho con cháu.
    Nhưng mấy năm gần đây, con cái học hành, cuộc sống khó khăn nên bà phải lấy tiền công rõ ràng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bà cũng cầm tiền của người ta được.
    “Xác định đi làm là nhiều ít chi cũng phải có tiền công. Nhưng gặp những gia đình quá khó khăn, người ta trả tiền nhưng tui không đành lòng nhận. Nói họ dành số tiền đó mà thêm vô cho việc tang lễ, khi nào có điều kiện ra nhà trả sẽ nhận sau” - bà Hương tâm sự.
    Năm 2008, khi khâm liệm cho một phụ nữ ở xã Cẩm Quang bị tai nạn giao thông mà trong người có 14 triệu đồng và 2 chỉ vàng, bà đã trả lại cho người nhà ngay. Còn số tiền vài triệu, mấy trăm ngàn là phổ biến nhất bà cũng trả lại hết.
    Chia sẻ về công việc "khác người" của mình, bà Hương cho biết, ban đầu chồng, con, người thân, bạn bè khuyên đừng có làm cái công việc “ghê rợn” đó, nhưng sau khi nghe bà phân tích, đó là việc làm để tích thêm phúc đức nên sau đó họ cũng hiểu và ủng hộ.
    Với bà, công việc của mình bà không có cảm giác sợ hãi.
    "Bởi xác chết chỉ là trạng thái ngừng hoạt động của con người mà thôi. Mà mình lại làm phúc. Chỉ có làm những gì khuất tất, trái với đạo lý thì mới đáng sợ" - bà tâm sự.


    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/89926/nguoi-dan-ba-lam-nghe--khong-ai-dam-lam-.html
  2. zzsubmarinezz

    zzsubmarinezz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2012
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    63
    Đằng trước là vực sâu... đằng sau là vực thẳm !!!

    [​IMG]
    Đập thủy điện Sông Tranh 2

    Không thể ném 4.000 tỉ đồng qua cửa sổ!

    Đây là một quyết định rất đau xót bởi suy cho cùng, chỉ là phương pháp chọn cái bớt xấu hơn. Không, phải nói là sự lựa chọn giữa thiệt hại to lớn và rất to lớn, đành chọn cái… thiệt hại to lớn vậy...

    http://dantri.com.vn/c728/s728-647382/khong-the-nem-4000-ti-dong-qua-cua-so.htm


    4.000 tỉ đồng hay 40.000 mạng người ?

    Mất 4.000 tỉ đồng cũng là tiền của dân, nhưng dân thà mất tiền hơn mất mạng. Tất nhiên, để công bằng và đúng phép nước, cần phải xử lý những người đưa ra quyết định xây dựng công trình này...



    [​IMG]

  3. feralex

    feralex Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    vấn đề xã hội không nằm trong GDQP?^:)^^:)^^:)^[:D]
  4. withmefile3

    withmefile3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2011
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    66
    Vớ vẩn! Bắt tôi thằng ra quyết định xây làm gì? Phải bắt thằng đi xây chứ? Bắt thằng thi công giám sát, thằng nghiệm thu chứ?
  5. illy

    illy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
  6. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    những chuyện tương tự như thế này liệu có đáng lo ngại cho việt nam trong tương lai hay không:-w

    [YOUTUBE]MAiOEV0v2RM[/YOUTUBE]
  7. NhipAnhGiaND

    NhipAnhGiaND Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/10/2012
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Những người Sài Gòn 'quỡn' [/FONT]
    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Wednesday, October 03, 2012 7:13:25 PM [/FONT]
    $$HEADLINEDATE$$ Share on facebookShare on twitterShare on email0




    [FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]
    Phùng Thức/Người Việt

    Với một đô thị có gần cả chục triệu người như Sài Gòn thì khó mà nói cho hết chuyện người Sài Gòn quỡn. Tất nhiên người quỡn ở đây là quỡn toàn phần và đương nhiên không kể người hưu trí, dưỡng già và trẻ em.
    [​IMG]
    Chơi chim cảnh là một trong nhiều thú vui của người quỡn ở Sài Gòn. (Hình: Phùng Thức/Người Việt)

    Vì sao trong một đô thị được coi là phải cắm đầu cắm cổ chạy việc kiếm miếng ăn để sống, kiếm tiền vàng để làm giàu mà lại có người quỡn rỗi toàn phần; và số người quanh năm tự cho mình cái quyền nghỉ phép mút chỉ này lại càng ngày càng tăng theo đà suy thoái đạo đức, kinh tế dưới chế độ hiện hành.
    Chúng tôi có dịp đi ăn đám giỗ và ngồi gần một người quỡn. Anh chàng này tuổi khoảng bốn mươi, nhà ở quận 11, trông bề ngoài anh giống như một giáo sư với kính cận, áo sơ-mi cài măng sét.
    Khi chúng tôi mời anh nâng ly thì anh nói, “Tôi còn sô đám cưới buổi chiều, xin thông cảm, uống với bàn này vài tua thôi.”
    Sau khi ngà ngà, anh kể. Gia đình anh gốc Bắc di cư, trọng lễ nghĩa họ hàng lắm. Anh cả thì ở ngước ngoài. Ông anh ở Mỹ trả lương để anh sống, trả tiền bao thư đi đám mấy chục năm nay.
    Anh tâm sự, “Có sô là đi chẳng cần biết họ xa họ gần. Bây giờ đâm nghiện rượu nghiện đám tiệc. Người Bắc tôi có đám có tiệc mà họ hàng không mời thì xấu hổ lắm.”
    Một trường hợp được Việt kiều trả lương để quỡn khác là ông N. tuổi ngoài năm mươi. Ông này sống như người trên mây, tuy mấy chục năm không làm gì nhưng ông có cái may mắn là có người chị ở Pháp thương yêu và đều đều chu cấp “lương hưu.”
    Có người đoán rằng số kiều hối mà ông nhận được cũng chỉ bằng số lương hưu của một giáo viên (khoảng 150 USD) nên buổi sáng ông xuống quán cà phê bình dân ngồi làm ly cà phê đen, uống hết bình trà này tới bình trà khác, khi mặt trời đứng bóng thì về nhà, buổi chiều ông ngồi trước cửa nhà nhâm nhi đúng 2 lon bia 333. Chuyện đời sống của vợ con thì vợ con tự lo; phần ông cứ quỡn mà ngắm “thế sự thăng trầm quân mạc vấn.”
    Cũng đồng cảnh sống quỡn nhưng sang trọng đó là giới văn nghệ sĩ ngoài luồng. Giới này có chính kiến bất hợp tác với chế độ, họ như con chim đại bàng chẳng thèm nhúng mỏ vì coi khinh mấy miếng lợi danh như thịt thúi của nền văn nghệ hiện thực *********.
    Giới này già có, trẻ có; người thì chuyên nghiệp bất hợp tác để thành chính hiệu phản kháng danh giá, kẻ thì chỉ bất hợp tác tài tử ăn theo, nhưng họ có một điểm chung là quỡn.
    Bất kể giờ nào trong ngày, cứ alô là cà phê hoặc nhậu vô tư. Giới này thích hòa lẫn trong các quán cà phê vỉa hè ở quận 1, quận 3, quán nhậu bình dân ở bờ kè Nhiêu Lộc, thịt chó Cống Quỳnh... nhưng cái sự quỡn của họ lại có khí phách và khẩu khí trong chuyện vận nước đen tối và văn hóa đảo điên.
    Hỏi thăm người trẻ tuổi thuộc thế hệ 8, 9X thì được nghe rằng, “Mấy chú này ngồi quán dài và dai lắm, nhưng chúng cháu thích ngồi nghe lén họ nói. Cái gì mà nhà trường cấm hoặc không dạy, có dịp ngồi bàn kế họ là được nghe, được học.”
    Kể ra trong thời đại mà Sài Gòn đầy các tờ báo lá cải giật gân chuyện “giết-cướp-hiếp,” kẻ tham nhũng bắt kẻ thao túng, đảng của đảng thì đánh đấm với đảng của chính phủ... thì chuyện quỡn của những giới văn nghệ sĩ bất hợp tác cũng cho thấy là Sài Gòn còn đó những trí thức biết tự trọng và liêm sỉ; và chuyện họ quỡn chính là ý thức họ chọn để biểu thị thái độ phản kháng độc tài.
    Ở Sài Gòn sống quỡn mà sung túc có lẽ là giới cho thuê mặt tiền nhà kinh doanh và nhà trọ cho dân nhập cư. Trong giới cho thuê nhà để sống quỡn chớ không nhằm kinh doanh địa ốc thì chỉ cần có một căn nhà mặt tiền đường thuộc khu quận 1, quận 3, hàng tháng có thể bỏ túi năm bảy ngàn đô la để tha hồ quỡn mà chơi bời.
    Một giáo sư dạy toán phất lên nhờ nghề dạy luyện thi đại học, sau đó ông này sợ dạy nhiều đen phổi nên chuyển qua mua nhà mặt tiền để cho thuê. Ông giáo sư này sáng thì đi đánh quần vợt, tối thì đi nhậu đặc sản với thân hữu, còn vợ ông thì sáng đi tập Yoga, tối quán nghe nhạc, một tuần đi bar vài lần, cả hai vợ chồng năm nào cũng đi du lịch nước ngoài.
    Trong giới cho thuê phòng trọ thì phần nhiều là dân cán bộ về hưu. Tiền đút lót, tiền tham nhũng tích góp suốt thời gian làm quan ********* giờ chuyển sang đầu tư bóc lột giới lao động nhập cư.
    Một cán bộ có cỡ thuộc ngành bưu điện, đến lúc về hưu thì hai đứa con đi du học nước ngoài cả chục năm trước cũng đã có quốc tịch Ðức. Thế là hàng tháng ông chỉ ngồi rung đùi thu tiền thuê nhà, thuê phòng. Mấy khu công nghiệp gần gần Sài Gòn ông đều có nhà trọ cho thuê, bên cạnh đó ông còn có tay em cho vay tiền góp.
    Ông thường khoe, “Mấy đứa con tui ở nước ngoài chỉ có cái vỏ bên ngoài, sao giàu bằng tui được.” Một ông quan ********* trung cao cấp như ông lại có thú cuối đời là sưu tập rượu ngoại và du hí những quán nhậu gái tơ, riêng vợ ông thì có thú “sưu tập” thầy bói, thầy chùa.


    >:P

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=155893&zoneid=307
    [/FONT]
  8. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Cuộc đời sao lắm éo le...
    Nhân sâm thì ít mà rễ tre thì nhiều
    ^:)^ ^:)^

    Giả và dỏm


    Sử dụng bằng giả thực sự là một vấn nạn xã hội. Người sử dụng bằng giả là người dỏm, càng khủng khiếp hơn khi nhờ cái bằng giả, người ấy cứ thăng quan tiến chức.

    [​IMG]

    Không chỉ vậy, nó biểu hiện sự xuống cấp đạo đức đến tận cùng, chà đạp lên những thang giá trị đạo đức, quy chuẩn của cuộc sống. Hậu quả của việc sử dụng bằng cấp giả là không thể lường hết được. Có nhiều chuyện cười ra nước mắt xung quanh cái bằng giả. Xin kể câu chuyện có thật: Cách đây khá lâu, một nhóm sinh viên ở một trường danh tiếng, học giỏi nhưng không chịu ra trường, cứ nhẩn nhơ làm luận văn tốt nghiệp. Thật ra, họ đang triển khai một “dịch vụ” béo bở là làm luận văn thuê cho mấy chú, mấy bác học tại chức! Vậy mấy chú, mấy bác học tại chức đó có bằng thật hay giả?

    Một xã hội học tập là đáng khuyến khích, do vậy mới có các hệ đào tạo tại chức, từ xa…để đáp ứng yêu cầu học tập của công dân nhưng chất lượng đào tạo buông lỏng cũng góp phần sản xuất ra nhiều bằng giả, làm hại xã hội.
    Thực tế, Nhà nước đâu yêu cầu các quan chức có học hàm, học vị, vậy mà vẫn có người sẵn sàng bỏ tiền ra mua bằng tiến sĩ ở một trường đại học dỏm tận trời Tây!
    Còn nhớ cách đây hơn 10 năm, Bộ GD-ĐT đã có một cuộc rà soát văn bằng, chứng chỉ trong cán bộ và phát hiện hơn 10.000 trường hợp sử dụng văn bằng bất hợp pháp. Khi đó, dù không công bố công khai nhưng nhiều cán bộ sử dụng văn bằng giả đã bị xử lý. Cũng có nhiều trường hợp xử lý nhẹ hều để rồi sau đó cứ thăng quan tiến chức, như một số cán bộ ở tỉnh Cà Mau.

    10 năm trôi qua, bằng cấp giả lại mọc lên như nấm sau mưa. Bây giờ, nếu có một cơ quan độc lập tiến hành rà soát văn bằng chứng chỉ giả một cách nghiêm túc và khoa học thì điều gì sẽ xảy ra? 10.000 hay nhiều hơn nữa những trường hợp sử dụng bằng giả?
    Vì sao có tình trạng bằng giả tràn ngập như vậy? Có phải vì xã hội coi trọng bằng cấp, căn cứ vào bằng cấp mà bổ nhiệm chức vụ hay đã hình thành một tầng lớp hãnh tiến dốt nát? Cả hai nguyên nhân ấy đều có và còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Dù sao cũng không thể để tình trạng bằng giả tràn ngập như bây giờ, bằng cách làm trong sạch xã hội, trong sạch học đường và trên hết là ngăn chặn những kẻ bất tài, giả dối mà leo cao.

    http://www.tinmoi.vn/gia-va-dom-101067928.html
  9. illy

    illy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    0
    Cảnh báo nạn đói trên toàn thế giới Theo New York Times
    [​IMG]
    Hạn hán gây thiệt hại nghiêm trọng cho vụ ngô ở Mỹ
    GS. Tyler Cowen của ĐH George Mason, Mỹ đưa ra những cảnh báo về an ninh lương thực toàn cầu.

    Nông nghiệp vẫn bị lãng quên

    Nạn hạn hán đẩy giá ngô lên cao đã cho thấy gần như chúng ta không có cách nào giải quyết vấn đề lương thực cho toàn cầu. Cơn bão giá lương thực lần thứ ba chỉ trong vòng 5 năm qua đã càng làm dấy lên nghi ngờ rằng liệu việc phát triển kinh tế rộng khắp toàn cầu có đem lại sự phát triển tương xứng về nông nghiệp hay không.

    Cuộc cách mạng xanh đã bị chậm lại từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, và việc gia tăng sản lượng lương thực đã trở nên khó hơn, như tôi đã thảo luận trong cuốn sách “Một nhà kinh tế kiếm bữa ăn trưa” của mình. Hay một nghiên cứu mới đây của Dani Rodrik, giáo sư về kinh tế chính trị học toàn cầu tại ĐH Harvard đã chỉ ra rằng năng suất nông nghiệp là yếu tố khó lan truyền nhất từ quốc gia này sang quốc gia khác.

    Dường như nông nghiệp là một trong những khu vực kinh tế bị lãng quên trong suốt hai thập kỷ vừa qua. Nghĩa là nạn đói đã được châm ngòi trở lại, như lời cảnh báo vừa qua của Ngân hàng Thế giới và các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

    Trong một nghiên cứu mới, giáo sư kinh tế học Michael Lipton tại ĐH Sus***, Anh đã đem tới một cái nhìn tỉnh táo về năng suất nông nghiệp châu Phi. Ông chỉ ra rằng Rwanda và Ghana đang gia tăng năng suất nông nghiệp nhưng hầu hết các quốc gia khác của lục địa này lại không làm được như vậy. Sản lượng và lượng calo bình quân đầu người hiện nay dường như không cao hơn so với đầu những năm 1960. Thách thức cho châu Phi là làm sao nuôi được dân số vẫn đang ngày càng tăng.

    Một vấn đề lớn là giá phân bón ở châu Phi thường bằng 2 - 4 lần so với giá thế giới. Nói cách khác, khu vực cần phân bón nhất phải trả tiền nhiều nhất cho phân bón. Giá cao do phần lớn mạng lưới cơ sở hạ tầng và thương mại không thể phát triển đủ để tạo ra một thị trường cạnh tranh với chi phí thấp. Điều này sẽ còn tồi tệ hơn nữa nếu các vấn đề rắc rối từ kinh tế của Trung Quốc làm phân tán nguồn lực của nước này đầu tư vào đường xá và cảng biển ở Châu Phi.

    Nghiêm trọng hơn, nhiều nước châu Phi thực thi những chính sách không có lợi cho nông nghiệp. Ví dụ, Malawi xuất khẩu ngô định kỳ và hạn chế nhập khẩu cũng như kiểm soát giá cả, khiến thị trường không thể vận hành lành mạnh. Các nhà đầu tư tích trữ ngô để dành khi khan hiếm có thể sẽ bị pháp luật trừng phạt. Tất cả những hạn chế này đối với các động lực của thị trường càng làm vấn đề nguồn cung lương thực thêm trầm trọng.
    Trong khi đó, phần lớn tăng trưởng châu Phi đã xuất phát từ nguồn tài nguyên giàu có như dầu mỏ, kim cương, vàng hay các khoáng sản chiến lược. Nguồn tài nguyên này lại không tạo điều kiện để hỗ trợ nền dân chủ bền vững do có nhiều nhóm nhận đặc quyền từ nhà nước.

    Những trở ngại như vậy là một thách thức cho tương lai của các nền kinh tế châu Phi.

    Chúng ta phải làm gì?

    Trước tiên, phải nâng tầm quan trọng của vấn đề lương thực trong chương trình nghị sự. Ở Mỹ, người ta không có nhận thức chiến lược về nông nghiệp toàn cầu và thường coi nông nghiệp là thứ yếu.

    Thứ hai, Chính phủ Mỹ nên ngừng trợ cấp sản xuất nhiên liệu sinh học, chủ yếu là ethanol từ ngô. Hiện nay, khoảng 40% sản lượng ngô của Mỹ cung cấp cho nhiên liệu sinh học. Các chuyên gia chỉ trích khoản trợ cấp hằng năm cho nhiên liệu sinh học từ 2005 đã làm tăng giá lương thực, gây bất lợi cho việc sử dụng đất và ảnh hưởng tới tiền thuế. Khi tính toán các chi phí năng lượng của sản xuất nhiên liệu sinh học, người ta thấy thậm chí chính sách đó còn không giúp gì cho việc làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.

    http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=5702&CategoryID=2

    Việt Nam làm gì để đón đầu thời cơ này :-w
  10. zzlovevnzz

    zzlovevnzz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2012
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    34
    Ôi bàn tay, năm ngón... giống như bàn chân !!!
    Những tỉnh nào quay lưng với hệ tại chức?

    Dù có ra thông báo chính thức hay không thì nhiều tỉnh thành vẫn đang “nói không” với hệ đào tạo tại chức trong tuyển dụng công chức trong ngành giáo dục.

    “Nói không” với tại chức

    Gần đây, thông báo tuyển dụng viên chức năm 2012 của một số địa phương như Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Nam đã “nói không” với những người tốt nghiệp đại học tại chức, liên thông.

    [​IMG]

    Gần đây nhất vào 28/9, thông báo tuyển dụng giáo viên của Sở GD-ĐT Thái Nguyên cũng quay lưng lại với hệ tại chức.

    Thông báo này nêu rõ điều kiện ứng tuyển của ứng viên: “Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm trở lên (thuộc hệ đào tạo giáo viên dạy trung học phổ thông) phù hợp với chuyên ngành cần tuyển hoặc có bằng đại học khác (hệ chính quy) trở lên phù hợp với chuyên ngành cần tuyển và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm kèm theo bảng điểm học nghiệp vụ sư phạm".

    Trước đó, vào cuối tháng 7/2012, Sở GD-ĐT Phú Thọ có thông báo tuyển viên chức năm 2012 nêu rõ yêu cầu người dự tuyển viên chức giáo viên: “Tốt nghiệp hệ chính quy tập trung (không bao gồm chính quy liên thông) đại học sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học. Hoặc, tốt nghiệp đại học ở các trường khác (ngoài sư phạm) trong và ngoài nước phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng”.

    Trước đó, vào cuối tháng 7/2012, Sở GD-ĐT Phú Thọ có thông báo tuyển viên chức năm 2012 nêu rõ yêu cầu người dự tuyển viên chức giáo viên: “Tốt nghiệp hệ chính quy tập trung (không bao gồm chính quy liên thông) đại học sư phạm, khoa sư phạm của các trường đại học. Hoặc, tốt nghiệp đại học ở các trường khác (ngoài sư phạm) trong và ngoài nước phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và có chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng”.

    Năm 2011, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cũng đặt ra điều kiện tuyển giáo viên bậc THPT chỉ gồm những người tốt nghiệp chính quy một số trường như: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, Trường ĐH Thái Nguyên, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Hà Nội (khoa tiếng Anh), Trường ĐH Thể dục thể thao (chuyên ngành giáo dục thể chất). Và lưu ý cụ thể “không tuyển người theo chương trình liên thông lên ĐH”.

    Tại TP.HCM, tuy không quy định bằng văn bản nhưng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: khi tuyển giáo viên cho năm học 2012-2013, các ứng viên tốt nghiệp hệ tại chức sẽ bị chấm thang điểm thấp (ứng viên dự tuyển sẽ có ba cột điểm: điểm trung bình các môn học, điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp đại học và điểm phỏng vấn - PV).

    Theo ông Văn Công Sang - trưởng phòng tổ chức - cán bộ Sở GD-ĐT TP.HCM, với tình hình số lượng giáo viên bậc trung học dự thi tuyển cao hơn gấp nhiều lần so với chỉ tiêu tuyển dụng như năm nay thì TP.HCM sẽ ưu tiên tuyển dụng đối tượng tốt nghiệp hệ chính quy ngành sư phạm trước.

    Bộ Nội vụ nói gì ?

    Thứ trưởng Bộ Nội Vụ, ông Trần Anh Tuấn khẳng định không có sự phân biệt giữa bằng tại chức hay chính quy khi thi tuyển công chức.

    [​IMG]

    Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, sau khi báo chí phản ánh có 7 địa phương trong cả nước thông báo không tuyển dụng đầu vào có bằng tại chức, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã kịp thời chỉ đạo 2 đoàn công tác kiểm tra công tác tuyển dụng tại một số địa phương để làm rõ nội dung báo chí đưa tin.Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, việc tuyển dụng công chức, ngoài yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, phải nâng cao chất lượng tuyển dụng, không phân biệt loại hình đào tạo tại chức hay chính quy, công lập hay dân lập.

    Vấn đề là cơ quan tổ chức tuyển dụng phải đảm bảo công bằng, khách quan, không nên nhìn vào bằng cấp mà cần xem xét năng lực người được tuyển dụng có đảm bảo được nhiệm vụ công tác hay không?
    Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Nguyễn Xuân Bình cho hay: Quy định hiện hành về công chức sẽ được thực hiện đồng bộ trong cả nước.
    Luật Công chức không cấm tuyển dụng công chức hệ tại chức, Luật Giáo dục cũng không phân biệt giá trị các loại hình bằng cấp cho nên cần thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    http://vtc.vn/538-350910/giao-duc/nhung-tinh-nao-quay-lung-voi-he-tai-chuc.htm

    ...

    Chỉ học không thôi còn chả ra gì, nữa là vừa học vừa làm... giáo viên mà tuyển tại chức thì khác gì lò bánh đào tạo "học ít thôi, đằng nào chả có bằng cấp" ^:)^ [:D]. Mà không hiểu "bộ nội vụ" thì có quyền hạn gì để ngăn cấm việc cơ quan, hay tổ chức nào đó tuyển dụng người đây ?
    Dạo này hay thường nghe mỹ từ "bền vững"... Hic, cái gì cũng "xây từ nóc"... không biết bền vững làm sao ? Giờ mà nói "giáo dục bền vững" chắc không chỉ còn là thảm họa... mà đã là đại họa rồi ^:)^ ^:)^
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này