1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Bạn đề cập nhiều vấn đề vận dụng pháp luật doanh nghiệp và đầu tư khá thú vị. Tôi sẽ thảo luận với bạn về từng vấn đề một. Tuy nhiên, ý kiến trên đây chỉ để tham khảo. Bạn cần cẩn trọng trong việc áp dụng hay có ý định áp dụng các ý kiến đó trong dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
    1> Bảo lãnh có phải là một ngành nghề kinh doanh ko?
    (i) Thực tiễn kinh doanh hiện nay, khá nhiều doanh nghiệp đứng ra nhận bảo lãnh ngân hàng cho các doanh nghiệp khác để thu phí bảo lãnh. Nếu có thu phí bảo lãnh, doanh nghiệp bảo lãnh được coi là cung cấp một loại hình dịch vụ và do vậy phải đăng ký kinh doanh trong nhóm ngành nghề dịch vụ tài chính và ngân hàng. Đây là nhóm ngành nghề có điều kiện khi đăng ký và hoạt động (Xem thêm Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14).
    Nếu không đăng ký mà vẫn đứng ra thu phí bảo lãnh, giao dịch bảo lãnh vô hiệu do vi phạm điều cấm theo quy định pháp luật, các bên liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba nếu giao dịch vô hiệu gây thiệt hại.
    Tới đây xuất hiện sự rắc rối do cách hiểu và vận dụng các điều luật dân sự để giải quyết tranh chấp về hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Đây là một loại rủi ro do bên cho vay và vì vậy, họ có thể từ chối nếu các điều kiện cho vay khác không đủ để đánh đổi rủi ro này (risk compensation).
    Kết luận: Ngân hàng từ chối nhận bảo lãnh là hợp lý khi các điều kiện cho vay khác không thuận lợi.
    (ii) Trường hợp bảo lãnh trong nhóm công ty (mẹ cho con chung, con riêng): việc bảo lãnh thường không phát sinh phí bảo lãnh hoặc có thể ẩn trong các giao dịch nội bộ khác nên khó xác định tính dịch vụ và không đặt ra vấn đề cần đăng ký kinh doanh cho công ty mẹ. Giao dịch bảo lãnh giữa công ty mẹ và công ty con/liên kết theo kiểu này có thể áp dụng các quy định tại điều 361 tới 371 Bộ luật dân sự năm 2005.
    Tương tự như trên, ngân hàng có thể từ chối cho vay nếu các điều kiện tín dụng khác ko được đáp ứng, trừ vấn đề bảo lãnh.
    Kết luận: Nhân hàng từ chối việc bảo lãnh là không hợp lý khi các điều kiện tín dụng khác được đáp ứng.
    (iii) Thực tiễn giải quyết tranh chấp bảo lãnh tại các toà dân sự VN đến nay chưa có vụ nào tuyên giao dịch bảo lãnh vô hiệu chỉ bởi bên bảo lãnh không có đăng ký kinh doanh. Thực tiễn này có được bởi: (a) việc phân biệt giao dịch bảo lãnh mang tinh kinh doanh và giao dịch bảo lãnh mang tính dân sự chưa có cách hiểu thống nhất và chưa được giải thích đủ rõ; (b) ngân hàng luôn tìm được sự hậu thuẫn cần thiết từ các toà nhằm thu hồi tài sản đã cho vay của mình.
    2> Công ty nước ngoài không có đăng ký kinh doanh bất động sản mà lại cho thuê phần trụ sở thừa có khiến giao dịch cho thuê vô hiệu không?
    (i) xác định việc cty nước ngoài trên cho thuê văn phòng thừa có phải là kinh doanh bất động sản hay ko cần phân tích thuật ngữ "kinh doanh bất động sản" tại Khoản 2 Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006.
    Kinh doanh bất động sản phải gồm 2 elements: (a) bỏ vốn đầu tư vào bất động sản và (b) mục đích sinh lời
    Vấn đề sinh lợi tương đối khác biệt giữa pháp luật kế thuế và pháp luật kinh doanh. Thông thường, các nguồn thu từ cho thuê văn phòng thừa thường được quy định phải kê vào mục "thu từ các hoạt động kinh doanh khác" trong báo cáo tài chính. Theo cách suy đoán tận thu thì đã dính tới kinh doanh thì phải có sinh lợi (Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Vậy nên nó có khả năng rất cao trong việc bị xếp vào nhóm kinh doanh bất động sản.
    (ii) Thực tiễn, các doanh nghiệp cho thuê diện tích văn phòng thừa vẫn có thể đăng ký kinh doanh ngành nghề "cho thuê văn phòng" mà không phải chịu quy định vốn pháp định trong Luật kinh doanh bất động sản (tôi đã đăng ký cho không dưới 12 doanh nghiệp tại khu vực HN và Hà Tây cho ngành nghề này kể từ khi Luật Kinh doanh BDS ra đời).
    (iii) Đây là vấn đề mà Luật kinh doanh BĐS chưa quy định rõ và rất tiếc là Nghị định 153/2007/NĐ-CP hướng dẫn luật này cũng không giải thích thêm.
    Câu trả lời chỉ xoay quanh 2 chữ "sinh lợi" mà thôi. Phía thuê yêu cầu vậy là để tránh rủi ro về mặt pháp lý liên quan tới giao dịch kinh doanh bất động sản vô hiệu. Nếu nói là hợp lý cũng đúng.
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Ngành nghề kinh doanh phải đăng ký là thứ mà doanh nghiệp thực hiện thường xuyên liên tục. Nếu như máy móc như vậy thì có lẽ người được uỷ quyền cũng phải đăng ký kinh doanh vì nhận thù lao của người uỷ quyền. Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp có khoản mục thu nhập bất thường là vì thế (thu nhập từ những hoạt động không thường xuyên).
    QĐ 283 chỉ áp dụng đối với bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng. Nếu bên bảo lãnh là doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng thì không áp dụng các quy định của văn bản này. Việc bảo lãnh ở đây chỉ là hợp đồng dân sự mà thôi. Việc thu phí bảo lãnh là đương nhiên (nghĩa vụ đi đôi với quyền lợi).
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn NTT rất nhiều đã post một bài rất là dài, cám ơn nhiều nhe. Mình không kịp viết bài đầy đủ cho bạn về học luật loại ra hành nghề ở Mỹ (không phải loại LLM), thôi mình viết ngắn:
    + phải học một trường trong nước Mỹ mà American Bar Association chấp thuận thì mới được chứ không phải học ở trường luật nào ở Mỹ là đều được chưa nói đến trường ở ngoài Mỹ. Bạn học JD ở việt nam thế nào bạn nói cho tớ nghe chương trình học thử xem nếu không đưa website cho tớ đọc. Nếu bạn muốn xin thi lấy giấy phép hành nghề ở tiểu bang nào bạn phải vào website của nó để xem nó đều nói cho bạn biết cần phải làm gì.
    + tớ sẽ viết một bài cho một số bạn ở vn hay hiểu lầm có thể nghĩ LLM là hay. LLM không là gì cả so với JD hoặc bachelor of laws đâu. Học LLM chưa đủ tư cách (nói chung) để thi lấy giấy phép hành nghề đâu.
    + NTT nói rằng mở văn phòng hành nghề ở Mỹ. Có rất nhiều vấn đề phải nói liên quan đến câu này. Đơn giản, bạn nói thế chẳng khác nào bạn nói học xong sẽ ở lại luôn. Bạn vui lòng cho tớ biết chi tiết bạn định thế nào đi, tớ sẽ nói cho nghe. Bạn muốn hành nghề kiểu mở công ty đó bạn phải có được phép làm việc. Working visa ở Mỹ chỉ cho phép một vài năm giới hạn, muốn ở lâu phải có green card, có green card chẳng khác nào ở lại Mỹ.
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    1> Bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp là giao dịch kinh doanh hay giao dịch dân sự:
    Về lý thuyết mà nói:
    (i) Hệ thống pháp luật VN nói chung, pháp luật kinh doanh và doanh nghiệp nói riêng chưa phân định rõ liệu hoạt động song vụ bất kỳ của doanh nghiệp đối với bên ngoài có phải là hoạt động kinh doanh không; và
    (ii) VN chưa hình thành một học thuyết pháp lý kinh doanh để phân định việc doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh tín dụng có thu phí từ doanh nghiệp khác là một giao dịch/hoạt động kinh doanh (cái riêng) hay giao dịch/hoạt động dân sự (cái chung).
    1.1> Cho nên, vấn đề câu chữ lúng túng trong Luật doanh nghiệp 2005 ("LDN2005") khi giải nghĩa "kinh doanh là việc thực hiện liên tục..." (Khoản 2 Điều 4 LDN2005) và nghĩa vụ của doanh nghiệp phải "hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi (tức đã đăng ký) trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" (Khoản 1 Điều 9 LDN2005) khiến nhiều bạn khó xác định liệu hoạt động bảo lãnh có phải là hoạt động kinh doanh hay không. Nếu câu trả lời là có, doanh nghiệp buộc phải đăng ký ngành nghề này theo các quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Nếu câu trả lời là không, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề bởi nó là hoạt động dân sự. Mắc mớ cần giải đáp là từ cách hiểu thực hiện liên tục là gì trong hoạt động kinh doanh.
    1.2> Xét về mục đích, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được lập ra nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (xem Khoản 1 Điều 4 LDN2005), tức thực hiện liên tục quá trình đầu tư nhằm mục đích sinh lợi thông qua việc cung ứng hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường (xem Khoản 2 Điều 4 LDN2005). Thế cho nên, bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp (ví dụ như giao dịch dân sự như bạn nói) cũng đều được xem là một hoạt động/công đoạn của quá trình đầu tư, không trực tiếp thì cũng gián tiếp nhằm mục đích kinh doanh. Học thuyết pháp lý về hành vi kinh doanh của doanh nghiệp do các học giả Wilson và James (cả hai là giáo sư Đại học Pennsylvania Hoa Kỳ) đưa ra trong giáo trình "of corporations" năm 1790-1791 có đề cập "doanh nghiệp phải hoạt động phù hợp với bản chất (tư lợi) của nó và thực hiện các mục đích (vì lợi nhuận) mà vì chúng doanh nghiệp được lập ra" (Quyển 2 Chương 10). Trong giáo trình này, hai ông đề cập tới việc mọi hành vi của doanh nghiệp, kể cả việc đóng thuế, cũng là hành vi kinh doanh vì doanh nghiệp phải trả (nghĩa vụ) cho dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ môi trường kinh doanh của chính phủ mà doanh nghiệp được hưởng (quyền).
    1.3> Xét về bản chất, các chủ doanh nghiệp (cổ đông, người góp vốn) thành lập doanh nghiệp là nhằm mục đích đầu tư thu lợi ích nói chung, lợi nhuận nói riêng trong khung khổ pháp luật. Nếu bất kỳ hành vi nào của doanh nghiệp cũng đều nhắm tới phục vụ mục đích nêu trên của chủ doanh nghiệp thì hành vi đó được xem là phù hợp và người đại diện doanh nghiệp thực hiện hành vi phù hợp đó không phải chịu trách nhiệm cá nhân (xem thêm học thuyết về piercing the corporate veil). Lợi ích nói chung, lợi nhuận nói riêng mà doanh nghiệp thu được từ hành vi (đơn vụ/song vụ) kinh doanh trên cơ sở các tài sản kết tinh từ đầu tư của cổ đông, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, được chia cho các stakeholder của doanh nghiệp.
    Hai mục 1.2 và 1.3 ở trên tuy dài dòng nhưng đưa đến một mệnh đề là phàm là hành vi sinh lợi hợp pháp trực tiếp hay gián tiếp của doanh nghiệp đều được coi là hành vi kinh doanh và nó có tính liên tục. Doanh nghiệp thực hiện liên tục các hành vi/hoạt động của mình nhằm mục đích sinh lợi cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp liên tục thực hiện các hành vi/hoạt động kinh doanh. Như vậy, tính liên tục là chỉ mặt định tính chứ không phải định lượng như nhiều người từng nghĩ.
    Và vì vậy, hành vi nhận bảo lãnh có thu phí của doanh nghiệp cũng thuộc một/một số/tất cả công đoạn của quá trình đầu tư được doanh nghiệp thực hiện một cách liên tục nhằm mục đích sinh lợi mà thôi. Đây là hành vi kinh doanh và theo quy định doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
    2> Người được uỷ quyền có hai loại là (i) pháp nhân và (ii) cá nhân. Hai loại này đều phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự mới được phép nhận uỷ quyền.
    Đối với pháp nhân thực hiện công việc được uỷ quyền có thu phí/hưởng thù lao, pháp nhân đó phải có chức năng hoạt động/lĩnh vực hành nghề/ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực được uỷ quyền. Tương tự, cá nhân thực hiện công việc được uỷ quyền trong lĩnh vực có điều kiện phải có đăng ký kinh doanh/chứng chỉ hành nghề.
    3> Bài trước tôi đã đề cập, thiếu học thuyết pháp lý bổ trợ cho sự chưa rõ ràng của luật thực định khiến giao dịch bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp thiếu căn cứ pháp lý, tức tạo ra rủi ro pháp lý về tính vô hiệu của giao dịch. Rủi ro đó có thành hiện thực hay ko thì tôi đã đề cập tới thực tiễn rồi.
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    1. Ngành nghề kinh doanh phải là hoạt động thường xuyên liên tục của doanh nghiệp. Đó phải là các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp cho khách hàng (nói chung).
    Ví dụ: Trong thực tế, nhiều trường hợp doanh nghiệp bán tài sản cố định của mình là nhà xưởng, vật kiến trúc. Trường hợp này doanh nghiệp đã bỏ vốn để đầu tư tạo nên tài sản đó, có chênh lệch (lợi nhuận). Vậy là kinh doanh bất động sản? Chuyện buồn cười, không có chuyện đó đâu.
    Chế độ kế toán phân định rất rõ việc này. Trường hợp này, về mặt hạch toán kế toán người ta phải ghi vào thu nhập bất thường. Nếu là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì ghi vào doanh thu.
    Cách diễn giải của bạn làm tôi sợ quá. Để hiểu và vận dụng chính xác pháp luật kinh doanh, không chỉ học luật mà có thể biết hết được đâu.
    2. Bảo lãnh có là ngành nghề phải đăng ký kinh doanh?
    - Nghiệp vụ được nói trong QĐ 283 là nghiệp vụ thường xuyên của tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi luật các tổ chức tín dụng, BÊN BẢO LÃNH LÀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG. Đây là nghiệp vụ kinh doanh thường xuyên của họ và phải đăng ký, thêm nữa, các doanh nghiệp được điều chỉnh theo luật chuyên ngành (Luật các tổ chức tín dụng). Trường hợp này phải đăng ký.
    - Trường hợp bạn gì đó nêu hoàn toàn khác. Đây là 1 hợp đồng dân sự, bên bảo lãnh là doanh nghiệp (hoạt động theo luật doanh nghiệp). Nếu có đăng ký thì ở đây chỉ đăng ký giao dịch bảo đảm theo NĐ 163 (năm 2006 thì phải) mà thôi.
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    NTT thân mến, câu của bạn sau đây
    Xét về bản chất, các chủ doanh nghiệp (cổ đông, người góp vốn) thành lập doanh nghiệp là nhằm mục đích đầu tư thu lợi ích nói chung, lợi nhuận nói riêng trong khung khổ pháp luật. Nếu bất kỳ hành vi nào của doanh nghiệp cũng đều nhắm tới phục vụ mục đích nêu trên của chủ doanh nghiệp thì hành vi đó được xem là phù hợp và người đại diện doanh nghiệp thực hiện hành vi phù hợp đó không phải chịu trách nhiệm cá nhân (xem thêm học thuyết về piercing the corporate veil).
    PTCV không thể được dùng để giải thích điều bạn nói, bạn xem lại. Nếu bạn cần tớ giải thích lại cho bạn thấy vì sao tớ thấy bạn nói câu trên chưa chuẩn. Nói đến một nguyên tắc luật pháp là phải nói chính xác.
  7. Luatsu

    Luatsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với ý kiến của bạn thongtue về vấn đề bảo lãnh và cho thuê lại văn phòng. Nếu chúng ta xem lại định nghĩa kinh doanh trong LDN năm 1999 và LDN năm 2005 sẽ thấy rõ sự khác nhau:
    LDN 1999:
    "Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường .... nhằm mục đích sinh lợi"
    LDN 2005
    Kinh doanh là việc thực hiện LIÊN TỤC một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
    Theo tôi, bản thân nhà làm luật đã đưa từ "Liên tục" vào khái niệm kinh doanh trong LDN 2005 với mục đích để loại trừ các hành vi thực hiện không thường xuyên và không liên tục như bảo lãnh cho công ty liên kết (kể cả thu phí hay không thu phí) hay cho thuê lại trụ sở ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật DN cũng như sự cần thiết phải quy định các hành vi đấy trong GCN DKKD.
    Tất nhiên khái niệm thế nào là "liên tục" sẽ phụ thuộc vào toà án hay cơ quan có thẩm quyền khác quyết định. Nhưng nếu bảo rằng trong 1 năm Cty A cấp 1 cái bảo lãnh cho các công ty liên kết là "hoạt động liên tục" thì nghe có vẻ khiên cưỡng quá. Tuy nhiên nếu 1 năm Cty A cấp nhiều hơn 1 cái bảo lãnh thì rủi ro pháp lý của họ sẽ tăng lên theo số lần cấp bảo lãnh.
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn analyst!
    Thực ra, tôi chỉ muốn đề cập rằng giả sử người đại diện doanh nghiệp thực hiện một hành vi không phù hợp với mục đích hợp pháp của công ty trong vấn đề ký hồ sơ bảo lãnh tín dụng dẫn tới bị thiệt hại do (i) giao dịch vô hiệu do không đăng ký kinh doanh hoặc (ii) trả thay do người được bảo lãnh không thanh toán nợ tới hạn nếu giao dịch được cho là không vô hiệu, nguyên tắc PTCV sẽ được các đối tượng liên quan vận dụng.
    Bản thân tại nước Mỹ, PTCV hay LTCV cũng chỉ là một học thuyết dựa nhiều trên án lệ và có sự hiểu chưa đồng nhất giữa các bang.
    Tại VN, món PTCV (còn được biết tới theo nhiều thuật ngữ chưa thống nhất, chưa chính thống là phá hạn, xuyên qua hữu hạn, trách nhiệm cá nhân trong cơ chế hữu hạn, v.v) được hiểu rất thô sơ và nó hoàn toàn chưa phải là những bright-line rules. Việc đó dẫn đến những vụ hình sự hoá, hành chính hoá quan hệ dân sự vốn phát sinh từ việc thiếu vắng hay vận dụng thất bại PTCV.
    Tôi rất vui nếu bạn giúp làm rõ PTCV có thể được áp dụng trong môi trường pháp lý tại VN như thế nào. Mong bạn hiểu đây không phải là câu hỏi đánh đố.
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    NTT
    (i) Bạn chưa cho tớ biết là bạn học JD ở Việt Nam bạn học ở đâu và đưa cho tớ xem chương trình học qua website của họ. Đối với một người học luật common law ở nước tư bản phát triển xong, họ sẽ thấy được là rất là khó khăn để giới thiệu chương trình học luật common law vào Việt Nam. Vì sao, đó là vì trong một môn học sinh viên đòi hỏi phải cung cấp họ họ rầt là nhiều tài liệu để họ đọc từ sách giáo khoa đến legal journals đến cases. Ở trường của người ta trường học phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu cho họ học không có chuyện theo kiểu giống như là cho ra một câu hỏi xong sinh viên đi kiếm thấy mồ tổ (không có) phải đi lên đây hỏi nhờ đi kiếm dùm. Chuyện đó không bao giờ được chấp nhận ở đây. Khi bạn học có rất nhiều cases có từ hàng chục hàng trăm năm trước bạn phải có một thư viện khổng lồ những legal reports trong đó cho sinh viên nó đọc và làm bài. Không bao giờ ở đây có việc đi kiếm một tài liệu mà không thấy. Khi nào bạn có dịp bạn vào xem sách của một thư viện luật của họ bạn sẽ thấy nó khổng lồ như thế nào. Nếu đem cái JD này vào việt nam thì sách như thế nào đây? Chẳng lẽ nó đem qua cả một thư viện khổng lồ? Vì vậy, tớ rất là ngạc nhiên nếu bạn nói là bạn học JD ở Việt Nam? Chỉ nói đơn giản thôi. Bây giờ tớ hỏi bạn tớ muốn đọc vụ kiện Donoghue kiện Stevenson vào thập niên 1930. Vụ kiện này là cha đẻ của Law of Torts bây giờ. Bạn vui lòng cho tớ biết đi kiếm cái này trong thư viện luật ở vn kiếm ở trường nào có?
    (ii) NTT có viết một số câu mà tớ không hiểu bạn đã có ý muốn nói gì như câu dưới đây:
    Bản thân tại nước Mỹ, PTCV hay LTCV cũng chỉ là một học thuyết dựa nhiều trên án lệ và có sự hiểu chưa đồng nhất giữa các bang.
    (iii) Bạn định nói điều gì đây? Tại sao ở một quốc gia như Hoa Kỳ luật công ty là luật tiểu bang thì cần phải hiểu đồng nhất? Luật công ty là luật tiểu bang và vì vậy, không có luật nào cấp liên bang ở Mỹ bắt các tiểu bang phải có đồng nhất về một nguyên tắc luật pháp cả. Đó là vi phạm hiến pháp vi phạm quyền tự do của một tiểu bang. Bạn vui lòng giải thích cho tớ nghe ý bạn nói câu trên là bạn muốn nói gì. Trong bài trước tớ nói với bạn là việc bạn đưa ra nguyên tắc PTCV để dẫn chứng cho câu nói của bạn về việc vi phạm của một công ty là không chính xác. Cái mà bạn nói lúc đó chẳng phải là mục đích của việc giới thiệu PTCV.
    (iv) Hôm nọ tớ có nói với arsenal về khả năng viết một câu trả lời của một người học luật. Em ấy có nói rằng chưa hẳn luật vn thua luật của bên này. Tớ mong rằng em ấy vào trong đây đọc câu của bạn cho biết rằng ở vn không biết dùng pierce the corporate veil ra sao (xem câu của bạn ở trên).
    (v) Xin lỗi NTT, tớ không muốn nói việc làm sao để đưa nguyên tắc corporate veil này vào Việt Nam. Tớ không để ý đến việc này chuyện này không liên quan đến tớ.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 14:27 ngày 19/11/2007
  10. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn. Tôi trả lời cả hai entry trên.
    quote-analyst viết lúc 10:55 ngày 18/11/2007:
    + phải học một trường trong nước Mỹ mà American Bar Association chấp thuận thì mới được chứ không phải học ở trường luật nào ở Mỹ là đều được chưa nói đến trường ở ngoài Mỹ. Bạn học JD ở việt nam thế nào bạn nói cho tớ nghe chương trình học thử xem nếu không đưa website cho tớ đọc. Nếu bạn muốn xin thi lấy giấy phép hành nghề ở tiểu bang nào bạn phải vào website của nó để xem nó đều nói cho bạn biết cần phải làm gì.
    [/QUOTE]
    Tôi đang làm JD chuyên ngành luật kinh doanh quốc tế (đã bảo vệ đề cương nghiên cứu) tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. Trước tôi học ĐHL TP HCM lấy LLB, học Khoa Luật ĐHQG Hà Nội lấy LLM.
    Tôi muốn hỏi cơ hội được học chuyển tiếp tại Mỹ thôi. Mấy chương trình học bổng tôi cũng ngó qua rồi. Vấn đề là ko phù hợp với trường mình lựa để học và nghiên cứu.
    quote-analyst viết lúc 10:55 ngày 18/11/2007:
    + tớ sẽ viết một bài cho một số bạn ở vn hay hiểu lầm có thể nghĩ LLM là hay. LLM không là gì cả so với JD hoặc bachelor of laws đâu. Học LLM chưa đủ tư cách (nói chung) để thi lấy giấy phép hành nghề đâu.
    [/QUOTE]
    LLM hay JD chỉ phục vụ nghiên cứu là chủ yếu. Thực tiễn ở Mỹ hay VN việc nhập Bar vẫn có thể chiếu cố tới người có JD (diploma privilege). Bình thường, nhập Bar phải qua thi thố.
    quote-analyst viết lúc 10:55 ngày 18/11/2007:
    + NTT nói rằng mở văn phòng hành nghề ở Mỹ. Có rất nhiều vấn đề phải nói liên quan đến câu này. Đơn giản, bạn nói thế chẳng khác nào bạn nói học xong sẽ ở lại luôn. Bạn vui lòng cho tớ biết chi tiết bạn định thế nào đi, tớ sẽ nói cho nghe. Bạn muốn hành nghề kiểu mở công ty đó bạn phải có được phép làm việc. Working visa ở Mỹ chỉ cho phép một vài năm giới hạn, muốn ở lâu phải có green card, có green card chẳng khác nào ở lại Mỹ.
    [/QUOTE]
    Phương án 1: Trước tôi tính qua Cali nơi có nhiều Việt Kiều để theo một khoá LLM và tranh thủ làm việc dưới dạng FLC tại một Văn phòng luật là đối tác của hãng tôi, trước khi lựa chọn xin nhập Bar của NY, Cali hay Washington. Sở dĩ có việc này là vì hãng tôi có chọn hành nghề chuyên biệt trong mảng antidumping và lobby chính sách. Ít nhất khi chưa đủ điều kiện hành nghề thì cũng học hỏi kinh nghiệm thực tiễn ở bển.
    Phương án 2: tôi đăng ký mở chi nhánh hãng tôi ở bên đó để cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư, di trú, hôn nhân, con nuôi cho kiều bào ta muốn về VN. Đương nhiên, lĩnh vực còn bao gồm hướng chiến lược nêu ở phương án 1.
    Hai phương án trên tôi phải bỏ tiền túi ra trước khi có được thu nhập từ hành nghề bên ấy. Tuy nhiên, vì phát sinh việc gia đình đột xuất và nghe việc Bộ Tư pháp VN phối hợp với các Bar cấp tỉnh VN có chương trình tài trợ gửi đào tạo khoảng vài chục luật sư thương mại quốc tế tại Mỹ và EU nên phải điều chỉnh phương án cho cơ hội này.
    Dù sao tôi cũng không muốn ở lại Mỹ mãi mãi. Có gì mong bạn cung cấp thêm thông tin nhé!
    Thực tiễn VN chẳng có hệ thống nào chứa các án lệ bạn ạ. Gần đây Toà án nhân dân tối cao mới có chương trình in tổng tập các vụ án. Nếu vào thư viện trường luật VN, thứ bạn tìm thấy dễ nhất về luật là các giáo trình đã lạc hậu thôi.
    Nếu tìm vụ cha đẻ "Law of Tort" VN thì tôi chịu. Trừ án lệ Donoghue kiện Stevenson có thể tìm thấy trên internet và dĩ nhiên tôi cần đọc nếu phải sang HK sống bằng nghề này một thời gian.
    Việc hiểu không đồng nhất về một nguyên tắc pháp luật ở đâu cũng có, không hẳn ở một quốc gia đa bang hay đơn nhất. Tại HK, PTCV trên cơ sở "alter ego" được chấp nhận phổ biến, nhưng vẫn có sự khác biệt do gia giảm việc xác định các "prong" liên quan. Đồng ý với bạn là các bang HK không buộc phải đồng nhất một nguyên tắc luật pháp, nhưng không có nguyên tắc nào chống lại "việc đồng nhất nguyên tắc" nếu các bang lựa chọn làm theo.
    Về dẫn thêm PTCV, rất tiếc nếu bạn hiểu lầm ý định dẫn của tôi. Thực ra, tôi chỉ đề cập mọi người xem nó như một phản đề của phần lập luận thôi.
    Không vấn đề gì bạn ạ!

Chia sẻ trang này