1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ thongtue, luatsu:
    1> Lý thuyết mà nói:
    (i) Các bạn không nên nhầm lẫn hành vi kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
    (ii) Quan điểm của các bạn xác định tính liên tục của hành vi kinh doanh do doanh nghiệp thực hiện là định lượng. Tôi cho rằng tính liên tục của hành vi kinh doanh là định tính, tức chuỗi hành vi nhằm mục đích thu lợi cho doanh nghiệp phát sinh từ thời điểm doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
    (iii) Hành vi kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hành vi trực tiếp và gián tiếp tạo ra doanh thu. Hành vi kinh doanh trực tiếp tạo ra doanh thu (mục đích lợi nhuận) phải được đăng ký trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh là cơ sở cho năng lực pháp luật dân sự của doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh doanh phù hợp với mục đích hoạt động của nó. Không có đăng ký ngành nghề kinh doanh đó, doanh nghiệp đâu được pháp luật công nhận là có các quyền và nghĩa vụ kinh doanh tương ứng phát sinh từ hành vi kinh doanh được đề cập.
    2> Về thực tiễn:
    @ thongtue:
    Bạn nói chưa chính xác về vụ ví dụ bán tài sản cố định. Mong bạn kiểm tra Chuẩn mực kế toán số 14 (VAS 14 ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC).
    Nếu bạn bán tài sản cố định đó ở diện thanh lý tài sản thì nó được xếp vào mục "Thu nhập khác" (tài khoản 711 trung gian). Mục đích ở đây là thanh lý tài sản cố định không hoặc chưa dùng đến để thu hồi một phần vốn đầu tư, không phải để kiếm lợi. Việc thanh lý tài sản đã được pháp luật thuế quy định nên nó đương nhiên là quyền của doanh nghiệp đối với hành vi kinh doanh gián tiếp tạo doanh thu.
    Nếu bạn mua bất động sản (cho dù một lần) để bán lại kiếm lời, bạn thực hiện hành vi kinh doanh bất động sản và theo luật bạn phải đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi đó thu nhập từ hoạt động này mới được đưa vào mục doanh thu (TK 511 trung gian). Nếu chưa đăng ký ngành nghề này, cho dù bạn có thiện chí đến mấy nếu tự kê khai với công bộc thuế thì họ cũng gạt phăng đi. Dĩ nhiên không có chuyện không thu mà còn phải thu gấp nhiều lần hoặc phạt hành chính do kinh doanh không phép.
    Việc bảo lãnh thu phí (dù làm một lần) cũng vậy. Bạn chớ đưa nó vào mục thu nhập khác, mà phải là mục doanh thu từ cung cấp dịch vụ và phải là dịch vụ có đăng ký kinh doanh.
    Những cái này thì tôi rút trực tiếp từ thực tiễn ra đấy bạn ạ! Giá mà bạn được tham gia buổi quyết toán hoặc thanh tra thuế!
    @ luatsu:
    Tôi đã trình bày với bạn ở phần trên là những gì được trao đổi ở đây chỉ là quan điểm vận dụng luật và bạn phải cẩn trọng cung cấp cho khách hàng khi hành nghề. Luật sư đưa ra quan điểm pháp lý cho khách hàng về một vụ việc trên cơ sở các quy định luật thực định, dữ liệu cụ thể của vụ việc, áp dụng những dữ kiện và quy định thực định vào vấn đề của khách hàng và hành vi pháp lý dự kiến của các bên liên quan. Vì vậy, ý kiến pháp lý của luật sư chỉ là khả năng, mà không phải là điều chắc chắn.
    Việc cung cấp bảo lãnh tín dụng có thu phí cho doanh nghiệp khác có phải là một dịch vụ không? Đương nhiên nó là một dịch vụ và dịch vụ này nằm trong nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thực tiễn ở VN, ngân hàng chỉ chấp nhận bảo lãnh (trong các điều kiện tín dụng khác đảm bảo) nếu bên bảo lãnh có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có tài khoản dư tại ngân hàng họ. Khi bên được bảo lãnh không thanh toán được nợ tới hạn thì ngân hàng đã có thể xử lý ông bảo lãnh vì nắm đằng chuôi, bất biết ông bảo lãnh có viện dẫn điều tôi nói ở trên hay không. Bạn là luật sư của bên bảo lãnh muốn bảo họ kiện giao dịch dân sự vô hiệu ra toà ư?
    Về vụ bảo lãnh tín dụng thu phí mà không đăng ký kinh doanh, mong bạn tham khảo thêm một vụ hợp đồng dịch vụ vô hiệu do thực hiện dịch vụ mà ko đăng ký kinh doanh dịch vụ pháp lý http://www7.ttvnol.com/forum/khpl/970161.ttvn
    Đây là bài tham khảo, tôi ko đưa ra bất cứ bình luận nào về nội dung do ko đủ các dữ liệu để phân tích.
    Chúc các bạn vui!
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    1. Thế nào là hành vi kinh doanh trực tiếp, gián tiếp, quy định ở đâu, nó ra cho tôi rõ? Đừng phức tạp hoá vấn đề. Tôi nhắc lại cho rõ là QĐ 283 chỉ điều chỉnh đối với bên bảo lãnh là TỔ CHỨC TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG thôi, đừng vơ các đối tượng khác vào đây, luật không nói thế và thực tế cũng không như thế, các giao dịch bảo đảm nói chung và bảo lãnh nói riêng do các doanhnghiệp thực hiện vẫn diễn ra hàng ngày đấy và chẳng phải đăng ký kinh doanh đâu (và vẫn được đăng ký giao dịch bảo đảm- hợp pháp đấy chứ?).
    2. Chắc bạn thiếu kiến thức kinh tế thôi. Trường hợp mua, bán bất động sản của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và bán bất động sản của doanh nghiệp không kinh doanh bất động sản hạch toán hoàn toàn khác nhau (một bên là doanh thu, một bên hạch toán thu nhập bất thường), hoặc tăng vốn chủ sở hữu nếu có chênh lệch khi góp vốn hình thành pháp nhân mới hoăc theo hợp đồng BCC), không phải thanh lý TSCĐ như bạn suy diễn.
    3. Đừng suy nghĩ kiểu giống như mấy chú công bộc gì gì đó mà bạn nói và cũng đừng suy diễn để hợp thức hoá vài cái lý lẽ kiểu đấy.
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    NTT, tớ hoàn toàn đồng ý với anh TT là bạn NTT nói chuyện rất là phức tạp. Những bài viết trên của bạn tớ đã đọc hết trong những ngày qua nhưng tớ thật sự vẫn chưa hiểu rõ bạn muốn nói gì. Anh TT hỏi lại bạn một câu rất là đúng. Thế nào là hành vi kinh doanh và hành nghề kinh doanh nói theo luật pháp. Ở một điểm khác tớ muốn nói, trong môn học luật công ty của tớ, tớ chưa bao giờ học mấy cái lý thuyết thế nào là hành nghề kinh doanh thế nào là hành vi kinh doanh. Bạn mà hỏi tớ, tớ "đơ" luôn. Trường tớ không dạy lý thuyết mà không dùng được, nó dạy luật pháp quy định ra sao, trong trường hợp thực tế này luật hiện tại nói thế nào cho nên đưa ra một vấn đề pháp lý là tớ biết nó thuộc cái gì ngay chứ tớ không ngồi đó học thế nào là hành vi thế nào là ngành nghề trong luật công ty.
    NTT, tớ xin lỗi thỉnh thoảng tớ hay nói hơi khó nghe với bạn mong bạn thông cảm và bỏ qua không phải tớ không tôn trọng bạn đâu, bạn là người thông minh và giỏi chứ không phải người thường. Tuy nhiên, khi bạn bị tớ tấn công vì nói sai luật pháp, bạn phải hiểu và đừng tự ái nhe. Hôm nọ tớ hỏi bạn là "lý do vì sao bạn lại nói là các tiểu bang của Mỹ không đồng nhất về việc áp dụng một nguyên tắc pháp lý". Rõ ràng là tớ hỏi giải thích tại sao bạn trả lời lại bạn đâu có trả lời vào câu hỏi của tớ bạn nói đi chỗ nào khác luôn. Tớ nói rất là nhiều lần trong room này, là một người học luật được đào tạo tốt, người ta hỏi cái gì phải trả lời vào đúng câu hỏi của người ta không hơn không thiếu. Đó là một đặc tính rất là quan trọng của người học và làm luật.
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Trong bài viết này tớ trả lời câu hỏi trong trang trước của bạn về vấn đề đi học và đi làm ở Mỹ theo bạn muốn. Bạn lưu ý là trong câu trả lời này tớ không trả lời theo đúng thứ tự câu hỏi của bạn. Thông thường cách trả lời của tớ là hỏi 5 câu trả lời đúng 5 câu đi từ trên xuống dưới theo đúng thứ tự người hỏi nhưng lần này tớ làm biếng.
    (1) Nếu có thể được và bạn vui lòng làm được, xin đừng đem từ JD ra để nói về một ngành học luật ở vn. Quan niệm của bạn đang có về JD khác với quan niệm của tớ cho nên bạn nói vậy làm tớ hiểu lầm là ở vn có trường đại học ở vn bây giờ đã có đủ khả năng đào tạo cho sinh viên ở vn học ở một bằng cấp tương đương với JD. Hoá ra là bạn học cái gì đó ở một trường của vn. Không có trường nào của vn có đủ tư cách dạy JD đâu bạn chưa nói đến là không có trường nào ngoài Mỹ được ABA công nhận để cho sinh viên (nếu muốn) vào Mỹ thi để hành nghề. Bạn học ở đâu nó không quan tâm, nếu muốn hành nghề ở Mỹ phải đi qua cổng kiểm qua của ABA để nó bảo đảm rằng sinh viên của nó học ra không có trả lời câu hỏi theo kiểu hỏi một câu hỏi về luật dân sự lại đi nói chuyện về luật hình sự. Thứ hai là bạn học luật ở vn bạn thiếu quá nhiều làm sao đủ sức nói chuyện luật pháp ở xứ tư bản khi vừa mới ra trường (graduate). Lấy ví dụ đơn giản thôi, trong luật hiến pháp của xứ bóc lột của nó, tu chính án 5 và 14 bắt buộc hành pháp muốn cướp đi sự tự do của nhân dân phải có xét xử công bằng (due process of law) phải cho nhân dân có quyền phản biện lại (the hearing rule) cáo buộc của công tố. Quan toà phải là vô tư (the rule against bias) không được cho thấy họ đứng về phía hành pháp. Nếu trong phiên toà mà có lý do nào nghi ngờ trong cáo buộc của công tố quan toà phải có trách nhiệm phán quyết vô tội cho bị cáo. Bạn có học cái này ở "JD" ở vn hay không? Bạn có hiểu rule này áp dụng thế nào không? Nếu bạn không có học bạn đi qua Mỹ nhân dân Mỹ nó quen chuyện nó bị "bóc lột thậm tệ" nó biết quyền trong hiến pháp của nó chỉ không biết là trong vụ nó bị xử ép có áp dụng tu chính án số 5 hay 14 được không. Nó hỏi bạn cho nó biết, bạn không biết vì không có học ở vn vậy thì bạn nghĩ khách hàng có trả tiền cho bạn được không? Đó là lý do vì sao tớ nói là nếu bạn đem cái mà bạn gọi là học JD gì đó ở vn bạn đem sang Mỹ kêu trường Mỹ nó công nhận cho bạn giảm bớt môn học cho bạn có lẽ là bạn rớt từ vòng gửi xe đạp. Chỉ nội việc học ở vn ngay học kỳ đầu tiên mà không dạy cho sinh viên biết cách đọc và phân tích facts của một case dài hàng chục trang thì ... Tụi Mỹ nó không có quen cái việc đem ra xử mà không đủ bằng chứng thuyết phục. Bạn học ở đâu đó bạn không quen kiểu này thì bạn ra trường đi advise cho nhân dân Mỹ rất là nguy hiểm vì bạn không đủ kiến thức để nó trả cho bạn vài trăm đồng một giờ.
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (2) Vấn đề 2 là vấn đề bạn muốn hành nghề ở Mỹ, câu nói của bạn sản sinh ra rất là nhiều vấn đề phải nói nếu nói hết chắc tớ phải viết 2 trang, thôi tóm tắt vậy:
    (a) Bạn chưa có kiến thức về visa đi học F1 ở Mỹ. Ở Mỹ bạn đi học bạn không được phép đi làm ngoài campus như vậy, không ai cho. Muốn đi thực tập phải học xong. Bạn nếu biết rõ mấy cái ngõ ngách này nếu có quen biết thì hỏi chị Duyên của YKVN.
    (b) Bạn là sinh viên học luật ở vn sang mà lại có thành tích làm trong quân đội, muốn mở văn phòng ngay lại nơi như là California và hy vọng kiếm được khách hàng, ai da, good luck bạn. Bạn nên đi qua vùng này sống đã đi nhe rồi nghĩ đến việc mở văn phòng này để có khách hàng. Đó là chưa nói đến việc bạn học chỉ mới 1 năm ở Mỹ (LLM) trong khi luật sư Mỹ phải học 8 năm ở Mỹ full-time. Làm sao kiến thức học của bạn bằng họ được.
    (c) Không có cái loại non-immigrant visa nào cho phép bạn ở Mỹ lâu được muốn ở lâu kiểu mở văn phòng thì phải có green card. Tớ nói rồi, tớ nghe rất nhiều câu "mình chỉ muốn sống ở Mỹ thời gian ngắn thôi" nhưng có green card rồi ở lâu bên đó rồi thấy hệ thống luật pháp của nó "củ chuối" quá sao employer của nó "bóc lột đến tận xương tủy" thế này xong thì ở lại luôn không về.
    (d) Nếu bạn nói với tớ là học xong lấy giấy phép làm việc cho employer bên đó một thời gian về thì tớ còn thấy khả dĩ (như chị Duyên). Tuy nhiên, tớ thấy việc có giấy phép hành nghề mà về vn rất là uổng phí. Bạn học xong, bạn phải hành nghề mới có kinh nghiệm. Bạn đem về vn vậy thôi bạn học ở vn cho rồi. Nếu bạn là người đã sống ở đây đã là công dân bạn đi về sau này quay trở lại không có kinh nghiệm ở Mỹ ai nhận bạn chưa nói đến nguyên tắc hành nghề theo the rule of law nhe.
    (e) Tớ không biết bạn học thế nào mà đòi ra hành nghề trong hai lĩnh vực ngược đời với nhau vừa làm đầu tư (corporate) vừa làm di trú. Luật sư ở đây không có làm vậy, họ chỉ chuyên một lĩnh vực thật nhỏ mà thôi. Ví dụ văn phòng tớ chuyên về corporate có tất cả các team làm về corporate thì nó không bao giờ làm về di trú. Ở bên này mà bạn nói bạn chuyên về di trú rồi bạn chuyên về corporate rồi bạn chuyên về (vân vân) thì bạn nói chuyện với người hiểu biết là khách hàng coi chừng nó bỏ đi nhiều hơn nó ở lại.
  6. Luatsu

    Luatsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    @nangthuytinh78
    Theo tôi hiểu thì lập luận của bạn là như thế này:
    1- bạn hiểu từ "liên tục" ở đây là việc doanh nghiệp thực hiện liên tục các hành vi khác nhau để thu được lợi nhuận;
    2- việc cấp bảo lãnh là một hành vi trong chuỗi các hành vi đấy và vì thế nó là hành vi kinh doanh và để tiến hành 1 hành vi kinh doanh thì GCN DKKD phải ghi ngành nghề tương ứng với hành vi đấy ;
    3- nếu GCN DKKD kg nghi nhận thì hợp đông vô hiệu vì DN không có năng lực hành vi dân sự thực hiện hành vi đấy.
    Tôi muốn trao đổi thêm 1 số điều với bạn như sau:
    1- tôi hiểu từ liên tục ở đây là việc lặp đi lặp lại 1 hành vi cụ thể hoặc các hành vi có cùng tính chất.
    Tất nhiên, hiểu như bạn cũng không sai và cũng là một cách hiểu. Tuy nhiên theo tôi hiểu như bạn thì khái niệm kinh doanh không được thể hiện rõ ràng và cụ thể và việc nhà làm luật đưa từ "liên tục" vào khái niệm kinh doanh trong LDN 2005 là vô nghĩa.
    Nếu hiểu như bạn thì toàn bộ các hành vi của DN là hành vi kinh doanh. Ví dụ, văn phòng luật sư chỗ tôi làm mỗi khi in thư, copy tài liệu, gọi điện thoại, đều tính tiền khách hàng (gọi là reimbursement). Đây là các hành vi làm phát sinh doanh thu theo lập luận của bạn. Và theo bạn, chẳng nhẽ GCN DKKD của văn phòng tôi phải có cả "ngành nghề in ấn và phô tô tài liệu và đại lý dịch vụ viễn thông".
    Mặc dù không có quy định cụ thể về việc diễn giải pháp luật như thế nào. Tuy nhiên, theo tôi pháp luật phải được diễn giải để sao cho nó hợp lý và có nghĩa. Vì thế tôi cho là cách hiểu của tôi là đúng và nên áp dụng.
    2- Theo cách hiểu của tôi việc cấp bảo lãnh của doanh nghiệp không là 1 nghề kinh doanh của DN nếu DN không thực hiện việc đó 1 cách liên tục và không cần ghi vào GCN DKKD.
    3- Bạn đã đề cập đến một vấn đề rộng hơn là năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Tuy nhiên nếu bạn đọc lại Luật Dân Sự về năng lực dân sự của pháp nhân (Điều 86 và 88) thì bạn sẽ thấy là GCN DKKD không phải là văn bản xác định năng lực dân sự của một pháp nhân và vì vậy không cần thiết phải ghi tất cả các hành vi của một DN vào GCN DKKD của doanh nghiệp đó.
    Thực ra trong bài trước của tôi, sẽ là đầy đủ hơn nếu tôi nói rằng trong điều lệ của DN đó nên ghi rõ là DN có quyền cấp bảo lãnh nếu thấy cần thiết. Làm như thế sẽ giảm thiểu rủi ro pháp lý hơn.
    Bạn cũng có khuyên tôi nên hành nghề như thế nào. Xin cảm ơn. Để đổi lại tôi cũng có một nhận xét về cách tư vấn của bạn.
    Đó là bạn nên dựa vào luật thực định nhiều hơn là sự suy xét và kiến thức chung của mình. Mỗi quan điểm của bạn nên được support bởi "1 điều luật" hoặc "diễn giải của bạn về một điều luật". Nếu luật không rõ ràng thì bạn cần nêu lên những "diễn giải có thể có" và sau đó đề xuất 1 "diễn giải" mà bạn cho là hợp lý.
    Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ định các diễn giải kia. Vì chỉ có toà án và cơ quan nhà nước mới đưa ra các binding interpretation được (thực ra là chỉ có Uỷ ban thường vụ quôc hội theo luật ban hành văn bản QPPL). Những diễn giải mà bạn cho là không hợp lý sẽ được đưa vào phần assumption or qualifications của các "ý kiến pháp lý" (legal opinion) được cấp bởi các VP Luật sư nước ngoài.
    Ví dụ bạn nói:
    "Hành vi kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hành vi trực tiếp và gián tiếp tạo ra doanh thu. Hành vi kinh doanh trực tiếp tạo ra doanh thu (mục đích lợi nhuận) phải được đăng ký trong ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp".
    Tôi không thấy có điều luật nào phân loại hành vi kinh doanh thành "kinh doanh trực tiếp" và "kinh doanh gián tiếp" cả. Và cũng không có điều luật nào nói là kinh doanh trực tiếp thì phải ghi vào giấy GCN DKKD còn gián tiếp thì không cần".
  7. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ all:
    (i) Tôi trao đổi với các bạn ở trên là cần phân biệt hành vi kinh doanh và ngành nghề kinh doanh (ko phải hành nghề kinh doanh như bạn analyst hiểu).
    (ii) Ở Việt Nam, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm (Khoản 1 Điều 7 LDN2005). Bên Mỹ, pháp luật công ty như bạn analyst được học (chắc dựa trên Model business corporate act và các business corporate act của các bang) cũng chỉ chung về purpose của doanh nghiệp là is to engage any lawful act or activity for which the corporation may be organized Nếu chỉ xét điều này thì bạn nghĩ pháp luật công ty VN và HK không khác biệt.
    Tuy nhiên, LDN2005 chỉ ra sự khác biệt khi doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động kinh doanh đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (K1 Đ9 LDN2005). Nói vậy để bạn hiểu cái quy định bắt doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh cụ thể trước khi kinh doanh là thực tế của Việt Nam và nó bó luôn cái quyền rất rộng của doanh nghiệp về chủ động kinh doanh ngành nghề mà luật ko cấm (K1Đ8LDN2005).
    Thứ mà tôi thảo luận với thongtue và luatsu là xoay quanh việc thực hiện một hành vi kinh doanh (bảo lãnh thu phí) có phải đăng ký không và nếu không đăng ký có phạm luật không (kéo theo hệ quả pháp lý). Nếu tôi hỏi bạn analyst ở Mỹ có phải đăng ký ngành nghề cụ thể trước khi hoạt động ko thì chắc bạn ko thể "đơ" được. Bạn chỉ "đơ" khi bạn phải giải quyết một vấn đề pháp lý trong môi trường (a) thiếu vắng học thuyết pháp lý cụ thể về luật công ty; (b) thiếu sự giải thích luật từ cơ quan có thẩm quyền giải thích; (c) không có cơ chế áp dụng án lệ và (b) một rừng luật mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí lạc hậu ở VN thôi.
    (iii) Các entries trên tôi chỉ cố gắng "một cách cô độc" trong việc làm rõ những nội dung làm nền tảng cho phần trao đổi về câu hỏi của luatsu. Những nội dung đó đương nhiên là không được bắt nguồn từ cách trình bày bài bản, mạch lạc vốn phù hợp với các memorandum hay essay (bởi tôi lên đây không nhằm làm việc đó), mà từ việc phản hồi ý kiến của những bạn cần trao đổi thêm. Những nội dung đó ít nhiều cũng cần phản biện và cách phản biện tốt nhất là các bạn cùng đưa ra cách giải quyết vấn đề, ra luận điểm của mình.
    (iv) Như phần trả lời sơ khởi câu hỏi của luatsu, tôi đã đưa ra cách thức tiếp cận vấn đề của mình và xác định rõ rằng giao dịch/hành vi bảo lãnh thu phí trong câu hỏi tình huống là hành vi kinh doanh có điều kiện. Việc không đăng ký kinh doanh mà vẫn cung cấp dịch vụ này đem lại một rủi ro pháp lý (xin nhắc rõ là "rủi ro", chưa phải hiện thực). Là luật sư, đương nhiên tôi phải cảnh báo khách hàng về rủi ro này. Còn những thứ khác như thực tiễn các doanh nghiệp vẫn vi phạm đầy ra mà chẳng sao cả thì vô số kể trong các lĩnh vực kinh doanh.
    ******
    Mấy lời lãng đãng. Cảm ơn các bạn đã tham gia ở phần trên. Tôi hứa khi có thời gian sẽ trả lời lần lượt từng chủ đề.
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) Tớ nói chung không nói riêng với NTT, các bạn, tớ cám ơn các bạn tham gia trong topic này rõ ràng cả TT và anh LS mình đều thấy ở những điểm viết bài thể hiện kiến thức luật pháp rất là tốt và mình rất là thán phục. Mong mọi người rảnh hãy quay lại đây nói chuyện với nhau và mình thấy là rõ ràng trong 1-2 trang gần đây việc ba bạn nói với nhau là một vấn đề rất nghiêm túc và dành cho người học luật rõ ràng. Cám ơn các bạn một lần nữa, mình tặng cho anh LS năm sao chỉ như là tượng trưng của sự cảm ơn chứ nó không có nghĩa gì đâu và mình cũng không biết làm gì hơn.
    (2) NTT
    (a) Trong bài viết trên của bạn bạn đã nói rõ ràng hơn nhưng một phần nào đó cũng vẫn chưa trả lời ngắn gọn vào câu hỏi của người hỏi. Ví dụ anh TT hỏi bạn cung cấp quy định nào ở đâu cho thấy là bạn nói về hành vi kinh doanh và hành nghề kinh doanh thì không thấy bạn trả lời vào thẳng câu hỏi này.
    (b) Xin lỗi bạn lỗi của tớ ghi sai ra thành ngành nghề kinh doanh.
    (c) Nếu như ngay lúc đầu bạn chỉ hỏi một câu là "có phải cần đăng ký ngành nghề trước khi kinh doanh hay không?" thì tớ biết ngay. Đó là ý tớ nói về "đơ" không phải tớ nói là không đủ luật gì đó đâu (như bạn ghi ra ở trên). Ý tớ nói là:
    + bạn đi nói mấy cái lý thuyết phân biệt hành vi và hành nghề gì đó thì tớ không học như vậy vì nó không phải là loại để áp dụng vào thực tiễn.
    + vì vậy cho nên nếu bạn hỏi tớ cái hành động này là hành vi kinh doanh hay hành nghề kinh doanh thì tớ sẽ "đơ" vì tớ không có học như vậy. Nhưng thôi, đừng cãi nhau việc này nữa.
    (d) Tớ chỉ nói đơn giản với NTT về kỹ năng viết lách của một người học luật tốt là:
    + bạn nói cái gì phải có luật support cho câu bạn nói. LS không phải là người chế tạo ra luật hoặc nói một điều không có luật support (nếu người hỏi yêu cầu như anh TT hỏi).
    + bất chấp là bạn viết essay hay không, cái đó không quan trọng như bạn biện minh. Bạn nói ra bạn phải ghi ra rõ ràng như ánh sáng ban ngày điểm này điểm kia. Đó là một đặc tính cơ bản của một người học luật. Không phải chờ đến viết essay bạn mới viết rõ ràng còn không thôi bạn viết không rõ ràng.
    + Trong đây tụi mình nói chuyện với nhau mình không bao giờ đả kích bạn đâu nhe mong bạn đừng hiểu lầm nhe và tập trung vào vấn đề thôi.
    (e) Mình thấy anh LS nói câu này mình rất thích và anh nói rất là hay, cám ơn anh (như sau) xin trích lại:
    "Đó là bạn nên dựa vào luật thực định nhiều hơn là sự suy xét và kiến thức chung của mình. Mỗi quan điểm của bạn nên được support bởi "1 điều luật" hoặc "diễn giải của bạn về một điều luật". Nếu luật không rõ ràng thì bạn cần nêu lên những "diễn giải có thể có" và sau đó đề xuất 1 "diễn giải" mà bạn cho là hợp lý.
    Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ định các diễn giải kia. Vì chỉ có toà án và cơ quan nhà nước mới đưa ra các binding interpretation được (thực ra là chỉ có Uỷ ban thường vụ quôc hội theo luật ban hành văn bản QPPL). Những diễn giải mà bạn cho là không hợp lý sẽ được đưa vào phần assumption or qualifications của các "ý kiến pháp lý" (legal opinion) được cấp bởi các VP Luật sư nước ngoài."
    còn tiếp
  9. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có ý truy vấn nhưng đã nói thì nói cho hết.
    Theo NTT thì văn bản nào điều chỉnh hoạt động bảo lãnh trong đó bên bảo lãnh là doanh nghiệp (không phải là tổ chức tín dụng)? Tên chính xác của ngành nghề phải đăng ký (nếu quả thực phải đăng ký) là gì?
    QĐ 283 mà bạn viện dẫn chỉ điều chỉnh hoạt động bảo lãnh đối với bên bảo lãnh là TỔ CHỨC TÍN DỤNG (trường hợp này phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với mục đích đảm bảo an toàn của hệ thống tín dụng như khống chế dư nợ xấu, khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng...), hoàn toàn khác với đăng ký giao dịch bảo đảm (một trong các hình thức của giao dịch bảo đảm là bảo lãnh) với mục đích đảm bảo quyền của bên thứ ba.
    Một hình thức bảo lãnh được nêu trong Luật các công cụ chuyển nhượng (hoạt động rất gần gũi với tín dụng-ngân hàng) là chuyển nhượng hối phiếu có truy đòi trong đó chủ thể có thể là thể nhân, pháp nhân bất kỳ, liệu họ có phải đăng ký kinh doanh trước khi giao dịch không? Câu trả lời là không.
    Đến đây thì chắc bạn đã hiểu.
    Chúc vui.
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Anh nói rất là hay và xin giải thích lại câu nói này mong rằng một sinh viên vn ở đây sẽ đọc câu của anh (theo suy nghĩ của tớ) và tớ là người sống theo quan điểm đó:
    + Bạn học luật là phải học kiểu anh nói "luật thực định" là nếu bạn gọi mình là một ngưòi học xong luật bạn phải biết áp dụng cái bạn học vào thực tế cuộc sống chứ không phải ngồi đó nói chuyện lý thuyết. Nói ra một vấn đề là bạn phải biết áp dụng luật và diễn giải nó. Đây là cách tớ học.
    + Là một LS bạn không tự cho mình là người tạo ra luật mà phải giải thích nó khi luật không rõ ràng và phải nói đâu là giải thích của bạn và theo bạn nghĩ tốt nhất là chọn cái nào. Tớ thấy có bạn sinh viên trong đây hay nói mà không có law support cho mình điều đó không đúng. Nói ra phải nói ông toà nào nói lập pháp nào nói điều nào khoản nào chứ không phải bạn nói lời của bạn là "luật pháp".

Chia sẻ trang này