1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Luatsu

    Luatsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Xin có thêm một số vấn đề nữa:
    12. Điều 71.4(b)
    Điều 71. Kiểm soát viên
    ...
    4. Kiểm soát viên phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
    ....
    b) Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên;
    Câu hỏi
    Kiểm soát viên của Cty TNHH một thành viên không được là ?ongười có liên quan của thành viên hội đồng thành viên, giám đốc etc....?. Có thể hiểu là Kiểm soát viên mặc dù không được là người có liên quan của ?othành viên hội đồng thành viên, etc...? nhưng có thể là chính ?othành viên hội đồng thành viên, giám đốc, etc...? đó hay không.
    13. Điều 78.2(d)
    Câu hỏi:
    Các cổ phần ưu đãi do điều lệ quy định có thể vi phạm các restrictions về cổ phần ưu đãi biểu quyết, ưu đãi bỏ phiếu và ưu đãi cổ tức hay không. Ví dụ có thể quy định trong điều lệ là cổ phần ưu đãi cũng có quyền bỏ phiếu hay không
    14. Điều 78.5
    5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.
    Câu hỏi:
    Trên thực tế các công ty chia cổ tức hàng năm thường có phân biệt cổ phiếu mới phát hành và cổ phiếu đã phát hành. Ví dụ nếu cổ phiếu phát hành vào ngày 31/6/2007 thì công ty đó sẽ không chia cổ tức nửa đầu năm 2007 cho cổ phiếu đó. Cổ tức nửa đầu năm 31/6/2007 chỉ chia cho các cổ phiếu phát hành trong năm 2006.
    Xin hỏi quy định như vậy có phù hợp với điều 78.5 LDN không?
    15. Điều 79.1(c)
    ?o1. Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:
    ...
    c) Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;?
    Câu hỏi:
    Trên thực tế, đại hội đồng cổ đông các công ty thường thông qua nghị quyết tăng vốn như sau:
    ?o- Cổ đông hiện hữu được mua thêm 50% số cổ phần hiện có theo giá XXX
    - Phát hành cho cổ đông chiến lược 10% vốn điều lệ theo giá do HĐQT quyết định nhưng không thấp hơn XXXX
    - Phát hành cho người lao động để thu hút nhân tài theo giá ưu đãi?
    Sau đó HĐQT căn cứ vào nghị quyết này và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược cũng như người lao động.
    Việc tiến hành phát hành cổ phiếu mớI như trên có vi phạm quyền ưu tiên mua cổ phiếu của cổ đông hiện hữu hay không? Vì trên lý thuyết tất cả các cổ phiếu mới phải được chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ cổ phần của họ.
    Việc một cổ đông bỏ phiếu thông qua nghị quyết nói trên có thể coi là cổ đông đấy đã gián tiếp từ bỏ quyền ưu tiên mua của mình hay không?
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất bận nên nhiều khi vào đây trao đổi chưa rõ ràng và đầy đủ. Tôi xin nhận và cảm ơn các bạn đã góp ý!
    1> Về phần hành vi kinh doanh "bảo lãnh tín dụng có thu phí", tôi muốn trao đổi thêm như sau:
    (i) Hành vi kinh doanh hay hoạt động kinh doanh (Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 - K2Đ4LDN2005) bao gồm (a) hành vi/hoạt động gián tiếp tạo doanh thu khi doanh nghiệp thực hiện các quyền của mình (tại Đ8LDN2005) và các hành vi do văn bản pháp lý khác quy định nhưng không phải (b); và (b) hành vi/hoạt động trực tiếp tạo doanh thu như hành vi/hoạt động thương mại (K1Đ3Luật Thương mại năm 2005 - LTM2005)
    (ii) việc thực hiện một công việc có thu phí được coi là cung cấp một dịch vụ, là một hoạt động thương mại (xin tham khảo Khoản 1, Khoản 9 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 - K1,K9Đ3LTM2005). So với các quy định của LDN2005, LTM2005 được coi là luật chuyên ngành, quy định cụ thể về hành vi kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách một thương nhân. LTM2005 không có nói rằng hành vi kinh doanh dưới dạng cung ứng dịch vụ cần phải có yếu tố định lượng liên quan tới vấn đề thực hiện liên tục.
    (iii) trường hợp doanh nghiệp bảo lãnh tín dụng có thu phí, cho dù bên được bảo lãnh hay bên nhận bảo lãnh không vì mục đích lợi nhuận, nhưng bên bảo lãnh có thu phí được xác định là vì mục đích lợi nhuận, nên hoạt động/hành vi nhận bảo lãnh là quan hệ pháp luật thương mại (K3Đ1LTM2005). Luật được lựa chọn về hoạt động bảo lãnh thu phí là LTM2005 và các văn bản quy định hoạt động thương mại đặc thù (K2Đ4LTM2005), chứ không phải Bộ luật Dân sự năm 2005 - BLDS2005, trừ trường hợp sẽ nói tại (iv);
    (iv) trường hợp doanh nghiệp bảo lãnh tín dụng không thu phí được coi là một hoạt động thương mại khác và áp dụng quy định của pháp luật dân sự (K3Đ4LTM2005);
    (v) doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng có thu phí có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh (Đ7LTM2005) theo quy định về ngành, nghề kinh doanh (thống nhất giữa K3Đ21, K2Đ22 và K5Đ25LDN2005) và hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện (K1Đ9LDN2005);
    (vi) dịch vụ bảo lãnh tín dụng thuộc lĩnh vực hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo quy định về Hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân (Đ5 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP - NĐ88 và Quyết định 10/2007/QĐ-TTg - QĐ10). Ngành nghề bảo lãnh tín dụng do chưa được quy định trong danh mục Hệ thống ngành, nghề kinh tế quốc dân nên áp dụng K2 và K3NĐ88, ngành nghề bảo lãnh tín dụng có thể thuộc các mục 64990 hoặc 66190.
    (vii) dịch vụ bảo lãnh tín dụng là hoạt động thường xuyên của tổ chức tín dụng (Luật các tổ chức tín dụng 1997) và một phần được điều chỉnh bởi QĐ283.
    (viii) dịch vụ bảo lãnh tín dụng không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh bị cấm, hạn chế hoặc có điều kiện (Nghị định 59/2006/NĐ-CP)
    (ix) Giao dịch bảo lãnh tín dụng được điều chỉnh bởi Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP chỉ xác định vấn đề trách nhiệm, thủ tục của việc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba khi cam kết bảo lãnh, không xác định năng lực cung cấp dịch vụ của bên bảo lãnh tín dụng.
    (x) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tín dụng khi chưa đủ điều kiện (đăng ký kinh doanh) thì doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại cho các bên do hành vi kinh doanh không phép gây ra (Đ7LTM2005) và người quản lý doanh nghiệp phải chịu hoặc liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó (Đ8 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP).
    Vì vậy:
    - Từ (i), (ii), (iii) và (v): doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tín dụng khi cung cấp dịch vụ này.
    - Từ (vi), (vii) và (viii): doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tín dụng là các tổ chức tín dụng. Thực tiễn chưa có doanh nghiệp nào ngoài các tổ chức tín dụng đăng ký được ngành nghề kinh doanh này.
    - Từ (iv): bảo lãnh không phí là giao dịch bảo lãnh dân sự
    - Từ (ix) và (x): giao dịch bảo lãnh tín dụng thu phí (dịch vụ) do doanh nghiệp chưa đăng ký kinh doanh ngành nghề này đưa lại rủi ro pháp lý (giao dịch vô hiệu) cho bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh.
    - Từ (x): chủ sở hữu doanh nghiệp bảo lãnh hay những người bị thiệt hại khác từ giao dịch bảo lãnh tín dụng vô hiệu sẽ phải vật lộn với lý thuyết PTCV kiểu VN.
    2> Về tính liên tục của hoạt động kinh doanh, tôi trao đổi thêm như sau:
    (i) Doanh nghiệp thực hiện một hành vi kinh doanh (tạm gọi là hành vi trực tiếp theo 1>(i) dù chỉ một lần cũng phải đăng ký kinh doanh nếu muốn giao dịch phát sinh từ hành vi kinh doanh đó không vô hiệu. Ví dụ, doanh nghiệp của bạn không thể thực hiện một dịch vụ pháp lý mà không cần đăng ký chỉ vì nó không phải là việc thực hiện liên tục hành vi đó.
    (ii) Các hành vi kinh doanh (một hoặc một vài công đoạn như việc copy, gọi điện, đánh máy, v.v của bạn luatsu đã nêu) cấu thành một hành vi kinh doanh lớn hơn (một giao dịch cụ thể với khách hàng như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán hàng hoá), thì không phải đăng ký kinh doanh bởi nó là hành vi gián tiếp (xem 1>(i)). Nếu bạn tách nó ra và thực hiện hành vi kinh doanh đơn lẻ đó kèm theo thu phí chênh lệch dịch vụ, bạn đã cung cấp một dịch vụ kinh doanh và cần phải được đăng ký.
    ****
    Hy vọng những luận cứ, luận chứng và luận điểm trên giải đáp được thắc mắc của các bạn về nội dung support cần thiết cho cách tiếp cận vấn đề của tôi.
    Các vấn đề các bạn nêu trước đây gần như tôi đã trả lời trong phần phân tích ở trên. Nếu có gì cần trao đổi thêm các bạn cứ vui lòng đưa lên nhé!
    Được nangthuytinh78 sửa chữa / chuyển vào 14:26 ngày 21/11/2007
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    1. Về luật áp dụng đối với hoạt động bảo lãnh:
    - Nếu bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng thì luật điều chỉnh là luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể là QĐ 26/2006/QĐ-NHNN (đang có hiệu lực và thay thế QĐ 283 mà bạn nói).
    - Nếu bên bảo lãnh là doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng thì luật điều chỉnh là luật dân sự, không phải luật thương mại cho dù bảo lãnh có hay không thu phí (không có chuyện có thu phí thì theo luật thương mại, không thu phí thì theo luật dân sự; luật dân sự đề cập cả trường hợp thu phí (Đ364); Hợp đồng dịch vụ không phải "đặc quyền" của luật thương mại, luật dân sự (Đ518-Đ526) có phần quy định về hợp đồng dịch vụ). Bảo lãnh là một loại hình giao dịch bảo đảm, thường là hợp đồng phụ (cái này đang tranh cãi) của hợp đồng tín dụng và được đăng ký theo NĐ 163/2006/NĐ-CP (bạn có thể xem toàn văn NĐ này để thấy nó ghi cụ thể là hướng dẫn thực hiện bộ luật dân sự). Trường hợp này không phải đăng ký kinh doanh.
    2. Về ngành nghề và tính "liên tục":
    - Về mặt ngôn ngữ thì ngành nghề là những thứ gắn với hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
    - Biểu hiện bên ngoài thì ngành nghề kinh doanh là những hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp sẵn sàng cung cấp cho khách hàng nói chung (trừ những trường hợp đặc biệt ví dụ như đơn vị sản xuất thuốc nổ chỉ có thể cung cấp cho khách hàng được phép sử dụng...). Các hàng hoá dịch vụ này được chào công khai cho mọi khách hàng, trong phạm vi năng lực kinh doanh của mình (trừ trường hợp như năng lực sản xuất hạn chế, hết hàng bán...ở một thời điểm nhất định... , doanh nghiệp không được từ chối giao kết hợp đồng với khách hàng vì những lý do không hợp lý.
    - "Kinh doanh là việc thực hiện liên tục...." (K2 Đ4 Luật DN). Chủ ngữ của câu này là doanh nghiệp, chứ không phải hành vi kinh doanh, trong vòng đời của 1 doanh nghiệp bao gồm 1 chuỗi hành vi kinh doanh. Các hành vi kinh doanh cùng loại lặp đi lặp lại là biểu hiện khách quan của ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động.
    - Xem xét từ góc độ kế toán: Số thu từ các hoạt động theo ngành nghề kinh doanh (hoạt động thường xuyên) là nguồn thu chủ yếu của và hạch toán vào doanh thu của doanh nghiệp, thu nhập từ các hoạt động bất thường (không thường xuyên) được hạch toán vào tài khoản thu nhập khác (thu nhập bất thường).
    - Bảo lãnh tín dụng là 1 nghiệp vụ thường xuyên của tổ chức tín dụng nên phải đăng ký kinh doanh.
  4. Luatsu

    Luatsu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Liên quan đến điểm đầu tiên (i.e. thế nào là kinh doanh) tôi hết ý rồi.
    Việc chúng ta không thống nhất được với nhau cũng dễ hiểu vì đó là đặc thù của luật Việt Nam. Cụ thể là hoạt động giải thích pháp luật của Toà án hay các cơ quan có quyền hiến định về giải thích pháp luật (UBTV Quốc hội) hầu như không có. Cơ quan hành pháp thường làm luôn việc giải thích pháp luật thông qua các công văn hay tệ hơn thông qua cách hiểu pháp luật của một số viên chức tiếp nhận hồ sơ hay xử lý vụ việc.
    Nên chăng ta chuyển sang điểm thứ 2 mà tôi nêu ra:
    2. Điều 4.4 ?"
    Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
    Câu hỏi:
    (a) Có mẫu thuẫn giữa danh sách tài sản nêu tại điều 4.4 Luật Doanh Nghiệp và Điều 2.1 của Nghị định 108 ngày 22/09/2006 về tài sản góp vốn đầu tư không? Cụ thể là nếu điều lệ công ty không quy định thêm thì, vốn góp vào công ty (và cũng là vốn góp vào dự án) có thể bao gồm các tài sản được nêu tại điều 2.1của Nghị định 108 mà không thuộc điều 4.4 của LDN.
    (b) Có thể góp các chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp (VD: tiền thuê luật sư, tiền đăng ký kinh doanh) vào vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không?
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên nêu quan điểm và cách lý giải của mình trước.
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ analyst: Cảm ơn bạn về mấy vấn đề sơ bộ cho học tập và hành nghề tại Hoa Kỳ.
    Tôi thấy cần làm rõ hơn một số vấn đề kẻo bạn hiểu lầm:
    (i) JD mà tôi đề cập không phải là một ngành học luật ở VN. Đây là một trình độ đào tạo chuyên sâu và cấp độ cuối về lĩnh vực khoa học pháp lý, tương ứng với cái gọi là JSD của Hoa Kỳ. Thứ mà tôi chỉ sự chuyển tiếp (nếu có) là cái sau này vì nơi tôi đang làm luận án thường nhận được offer của mấy cái trường luật bên HK, Can hay Nhật Bổn cho cấp độ nghiên cứu tương tự.
    JD như bạn biết là một bằng nghiệp vụ pháp lý cấp độ sau đại học mà bên này VN gọi là bằng/hay chứng chỉ cấp cho khoá đào tạo nghiệp vụ luật sư do Học viện tư pháp VN tổ chức mỗi năm 2 khoá.
    (ii) tôi nói rằng qua HK theo diện trao đổi nghiệp vụ appreticeship hay internship với một văn phòng đối tác của hãng tôi (nếu theo FLC) bên ấy, không phải sang để làm luật sư ngay. Chỗ tôi vẫn thỉnh thoảng tiếp nhận mấy luật sư VK về VN theo dạng tương tự.
    (iii) tôi nói rằng dự kiến cung cấp dịch vụ tạp pí lù kiểu di trú kết hợp đầu tư hay doanh nghiệp cho bà con nếu muốn về làm ăn ở VN. Nói bạn đừng cười, ở VN mà làm luật sư chuyên về một lĩnh vực pháp luật thì có tới 90% luật sư dạng này thường xuyên đứt bữa. Trừ mấy bạn hưởng thành quả văn minh tư bản như Trần Mạnh Hùng, Trần Anh Đức hay bạn Duyên gì đó nên có thể chuyên tâm một lĩnh vực, còn luật sư chúng tôi phải tư vấn tất. Tôi nếu qua đó cũng chỉ tư vấn về mấy vấn đề pháp luật VN cho bà con trước khi sang VN cho đỡ bỡ ngỡ thôi. Hơn nữa, tôi sang đấy còn có nhiều công việc khác nữa.
    (iv) Nhiều luật sư VN tại VN có mức thu phí bình quân theo giờ chẳng thua luật sư Mỹ đâu nếu xét về Purchasing Power Parity. Cái này là do thu nhập đầu người của VN thấp và việc tính phí trọn gói kiểu contingent thay cho billable hour. Nói thế để động viên anh chị em luật sư quốc nội một tý!!!
    (v) Qua nẻo Cali thì tôi được cảnh báo món cà chua trứng thối của dân ta rồi. Nhưng tôi làm cho luật sư Mỹ gốc Việt và chẳng ai dại mà trưng cái biển cán bộ Bắc cộng phục viên trong văn phòng cả.
    (vi) Tôi cũng định giống bạn Duyên. Mình làm cầu nối cho bà con ở bển về VN và bà con trong nước muốn làm ăn với người Mỹ. Môi trường làm việc và sinh sống ở Mỹ được cho là tốt, nhưng tôi chả ham. Tôi còn nhiều dự kiến lớn ở VN và có thể dễ dàng chứng minh cái non-immigrant purpose với giới chức Mỹ. Hiện tôi đã có trong tay cái ABTC rồi, nghe bảo vẫn phải xin EB1.
    Có gì bạn chỉ giáo thêm nhé!
  7. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1: Cảm ơn thongtue bổ sung văn bản hiện hành thay thế QĐ283.
    Vàng 2: Lưu ý phần lập luận của bạn là LTM2005 được xem là luật chuyên ngành so với BLDS2005 (các Đ2BLDS2005 và Đ4LTM2005). Chỉ phần nào quy định về hoạt động bảo lãnh mà LTM2005 và các văn bản đặc thù khác không quy định thì mới dùng tới các quy định bổ khuyết của BLDS2005. Phần nào cùng nội dung nhưng mâu thuẫn thì luật chuyên ngành có hiệu lực.
    Cảm ơn phần thông tin bổ sung của bạn.
  8. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    1.Theo bạn thì phải đăng ký kinh doanh nghành nghề này thì mới đảm bảo hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực, vậy mà trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân (dùng cho việc xác định ngành nghề đăng ký kinh doanh) lại không có ngành nghề này???Cũng theo bạn thì chỉ tổ chức tín dụng mới có thể đăng ký ngành nghề này. Vậy thì ngoài tổ chức tín dụng ra, bên nhận bảo lãnh không chấp nhận bên bảo lãnh là doanh nghiệp thông thường? (câu trả lời ở điểm 2 dưới đây).
    2. Bảo lãnh là giao dịch bảo đảm thuộc lĩnh vực dân sự, văn bản trực tiếp điều chỉnh là NĐ 163 (là văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật dân sự), không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại (xem NĐ 163).
    Các giao dịch bảo đảm (do các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng là bên bảo lãnh) vẫn được các NH chấp nhận và đăng ký giao dịch bảo đảm theo NĐ 163 (trước đây là các NĐ 178 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và 1 số văn bản khác tôi không nhớ rõ). Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trước đây là công chứng,. hiện nay đã hình thành 1 hệ thống riêng là Cục đăng ký giao dịch bảo đảm trực thuộc Bộ Tư pháp. Các giao dịch này có thể vô hiệu không???
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Mình đã đọc sơ qua bài viết dài của NTT, đọc hết bài viết của anh TT và đọc một bài viết của bạn LS. Đồng ý với bạn LS nói về sự khó khăn đối với LS khi phải đi tìm cơ sở pháp lý để áp dụng vào facts cho khách hàng và trả lời. Đây là một trong những lý do cho một luật sư tương lai thấy tầm quan trọng của toà án khi ra phán quyết phải ghi ra lý do pháp lý (ratio decidendi) rõ ràng và phải lưu lại tất cả những phán quyết đó trong một hệ thống lưu trữ khổng lồ và chúng phải publicly available cho tất cả nhân dân đều xem bất chấp là hệ thống civil law hay common law. Điểm thứ hai là tranh luận trước khi ban hành một đạo luật và diễn giải của người đề nghị ban hành luật cũng phải record và để lại trong kho dữ liệu của quốc hội và phải bảo đảm rằng nhân dân bất kể là ăn mày hay luật sư nếu muốn đều có thể lấy ra để đọc được. Tớ nghĩ rằng trong 10 năm đến vn sẽ bắt đầu ý thức được việc này và sẽ hình thành những hệ thống lưu trữ dữ liệu này cho nhân dân ai muốn xem cũng được.
    + NTT, tớ không nói nữa về việc bạn đi học, không khó khăn gì cho bạn kiếm thông tin về nếu muốn đi Mỹ học thì phải làm thế nào. Tụi nó không giấu thông tin như mèo giấu đâu, tất cả mọi người ai muốn đều có thể lên website sứ quán xem cần visa gì, muốn xin học LLM vào trường của nó xem nó sẽ ghi rõ ràng cần phải có cái gì. Bạn lại nói về cần phải xin EB-1 gì đó, hic không biết ai nói cho bạn biết cái này đây. Hãy vào trong đây đọc EB-1 là cái gì rồi bạn sẽ biết ý tớ muốn trả lời cho câu này là như thế nào:
    http://www.uscis.gov/portal/site/uscis/menuitem.5af9bb95919f35e66f614176543f6d1a/?vgnextoid=3a4df271ab0fd010VgnVCM1000000ecd190aRCRD&vgnextchannel=91919c7755cb9010VgnVCM10000045f3d6a1RCRD
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 08:43 ngày 22/11/2007
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Mình có đọc qua một số câu hỏi của bạn LS ở ngay post đầu tiên và có thể lấy kiến thức luật công ty common law (Corporations Act hoặc Corporations Code tuỳ theo từng nơi gọi) để nói nhưng mình chán không muốn nói nữa, mình sorry bạn LS nhe. Mình sẽ đọc qua tranh luận hay của các bạn. Qua cách đọc của mình, mình ủng hộ anh TT ở hai điểm:
    + Kinh doanh tín dụng (để bảo lãnh tín dụng chẳng hạn là một trong những công việc) ở bên này phải đăng ký kinh doanh. Cái nào mà đăng ký kinh doanh liên quan đến cho và mượn tiền là phải đăng ký và phải làm việc theo một chế độ rất là gắt gao vì nó rất nguy hiểm và hay dẫn đến lừa đảo.
    + Việc bảo lãnh tín dụng (mấy cái hợp đồng đó ở bên này gọi là guarantee hay collateral contract) thì không cần biết người bảo lãnh là ai miễn là lender duyệt thấy em đó có khả năng bảo lãnh là được. Không nhất thiết phải là tổ chức tín dụng. Trong chuyện bảo lãnh này luật pháp common law còn hình thành ra một nguyên tắc undue influence và họ quy định rất là chặt chẽ việc này trong cả statute lẫn cases. Lấy ví dụ là một người vay borrower đến vay tiền ngân hàng (cre***or) xong kêu vợ bảo lãnh bằng cái nhà chẳng hạn (surety). Nếu thằng cre***or mà không cẩn thận không kiểm tra undue influence và không kêu guarantor đi đến luật sư bắt luật sư phải giải thích hợp đồng vay tiền có nghĩa là gì và bắt buộc người bảo lãnh phải cung cấp cho cre***or một văn bản có chữ ký của người đó và có chữ ký làm chứng của luật sư thì coi chừng thằng cre***or không phát mãi cái nhà đó được vì vi phạm nguyên tắc undue influence.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 08:29 ngày 22/11/2007

Chia sẻ trang này