1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Bỏ qua phần thủ tục đi analyst. Dự định như đã đề cập của tôi là từ khoảng 6 năm trước và đã đổi hướng khác cách nay 2 năm. Đến giờ nếu bảo hội đủ các điều kiện để cho cái visa EB-1 như được yêu cầu thì tôi không có khó khăn gì. Đương nhiên quyền cấp hay ko là của giới chức HKỳ.
    Tôi là luật sư nhưng bên cạnh tôi còn điều hành một số doanh nghiệp và có nhiều quan hệ với doanh nghiệp trên đất bạn. Ở VN thực tiễn là vậy bạn ạ! Những thứ tôi đưa lên đây trao đổi hay trao đổi lại với các bạn hầu hết là thực tiễn phát sinh từ mảng điều hành và kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp tại VN. Tôi chỉ cố đưa chúng ra soi dưới góc độ lý thuyết mà thôi.
    Vì vậy, những trao đổi về việc học hay làm việc tại HKỳ thiết nghĩ cũng nên chấm dứt ở đây nhằm tập trung cho chủ đề vận dụng luật doanh nghiệp. Cảm ơn sự quan tâm của bạn!
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Vàng 1: tôi đã dẫn trong mục 1>vi rằng những ngành nghề chưa có trong QĐ10 thì sẽ đưa vào mục những ngành nghề khác trong nhóm cùng loại (có mã chung) theo quy định tại K2,K3NĐ88.
    Vàng 2: Bên nhận bảo lãnh có chấp nhận bên bảo lãnh là doanh nghiệp thông thường (chưa đăng ký ngành nghề dịch vụ bảo lãnh tín dụng) hay không còn thuỳ thuộc vào nhận thức pháp lý của họ và các điều kiện tín dụng khác. Chúng ta đã chẳng thảo luận rất nhiều về năng lực cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng loại này mà chưa thống nhất đó thôi. Thực tiễn như thế nào thì bài đầu tiên trả lời luatsu tôi đã đề cập.
    Vàng 3: Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thay thế hoặc bãi bỏ một loạt nghị định trước nó như NĐ165/1999/NĐ-CP, NĐ178/1999/NĐ-CP, NĐ85/2002/NĐ-CP, một phần NĐ08/2000/NĐ-CP. Tôi nhắc lại là NĐ163 chỉ đề cập tới nội dung giao dịch bảo lãnh, không đề cập tới năng lực của bên bảo lãnh. Nếu bên nhận bảo lãnh giao kết mà không kiểm tra năng lực của bên bảo lãnh thì khi phát sinh tranh chấp bảo lãnh vô hiệu ráng chịu rủi ro vậy, chẳng có ảnh hưởng gì tới giá trị pháp lý của hợp đồng tín dụng giữa họ và bên được bảo lãnh.
    Cre***or không xác minh năng lực pháp lý trong việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh tín dụng của guarantor để tới khi rủi ro giao dịch vô hiệu thành hiện thực thì không thể viện dẫn tính "ngay tình" (K3Đ3NĐ163) để bảo bên bảo lãnh có quyền dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
    Vàng 4: Việc đăng ký giao dịch bảo đảm theo NĐ08/2000/NĐ-CP chỉ có ý nghĩa tránh xung đột về hiệu lực giao dịch bảo lãnh của người bảo lãnh với những người nhận bảo lãnh trên cùng giá trị bảo lãnh/tài sản hoặc đối với tài sản bảo lãnh phải đăng ký quyền sở hữu, không có giá trị chứng minh năng lực pháp lý (cung cấp dịch vụ) của bên bảo lãnh đối với giao dịch bảo lãnh. Vả lại, nếu bên bảo lãnh cố tình thực hiện hành vi trái luật và bên nhận bảo lãnh chứng minh được tính ngay tình thì câu trả lời sẽ là 1>x và 2>ii (đã dẫn).
  3. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Hơn ai hết tôi là người ủng hộ việc chỉ những ngành nghề có điều kiện mới phải đăng ký kinh doanh ngành nghề đó. Những ngành nghề khác luật không cấm, không hạn chế mà phù hợp với purpose của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được phép thực hiện tuốt cho chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh.
    Chẳng đâu quy định doanh nghiệp phải đăng ký cái ngành nghề kinh doanh trước khi hoạt động một cách chặt chẽ và thụ động như pháp luật nhà ta. Mấy ông như Singapore hay New Zealand cũng có cái trò đăng ký lines of business, nhưng nó có tính mở, cho phép thực hiện hoạt động thương mại tiền trảm hậu tấu, miễn là kê khai và đóng thuế đầy đủ.
    Pháp luật Việt Nam nó thế analyst ạ! Có điều vận dụng thế nào cho tốt, cho an toàn pháp lý mà thôi!
  4. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    - Về nhận thức năng lực pháp lý của bên bảo lãnh: ngoài văn bản tôi đã dẫn ở trên (giao dịch hợp pháp), thực tế cho thấy bên nhận bảo lãnh khi chấp nhận họ cũng đã xác định cơ sở pháp lý, cơ quan công chứng (trước đây) và nay là cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm (toàn là dân chuyên ngành luật) xác nhận giao dịch đó. Những người đó họ nhận thức sự việc thế nào? Thêm nữa, việc đăng ký đều căn cứ vào quy trình nghiệp vụ đối với từng loại việc cả đấy, đồng chí thân mến ạ.
    - Năng lực của bên bảo lãnh là việc họ có khả năng thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh không mà thôi (yếu tố tài sản), miễn là được bên nhận bảo lãnh chấp thuận, không phụ thuộc vào ngành nghề gì gì đó của họ.
    - Đảm bảo nghĩa vụ trả nợ nói chung và bảo lãnh nói riêng đã từng được cơ quan công chứng chứng thực và nay việc này do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện. Hợp đồng bảo lãnh do doanh nghiệp thông thường là bên bảo lãnh hoàn toàn hợp pháp, không thể vô hiệu (vì lý do ngành nghề kinh doanh của bên bảo lãnh). Rủi ro trong trường hợp này chỉ có thể là bên bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình và cho dù phân loại theo tiêu chí nào cũng không thể là rủi ro pháp lý.
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Okie, thongtue: chúng ta đã trao đổi đủ về lý thuyết đối với giao dịch bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp thông thường không có đăng ký ngành nghề này. Tôi bảo loại giao dịch này vô hiệu, bạn bảo không. Chúng ta cùng thống nhất với tiểu kết bôi đậm đó vậy!
    Vấn đề này sẽ được ai đó hoặc tôi ứng dụng trong thực tiễn để tạo thành án lệ. Dĩ nhiên, thực tiễn giải quyết vụ việc kiểu này trước nay ưu thế đều thuộc về mấy ông nhận bảo lãnh như phần thực tiễn tôi đã dẫn với luatsu. Nhưng nếu chỉ thế thì đâu cần khoa học pháp lý và vận dụng thực tiễn!!!
    @ luatsu: bạn nên cố gắng đưa ra quan điểm giải quyết các vấn đề đã nêu để mọi người cùng tham gia. Tôi nghĩ đó đều là những vấn đề trong thực tiễn hành nghề chúng ta đã gặp và ... bức xúc!
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Hì, nếu những thông tin tôi đưa ra có thể giúp gì cho bạn thì tốt. Mấy hôm nay rảnh rỗi chút xíu nên có thời gian post bài thôi. Thực ra, mấy cái này không cần trao đổi nhiều, luật thực định nó quy định thế và thực tế áp dụng đã xác nhận rồi mà.
  7. metalk1505

    metalk1505 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2004
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Em đồng ý với ý kiến của bác . Em cũng đã biết đến mấy vụ trong thực tế đã áp dụng như thế
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến!
    Tới thời điểm này, topic Vận dụng Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn đã có một số nội dung thảo luận và một số nội dung chưa thảo luận. Entry này có nhiệm vụ liệt kê các nội dung nêu trên để các bạn mới tiện nắm bắt.
    1> Các nội dung đã thảo luận:
    (i) Chuyên đề 1: Tên doanh nghiệp và xử lý tình huống đặt tên doanh nghiệp
    - Người nêu vấn đề: nangthuytinh78
    - Các trang thảo luận liên quan: 1, 2, 3, 4
    (ii) Chuyên đề 2: Tập đoàn kinh tế trong pháp luật doanh nghiệp
    - Người nêu vấn đề: nangthuytinh78
    - Các trang thảo luận liên quan: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
    (iii) Chuyên đề 3: Bầu dồn phiếu và miễn nhiệm thành viên được HĐQT được bầu dồn phiếu
    - Người nêu vấn đề: ltv_dhl
    - Các trang thảo luận liên quan: 8, 9, 10, 11, 12
    (iv) Chuyên đề 4: Xử lý vi phạm đặt tên doanh nghiệp
    - Người nêu vấn đề: pretty
    - Các trang thảo luận liên quan: 10, 11, 12
    (v) Chuyên đề 5: Phá hạn doanh nghiệp hay nguyên lý piercing the corporate veil kiểu Mỹ
    - Người nêu vấn đề: analyst
    - Các trang thảo luận liên quan: 10, 12, 13
    (vi) Chuyên đề 6: Kinh doanh là gì và ý nghĩa việc đăng ký ngành nghề kinh doanh
    - Người nêu vấn đề: luatsu
    - Các trang thảo luận liên quan: 12, 13, 14, 15, 16
    2> Các nội dung chưa thảo luận:
    (i) Góp vốn và xác định tài sản góp vốn (luatsu/p12)
    (ii) Cam kết và thời hạn cam kết góp vốn (luatsu/p12)
    (iii) Điều kiện của cổ đông sáng lập (luatsu/p12)
    (iv) Vấn đề người liên quan được hiểu thế nào (luatsu/p12)
    (v) Giá trị pháp lý của hợp đồng giao kết trước đăng ký kinh doanh (luatsu/p12)
    (vi) Dự thảo điều lệ trong hồ sơ DKKD cần được hiểu thế nào (luatsu/p12)
    (vii) Vấn đề xác định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào VN (luatsu/p12)
    (viii) Ghi nhận thay đổi nội dung DKKD khác trong hồ sơ DKKD ngoài phạm vi giấy DKKD được thực hiện như thế nào (luatsu/p12)
    (ix) Tỷ lệ dự họp đại hội đồng cổ đông hợp lệ theo Đ51LDN2005 dựa trên cơ sở nào (luatsu/p12)
    (x) Tỷ lệ phiếu thông qua quyết định của HĐTV theo Đ52.2.bLDN2005 (luatsu/p12)
    (xi) Vấn đề "người liên quan" của Kiểm soát viên trong mô hình công ty TNHH 1TV (luatsu/p15)
    (xii) Có hay không việc phạm luật đối với việc bổ sung quyền biểu quyết cho cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi loại không ưu đãi biểu quyết (luatsu/p15)
    (xiii) Phân biệt đối xử đối với việc chia cổ tức của các cổ phần cùng loại được phát hành khác đợt (luatsu/p15)
    (xiv) Gián tiếp từ bỏ quyền ưu tiên mua cổ phần phát hành mới bằng hành vi biểu quyết thông qua quyết định của DHDCĐ về phương án phát hành (luatsu/p15)
    (Danh sách tiếp tục được cập nhật)
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Lẽ ra bạn nên nêu quan điểm của mình trước để mọi người cùng thảo luận đối với vấn đề pháp lý trên. Tuy nhiên, có lẽ bạn bận nên tôi sẽ mở lời trước vậy!
    Vàng 1: Chẳng có gì mâu thuẫn bạn ạ! Khi tiến hành góp vốn, nhà đầu tư thực hiện theo một trong hai thủ tục:
    (i) thủ tục đăng ký kinh doanh theo LDN2005 nếu thuộc (a) nhà đầu tư VN góp vốn vào dự án/thành lập doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 15 tỷ đồng; (b) không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; (c) không có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư. Góp vốn bằng cái gì thì dự thảo điều lệ ghi nhận cái ấy rồi.
    (ii) thủ tục đăng ký đầu tư kèm hoặc không kèm việc thành lập tổ chức kinh tế theo Luật Đầu tư năm 2005 - LĐT2005: hồ sơ đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định về vốn đầu tư (K1Đ2LĐT2005) phải ghi rõ loại tài sản góp vốn. Trường hợp góp vốn vào doanh nghiệp mà điều lệ cũ không ghi nhận loại tài sản góp vốn mới thì cứ chiếu theo LĐT2005 với tư cách là luật chuyên ngành trong lĩnh vực góp vốn so với LDN2005 là luật chung mà thực hiện. Lúc này, chỉ có điều lệ cũ là lạc hậu và cần được bổ sung, điều chỉnh quy định cho phù hợp với loại tài sản góp vốn mới mà thôi.
    Vàng 2: Có. Các chi phí đó phát sinh từ hợp đồng ký trước khi đăng ký kinh doanh (Đ14LDN2005) và được xác định là một phần giá trị đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp dưới dạng chi phí kinh doanh.
  10. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Chủ đề này rất hay! Tôi sẽ sớm quay trở lại.

Chia sẻ trang này