1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bác Nắng ạ, chúng tôi đang thực hiện phương án là: hoặc yêu cầu cổ đông HQ bổ sung thư uỷ quyền cho luật sư đại diện về việc biểu quyết thuận cho việc áp dụng khoản 3 điều 84 Luật DN. Nếu việc này thực hiện xong thì CP Hoành Sơn sẽ thực hiện thủ tục triệu tập đại hội cổ đông để giải quyết vấn đề ko góp vốn; hoặc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
    Tuy nhiên, tôi vẫn thắc mắc là nếu cổ đông HQ ko góp vốn nhưng cũng ko đồng ý với cách xử lý ở khoản 3 điều 84 thì CP Hoành Sơn phải xử lý thế nào?
  2. langtu37

    langtu37 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2007
    Bài viết:
    1.339
    Đã được thích:
    0
    Em có một người bạn TQ, công ty nó muốn thành lập ở Việt Nam. Nó tìm một người đại diện để mở công ty mới. Theo các bác thì lợi hại như thế nào; em sẽ có vai trò gì; em nên tìm hiểu, đọc tài liệu gì ạ. Em học về kỹ thuật nên cái này mù mờ quá. Các bác giúp em một tay với.
  3. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Bạn làm giám đốc cũng đwợc mà! Về đọc Luật Doanh nghiệp thêm nhé!
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Cái này Luật Doanh nghiệp bỏ trống. Bạn có lựa chọn sau:
    (i) Quy định cụ thể trong Điều lệ hoặc quy chế (để rút kinh nghiệm); hoặc
    (ii) Chờ luật sư của cổ đông HQ xác nhận quan điểm rồi tổ chức họp lại DHDCĐ; hoặc
    (iii) Vận dụng việc cổ đông sáng lập không thực hiện cam kết góp vốn thì không được coi là đã mua cổ phần (K3Đ87LDN2005), không phải là cổ đông nên ko có quyền biểu quyết trong cuộc họp DHDCĐ về việc này; hoặc
    (iii) Book vé máy bay khư hồi mời cổ đông đó qua họp cho vui vẻ
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Đồng ý với bác Nắng về giải pháp (iii).
    Bên tôi đang áp dụng phương án này bởi cổ đông HQ về bản chất đã thống nhất việc từ bỏ cam kết góp vốn. Chuyện chỉ phát sinh từ thủ tục tiếp nhận hồ sơ của cơ quan DKKD BD. Hiện chúng tôi đã chuyển văn bản phản hồi thông báo điều chỉnh hồ sơ vào BD. Nếu trong này ko tiếp nhận quan điểm, việc tiếp theo có thể phải khiếu nại trước khi khởi kiện hành chính.
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tiiến độ giải quyết tới đâu rồi bạn?
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Thưa bác Nắng, bọn tôi đã mời bác cổ đông họ Lý hạ cố sang VN dịp Noel để hoàn tất thủ tục rồi. Tất nhiên, việc giải quyết phải kết hợp cả cứng và mềm để mở ra cơ hội hợp tác khác!
    Hôm nay, VP tôi định đem vụ này ra báo cáo tham luận tại hội thảo "Luật sư & Doanh nghiệp trên con đường hội nhập quốc tế" do Đoàn LS Hà Nội và CLB Pháp chế doanh nghiệp tổ chức tại 11 Lê Hồng Phong, nhưng bác trưởng bảo thôi.
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bác Nắng có vẻ am hiểu về lĩnh vực quốc phòng nhỉ!
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Vấn đề mới cho các bác:
    Tôi đang làm chuyển đổi một doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần.
    Các bác cho biết ý kiến rằng:
    - Có thể chuyển đổi trực tiếp theo hướng áp dụng tương tự luật Điều 24 Nghị định 139/2007/NĐ-CP; hay
    - Phải thực hiện chuyển đổi 2 bước: qua công ty TNHH (Điều 24 Nghị định 139) rồi từ Công ty TNHH sang công ty cổ phần (Điều 21 Nghị định 139).
    Bầu cho bác nào 5 sao nếu trả lời được câu này.
  10. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ theo cách 1 thì hơn. Tôi đã trao đổi vụ này với anh Khoát và anh Cung hồi 139 chỉ mới là dự thảo nhưng các anh ấy chẳng trả lời được. Đây là kiểu vừa quyết vừa run. Đã cho DNTN chuyển sang TNHH thì hà cớ gì không cho chuyển sang cổ phần.
    Xét về hình thức, chuyển DNTN sang TNHH hay cổ phần đồng nghĩa với việc chuyển đổi một hình thức á pháp nhân sang pháp nhân (như phần trên tôi đã dẫn). Trong quá trình chuyển đổi, trách nhiệm vô hạn của nhà đầu tư sẽ chuyển sang hữu hạn qua vỏ bọc pháp nhân, còn trách nhiệm bằng không của doanh nghiệp chuyển thành trách nhiệm vô hạn đối với bên ngoài. Đây là điều các nhà lập quy e ngại! Họ chưa cho phép chuyển DNTN sang công ty cổ phần vì sợ nhà đầu tư là chủ DNTN trước đây sẽ rút ngay vốn cổ phần ra khỏi công ty sau khi được phép chuyển đổi để trốn trách nhiệm (????). Vậy đặt ra vấn đề chủ DNTN cam kết trách nhiệm trước khi chuyển đổi làm gì và đâu là sự khác biệt giữa tính trách nhiệm giữa mô hình công ty TNHH và công ty cổ phần. Các ông Khoát, Cung, Sở và Bộ KHĐT chưa trả lời và giải thích thấu đáo các câu hỏi vừa nêu.
    Gần đây, bên ông Khoát (Cty tư vấn K & Cộng sự) đang đau đầu với vụ DNTN Xuân Kiên đòi chuyển trực tiếp sang công ty cổ phần. Mặc dù đã giải thích rằng pháp luật chưa quy định việc chuyển đổi này và để an toàn thì cần thực hiện theo 2 bước (DNTN --> Cty TNHH --> Cty CP), nhưng phía Xuân Kiên xem chừng không thoả mãn và muốn dùng tiền để mua quy chế. Vụ việc đang tiếp diễn.
    Theo tôi, cách chuyển trực tiếp này có thể thực hiện được bằng cách vận dụng tương tự Đ24NĐ139. Tuy nhiên, công chức chỉ được làm những gì luật quy định hoặc được bật đèn xanh (qua công văn, thư tay, chỉ thị miệng từ Bộ KHĐT, VP CP hoặc đích thân ông Thủ tướng).

Chia sẻ trang này