1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Theo tớ, đây là chuyện thủ tục hành chính, nên sẽ không thể áp dụng nguyên tắc tương tự pháp luật vì:
    Tương tự pháp luật chủ yếu để phục vụ cho việc áp dụng Luật để giải quyết 1 trường hợp cụ thể, một việc cụ thể khi chưa có quy định cụ thể của Lụât về vấn đề đó.
    Trong khi đó, đây là việc hình thành nên một trình tự thủ tục mới (một dạng quy phạm luật), do vậy, chấp thuận nó cũng đồng nghĩa với ban hành một quy phạm chứ không còn là giải quyết 1 vấn đề cụ thể.
    Vui vẻ heng.
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Hai lựa chọn cho công bộc:
    1> Chuyển đổi hai bước: DNTN --> công ty TNHH --> công ty cổ phần
    Vụ này đã có hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 139/2007/NĐ-CP. Nếu làm, độ an toàn cao, dưng mà ... khó cho doanh nghiệp!
    2> Chuyển đổi trực tiếp: DNTN --> công ty cổ phần:
    Vụ này chưa có hướng dẫn. Nếu làm, độ an toàn thấp, dưng mà tạo điều kiện cho doanh nghiệp!
    Áp dụng tương tự Đ24NĐ139 chỉ là giải pháp. Thực chất, luật không cấm nhưng chưa cho phép bằng văn bản cụ thể. Nếu công bộc chỉ biết mình, nên nói hoặc theo cách 1 hoặc chờ hướng dẫn cho an toàn. Nếu công bộc có "tinh thần đổi mới", có "tinh thần khoán 10" thì tiến tới giải pháp trực tiếp không khó! Nói chung, trường hợp này doanh nghiệp cần vận dụng cả luật và văn bản ngoài luật để giải quyết vấn đề, nhưng bằng tiền kiểu Xuân Kiên thì chớ!
  3. thuylinh1080

    thuylinh1080 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2007
    Bài viết:
    1.042
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho tớ hỏi một vấn đề nhé.
    Một công ty TNHH A và công ty Cổ phần B có tranh chấp, vj việc được đưa ra tòa án Kinh tế, TAND phát hiện ra côg ty A đã bị lâm vào tình trạng phá sản> Ta quyết định mở thủ tục phá sản dối với công ty và thông báo quyết định này cho công ty và các bên liên quan được biết. Théo các bạn thì cách thức xử lý cuat TA đúng hay sai?
  4. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Phương án của bên tôi là lập luôn hai bộ hồ sơ chuyển đổi để nộp áp lưng và có công văn giải trình với cơ quan đăng ký kinh doanh, giải trình cơ quan khắc dấu và cơ quan thuế. Cảm ơn giải pháp của bác Nắng
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Vàng 1 nghe vô lý quá! Toà án sao lại tự phát hiện ra DN lâm vào tình trạng phá sản để mà mở thủ tục.
    Vàng 2 chỉ phát sinh khi có yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng có quyền hoặc nghĩa vụ theo Luật Phá sản DN năm 2004.
    Tóm lại, đành rằng phá sản là quyền được chết trong pháp luật doanh nghiệp như bác Nắng trang chủ nêu ra, nhưng thím cứ nên về đọc thêm Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2004 cho tớ nhờ nhé!
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ OldBuff: Chỉ có Luật Phá sản năm 2004 chứ không có Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2004.
    @ Tất cả: Một vấn đề vận dụng Luật doanh nghiệp mới: "Công ty cổ phần ABC thành lập ngày 13/12/2004 tại Hà Tây muốn làm thủ tục đăng ký lại cổ đông sáng lập vào thời điểm này. Phòng DKKD Sở KHĐT Hà Tây từ chối đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập vì cho rằng đã hết 3 năm kể từ thời điểm đăng ký kinh doanh lần đầu của Công ty". Theo các bạn, việc từ chối đăng ký trên có hợp pháp không?
    Dữ kiện bổ sung: Việc chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông sáng lập cho người bên ngoài đã được đại hội cổ đông Công ty thông qua từ ngày 12/08/2007. Tuy nhiên, do người đại diện theo pháp luật của Công ty giữ con dấu và bị tai nạn giao thông sau khi kết thúc cuộc họp nên Công ty chưa tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập theo quy định pháp luật được.
  7. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Tôi hỏi tôi trả lời:
    Việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập vẫn làm bình thường. Phòng DKKD phải có trách nhiệm đăng ký thay đổi cho doanh nghiệp mà ko được phép từ chối vì "quá 10 ngày ko thông báo theo luật định". Có điều, DN cần soạn một bản giải trình gửi kèm hồ sơ đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập để giải thích cái sự quá hạn này. Nếu Phòng ko chấp nhận lý do quá hạn thì được phép đề nghị thanh tra kế hoạch đầu tư phạt hành chính nhưng vẫn phải làm thủ tục thay đổi cho doanh nghiệp.
    Tin thêm về vụ Xuân Kiên Motors: bên Xuân Kiên đã chấp nhận làm theo giải pháp của Cao Bá Khoát với cái giá trên trời để chuyển 2 bước từ tư nhân lên cổ phần. Vậy không hẳn cứ có nhiều tiền không được thì thật nhiều tiền lại được hẳn? Câu chuyện vận dụng luật mà!
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0102033412
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Nếu bây giờ tớ đăng ký công ty cổ phần Xuân Kiên có được không bác? Đăng kí chặn trước tí nhỉ!
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Í ẹ! Bạn cứ đăng ký thoải mái nhưng tôi đảm bảo rằng bên Xuân Kiên qua ông Khoát đã lót xong đủ đường cho cái tên này chỗ ông Vũ Duy Tuấn rồi.
    Nếu bạn chặn được thì đúng là kỳ tích!
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Trong các câu hỏi có liên quan đến pháp lý, điều người đọc trông đợi nhất trong câu trả lời là lý lẽ và luật tham chiếu, trong câu trả lời nêu trên, không tìm thấy cả 2 điều này. Bạn nangthuytinh78, bạn có thể bổ sung ?!
    Tại sao việc từ chối là không đúng/ tại sao lý do "quá 3 năm.." và ?oquá 10 ngày? không phải là lý do xác đáng ? Những quy phạm pháp luật nào sẽ được sử dung để buộc [thuyết phục] phòng ĐKKD phải thực hiện việc đăng ký thay đổi?

Chia sẻ trang này