1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sur

    sur Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Thân gửi các Bác,
    Xin được tranh luận vào phần chữ bôi vàng:
    Như tôi đã đề cập ở phần trên, "Heaven" không có trong kho từ vựng tiếng Việt ===> không phát âm (bằng tiếng Việt nhé) được (Phòng DKKD họ không cần biết nguồn gốc "Heaven" là tiếng nước nào, họ chỉ quan tâm đến nó có phải là một từ hay cụm từ đúng theo ngữ pháp chính thống của tiếng Việt hay không mà thôi.). Nếu muốn giải thích là phát âm thành "Hờ e a vê e en-nờ" thì xin mời phải có dấu chấm hoặc gạch hoặc ... tách biệt từng chữ một ra.
    Trân trọng,
    SUR
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm tới vấn đề pháp lý này.
    @ Analyst: Cảm ơn bạn một lần nữa vì đã cổ vũ. Một số vấn đề bạn hỏi thêm hình như pretty đã viện dẫn giúp. Tôi đã search database của Phòng DKKD Hà Nội (http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146) và tìm ra một số tổ hợp tên dưới đây:
    1. CÔNG TY TNHH RIVIERA VIỆT NAM
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0104001107
    2. CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ ISERVICE
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0103019851
    3. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN BIZFOCUS VIỆT NAM
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0104000991
    4. Etc
    @ Sur: Thực ra việc chọn giải pháp chấm/gạch chỉ là một quan điểm của một vị quan chức nào đó trên các phòng đăng ký kd. Lâu ngày, quan điểm này thành lệ và theo đó là hệ luỵ dở khóc dở cười cho nhiều người. Nhiều doanh nghiệp tin vào tâm linh khi đọc tên mình cứ thấy chấm hoặc tạch là đã ngán rồi, lấy đâu dũng khí win-win với đối tác. Nếu bạn nói vậy, tên "Quốc tế H.e.a.v.e.n" nếu được đọc trong tiếng Việt là "Quốc tế hờ chấm e chấm a chấm vờ chấm e chấm nờ" sẽ rối rắm và khó chịu hơn nhiều cách đọc nhọc lưỡi tôi đã nêu.
    Tôi đã từng trao đổi là bạn hình như tiếp cận theo hướng thao tác tên của các phòng DKKD mà khởi đầu là nhẩm tên. Nếu vậy, những tên dưới đây bạn sẽ đọc như thế nào:
    1. CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM EIFFEL PHÁP
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0102022976
    2. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP ASEAN
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0103015469
    3. CÔNG TY TNHH INOX GIA HƯNGhttp://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0102032324
    4. CÔNG TY TNHH WINMARK VIỆT NAM
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0102032344
    5. CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG MỚI VIWASEEN
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0103019883
    6. Etc
    @ pretty:
    Ngoài Khoản 3 Điều 31 Luật DN2005 thì theo khoản 2 Điều 13 nghị định 88/2006 cũng nói rõ về Các vấn đề khác liên quan đến đặt tên doanh nghiệp
    thì: "Căn cứ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Luật Doanh nghiệp và quy định tại Chương này, cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng."
    Quyết định cuối cùng của cơ quan đăng ký kinh doanh về từ chối tên doanh nghiệp chính là cơ sở để Toà án chấp nhận đơn khởi kiện bạn ạ.
  3. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Chỗ cũ tôi làm từng đăng ký cho Công ty TNHH Riviera Việt nam (xin xem đường dẫn entry trên).
    Về mặt nguyên tắc, đây là công ty 100% Việt chứ ko phải cái tập đoàn to xù Nhật Bổn tung tin ném hàng trăm triệu đôla xây khách sạn rồi xù đâu.
    Theo các bước tiếp cận, chúng tôi tự phát hiện tên doanh nghiệp này có hai vấn đề có thể vướng khi đăng ký:
    1> Riviera là tên địa danh Âu châu và đã được anh ngữ hoá chỉ các vùng đất kiểu riviera;
    2> Riviera là thương hiệu chuỗi khách sạn và dịch vụ quốc tế đã được đăng ký bảo hộ toàn cầu.
    Kết quả chúng tôi vẫn đăng ký được tên này sau một trận tranh cãi nảy lửa với Phòng DKKD Hà Nội. Tôi sẽ nhờ tìm giúp văn bản đấu lý về riêng phần lập luận tên riviera là truly vietnamese hay non vietnamese để dẫn chứng cho các bạn sau.
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn NTT đã trích dẫn những bằng chứng rất hay mà nó sẽ giúp ích cho mình khi mình nói trong bài viết sắp đến về những grounds để kiện lại những em hành pháp làm không đúng luật pháp xử ép nhân dân đi ngược lại với quyền được công nhận cho nhân dân trong hiến pháp về procedural fairness (procedural due process). Quyền này của HP nói rằng một khi government muốn làm gì đối với nhân dân phải cho họ có quyền về procedural due process trong đó phải có quyền đi kiện lại government theo judicial review making sure là government phải làm đúng theo quyền đã trao trong hiến pháp.
    Mình post câu hỏi nhỏ này lên dành cho Pretty trong bài viết trưóc Pretty nói rằng không kiện được government vì quyết định cuối cùng theo quy định của luật. Pretty vui lòng cho mình biết là khi bạn học luật HP và luật HC bạn đã học qua cái gọi là những nguyên tắc dành cho nhân dân được hiến pháp công nhận mà trong đó có quyền đem hầu hết các quyết định của CP kiện lên toà án (judicial review) hay không bất chấp CP có nói không được kiện hay không? Mình chỉ muốn hỏi bạn một câu đó thôi còn thực tế ở VN thế nào có toà án HP hay không mình biết rõ.
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Các bạn thân mến!
    "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật" là một khẩu hiệu xã hội mà mọi công dân Việt Nam đều được dạy. Hiến pháp được thiết lập nhằm giúp cho công dân chống lại sự chuyên chế thái quá của nhà nước. Đúng như bạn Analyst, mọi công dân phải có quyền được hưởng procedural fairness và khi bị khước từ thì phải vận dụng judical review.
    Thân phận thảo dân chúng ta được Hiến pháp trao quyền hưởng sự phục vụ của công bộc, nhưng khi cần cũng phải biết cách đòi công lý từ nhà nước. Thiết nghĩ, cách hiểu sai về cho phép đặt tên như case-study 1 chỉ là cá biệt trong một nhóm công bộc mà thôi. Và các thành viên box khoa học pháp lý, hãy dùng kiến thức pháp lý của mình để luận giải những khiếm khuyết thực thi pháp luật do công bộc của chúng ta tạo ra.
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Trong khi tiếp tục những phân tích pháp lý cho case-study 1 nêu trên, tôi xin gửi tới các bạn case-study 2 để phục vụ trao đổi:
    Case-study 2: Tên viết tắt của doanh nghiệp được hiểu như thế nào trong LDN.
    Fact: Sáng lập viên Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Quan Gia nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh có tên doanh nghiệp viết tắt là "Tập đoàn kinh tế Quan Gia" tại Phòng DKKD Sở KHĐT TP HCM. Sau khi nhận hồ sơ, Phòng DKKD thông báo yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh tên viết tắt vì Tập đoàn kinh tế Quan Gia dễ gây nhầm lẫn với hình thức Tập đoàn kinh tế do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Thông báo này được chuyển cho doanh nghiệp trong tháng 8/2007.
    Các bạn có ý kiến thế nào về:
    1> "Tập đoàn kinh tế Quan Gia" có phù hợp với quy định pháp luật doanh nghiệp về tên viết tắt k?
    2> Quan điểm trả lời của ông Phòng có phù hợp quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành k? (kể luôn cả NĐ 139/2007/NĐ-CP vừa ban hành)
  7. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Trả lời bạn NTT
    Xin trích dẫn điều 02 pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính được quốc hội thông qua ngày 05/04/2006.
    "Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để Toà án giải quyết vụ án hành chính về các khiếu kiện quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 16 Điều 11 của Pháp lệnh này trong các trường hợp sau đây:
    a) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
    b) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
    c) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu trong trường hợp pháp luật quy định không được quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
    d) Đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
    1/ Như phần in đậm tại điều 02, muốn khởi kiện tại Tòa hành chính, bạn phải nộp quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan hành chính hoặc biên lại nhận hồ sơ trong đó chỉ rõ đã quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng cơ quan hành chính không giải quyết cho bạn thì Tòa mới thụ lý vụ án cho bạn được.
    - Thường trong mỗi quyết định giải quyết lần đầu thì đều nói rõ bạn có quyền khiếu nại lên cấp trên hoặc khởi kiện ra tòa
    - Trong trường hợp trên, nếu cơ quan đăng kí kinh doanh đã ra quyết định không cấp GCN ĐKKD cho bạn thì theo luật, nó sẽ chỉ rõ quyết định trên là quyết định cuối cùng. V/v bạn không thể khiếu nại lần đầu quyết định đó. Mà đã không có trả lời khiếu nại lần đầu thì Tòa sẽ không giải quyết theo điều 2 như trên.
    2/ Luật doanh nghiệp là luật chuyên ngành. Nếu có sự khác biệt giữa luật chung ( luật hành chính) và luật chuyên ngành thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành. V/v không thể mang những nguyên tắc chung về khiếu nại tố cáo trong luật hành chính để áp dụng cho luật doanh nghiệp trong trường hợp đặt tên nói trên.
    To Analyst: Ở VN hiện nay không có Tòa hiến pháp.
    - Một nguyên tắc trong hiến pháp là công dân được làm những điều pháp luật không cấm, tuy nhiên như đã trao đổi với bạn nhiều lần là các luật dưới hiến pháp thì lại hành xử theo hướng " công dân chỉ được làm những điều pháp luật cho phép"
    - Ví dụ như tại điều 2 trích dẫn trên, nếu ngoài các vụ việc quy định tại điều 2 thì Tòa hành chính không thụ lý ( tức sẽ không giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho bạn.
    - Cũng vì lý do không có tòa hiến pháp nên một thực tế hiện nay ngoài bản án hình sự có oan sai, thì ở VN không thể khởi kiện bất kì quyết định nào của Tòa án ( kể cả nó oan sai và gây thiệt hại cho bạn chăng nữa- vì luật không cho phép).
    Vì vậy, nếu gặp các trường hợp củ chuối như trên thì có 4 lựa chọn cho bạn:
    1 Hoặc là nhắm mắt làm theo những quyết định củ chuối.
    2 Hoặc là gặp trực tiếp chief của những thằng củ chuối và hi vọng chief không củ chuối như nó ( rất khuyền khích làm theo con đường này)
    3 Hoặc là dùng $ ( không khuyến khích)
    4 Cuối cùng trả lại vụ việc và tiền cho khách hàng của bạn.
    Gửi lời của chief mình đã từng nói với mình khi mới đi làm tới các bạn là " trong trường hợp chưa thể ngay lập tức làm cho cơ quan nhà nước tốt đẹp hơn thì cố gắng chấp nhận và linh động áp dụng trong từng trường hợp, vì pháp luật là một đằng nhưng thực tế là một nẻo khác"
    Ps: Chờ cách phân tích giải quyết của bạn theo Common Law
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 17:58 ngày 03/10/2007
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 18:01 ngày 03/10/2007
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) Cám ơn bài viết nói trên của bạn Pretty (tặng bạn bài nói trên 5 sao nhe vì mình đang cần Luật Khiếu Nại này mà mình vào MOJ website mình kiếm không ra hichic không biết kiếm sao đánh vào dò tìm Luật Khiếu Nại nó không ra kết quả) và bài viết tham gia của NTT. Mình thấy lý luận của Pretty ở trên cũng khá hợp lý nhưng có lẽ mình cần phải nhìn qua Luật Khiếu Nại xem như thế nào.
    (ii) Nếu có thể được Pretty hãy quote link đến luật này giúp mình, mình muốn xem qua xem nói thế nào có thể dùng được hay không.
    (iii) Nếu có thể mong Pretty giúp cung cấp cơ sở pháp lý cho mình thấy rằng "LDN (Luật Doanh Nghiệp) sẽ prevail over Luật Khiếu Nại" khi có conflict với nhau. Mình muốn xem.
    (iv) Như đã nói với NTT và các bạn có quan tâm bài viết dưới đây mình nói qua theo IRAC và mình thể hiện cho các bạn thấy khi một luật sư common law cầm case này lên thì trong đầu họ sẽ nghĩ thế nào và làm sao để bảo vệ nhân dân (giả sử là có vi phạm hiến pháp về quyền cơ bản của nhân dân).
    còn tiếp
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (1) What is the legal issue?
    Trong case của NTT đưa ra, vấn đề ở đây là làm thế nào để bắt buộc người duyệt đơn (delegate of the decision maker) phải cho đăng ký tên này theo quyền lợi của khách hàng của mình (nhân dân).
    (2) Where are the regulations?
    + Như mình đã nói trong IRAC, bạn sẽ cần phải hiểu các nguyên tắc pháp lý của legal issues của mình thì bạn mới có thể kiếm ra relevant laws ở đây được. Khi bạn kiếm ra bạn phải áp dụng nó vào trong facts này để bạn chứng minh trước toà cho thân chủ của bạn.
    + Vì lẽ đã nói ở trên, bạn sẽ có nhiều đường lựa chọn sau đây:
    ++ Giả sử rằng LDN cấm không cho khiếu nại, bạn phải nhìn vào HP xem có quyền nào trong HP có thể dùng được hay không? Một trong những quyền có thể liên quan trong case này là "không ai được phép cướp mất đi sự tự do của nhân dân mà không làm theo đúng procedural due process" (mình tạm lấy theo từ procedural fairness đi nhe. Sự tự do ở đây có nghĩa là sự tự do đăng ký tên doanh nghiệp của mình làm theo đúng luật pháp. Vì sự giới hạn của topic và thời gian của mình, bạn nào muốn hiểu quyền này chi tiết thế nào vui lòng cho mình biết trong những bài kế tiếp. Bạn lưu ý là ở đây nếu bạn ra quy định sai HP, quy định đó sẽ không có hiệu lực pháp lý.
    ++ Trong HP còn cho nhân dân có quyền khiếu nại decision maker khi họ:
    (a) inflexible application of policy, và (hoặc)
    (b) thể hiện bias rule. Trong rule này bạn sẽ có hai rule một là actual bias hoặc là reasonable apprehension of bias. Nếu decision maker đã có bias nghĩa là họ đã vi phạm hiến pháp về procedural fairness đối với nhân dân.
    ++ Khi các bạn đem vụ này ra toà, các bạn có hai hướng phải đi:
    +++ Các bạn kiện theo merits-based review, hoặc
    +++ Các bạn kiện theo judicial review. Nếu bạn nào muốn hiểu cái này là gì lợi hại ở mức nào xin vui lòng post lên để hỏi tránh mình viết quá chi tiết.
    ++ Mình đã có nói qua về right to reason. Đây cũng là một quyền được công nhận cho nhân dân trong HP là decision maker phải cung cấp đầy đủ lý do hợp lý (lưu ý phải đầy đủ chứ không phải từ chối là từ chối) cho nhân dân để nhân dân dựa vào đó đi kiện họ. Nếu là một quốc gia sống theo the rule of law, hành pháp phải làm đúng theo quyền này (không phải muốn say no là say no đơn giản vậy đâu). Nếu không, bạn kiện lên toà án theo writ of mandamus ra quyết định bắt decision maker phải làm theo đúng quyền của nhân dân được hưởng
    còn tiếp
  10. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (3) How to apply the law to the case?
    + Đây là element số 3. Bạn sẽ thấy trong case này NTT đã chứng minh rất tốt trong việc cho thấy delegate of decision maker đã thể hiện hai điểm có thể làm cơ sở pháp lý để khiếu nại:
    ++ Một là inflexible trong việc áp dụng luật pháp; hoặc (và)
    ++ Hai là dựa trên bề mặt đã có thể thể hiện bias (thiên vị) trong việc chấp nhận hồ sơ này mà không chấp nhận hồ sơ kia trong khi facts của hai case là giống nhau.
    + Vì luật VN không có lưu trữ các quyết định của toà án làm nền tảng cho chúng ta dùng là cơ sở tranh tụng cho nên việc thể hiện áp dụng này mình không đi sâu được. Ở common law chắc chắn mình phải tìm ra case chứng minh cho thấy quan toà trước đó đã phán quyết là đã có bias trong việc này.
    (4) Conclusion of the issue
    + Mình kết luận rằng dựa vào những bằng chứng đã nói trên đây mình thấy rõ ràng việc không cho nhân dân được khiếu nại ở toà và việc hạn chế nhân dân dùng tên business name là một việc hầu như có thể thấy trên bề mặt của vấn đề là sai luật và vi hiến.
    + Như mình đã nói với các bạn, nếu ở common law thì việc bạn tạo ra một đạo luật mà đạo luật đó bạn cản trở sự tự do (liberty theo từ của Tu Chính Án) của nhân dân thì chắc chắn là nhân dân sẽ đem bạn ra toà án tối cao để cho hủy bỏ quyết định của bạn chứ không phải bạn nghĩ rằng bạn có quyền cấp giấy phép là bạn ngon bạn ăn hiếp nhân dân đâu và nhân dân phải năn nỉ bạn đâu. Vì bạn đã không có sống theo HP và bạn không cho có sự có mặt của toà án hiến pháp thì bạn muốn làm sao cũng được thôi ah nhân dân tức bạn cũng phải chiều theo ý bạn sửa lại tên thôi.
    Trong bài này mình nói có rất nhiều nguyên tắc pháp lý mà chưa đi vào chi tiết. Nếu bạn muốn biết bạn vui lòng hỏi mình.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 18:17 ngày 03/10/2007

Chia sẻ trang này