1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Theo các quy định về tên doanh nghiệp, thì Công ty Cổ phần Xuân Kiên của bạn OldBuff đương nhiên sẽ bị xác định là tên gây nhầm lẫn với Công ty TNHH Xuân Kiên. Vậy có cần nghĩ đến chuyện "lót" và "chặn" ?
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ Remediot:
    Tôi trao đổi từ dưới lên nhé!
    1. Tên "Công ty cổ phần Xuân Kiên" và chuyện lót, chặn:
    Như OldBuff đã nêu, DNTN Xuân Kiên đang trong quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần qua mô hình trung gian là công ty TNHH. Theo đường dẫn thì hiện việc chuyển đổi bước 1 đang được thực hiện tại Phòng DKKD thuộc SKHDT Hà Nội.
    Tới thời điểm này (28.01.2008), việc chuyển đổi vẫn chưa hoàn tất về thủ tục, nên về mặt lý thuyết, cái tên "Công ty TNHH Xuân Kiên" chưa được ghi nhận làm căn cứ xác định tên gây nhầm lẫn theo quy định tại Mục h Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
    Tuy nhiên, nếu kiểm tra trình tự nhập tin tại Sở KHĐT Hà Nội thì thông tin về Công ty TNHH Xuân Kiên đã được cập nhật vào hệ thống hồi 15h30 ngày 18.01.2008 với mã DKKD là 0102033412. Tại Phòng DKKD thuộc Sở KHĐT Hà Nội, thời điểm nhập tin cũng đồng thời được xác định là thời điểm nhận hồ sơ hợp lệ (thông thường nhất việc nhập tin có thể trễ từ 24 tới 48 giờ so với thời điểm viết phiếu nhận hồ sơ hợp lệ của chuyên viên tiếp nhận hồ sơ. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 88, Công ty TNHH Xuân Kiên sẽ được cấp GCN DKKD trong thời hạn 10 ngày làm việc, với thời điểm cấp GCN DKKD được xác định vào ngày Phó phòng Hùng ký theo uỷ quyền của ông Tuấn sau khi đại diện pháp luật của Xuân Kiên ký vào GCN DKKD.
    Nếu (i) không có chuyện "lót", "chặn" và (ii) nội dung hồ sơ không phải điều chỉnh, sửa đổi, ông Bùi Ngọc Huyên - TGĐ của Công ty TNHH Xuân Kiên sẽ được nhận GCN DKKD vào ngày 1.2.2008. Cho tới ngày đó, OldBuff cứ việc đăng ký Công ty cổ phần Xuân Kiên mà không sợ tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn.
    Nếu có "lót", "chặn" hoặc một sự thần kỳ về tinh thần hỗ trợ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp của các công chức HN thì tuốt tuồn tuột hồ sơ từ nộp tới ký nhận GCN DKKD của Công ty TNHH Xuân Kiên có thể diễn ra trong đúng 01 ngày 18.01.2008. Mừng thay, Luật DN cho phép DNTN Xuân Kiên hưởng điều đó. Và thần kỳ thay nếu OldBuff làm được việc ngăn chặn đó.
    2. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh quá "10 ngày" được không:
    Việc từ chối đăng ký thay đổi nội dung cổ đông sáng lập của PDKKD không đúng bắt nguồn từ bản chất quá trình đăng ký kinh doanh. Trong việc này, DN đăng ký mà không phải xin phép hay chờ phê chuẩn nội dung thay đổi cổ đông sáng lập được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 84 Luật DN2005 và Điều 32 Nghị định 88/2006/NĐ-CP. Phòng DKKD có trách nhiệm đăng ký ghi nhận các nội dung thay đổi DKKD của DN.
    Việc Phòng DKKD từ chối việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập vì "quá 3 năm kể từ thời điểm thành lập" và "thông báo thay đổi quá 10 ngày theo quy định pháp luật" là không xác đáng. Thứ nhất, trong bản giải trình như tình huống nêu, do người đại diện theo pháp luật của Công ty giữ con dấu và bị tai nạn giao thông ngay sau khi kết thúc cuộc họp nên doanh nghiệp chưa tiến hành thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập tại thời điểm đó. Đây được coi là nguyên nhân chính đáng làm gián đoạn hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Thứ hai, việc doanh nghiệp nộp thông báo thay đổi cổ đông sáng lập "trong thời hạn 10 ngày làm việc" không phải là một quy định bắt buộc, tức một nghĩa vụ của doanh nghiệp như nội dung Điều 32 Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định. Thứ ba, cho dù bạn có lập luận thế nào đi chăng nữa về việc thông báo "trong thời hạn 10 ngày làm việc" là nghĩa vụ của DN thì đối với DN chỉ phát sinh vấn đề vi phạm thủ tục hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP. Ông Phòng cứ chiếu theo Nghị định này xem có phạt được DN hay ko mà thôi.
    Hai dẫn giải trên chính là phương tiện thuyết phục Phòng DKKD thực hiện thay đổi cổ đông sáng lập cho công ty trên. Còn nếu công bộc nào mà bảo rằng văn bản nào quy định cụ thể để có thể hiểu hơn về vấn đề trên, xin mời truy cập thông tin tại www.pótay.com
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề thay đổi cổ đông sáng lập, về cơ bản, tôi đồng ý rằng Phòng DKKD vẫn phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập, nhưng lý lẽ của tôi hơi khác, sẽ viết trả lời chi tiết khi có thời gian. Dưới đây chỉ trả lời phần có liên quan đến Tên doanh nghiệp.
    Để thuận tiện cho việc trao đổi: (i) tôi có nhắc tới chủ thể OldBuff nhiều hơn một lần; (ii) ."thời điểm này" trong phần trả lời dưới đây được xác định là ngày 28/01/2008 như cách xác định của nangthuytinh78.
    (1) Tên "đã đăng ký" và tên "yêu cầu đăng ký"
    Luật doanh nghiệp và Nghị định 88/2006/NĐ-CP sử dụng 2 cách gọi tên: tên "đã đăng ký" và tên "yêu cầu đăng ký". Tại thời điểm việc thay đổi đăng ký kinh doanh của DNTN Xuân Kiên chưa hoàn tất, thì cụm từ " Công ty TNHH Xuân Kiên" được xác định là tên doanh nghiệp đang yêu cầu đăng ký, chứ không xác định là tên đã đăng ký. Vì vậy, đồng ý với nangthuytinh78 rằng tại thời điểm này , chưa thể chính thức kết luận tên "Công ty cổ phần Xuân Kiên" của bạn OldBuff gây nhầm lẫn với tên "Công ty TNHH Xuân Kiên" theo như quy định tại điểm h, khoản 2, Điều 12 Nghị định 88, vì tên "Công ty TNHH Xuân Kiên" chưa phải là tên "đã đăng ký".
    Vậy bạn OldBuff "cứ việc đăng ký Công ty cổ phần Xuân Kiên mà không sợ tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn" theo như gợi ý ở bài viết trên (ngày 28/01/2008) của nangthuytinh78 có thể dẫn tới những hệ quả nào?
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    ( 2) OldBuff đăng ký tên "Công ty cổ phần Xuân Kiên"
    Giả sử ngay sau khi có gợi ý của bạn nangthuytinh78, ngày 28/01/2008 bạn OldBuff nộp hồ sơ đăng ký tên "Công ty cổ phần Xuân Kiên" ; trong khí đó DNTN Xuân Kiên đã nộp hồ sơ là trước đấy khoảng 10 ngày.
    Tính đến thời điểm 28/01/2008 , cả 2 tên đang yêu cầu đăng ký nêu trên đều được xác định là không trùng/gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp thứ ba nào, nhưng chúng sẽ gây nhầm lần với nhau nếu cả 2 đều được chấp nhận. Một doanh nghiệp nộp hồ sơ trước, một nộp sau, vậy doanh nghiệp nào sẽ được chấp nhận, còn doanh nghiệp nào sẽ phải đổi tên?
    Căn cứ vào lẽ công bằng (cũng như lệ xếp hàng), Công ty TNHH Xuân Kiên. sẽ được hưởng quyền ưu tiên/ngày ưu tiên?! Còn bạn OldBuff có thể sẽ được Phòng ĐKKD gợi ý việc đổi một cái tên mới nào đó để khỏi bị trả lại hồ sơ.
    (3) OldBuff bị từ chối cấp tên "Công ty cổ phần Xuân Kiên"
    Trường hợp không đồng ý với "quyền ưu tiên" và "lẽ công bằng" nêu trên, OldBuff kiên quyết không chịu đổi tên với lý do tại thời điểm này, tên doanh nghiệp của OldBuff không trùng/gây nhầm lẫn với bất kỳ Xuân Kiên nào khác --> đến thời điểm này thì OldBuff có lý. Nhưng đến sau ngày 01/02/2008 thì Oldbuff hết có lý.
    Theo thông lệ làm việc tại Phòng ĐKKD- Hà Nội, sau 6 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, sẽ có trả lời chính thức về việc hồ sơ của OldBuff hợp lệ hay ko hợp lệ.
    Vậy ngày 4/2/2008, OldBuff sẽ nhận được văn bản trả lời, nội dung sẽ như sau: Tên "Công ty Cổ phần Xuân Kiên" là tên không hợp lệ, vì gây nhầm lẫn với tên "Công ty TNHH Xuân Kiên" đã (được cấp) đăng ký ngày 01/02/2008, đề nghị OldBuff nghĩ tên mới.
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    (4) "cướp tên" [chặn trước]
    Việc doanh nghiệp có thể được cấp đăng ký kinh doanh sau 01 ngày nộp hồ sơ (thậm chí sau vài giờ) là điều hoàn toàn có thể. Giả sử OldBuff là một người hiểu rõ quyền ưu tiên nêu trên nhưng muốn "chặn trước" Xuân Kiên, OldBuff có thể sử dụng "phương thức thần kỳ" để được cấp ĐKKD trong ngày 28/01/2008, đồng nghĩa với việc biến "Công ty TNHH Xuân Kiên" thành "tên nhầm lẫn" do đến sau.
    (5) Trả lại tên cho em ?
    TNHH Xuân Kiên đã nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký trước nhưng vẫn bị "mất" tên. Liệu TNHH Xuân Kiên có thể dùng "quyền ưu tiên" của mình để làm những gì, việc yêu cầu " trả lại tên cho em" có thể thực hiện bằng cách nào ?
    Hiện tại quyền ưu tiên/ngày ưu tiên chỉ là một thông lệ được sử dụng dựa trên lẽ công bằng, không có văn bản luật định về vấn đề này.
    Liệu có thể dựa vào lẽ công bằng ? Thật gian nan cho Xuân Kiên khi cụm từ "căn cứ vào lẽ công bằng" dường như chưa từng được chính thức sử dụng để Toà án ra phán quyết rằng hành vi/quyết định của 1 chủ thể nào đó là trái với lẽ công bằng.
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 30/01/2008
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    (6) Trường hợp TNHH Xuân Kiên và Cổ phần Xuân Kiên cùng nộp hồ sơ tại 1 thời điểm ? Giải pháp nguyên tắc !?
    (7) Các trao đổi trên đây chỉ là các giả thiết được giới hạn trong phạm vi 2 cái tên TNHH Xuân Kiên và Cổ phần Xuân Kiên, trong phạm vi dữ kiện do nangthuytinh78 cung cấp
    Còn thực tế, không tính đến cái tên TNHH Xuân Kiên (đang thực hiện thủ tục đăng ký), việc OldBuff chọn tên "Công ty cổ phần Xuân Kiên" sẽ được xác định là gây nhầm lẫn với "Công ty cổ phần Xuân Kiên VINAXUKI" theo điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 88.
    Xuân Kiên VINAXUKI đã được đăng ký ngày 04/07/2007 (công ty này cũng của bác Huyên ở DNTN Xuân Kiên), có thể kiểm tra thông tin tại :
    http://hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0103018267
    (8) Tóm lại là không nên nghĩ đến việc chặn với lót.
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 30/01/2008
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Các quan bác lý giải vụ của tớ đầy tính lý luận và thực tiễn. Đa tạ các bác!
    Có điều lưu ý riêng với bác Remediot là:
    - Ở VN mình đúng là chưa có cách tiếp cận của luật công bằng nên bác đặt cục gạch trước chưa chắc bác đã mua được gạo trước tớ!
    - Vụ Công ty TNHH Xuân Kiên thực chất là một vụ chuyển đổi doanh nghiệp. Đằng thẳng ra mà nói thì bên ông Khoát có ba đầu sáu tay cũng chưa chắc hồ sơ chuyển đổi là không có vấn đề, đặc biệt là việc chuyển đổi cái vô hạn thành cái hữu hạn. Theo lẽ thường, tớ chẳng cần ngậm viên thuốc thần kỳ thì hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty cổ phần mới cũng dễ được thông quan hơn là cái bộ hồ sơ chuyển đổi. Với 4 ngày trả lời hồ sơ sạch (không dùng tới lobby nhé), tớ vẫn có thể ký đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần Xuân Kiên vào ngay ngày mai, 31.01.2008. Phần còn lại ông Khoát và ông Huyên khóc nếu ... chủ quan không lót chặn.
    Có điều "cướp tên" của ông Huyên làm gì mà tội nghiệp! Mục đích của ông Huyên hay Xuân Kiên là không bị đứt mạch các ưu đãi đầu tư mà nhà nước dành cho DNTN Xuân Kiên trước đây và hình thức công ty cổ phần mà nó mang sau này. Đây mới là thứ quan trọng! Còn về tên, ông Huyên muốn chọn cái tên gì chả được, khỏi mất công tớ chặn cướp. Đặt ra ví dụ chặn tên để thảo luận lúc trà dư tửu hậu với các bác trên này thôi!
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Công ty cổ phần Xuân Kiên VINAXUKI có phải là một tên doanh nghiệp tạo ra sự ngăn cản do nhầm lẫn với Công ty cổ phần Xuân Kiên nếu hiểu theo điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 88/2006/NĐ-CP hay không? Tôi cho rằng không.
    (i) Viện dẫn về khả năng nhầm lẫn tên của Remediot chỉ phù hợp với vế trước của điểm đ :"Tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó". Vế này dường như áp dụng cho cả tên đặt trước hay sau một cái tên chuẩn, ở đây là "Xuân Kiên Vinaxuki". "Xuân Kiên" khác với "Xuân Kiên VINAXUKI" ở nhóm chữ cái tiếng Việt "VINAXUKI". Tuy nhiên, phân tích lời văn vế sau của điểm đ "trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký" cho phép phán đoán ngữ nghĩa của toàn bộ điểm đ này lầnằm mục đích chống đặt tên gây nhầm lẫn theo trình tự: đã có "Xuân Kiên" thì không thể có "Xuân Kiên VINAXUKI", trừ "Xuân Kiên VINAXUKI" là doanh nghiệp con hay có quan hệ với "Xuân Kiên". Vậy hiểu theo nghĩa "Xuân Kiên VINAXUKI" phải là tên riêng của doanh nghiệp có khả năng bị gây nhầm lẫn nếu ai đó đặt tên doanh nghiệp mình là "Xuân Kiên VINAXUKI abc" hay "Xuân Kiên VINAXUKI Miền Nam". Còn "Xuân Kiên" đặt sau "Xuân Kiên VINAXUKI" thì Phòng DKKDkhông thể vận dụng điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 88/2006/NĐ-CP để từ chối chọn tên này được.
    (ii) Kết hợp ý nghĩa của các điểm đ, e và g Khoản 2 Điều 12 Nghị định 88/2006/NĐ-CP cho thấy việc gây nhầm lẫn tên doanh nghiệp bởi "một hoặc một số các số tự nhiên, số thứ tự hoặc một hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...)" chỉ phát sinh khi tên doanh nghiệp sau có thêm tiếp đầu tố hay tiếp vĩ tố tạo nghĩa phân biệt. Nếu vậy, việc bớt nhóm từ "VINAXUKI" vốn không có nghĩa không thuộc trường hợp thêm nhóm từ nên không thể nói là gây nhầm lẫn được. Cái này cũng giống việc ngày mai tôi đặt tên doanh nghiệp của mình là "Công ty cổ phần Xuân" thì Phòng DKKD không thể bảo vì gây nhầm lẫn với "cổ phần Xuân Kiên" hay "cổ phần Xuân Kiên VINAXUKI" để từ chối chấp nhận tên.
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề giảm vốn điều lệ đối với Công ty cổ phần
    Case-study: Công ty cổ phần A đăng ký kinh doanh vào ngày 15.02.2005 với mức vốn điều lệ là 3 tỷ đồng. Theo cam kết góp vốn, các cổ đông sáng lập của công ty phải góp đủ số vốn đã đăng ký của mình trước ngày 10.04.2005. Tuy nhiên, tới ngày này, tất cả các cổ đông sáng lập đều không góp đủ vốn cam kết với mức vốn góp thiếu nhiều ít khác nhau. Ngày 15.04.2005, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) tiến hành họp và ra nghị quyết cho phép chuyển các khoản vốn góp thiếu của cổ đông thành khoản nợ của cổ đông đối với Công ty. Ngày 16.04.2005, theo Nghị quyết này, Chủ tịch HĐQT đã ký giấy nợ với các cổ đông góp vốn thiếu. Ngày 30.01.2008, ĐHĐCĐ tiến hành họp thường niên và ra Nghị quyết yêu cầu các cổ đông góp vốn thiếu phải hoàn trả các khoản nợ và lãi phát sinh từ khoản góp vốn thiếu này để Công ty có đủ vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2008 đã được thông qua. Nghị quyết của ĐHĐCĐ thường niên cũng chỉ rõ trường hợp các cổ đông không nộp đủ lại tiền góp vốn thiếu và trường hợp không có cổ đông nhận lại hoặc chuyển nhượng theo Điều 84 Luật DN2005, Công ty sẽ tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ và điều chỉnh cơ cấu vốn theo mức thực góp của cổ đông.
    Vấn đề đặt ra:
    - Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp này không?
    - Cơ sở pháp lý cho việc giảm vốn điều lệ?
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Xung quanh vấn đề tên doanh nghiệp, thực tế đã có rất nhiều câu chuyện thú vị, hài hước và chứa chan bức xúc, cũng bởi luật có nhiều điểm quy định không thật sự hợp lý/rõ ràng và có quá nhiều cách hiểu khác nhau về một điều luật. Vấn đề đang trao đổi ở đây, có lẽ là việc khác nhau trong cách hiểu câu chữ và tinh thần của luật cũng như cách vận dụng nó.
    Để không làm rối topic này bởi quá nhiều các vấn đề, tạm thời, ở đây chỉ nói đến trường hợp gây nhầm lẫn giữa XUÂN KIÊN và XUÂN KIÊN VINAXUKI (gọi tắt là Xuân Kiên V), những câu chuyện khác sẽ tiếp tục vào 1 thời điểm hợp lý
    Theo phân tích của nangthuytinh78, thì nếu tên Xuân Kiên đã được đăng ký , thì không thể đăng ký Xuân Kiên V do gây nhầm lẫn; nhưng ngược lại, nếu tên Xuân Kiên V là cái có trước, thì hoàn toàn có thể đăng ký tên Xuân Kiên mà không sợ bị từ chối với lý do vi phạm quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 88/2006/NĐ-CP.
    Vậy phải chăng chỉ có Xuân Kiên V là tên gây nhầm lẫn với Xuân Kiên chứ không có chiều ngược lại !? Nếu chiếu theo lập luận và ?otrình tự? nêu trên của bạn nangthuytinh78 , thì việc xác định gây nhầm lẫn phụ thuộc vào thứ tự có trước/có sau của những cái tên chứ không phải căn cứ vào tính chất gây nhầm lẫn của những cái tên?
    Theo tôi, cách hiểu và vận dụng luật của nangthuytinh78 không hoàn toàn đúng với tinh thần của điều luật. Tinh thần của điểm đ khoản 2 Điều 12 là nhằm hạn chế việc tên gây nhầm lẫn, loại bỏ việc tồn tại đồng thời của những cái tên tương tự nhau, gây nhầm lẫn cho lẫn nhau.
    Về tính chất, Xuân Kiên và Xuân Kiên V là 2 tên ?ogây nhầm lẫn? cho lẫn nhau (lưu ý là cho lẫn nhau chứ không phải theo 1 chiều : Xuân Kiên V gây nhầm lần cho Xuân Kiên hay chiều ngược lại). Các quy phạm về tên được đặt ra nhằm tránh sự tồn tại song song của những cái tên gây nhầm lẫn, và điều quan trọng trong việc xác định có gây nhầm lẫn hay ko là xem xét tính ?olẫn lộn? của những cái tên chứ không phải trình tự cũng như cách thức tạo ra chúng.
    Rõ ràng Xuân Kiên và Xuân Kiên V là tương tự nhau và gây nhầm lẫn cho lẫn nhau, việc gây nhầm lẫn không phụ thuộc vào việc cái nào có trước, cái nào có sau. Nếu để cho cả 2 cái tên này cùng đồng thời tồn tại - bất kể cái nào có trước cũng vậy- thì đặt ra quy phạm về tên gây nhầm là không có mục đích cũng như ý nghĩa nào hết.

Chia sẻ trang này