1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Việc đặt trùng tên doanh nghiệp là vấn đề đã được pháp luật doanh nghiệp minh định và trong quá trình vận dụng ít phát sinh vướng mắc (trừ việc đẻ ra chi nhánh ở địa phương mà tên doanh nghiệp trùng đã được các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực trước đây cho phép), nên tôi nghĩ không cần bàn sâu.
    Bài này là để làm rõ vấn đề tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn.
    (i) Việc xác định tính chất "gây nhầm lẫn" là phụ thuộc vào tính trước sau, hay nói cách khác là phụ thuộc vào thời điểm chấp nhận đăng ký của tên doanh nghiệp:
    Thực vậy, yếu tố gây nhầm lẫn trong tên doanh nghiệp được quy định một cách thống nhất giữa "tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký" với "tên của doanh nghiệp đã đăng ký" tại Khoản 2 Điều 34 LDN2005 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 88/2006/NĐ-CP. Việc xác định khả năng/trường hợp tên doanh nghiệp "gây nhầm lẫn" chỉ đặt ra đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sau.
    Thuần lý mà nói, việc xác định tính chất "gây nhầm lẫm" giữa các tên doanh nghiệp trong diện xem xét mà bỏ đi yếu tố đăng ký trước sau thì khó có thể đưa đến một kết luận đúng luật, chưa nói một kết luận vận dụng. Điều này cũng giống trong cuộc sống, người ta chỉ có thể khen đầu xuân rằng "thằng bé giống bố quá", chứ không thể đảo vế là "bố giống thằng bé được". Vì vậy, việc xác định "Xuân Kiên" và "Xuân Kiên V" gây nhầm lẫn cho lẫn nhau (?!) là không có giá trị thực tế và vận dụng.
    (ii) Phần nào quy định tính chất "gây nhầm lẫn" trong tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký:
    Các trường hợp gây nhầm lẫn trong tên doanh nghiệp được pháp luật doanh nghiệp phân về 4 loại: (a) nhầm lẫn do "đọc giống": điểm a Khoản 2 Điều 12 NĐ88/2006/NĐ-CP; (b) nhầm lẫn do "viết giống": điểm c, d và h K2Đ12NĐ88/2006/NĐ-CP; (c) nhầm lẫn do "thêm từ": điểm đ, e và g K2Đ12NĐ88/2006/NĐ-CP; và (d) nhầm lẫn do "khác từ": điểm b K2Đ12NĐ88/2006/NĐ-CP.
    Thứ tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn mà ít phụ thuộc vào trình tự đăng ký trước sau duy nhất rõ ràng là loại (d) nêu trên: khác nhau bởi liên từ hoặc hyphen.
    Thứ tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn do "đọc giống" hay "viết giống" như loại (a) và (b) nêu trên tương đối dễ hiểu và phân biệt. Thiết nghĩ không cần bàn sâu.
    Thứ tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn do "thêm từ"/loại (c) cần được làm rõ để vận dụng.
    (còn tiếp)
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Loại tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn do "thêm từ":
    Việc xác định tính chất gây nhầm lẫn do thêm từ được thực hiện theo một trình tự logic sau:
    - Tên gốc: tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký
    - Phần bổ sung: trước và sau tên gốc
    Như vậy, tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký (tính trước) được xác định là tên chuẩn để xem xét tính gây nhầm lẫn hay không của tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký (tính sau). Phần bổ sung kết hợp với tên gốc phải tạo thành một ý nghĩa phân biệt theo địa bàn kinh doanh, hay phân biệt do phái sinh theo nghĩa con hoặc nhánh (cấp độ thứ tự phân biệt theo chữ số, chữ cái) hoặc tái sinh (mới, tân).
    Thiết tưởng với những phân tích nêu trên thì pháp luật doanh nghiệp đã trù liệu tương đối kỹ các trường hợp tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, thực tiễn đúng là tươi xanh và đầy vận dụng sáng tạo.
    Xét về vụ Công ty cổ phần Xuân Kiên Vinaxuki: Vinaxuki không phải là một tập hợp từ tiếng Việt ngẫu nhiên thuần tuý, mà là một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ của DNTN Xuân Kiên. Toàn bộ từ "Xuân Kiên Vinaxuki" là một tên gốc đã được đăng ký tương ứng với tên thương mại được bảo hộ. Nếu doanh nghiệp nào yêu cầu đăng ký "Xuân Kiên Vinaxuki Miền Bắc" hay "Xuân Kiên Vinaxuki Auto" sẽ bị tuýt còi vì phạm luật đã nêu. Còn nếu không, các vận dụng đặt tên trong trường hợp này có thể là:
    - Công ty cổ phần Xuân Kiên (đặt trước thời điểm TNHH Xuân Kiên được đăng ký như đã nêu)
    - Công ty cổ phần Xuân Kiên Motors
    - Công ty cổ phần Xuân Kiên Car hay Automobile
    - Công ty cổ phần Xuân Kiên Thượng hạng/Bậc nhất/Ông Trùm
    Thế thôi bạn ạ!
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Viết dông dài đã nhiều, trả lời bài viết trên tóm gọn lại trong mấy ý:
    (i) Về bản chất, ?oCông ty cổ phần Xuân Kiên? và ?oCông ty cổ phần Xuân Kiên V? là những tên gọi tự thân nó có thể tạo ra sự nhầm lẫn.
    (ii) Chính vì gây nhầm lẫn nằm ở tính ?otự thân? của tên gọi, nên trình tự xuất hiện của chúng không có khả năng làm mất đi tính chất nhầm lẫn này.
    (iii) Việc đặt ra quy phạm về tên gây nhầm lẫn là để chống lại sự tồn tại song song/đồng thời của những cái tên gây nhầm lẫn cho nhau, do vậy bất kể theo trình tự nào, việc song song tồn tại cả Xuân Kiên và Xuân Kiên V là đi ngược với mục đích trên của luật.
    Ở đây có sự khác biệt về cách hiểu và vận dụng luật , càng trao đổi sẽ càng lan man xa hơn, vậy có lẽ nên tạm dừng vấn đề tên gây nhầm lẫn ở đây để chuyển sang đề tài khác. Cám ơn nangthuytinh78 đã dành thời gian trao đổi vấn đề trên, các bài viết của bạn đều rất chi tiết, viết sáng ý, trình bày dễ đọc cũng như có nhiều thông tin (ngoài lề là chính )
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 16:43 ngày 04/02/2008
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp ngày tận năm cùng, chào đón Xuân Mậu Tý, tôi chúc toàn thể các bạn tham gia diễn đàn ttvnol nói chung, box KHPL nói riêng, cùng gia đình một năm mới an khang thịnh vượng.
    Nhân đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đã tham gia xây dựng và ghé thăm chủ đề này trong năm qua. Chúc các bạn năm mới kiến thức mới, mài sắc lý luận và cập nhật thực tiễn để chúng ta cùng sống và làm việc theo pháp luật!
  5. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Đầu Xuân tớ khai phím hầu bác nhé:
    - Công ty có thể giảm vốn điều lệ trong trường hợp này.
    - Cơ sở pháp lý: khoản 3 điều 15 Nghị định 139/2007/NĐ-CP
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp này có thể không được giảm vốn nếu tại thời điểm giảm vốn số vốn chủ sở hữu < tổng nợ phải trả.
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Gần đây, mọi người hay nói tới mua doanh nghiệp và thực tế luật VN cũng đã ghi nhận quyền mua, bán doanh nghiệp. Vậy, đối tượng của hợp đồng mua, bán doanh nghiệp là gì?
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Thực ra ở VN cũng có cái lẽ công bằng của xếp hàng được pháp điển hoá chứ không như bạn và OldBuff nghĩ.
    Các quy định về lẽ công bằng trong trường hợp này có thể tìm thấy tại Khoản 2 Điều 19 Luật Đầu tư năm 2005 ("Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử") và cụ thể hoá tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật Đầu tư.
    Một điều lưu ý khi vận dụng quy định nêu trên là hồ sơ đăng ký phải đảm bảo "sạch" và biết được thời điểm nộp hồ sơ của bên chặn (cái này mới thực khó biết thế nào nếu ko có quan hệ hay kỹ năng vi tính của analyst)
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bác Nắng nói đúng lắm! Nhưng làm sao biết ai nộp hồ sơ trước sau hả bác?
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Bạn nangthuytinh78 đã hiểu không chính xác :
    (i) Điều tôi đã nói đến là việc không có quy phạm về ngày ưu tiên/quyền ưu tiên chứ không phải việc ko có quy phạm liên quan đến lẽ công bằng, sự bình đẳng hay việc phân biệt đối xử...
    (ii) Quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Đầu tư năm 2005 ("Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử") mà bạn viện dẫn mang tinh thần của nguyên tắc "bình đẳng". Công bằng khác bình đẳng, và đây không phải là quy phạm có liên quan đến lẽ công bằng như cách xác định của bạn.

Chia sẻ trang này