1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Tớ thấy luật doanh nghiệp chỉ quy định thời hạn giải quyết hồ sơ tối đa, tức trong thời gian đấy có thể hồ sơ nộp sau vẫn được duyệt nhanh hơn hồ sơ trước nếu không có vấn đề sai sót gì. Vì thế ưu tiên ngày theo ý công bằng như bác nói là không bắt buộc đối với cán bộ đăng ký kinh doanh. Nhưng tớ vẫn chưa rõ cái công bằng của bác khác cái bình đẳng của bác nắng trong trường hợp này ở điểm gì?
    Ở mảng sở hữu trí tuệ, ngày nộp hồ sơ hợp lệ là ngày tính quyền ưu tiên nộp đơn đăng ký. Cái này được quy định rất rõ ràng trong Luật SHTT. Luật VN cũng có lẽ công bằng đấy chứ!
  2. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    như tôi đã nói, vấn đề "ưu tiên" chỉ được sử dụng như một thông lệ trên cơ sở lẽ công bằng, chứ tôi không khẳng định đó là vấn đề bắt buộc trên cơ sở một quy phạm chuẩn nào đó.
    OldBuff, 2 câu hỏi dưới đây chính là câu trả lời của tôi:
    1. Theo OldBuff, công bằng và bình đẳng có giống nhau không?
    2. Tại sao ở trên bạn lại xác định là công bằng, mà không phải là bình đẳng ?
  3. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Thím lạ nhỉ! Tớ hỏi thím, thím hỏi ngược lại tớ. Thế thì hoà cả làng à?
    Hồi cấp 2 trường làng tớ được cô giáo dạy rằng "công bằng" là không thiên vị khi làm việc gì đó (chẳng biết có nhớ cụ thể thế ko), còn "bình đẳng" là có vị thế như nhau, ngang nhau. Sau này được giác ngộ pháp luật cách mạng, tớ biết người ta thường nói "công bằng" về quyền và "bình đẳng" về nghĩa vụ. Nếu không được hưởng quyền ưu tiên do nộp trước-duyệt trước thì đâu còn lẽ công bằng. Còn nếu có quy định pháp luật về lẽ công bằng mà công chức không thực hiện theo thì đâu còn sự bình đẳng.
    Tớ nhắc thím là pháp luật doanh nghiệp và đầu tư chưa quy định cụ thể quyền ưu tiên, còn pháp luật sở hữu trí tuệ đã quy định cụ thể. Tớ được hưởng quyền được công bằng về ưu tiên nộp hồ sơ trước và phải thực hiện các yêu cầu về nộp, duyệt hồ sơ bình đẳng như chủ thể khác.
    Có thế thôi thím ạ!
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Thongtue về chủ đề này!
    Có hai hình thức mua doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp ghi nhận: (i) mua doanh nghiệp tư nhân và (ii) chuyển nhượng vốn góp trong các pháp nhân (công ty) hữu hạn.
    Đối với hình thức (i) mua bán doanh nghiệp tư nhân: thực chất đây là việc mua bán một phần sản nghiệp (patrimoine partiale) của chủ doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù khoản 1 và 2 Điều 145 LDN có đề cập tới nợ và nghĩa vụ tài sản khác của chủ doanh nghiệp cũ, nhưng một điều dễ nhận thấy là tổng các khoản nợ và nghĩa vụ phải trả phải nhỏ hơn tổng giá trị tài sản (hiểu theo nghĩa rộng) của doanh nghiệp. Vì vậy, đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp trong trường hợp này là phần giá trị tài sản chênh lệch tạo ra một phần sản nghiệp của chủ doanh nghiệp cũ mà không phải là tài sản của bản thân doanh nghiệp.
    Đối với hình thức (ii) chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong pháp nhân hữu hạn bao gồm công ty TNHH và công ty cổ phần: đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp loại này là giá trị phần tài sản (hiểu theo nghĩa rộng) còn lại của chính doanh nghiệp được thể hiện theo giá trị của cổ phần/phần vốn góp của các chủ sở hữu vốn cũ.
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Có vài văn bản quy định về vấn đề này nhưng khi thể hiện về thuật ngữ thì lại khác nhau. Mảnh đất béo bở đấy.
  6. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Ở đâu hả bác? Văn bản gì ợ?
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Doanh nghiệp, đầu tư.
  8. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    1. Lý do hỏi ngược lại thay vì trả lời, là vì tôi mơ hồ thấy trong cách tư duy của bạn có sự nhập nhằng, thâm chí mâu thuẫn. Sau khi đọc đoạn diễn giải về công bằng và bình đẳng của bạn ở trên, có lẽ tôi cũng đã "giác ngộ". Tức là không còn mơ hồ nữa mà đã thấy 1 cách tương đối rõ ràng về cái sự nhập nhằng nêu trên của bạn. Dù gì cũng xin cảm ơn vì đã trả lời. Còn câu trả hỏi ở bài trước của bạn, tôi thấy không cần thiết phải trả lời.
    2. Lại nhắc lại rằng, điều đang được nói tới nằm trong phạm vi đăng ký kinh doanh, nên việc "Tớ nhắc thím" về sở hữu trí tuệ là điều không có liên quan, thêm nữa "thím" cũng không nghĩ là mình ko biết điều đó !
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Một số báo chí gần đây mới "phát hiện" ra việc doanh nghiệp được mua bán nhằm lách luật trong việc chuyển nhượng dự án gắn kèm thuê đất. Thực tế việc này đã diễn ra từ rất lâu và liên quan nhiều tới việc xử lý mâu thuẫn trong thuật ngữ như Thongtue nêu.
    Vậy bạn nào làm nhiều thủ tục này cho hỏi hiện nay có bao nhiêu cách giải quyết mua bán doanh nghiệp loại này không?
  10. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Bác Nắng dạo này đi đâu mất tiêu thế nhẩy???

Chia sẻ trang này