1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    1/ Analyst coi qua Điều 3 của luật doanh nghiệp 2005
    " Áp dụng Luật doanh nghiệp, điều ước quốc tế và các luật có liên quan
    1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    2. Trường hợp đặc thù liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó "
    - Tại khoản 1 có nói rõ Luật doanh nghiệp sẽ được áp dụng để thành lập, tổ chức quản lý doanh nghiệp. Vì luật quy định rõ như vậy, nên trong trường hợp có xung đột với luật khác về thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động thì luật doanh nghiệp sẽ được áp dụng để giải quyết.
    - Việc đặt tên là liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Do đó, nếu luật doanh nghiệp có quy định về thủ tục khiếu nại khi giải quyết việc đặt tên DN thì sẽ áp dụng theo quy định của LDN, không áp dụng theo khiếu nại của luật khiếu nại tố cáo.
    - Cũng như vậy nếu xem qua khoản 2 thì cũng nói nếu có xung đột giữa luật doanh nghiệp( luật chung trong trường hợp này) với luật chuyên ngành khác liên quan đến tổ chức hoạt động của doanh nghiệp được quy định trong luật chuyên ngành thì áp dụng luật chuyên ngành ( ví dụ liên quan đến thành lập tổ chức ngân hàng thì có luật chuyên về lĩnh vực ngân hàng chẳng hạn)
    2/ Cái nguyên tắc luật chuyên ngành trên thực ra không hề quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật nào cả. Chủ yếu bạn nên chú ý trong các luật chuyên ngành tại phần áp dụng luật thì nhận thấy điều trên.
    3/ Liên quan đến việc áp dụng luật thì là cả một vấn đề cần bàn.
    - Theo khoản 2 điều 80 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng chỉ rõ :
    "Điều 80. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
    ............
    2- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn."
    - Tuy nhiên như nói ở trên vẫn có thực tế là luật chuyên ngành dưới luật trái hoàn toàn so với luật chung ở trên.
    + Bàn đến đây thì lấy ví dụ điều Hiến pháp VN 92 có quy định " Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm"
    + Tuy nhiên đến luật doanh nghiệp cũng của QH thông qua tại Điều 9 về Nghĩa vụ của doanh nghiệp thì lại nói là: " Doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh"
    Bạn nào lấy hiến pháp, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ra để giải quyết vụ kí hợp đồng không thuộc ngành nghề đăng kí kinh doanh trong Topic http://www9.ttvnol.com/forum/khpl/970161.ttvn
    - Liên quan đến ngành nghề kinh doanh còn ví dụ khác rất oái oăm
    Tại điều 03 nghị định 12/2006 thì cũng quy định
    " Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu
    1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
    Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. "
    Như vậy lại trái hoàn toàn so với điều 09 luật doanh nghiệp về nghĩa vụ hoạt động đúng ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
    chán nhỉ.
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    **********
    Cảm ơn Pretty về những ý kiến của bạn!
    Tuy nhiên, 4 phương án bạn đưa ra vẫn chưa mang tính xây dựng về mặt pháp lý (trừ gặp chief Phòng để ...chiến đấu) dù tôi cũng công nhận chúng có giá trị thực tiễn trong nhiều trường hợp.
    Nếu người dân ai cũng phải nghe những phán xét củ chuối của mấy công bộc do mình trả lương thì liệu có còn công lý và cần chi đến box KHPL này!
    Để biến những củ chuối kiểu trên trở thành món khoái khẩu như 04 đời theo lý lịch nhà tôi đã từng xơi, tôi mạnh dạn đưa ra ý sau:
    - Hiến pháp nước ta và dưới đấy là một rừng luật được thiết lập nhằm bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân (đừng dùng từ dân chủ dễ dị ứng nhe)
    - Hiến pháp nước ta dù có to nhất khi ở bờ ao nhà mình thì ra đường cũng không qua mặt được ông Int''l Covernant of Civil and Political rights (1966) do chúng ta đã tham gia và chịu phép Pacta sur servanda. Ông kẹ sau này có bảo ở Điều 2 rằng: (a) Bảo đảm cho các nạn nhân quyền được đền bù hay được bồi thường thỏa đáng khi những quyền tự do của họ bị vi phạm, dù rằng người vi phạm là một viên chức chính quyền; (b) Bảo đảm cho nạn nhân được quyền khiếu nại tại các tư pháp, hành chánh hay lập pháp quốc gia, hay tại các cơ quan có thẩm quyền và phát triển quyền khiếu tố trước toà án; (c) Bảo đảm các cơ quan có thẩm quyền phải thi hành nghiêm chỉnh những sự đền bù hay bồi thường đã tuyên bố.
    Theo thiển ý của tôi, Hiến pháp, Luật KNTC, Pháp lệnh TTGQCVAHC nếu đâu đó có mâu thuẫn cũng chẳng vì thế mà không thể bị xem xét và thậm chí bị bác bỏ.
    Vấn đề là liệu mấy ông Toà hành chính có chịu thụ lý ko mà thôi. Tôi đã ngó qua Nghị quyết HĐTP TANDTC năm 2003 hướng dẫn thụ lý các vụ hành chính, Pháp lệnh số 29/2006/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của PL cũ liên quan tới quyền khởi kiện và thẩm quyền thụ lý như bạn dẫn. Nhìn chung lời giải chưa rõ ràng cho vụ tố tụng case này. Tuy nhiên, một số cách thức sau tôi mong các bạn cùng bàn thảo để đơn khởi kiện được thụ lý:
    1> Lập luận theo hướng quyết định cuối cùng của ông Phòng đồng nghĩa với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 để Toà xem xét thụ lý (vụ này thì ngon rồi, đỡ tốn calo mà ông Phòng có khi mời lại để nhận tên đã tranh cãi --> vụ Công ty TNHH Riviera Việt Nam)
    2> Doanh nghiệp làm đơn đề nghị UBTVQH12 giải thích LDN cho trường hợp này (hơi lằng nhằng vì chưa có cơ chế)
    3> Doanh nghiệp cứ viết đơn khiếu nại tới Sở KHĐT Hà Nội theo Luật KNTC về việc ông Phòng từ chối cấp DKKD. Bất luận ông Sở trả lời thế nào và hiểu ra sao vụ từ chối tên theo điều 31 LDN của ông Phòng thì đã trói được cái vụ cần điều kiện khiếu nại của doanh nghiệp cho việc thụ lý (cách này dễ thực hiện và hiệu quả cao)
    Hãy cố gắng dùng pháp lý để thực hiện những quyền Hiến pháp và pháp luật trao có thể các bạn sẽ thấy nhiều chiếc đũa thần hiện ra. Xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền là vậy!
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    "2/ Cái nguyên tắc luật chuyên ngành trên thực ra không hề quy định cụ thể trong một văn bản pháp luật nào cả. Chủ yếu bạn nên chú ý trong các luật chuyên ngành tại phần áp dụng luật thì nhận thấy điều trên." (trích dẫn từ Pretty).
    (i) Cám ơn em NTT đã cung cấp thêm thông tin. Trong case study thứ hai thì anh nhìn trên bề mặt ủng hộ decision maker vì anh nghĩ đây là nguyên tắc first in first served. Nếu CP đã có tên công ty đó trước thì người đi sau không được phép. Tuy nhiên, phải make sure là công ty QG gì đó đã register rồi chứ không phải chỉ mới nghĩ ra chưa register thì nhân dân đăng ký vào thì nói là "sẽ phạm huý" và cấm nhân dân register. Điều đó là không công bằng và thiên vị. Nếu biết, NTT cho anh biết là công ty của CP đó đã đăng ký hay chưa.
    (ii) Trước khi nói chuyện tiếp với Pretty, mình khẳng định lại là mình nói dưới đây không đả kích cá nhân bạn. Nếu cả hai bạn học luật xong mà có thể làm trong lĩnh vực luật ở vn như vậy là hai bạn phải rất là giỏi. Đừng quên điều này khi mình "tấn công" kiến thức các bạn.
    (iii) Tớ không đồng ý với câu nói trên (trích) trong bài viết của Pretty. Là một luật sư, nói ra điều gì với khách hàng phải có cơ sở pháp lý ủng hộ cho nó. Nếu không, nên cẩn thận và nói rằng mình nghĩ như thế không biết có đúng hay không. Luật sư khônt phải là người phán ra quy định mà phải là người nói ra cơ sở quy định pháp lý ở đâu. Nếu câu nói đó không có cơ sở pháp lý thì không nên nói.
    (iv) Nếu bạn muốn xem là conflict hai luật dùng cái nào thì bạn nên xem Luật của VN về giải thích các văn bản luật. Ở bên mình gọi là Act Interpretation Act. Mình bảo đảm là VN có cái này vì mình đã xem qua cũng phải 10 năm rồi từ văn phòng chi nhánh Saigon của mình. Xem trong đó coi có nói cái này hay không chứ không phải xem theo kiểu xem ngay trong LDN như vậy.
    (v) Mình nghĩ rằng rất có thể (possible) là Pretty đã được dạy không đúng về ý nghĩa của Luật Khiếu Nại trong trường luật. Cái này là phải dạy trong luật hành chính. Trước khi mình viết bài cho Pretty thấy về vấn đề này mình cần phải đọc Luật Khiếu Nại của VN đã. Bạn có thể vui lòng nếu dò tìm ra nhanh chóng trong MOJ website có thể giúp mình quote Luật này ra được không. Mình sẽ đọc coi nó nói cái củ chuối gì trong đó rồi mình sẽ viết bài cho bạn biết là ở nước theo the rule of law thì họ cho phép nhân dân khiếu nại như thế nào. Không có việc một luật nào đó nói rằng "tao không cho tụi mày khiếu nại lên toà án, phán quyết của tao là final" thì nhân dân im re và làm theo và phải đi năn nỉ decision maker vậy đâu. FOREGET ABOUT IT. Quyền hiến pháp cho nhân dân là quyền judical review đối với hầu hết quyết định của hành pháp (decision maker) đối với nhân dân bất chấp thế nào. Mong bạn nào giúp cho mình việc này để mình có cơ sở nói về cách khiếu nại ở nước người ta để các bạn so sánh.
  4. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    I/ Như mình trình bày ở phần 3 bài trên. Ở VN cũng có văn bản giải thích về việc áp dụng luật. Đó là luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tại luật này cũng giải thích rõ nguyên tắc áp dụng luật. Cụ thể Theo điều 80 :
    "Điều 80. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
    1- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
    Trong trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.
    2- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
    3- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
    4- Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực, thì áp dụng văn bản mới."
    II/ Về luật khiếu nại tố cáo, bạn vô trang web http://vietlaw.gov.vn/LAWNET/index.html
    - Phần tên văn bản, bạn đánh chữ "luật khiếu nại, tố cáo"
    - Phần loại văn bản, bạn click vô " luật" là okie
    - Trang web này free và rất dễ sử dụng. Bạn nên tra VBPL VN trong này.
    - Cũng theo cách đó, bạn có thể tìm được luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
    III/ Giải quyết trường hợp trên Luật Doanh nghiệp cũng là luật, luật khiếu nại tố cáo cũng là luật đều do QH ban hành. Hai luật trên xung đột nhau về vấn đề khiếu nại tên doanh nghiệp thì sẽ dùng nguyên tắc tại khoản 3 điều 80 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật :
    + luật khiếu nại được ban hành ngày 12/12/2005
    + luật doanh nghiệp được ban hành ngày 29/11/2005
    Theo nguyên tắc tại khoản 3 điều 80 trên thì luật khiếu nại sẽ được áp dụng.
    - Tuy nhiên trên thực tế, theo nguyên tắc áp dụng luật chuyên ngành như mình nói cụ thể tại điều 3 luật doanh nghiệp : "1. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan" nên luật doanh nghiệp sẽ được ưu tiên.
    IV/ Như mình đã trình bày rất nhiều lần là Luật VN hiện nay về nội dung của luật thì cũng tiến bộ, đẹp đẽ như tất cả các nước khác, tuy nhiên khi áp dụng vào thì cả một vấn đề.
    - Thứ nhất không có tòa hiến pháp, nên khi một văn bản trái pháp luật được ban hành, gây thiệt hại cho minh thì bạn không thể khiếu nại hay khởi kiện lê tòa hiến pháp để hủy bỏ được VB đó được mà đành phải " góp ý" với mấy ông ở trên là quốc hội, UBTV quốc hội
    với hi vọng mong manh là "ông ấy" sẽ sửa luật.
    - Thứ hai là ở VN có tập quán thích sử dụng các văn bản cấp dưới vì nó cụ thể, rõ ràng hơn mặc dù nó thường xuyên xung đột với bố mẹ, cô dì chú bác của nó.
    - Thư ba là Tòa án không có thẩm quyền tuyên cái văn bản trái pháp luật đó là vô hiệu và không áp dụng nó được ( vì theo luật Ban hành VBQPPL cơ quan nào ban hành, cơ quan đó hủy bỏ) nên đành phải áp dụng nó.
    V/ Khi tư vấn một vấn đề, là luật sư ở VN bạn không chỉ mang luật ra để nói là okie hay không okie. Vì có rất nhiều trường hợp theo luật thì okie nhưng thực tế gặp mấy chú củ chuối thì lại không okie. Vì vậy, khi tư vấn bạn không chỉ nói về luật mà còn kèm theo thực tế hiện nay là ..... để khách hàng biết và hiểu việc đó.
    - Khách hàng không biết về luật, họ chỉ cần bạn làm cho họ okie hay not okie mà thôi.
    Bạn nào biết nhiều về luật chuyên ngành, luật chung thì nên tham gia thảo luận về việc này, vì đây là lĩnh vực rất thú vị hiện nay.
    PS: rất vui được tranh luận với Analyst và những người khác để làm sáng tỏ những vướng mắc về pháp luật Vn hiện nay. Không có vấn đề gì V/v chỉ trích cá nhân gì hết, vì đây là tranh luận chứ không phải " chửi lộn "
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 09:50 ngày 04/10/2007
    Được pretty sửa chữa / chuyển vào 09:57 ngày 04/10/2007
  5. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Thỉnh thoảng mình mới vào forum cập nhật tin tức, quả thật là rất ấn tượng với bạn analyst - bận rộn với law firm như vậy mà vẫn chịu khó post rất nhiều bài công phu. Chỉ có ý kiến nho nhỏ với bạn về topic này là mọi người đang bàn về vấn đề luật "rất Việt Nam", khi bạn giải thich bạn lại dùng những thuật ngữ của luật hiến pháp Mỹ như "article I judge", "article III" judge, hay "judicial review" thì có thể sẽ làm một số người confused (vì ở VN không có những khái niệm như thế hoặc tương đương như thế).
    Với cả mình muốn hỏi mọi người là trong trường hợp tên giao dịch hoặc tên nước ngoài người ta không muốn dùng tiếng Anh mà lại dùng tiếng Pháp hay Italia thì mấy bác phòng DKKD có cho không nhỉ? Ngày xưa có người hỏi mình mà mình chưa có dịp nào để check với mấy bác trên đấy.
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn!
    Cùng thảo luận và tranh luận các case-study liên quan tới thực tiễn áp dụng pháp luật doanh nghiệp ở đây là nhằm các mục đích:
    1> Xây dựng những "con người nhận thức" đầy đủ về khía cạnh pháp lý của các vấn đề được bàn thảo
    2> Xây dựng những "con người hành động" về mặt pháp lý. Bạn có thể là luật sư, thẩm phán, nhà lập pháp hoặc lập quy, chuyên viên hành chính, nhân viên thanh tra, người dân hoặc doanh nghiệp, v.v, bất luận ai nếu vướng vào các trường hợp được nêu.
    Tôi xin khẳng định là những tranh luận ở đây hoàn toàn ko vô ích, nhưng chúng chỉ thực sự có ích khi chúng ta tích cực nhận thức và tích cực hành động để giải quyết vấn đề.
  7. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn,
    Bạn đặt tên tiếng nước ngoài theo ngôn ngữ nào cũng được, không nhất thiết phải là tiếng Anh. Mặc dù pháp luật doanh nghiệp ko quy định rõ và thực tiễn không phải mọi loại tiếng nước ngoài nào cũng được sử dụng, nhưng khi chọn tiếng nước ngoài bạn lưu ý giúp:
    1> Tiếng nước ngoài phải là ngôn ngữ chính thức được công nhận là quốc ngữ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận (thường là danh sách các quốc gia trên thế giới). Các thổ ngữ, tộc ngữ dù có được sử dụng nhưng không phải quốc ngữ rất khó được chấp nhận hoặc xác nhận. Tôi khẳng định đây chỉ là lệ, chưa có văn bản hướng dẫn vấn đề này từ bất kỳ nguồn nào.
    2> Dù chuyên viên đăng ký kinh doanh phải kiểm tra tiếng nước ngoài nhưng tốt nhất bạn phải gửi kèm theo những giấy tờ sau: bản sao các trang từ điển có những từ nước ngoài trong tên dự kiến hoặc bản công chứng dịch toàn bộ tên tiếng nước ngoài từ tên tiếng Việt. Tôi khẳng định việc này không phải là bắt buộc phải làm và ông Phòng cũng không có quyền bảo bạn làm. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh thì bạn cần linh động chiều theo lời "nhờ" của chuyên viên. Tất nhiên, chi phí dịch công chứng hay copy từ điển bạn phải tự bỏ. Quê mình là vậy!
    3> Các tiếng nước ngoài sử dụng ký tự tượng hình hoặc khác ký tự la-tinh (tiếng Trung, Hàn, Nhật, Ả rập, Slavơ, v.v) thwờng được chuyên viên bảo phiên âm sang tiếng Anh (???) cho dễ ghi vì ông Phòng không có font ký tự này. Nếu bạn muốn đỡ mất thời gian thì nhớ tải theo bộ font hoặc trực tiếp hướng dẫn chuyên viên đăng ký sử dụng trình insert symbol trong winword cho nhanh nhé. Tôi khẳng định hướng dẫn trên chỉ là lệ, không có trong luật.
    4> Nếu mấy cách trên không trôi thì bạn lại mang case của bạn lên đây mổ xẻ và viện đến tố tụng giải quyết nhé!
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Chào anh Analyst,
    Cái loại Tập đoàn kinh tế Luật Doanh nghiệp năm 2005 trót đưa vào nhằm chuyển đổi mấy ông Tổng Công ty 90/91 của quốc doanh nên ban đầu nó có vẻ như một loại hình doanh nghiệp mới ngầm thiên vị doanh nghiệp nhà nwớc chuyển đổi. Ông Thủ tướng là người ra quyết định thành lập tới 8 tập đoàn kinh tế loại này. Tất nhiên chưa có Tập đoàn kinh tế nào mang tên Quan Gia trước đó cả.
    Sau này, nhờ khoa học pháp lý mà các law maker mới ngã ngửa ra rằng Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân và những ông trước đó như Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt nam và những ông Tập đoàn khác chỉ là công ty mẹ và cần phải trở về tên cúng cơm đúng luật là "Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam" và "Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam" cho bình đẳng với mấy anh Công ty cổ phần Tập đoàn hay Công ty TNHH Tập đoàn nọ kia. Tôi sẽ trở lại bàn kỹ về case này.
    Quay về case-study 2, trước khi Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Quan Gia nộp hồ sơ đăng ký thành lập tại ông Phòng 32 Lê Thánh Tôn, toàn Việt Nam chưa có công ty hay Tập đoàn thủ tướng nào có tên như vậy. Đương nhiên, vì vụ này đã lùm xùm chiến đấu tới tận chief Đức mà vẫn không thông nên mới ra cơ sự và đưa ra làm case-study. Vụ ông Đức từ chối cấp tên diễn ra trong tháng 8/2007 trước khi NĐ 139/2007/NĐ-CP ra đời.
    Mong các bạn cùng đàm đạo làm rõ vấn đề!
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn LTV và xin lỗi các bạn là tớ dùng tiếng Anh vì những nguyên tắc nhỏ như vậy tớ học bằng tiếng Anh. Đây là một bất lợi nếu tớ nói chuyện với các bạn. Nếu bạn đọc lại bài viết của tớ bạn sẽ thấy tớ hay hỏi các bạn là có gì không hiểu xin hãy hỏi lại. Nếu có một nguyên tắc tiếng Anh nào tớ viết mà bạn không hiểu hãy hỏi tớ tớ sẽ giải thích ra nó là gì nhưng tớ thật sự không biết tiếng Việt là gì đâu vì trường tớ không dạy và tớ cũng không đi kiếm tiếng Việt tương đương vì không cần thiết. Sorry các bạn về việc này. Nếu các bạn không tiện hỏi publicly hãy PM và hỏi mình.
    Mình không viết được gì bây giờ nhưng nghĩ sẽ quay lại topic này cho các bạn thấy toàn bộ một hệ thống cho phép nhân dân được khiếu nại như thế nào để bạn thấy sự khác biệt giữa hai nơi (như là một kiến thức cơ bản) như họ quy định luật ra sao, hệ thống toà án ra sao và sự tự do của nhân dân (so với nước của bạn) ra sao. Bạn lưu ý là trong cuộc đời này không có xã hội lý tưởng chỉ có tốt hơn hoặc xấu hơn cho nên mình không có đi lý tưởng hoá quê hương mới của mình. Không có xã hội công bằng 100% đâu. Mình đã nhìn qua luật khiếu nại và luật thủ tục hành chính của các bạn (6 văn bản luật và pháp lệnh tất cả). Mình thấy sự khác biệt giữ hai hệ thống và sự cho phép quyền tự do đối với nhân dân access to courts là rất là lớn và quan trọng là không thể hiện sự khách quan trên bề mặt (prima facie). Khi khiếu nại là nên khiếu nại lên một cơ quan độc lập thay vì khiếu nại ngay cấp trên của delegate của decision maker. Mong các bạn chờ theo dõi bài viết của mình về quyền của nhân dân khiếu nại ở đây bạn sẽ thấy rõ điều này.
    Khi bạn đọc lại bài viết của bạn thấy mình vote cho 5 sao nghĩa là mình cám ơn các bạn mà không viết được trả lời.
    Pretty, khi rảnh đọc điều 2(1)(b) của PLTTGQCVAHC (sorry mình viết tắt thông thường mình không có viết tắt đâu) ban hành 1998 sửa đổi 2006.
    Câu hỏi của mình:
    + đồng ý về final decision, nhưng
    + mình vẫn nộp lên cấp trên của delegate đó (Phòng) và sure vì final desision họ sẽ gửi lại thư từ chối thụ lý,
    + vì vậy, mình có thể áp dụng section mình nói ở trên để kiện ra toà được không vì đã khiếu nại lần đầu như không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (giả sử là họ nói final decision từ phòng rồi không khiếu nại nữa).
    Pretty đọc và cho mình biết ý kiến. Sorry hôm nay tớ busy nên viết không theo kiểu clear in communications được đi ngược lại với nguyên tắc viết bài của tớ, sorry.
  10. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Ref. Case-study one:
    @ Analyst: Tôi có thêm một tên doanh nghiệp mới vừa được ông Phòng Hà Nội cấp cho doanh nghiệp:
    CÔNG TY TNHH EURO MEDICA SANTÉ VIỆT NAM
    http://www.hapi.gov.vn/portals/default.aspx?portalid=11&tabid=146&action=view&enpid=0102032370
    Toàn bộ phần "Euro Medica Santé" có gốc từ Pháp ngữ và riêng Medica (abrev. of Médicatement) là một servicemark đã được bảo hộ quốc tế.
    Câu hỏi: ông Phòng Hà Nội thực sự inflexible application of policy hay họ đang vướng actual bias. Chứng minh được motivation của actual bias còn có thể đưa đến việc xử lý hình sự về các tội tham nhũng (corruption-based criminal). Câu trả lời này có trong thực tiễn vận dụng luật của các công bộc nước ta và như một số ý của Pretty đã dẫn.

Chia sẻ trang này