1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy chưa ai xem xét vấn đề này khía ở cạnh tổ chức kinh doanh mà mới chỉ nhìn nó ở góc độ đơn nhất và gán cho nó là một thực thể, rồi cho đó là mâu thuẫn. Đã là thực thể thì phải có những quyền kinh doanh, tự nó và nhân danh nó thực hiện các hành vi kinh doanh. Thật khiên cưỡng khi không có những dấu hiệu đó đã gán cho nó là một thực thể.
    Nếu xét ở khía cạnh tổ chức kinh doanh thì vấn đề sẽ khác đi rất nhiều: Luật cho phép liên kết "lỏng" để tạo ra sức mạnh cho các nhóm công ty.
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Ref. Case-study 3: Tập đoàn kinh tế
    @ thongtue:
    Vì vậy mà vấn đề tập đoàn kinh tế chỉ đang được xem xét dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp bạn ạ. Luật DN2005 và Nghị định 139/2007/NĐ-CP đã nói rõ tập đoàn kinh tế không phải là một thực thể pháp lý. Vấn đề nó là thực thể kinh doanh (bao hàm cả khía cạnh tổ chức kinh doanh như bạn đề cập) thuần tuý.
    Tập đoàn là một thực thể kinh doanh thuần tuý và do các lĩnh vực pháp luật khác nhau điều chỉnh.
    (1) Pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh công ty mẹ và các công ty con như những thực thể pháp lý tách rời trong mối liên hệ tập đoàn (đã định điều chỉnh trọn gói nhưng vướng mắc như đã nêu)
    (2) Pháp luật tài chính - kế toán điều chỉnh chế độ báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con
    (3) Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hoạt động hạn chế cạnh tranh và tập trung kinh tế của nhóm
    (4) Pháp luật chứng khoán, kinh doanh, v.v cũng đếu có các quy định điều chỉnh một hành vi nào đó về nhóm công ty
    Tôi lấy ví dụ pháp luật cạnh tranh: Luật cạnh tranh năm 2007 cho phép nhóm công ty (cả ông tập đoàn) quyền hạn chế cạnh tranh tại Điều 8 nếu quyền này không vi phạm Điều 9 Luật cạnh tranh (nhóm công ty không chiếm quá 30% thị phần):
    (i) thoả thuận và ấn định giá trực tiếp và gián tiếp
    (ii) thoả thuận phân chia thị trường
    (iii) thoả thuận hạn chế số lượng sản xuất hoặc cung ứng
    (iv) thoả thuận hạn chế phát triển công nghệ, đầu tư
    (v) áp đặt điều kiện hợp đồng
    ...
    (viii) thông thầu
    Ngoài ra, tập đoàn còn có quyền thực hiện tập trung kinh tế theo các hình thức khác nhau (i) tới giới hạn không quá 50% thị phần, (ii) không giới hạn nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc (iii) sắp phá sản hay có lợi cho xuất khẩu, phát triển công nghệ.
    Vậy, nói thực thể kinh doanh thuần tuý là tập đoàn không có quyền kinh doanh là chưa chính xác. Chỉ có điều vì không được công nhận là một thực thể dạng đa có tư cách pháp nhân nên để túm trách nhiệm của cái ông tập đoàn này thì phải phân ra túm từng phần tử hợp thành. Riêng vấn đề này đã có rất nhiều điều để bàn bạn ạ!
    Được nangthuytinh78 sửa chữa / chuyển vào 14:51 ngày 13/10/2007
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Nếu đã nói tập đoàn là thực thể, hãy chỉ ra cho tôi tư cách chủ thể của tập đoàn, các quyền của nó trong pháp luật doanh nghiệp. Tập đoàn được quy định trong pháp luật doanh nghiệp không có nghĩa nó là thực thể, việc quy định đó chỉ là cho phép liên kết "lỏng" giữa các pháp nhân kinh tế. Những điều bạn ví dụ ở trên chỉ là những điều mà các pháp nhân riêng lẻ phải tuân thủ, bị cấm trong việc liên kết nhóm.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 13/10/2007
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (i) NTT, cám ơn bạn đã tặng cho bài viết về judicial review 5 sao. Mình nghĩ (đây chỉ là suy nghĩ của riêng mình không có tính bắt buộc) bạn khỏi cần phải dẫn chứng luật pháp Việt Nam về quyền khiếu nại của nhân dân đối với hành pháp cho mình xem để so sánh. Mình đã đọc xem qua (đã in ra) sáu văn bản luật chính của Việt Nam về (a) luật khiếu nại tố cáo (với hai điều chỉnh) và (b) luật về thủ tục vi phạm hành chính (với hai điều chỉnh) (tất cả là sáu) và mình biết là hệ thống khiếu nại ở Việt Nam như thế nào. Vì lẽ đó, mình nghĩ mình không cần đọc đâu bạn làm vậy tốn thời gian của bạn lắm không cần thiết vì bạn sẽ cần phải nghiên cứu thật sâu để dẫn chứng luật pháp khi nào bạn sẽ phải thật sự cần đến luật pháp làm nền tảng giải quyết một vấn đề. Lý do mà mình viết bài về quyền khiếu nại của nhân dân ở một quốc gia sống theo the rule of law là vì mình muốn cho các bạn (đa số ở đây) là sinh viên đã và đang học luật Việt Nam (nếu đã chưa bao giờ biết đến) biết qua ở trên bề mặt (prima facie) của hệ thống khiếu nại ở nước người ta được hình thành như thế nào và cơ sở nên tảng ra sao. Trong đó, tớ nhấn mạnh đến những sự khác biệt cơ bản. Chính những sự khác biệt đó làm cho một luật sư ở một nước theo the rule of law có rất nhiều cơ hội về việc làm vì client cần đến họ để khiếu nại khi cần thiết (say judicial review).
    (ii) Trong bài viết cuối cùng trong loạt bài nói về sự khác biệt trong quyền khiếu nại của nhân dân này, tớ sẽ viết về merits review (xem ngay bên dưới đây).
    (iii) Trong trang trước NTT có quote ra 3 câu hỏi cho vấn đề "tập đoàn kinh tế". Mình có một câu hỏi muốn hỏi lại NTT xem bạn nghĩ như thế nào. Bạn lưu ý là tớ hỏi bạn suy nghĩ như thế nào và tớ không hỏi bạn là trích dẫn luật pháp cho tớ xem. Nếu bạn muốn, xin vui lòng trả lời. Nếu không thì cũng không sao.
    Câu hỏi của tớ là "giả sử rằng Thủ tướng một nước A cho hình thành các tập đoàn kinh tế gì đó mà điều đó không có cơ sở pháp lý nghĩa là không có bất cứ luật pháp nào support cho quyết định đó, là một người học luật bạn nghĩ chuyện này như thế nào?"
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    MERITS REVIEW (MR)
    (1) Các bạn, sau khi đọc xong post này, các bạn sẽ thấy được những điều sau đây:
    (a) Sự khác biệt so với Việt Nam trong việc cung cấp lý do từ chối trong một quyết định của hành pháp và nghĩa vụ phải cho phép nhân dân khiếu nại bằng remits review với Article I judges, và
    (b) Sự khác biệt với Việt Nam trong việc hình thành ra các cơ quan của Article I judges (hay tribunals) mang tính độc lập hoàn toàn so với hành pháp để nhân dân có thể thấy được sự không thiên vị thay vì cơ quan khiếu nại không mang tính độc lập với primary decision maker.
    (2) Khác với JR, bạn không cần có bất cứ một lý do pháp lý nào để khiếu nại hành pháp bằng MR. Sự khác biệt đầu tiên so với Việt Nam là khi hành pháp ở đây từ chối application của nhân dân, hành pháp phải:
    (a) ghi ra rõ ràng quote quy định của luật ra rõ ràng đâu là lý do họ từ chối (ví dụ case của NTT là từ chối đăng ký tên), và
    (b) ghi ra rõ ràng trong quyết định từ chối nhân dân được phép khiếu nại lên cơ quan nào và thời gian khiếu nại là bao lâu.
    (3) Đây là trách nhiệm pháp lý mà hành pháp phải làm (chứ không có chuyện họ muốn làm sao cũng được) đối với nhân dân mà tớ đã từng nói trong nguyên tắc right to reason mà nhân dân được hưởng mặc nhiên. Sau khi có quyết định từ chối, bạn cứ tự nhiên nộp form lên cơ quan khiếu nại (ghi trong thư) đơn giản nói rằng bạn nghĩ quyết định đó không đúng xem lại cho bạn. Article I judges sẽ nhận hồ sơ viết thư hỏi bạn cung cấp bằng chứng (theo inquisitorial) và bạn cung cấp. Họ sẽ xem xét và quyết định.
    (4) Khác biệt cơ bản thứ hai so với Việt Nam là cơ quan khiếu nại hoàn toàn độc lập với cơ quan cấp phép cho dù cả hai thuộc hành pháp để tránh thiên vị (phủ bên phủ). Tớ đã đọc luật Việt Nam và thấy rằng hệ thống khiếu nại này là internal review.
    (5) Khi bạn dùng MR, bạn sẽ thấy rằng nó khác với JR là tribunals sẽ có thể đưa ra một quyết định mới thay thế và bỏ hoàn toàn quyết định cũ (mà JR không làm được vì vi phạm separation of powers).
    (6) Với MR bạn không cần phải thuê luật sư common law tốn nhiều tiền cũng được nhưng với JR bạn phải có luật sư vì cãi nhau về luật pháp (matter of law).
    (7) Qua những bài viết trên, bạn (là người chưa biết về common law system) hãy đọc và tự suy nghĩ cho mình về quyền của người dân bình thường trong xã hội khi deal with hành pháp và tự kết luận cho mình. Bạn không cần phải quỳ lạy năn nỉ em nào cho dù em đó chỉ là một trưởng phòng nhỏ mà thôi chưa nói đến lớn hơn. Bạn nộp vào mọi thứ đúng quy định đúng hiến pháp, chẳng em nào dám quăng quyết định của bạn ra cửa sổ.
    Nếu bạn có bất cứ điều nào chưa hiểu rõ, hoặc muốn đi sâu thêm, trong việc tớ nói đến quyền khiếu nại của nhân dân ở một quốc gia sống theo the rule of law, bạn vui lòng post lên hỏi tớ. Mong rằng bạn chưa bao giờ biết được về hệ thống đó đã có một cái nhìn cơ bản về nó so sánh với điều bạn học. Có đi, có sống ở nơi khác, thì mới có thể biết được tính thật của một số môn học mà bạn học ở trường của bạn.
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Nếu đã nói tập đoàn là thực thể, hãy chỉ ra cho tôi tư cách chủ thể của tập đoàn, các quyền của nó trong pháp luật doanh nghiệp. Tập đoàn được quy định trong pháp luật doanh nghiệp không có nghĩa nó là thực thể, việc quy định đó chỉ là cho phép liên kết "lỏng" giữa các pháp nhân kinh tế. Những điều bạn ví dụ ở trên chỉ là những điều mà các pháp nhân riêng lẻ phải tuân thủ, bị cấm trong việc liên kết nhóm.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 13/10/2007
    [/quote]
    @ thongtue: bạn hỏi như vậy thì theo bạn hiểu thực thể là gì?
    Tôi đã phân tích ở trên, LDN2005 mới đề cập tới một phần khái niệm của Tập đoàn kinh tế nhằm hợp thức hoá mấy ông Nhà nước. Nghị định hướng dẫn nó đã khẳng định nó không có tư cách pháp nhân. Như vậy có thể nói tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh doanh hay thực thể kinh doanh dạng đa không được công nhận tư cách chủ thể như một loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Nó khác với doanh nghiệp ở chỗ không được đăng ký kinh doanh và vấn đề tài sản của nó không rõ ràng.
    Cái tư cách chủ thể của tập đoàn kinh tế như bạn đòi hỏi là thứ còn thiếu và chưa được quy định rõ. Vì vậy mới đặt ra vấn đề nghiên cứu và trao đổi để khắc phục sự thiếu sót này.
    Trong thực tế, ông tập đoàn kinh tế, nếu hiểu nó là một thực thể kinh doanh, có các quyền và nghĩa vụ do nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau điều chỉnh mà không chỉ gói trong Luật doanh nghiệp.
    Cuối cùng, thực thể là thứ tồn tại thực tế mà không lệ thuộc vào sự "công nhận" hay "không công nhận" của pháp luật. Nếu được pháp luật công nhận, nó là thực thể pháp lý và có các quyền và nghĩa vụ chủ thể cụ thể. Nếu không, giới nghiên cứu, giới lập pháp và các thầy vận dụng luật như tôi và bạn mới cần được nhắc đến và mới có việc để làm! Chí ít là đem nhau tranh cãi trên này.
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Khái niệm tập đoàn ở đây là khái niệm "rỗng". Thực thể kinh doanh cũng vậy, không chỉ ra được đặc tính của nó thì cũng chẳng có gì để bàn. Thêm nữa, tôi muốn nhấn mạnh đã là thực thể thì phải có quyền và nghĩa vụ, luật pháp cũng chỉ xoay quanh 2 chữ này mà thôi.
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ Analyst: Thủ tướng đảm nhiệm các chức năng hành pháp và chính trị.
    Trong một thể chế có các yếu tố (i) "seperate power"; (ii) "check and balance" và (iii) "partisan", thủ tướng phải phân biệt rõ các chức năng khi thực hành công vụ của mình nếu không muốn bị sờ tới. Thủ tướng nước A theo thể chế này thì hẳn là ko dám cho thành lập tập đoàn kinh tế nếu ko có (i) luật pháp hoặc (ii) tình trạng đảng chiếm đa số trong Nghị viện support
    Trong một thể chế tạm thời chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh các yếu tố trên, thủ tướng có thể ra các quyết định groundless như thành lập tập đoàn. Về mặt pháp lý là sai, nhưng thực tế nếu hợp "ý đảng, lòng dân" thì chẳng bị ai sờ tới.
    Ở Việt Nam, Thủ tướng ra quyết định trái luật thì ko được phép (về thủ tục void văn bản của thủ tướng thì quy chế chưa rõ ràng và thực tiễn chưa vận dụng), nhưng ra quyết định về một vấn đề trong khi các văn bản trước đó hoặc mâu thuẫn, hoặc không có, hoặc đã bị vô hiệu bởi điều ước quốc tế, hoặc v.v mà các thể chế quyền lực cấp cao hơn (Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội, *************, Chính phủ) không có ý kiến thì chẳng hề hấn gì. Đặc thù của Việt Nam là (i) cơ chế dân kiện Chính phủ nói chung, thủ tướng nói riêng không được đề cập và (ii) Quyết định của Thủ tướng chính phủ cũng là văn bản quy phạm pháp luật.
  9. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @thongtue: Đúng một phần bạn ạ! Khái niệm tập đoàn kinh tế là khái niệm "nghèo" về mặt nội hàm. Nó là đồ copy theo ý đồ hợp thức hoá một cách vội vàng và cẩu thả mấy ông tổng công ty nhà nước.
    Tôi muốn nhấn mạnh rằng thực thể pháp lý có các quyền và nghĩa vụ tương đối rõ ràng. Thực thể kinh doanh khác thì phải mất công xác định.
    Nếu một ngày nào đó trên bàn của bạn có một bộ hồ sơ vụ gì gì đó (đại loại như "các thành viên tập đoàn A quyết định từ chối cung cấp mọi hàng hoá hoặc dịch vụ cho bạn thongtue vì bạn không công nhận tư cách của chúng tôi", hoặc "tổ hợp công ty B quyết định áp dụng khung giá phân biệt đối với bạn thongtue từ ngày...", hay "liên danh các hãng hàng không PA và VA quyết định ấn định các điều kiện hợp đồng vận chuyển tàu bay riêng biệt với bạn thongtue vì lý do ...") về một thực thể kinh doanh nào đó, tôi tin là bạn sẽ phải tiếp cận và giải quyết để xem giữa bạn (hoặc thân chủ của bạn, tổ chức của bạn) và cái thực thể kia xác lập các quyền và nghĩa vụ với nhau thế nào, luật gì điều chỉnh, v.v. Bạn không công nhận nhưng nó vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Lawmaker muốn pháp lý hoá nó nhưng chưa có cơ sở lý luận và thực tiễn. Thế mới cần Khoa học pháp lý chứ!
  10. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tôi chẳng có ý định phản đối việc thảo luận. Có điều phải biết là thảo luận cái gì. Thực thể kinh doanh cũng phải có hình thù gì chứ, hay chỉ là thứ mơ hồ? Nói chuyện ma thì cũng phải thống nhất ma là gì, khác người thế nào thì mới cảm thấy rùng mình, không thì làm sao mà sợ (ví von tý cho vui thôi).
    Quay lại chuyện tập đoàn. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu thêm thì các cái thứ gọi là tập đoàn đều không có tư cách pháp nhân, và biểu hiện của nó là một loại liên kết trong kinh doanh, là 1 loại mạng lưới kinh doanh, là hình thức tổ chức kinh doanh, chữ tập đoàn được phỏng đoán là đọc chệch từ chữ "tài đoàn" mà ra. Theo truyền thống kinh doanh ở châu Á thì đây là 1 thể loại nửa hội người, nửa hội buôn (trừ Keiretsu của Nhật thì hơi khác vì đã vay mượn mô hình thương mại củ Đức và bị khống chế tỷ lệ sở hữu đan chéo, Gongxi của TQ cũng khác biệt vì mới ra đời từ những năm 80 của TK 20). Về mặt pháp lý, luật pháp chỉ điều chỉnh các pháp nhân riêng lẻ trong tập đoàn mà thôi. Các pháp nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật khi lập nhóm không phải là sự điều chỉnh của pháp luật đối với tập đoàn.

Chia sẻ trang này