1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0

    [/quote]
    Tôi chẳng có ý định phản đối việc thảo luận. Có điều phải biết là thảo luận cái gì. Thực thể kinh doanh cũng phải có hình thù gì chứ, hay chỉ là thứ mơ hồ? Nói chuyện ma thì cũng phải thống nhất ma là gì, khác người thế nào thì mới cảm thấy rùng mình, không thì làm sao mà sợ (ví von tý cho vui thôi).
    Quay lại chuyện tập đoàn. Nếu bạn chịu khó tìm hiểu thêm thì các cái thứ gọi là tập đoàn đều không có tư cách pháp nhân, và biểu hiện của nó là một loại liên kết trong kinh doanh, là 1 loại mạng lưới kinh doanh, là hình thức tổ chức kinh doanh, chữ tập đoàn được phỏng đoán là đọc chệch từ chữ "tài đoàn" mà ra. Theo truyền thống kinh doanh ở châu Á thì đây là 1 thể loại nửa hội người, nửa hội buôn (trừ Keiretsu của Nhật thì hơi khác vì đã vay mượn mô hình thương mại củ Đức và bị khống chế tỷ lệ sở hữu đan chéo, Gongxi của TQ cũng khác biệt vì mới ra đời từ những năm 80 của TK 20). Về mặt pháp lý, luật pháp chỉ điều chỉnh các pháp nhân riêng lẻ trong tập đoàn mà thôi. Các pháp nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật khi lập nhóm không phải là sự điều chỉnh của pháp luật đối với tập đoàn.
    [/quote]
    @thongtue:
    Đấy là vấn đề bạn ạ! Nói như luật sư Nguyễn Ngọc Bích thì đến chính doanh nghiệp - một thực thể pháp lý - cũng được xem là một con ma cơ mà.
    Tuy nhiên, việc xem con ma là gì thì chỉ cần xem con người là gì thôi. Việc chúng ta cần làm có ý nghĩa nhất và đơn giản nhất là xem con người có những đặc tính gì thì thử xem con ma có đặc tính ấy không và có thì nó thể hiện thế nào, rồi đảo lại từ đặc tính con ma ra đặc tính con người. Đương nhiên xem đặc tính con ma thì không thể dùng tay không được.
    Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 139 mới chỉ kể ra là có con ma, chứ chưa cho biết con ma đó như thế nào, con ma đó khi còn sống làm người nó ăn rau muống thì khi thác xuống âm ti nó ăn bỏng ngô hay hương nhang hay phơ-mai, hay cũng phải xơi cỗ như người.
    Những điều tôi nói trên chỉ là phỏng đùa theo ý con ma thôi.
    Về vấn đề tập đoàn kinh tế, Việt nam cũng có thể phỏng theo các mô hình đã có ở nước ngoài hoặc chế ra mô hình đặc thù kiểu Việt Nam. Vấn đề là văn bản pháp luật quy định về nó (nếu có) phải cho biết nó là gì, nó khác thực thể khác thế nào, nó có quyền và nghĩa vụ pháp lý gì không, v.v. Nếu pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh về tập đoàn kinh tế thì nó điều chỉnh cái gì cụ thể chứ ko chỉ nhắc tên con ma rồi ai muốn hiểu thế nào thì hiểu như hiện nay.
    Để cho việc trao đổi được tập trung, bạn có thể cho biết:
    1> LDN có nên điều chỉnh tập đoàn kinh tế k? Nên thì sao? Ko nên thì sao?
    2> Nếu có điều chỉnh thì tập đoàn kinh tế là gì? Tiêu chí nào để phân biệt nó với nhóm công ty khác?
    3> LDN tác động như thế nào hay quy định gì về các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mô hình tập đoàn kinh tế?
    Được nangthuytinh78 sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 16/10/2007
  2. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    - Luật hiện hành đang điều chỉnh các pháp nhân kinh tế trong thoả thuận lập nhóm có ảnh hưởng tới bên thứ ba.
    - Không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật thì không chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Điều này là hiển nhiên.
    - Phải hiểu bản chất kinh tế của các dạng thức được gọi là tập đoàn thì mới biết là có nên điều chỉnh không, điều chỉnh như thế nào, bằng cách nào, mức độ điều chỉnh ra sao, thậm chí không cho phép được tạo liên kết.
  3. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Ref. Case-study 3:
    Tôi từng nói Luật Doanh nghiệp không nên quy định về tập đoàn kinh tế bởi phạm vi điều chỉnh của luật này chỉ là việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu Tập đoàn kinh tế không phải là một thực thể pháp lý, không phải một doanh nghiệp thì không nên điều chỉnh bởi luật này. Nếu có điều chỉnh, luật này chỉ nhắm tới yếu tố quyền quyết định dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp nhận vốn hoặc yếu tố quyết định khi doanh nghiệp mang vốn góp vào doanh nghiệp bên ngoài mà thôi. Như vậy, nó điều chỉnh yếu tố vi mô trong mỗi doanh nghiệp cụ thể chứ không thể điều chỉnh mối quan hệ liên doanh nghiệp được. Việc gán cho Luật doanh nghiệp điều chỉnh về nhóm công ty khi chưa làm rõ nhóm công ty là gì, vì vậy, tỏ ra khiên cưỡng và thiếu thuyết phục.
  4. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tôi không rõ bạn nghĩ gì, nhưng tôi đoán bạn bắt đầu hiểu vấn đề. Mấy đường link bạn post lên tôi đã đọc, nhưng tôi cho rằng vài cái lời tựa đó là lạc đề, không phải cho câu chuyện tập đoàn.
  5. ltkvnu

    ltkvnu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hic! Chưa đc học luật doanh nghiệp!
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ @thongtue:
    Cảm ơn bạn đã quan tâm tới chủ đề tập đoàn kinh tế.
    Thực ra trong tranh luận, chúng ta cố gắng chỉ rõ đâu là vấn đề thực chứng, đâu là vấn đề chuẩn tắc để từ đó xem quan điểm của chúng ta về mô hình mới mẻ này có tiệm cận, trùng nhau, cắt nhau hay chạy song song mà thôi.
    Ở đây có một điểm mà quan điểm chúng ta tạm cho là cắt nhau:
    Bạn cho rằng: Tập đoàn kinh tế - Ko phải thực thể (về mặt pháp lý) do ko có tư cách chủ thể gắn liền với các quyền và nghĩa vụ pháp lý
    Tôi cho rằng: Tập đoàn kinh tế (hiểu theo pháp luật doanh nghiệp) - ko phải thực thể pháp lý nhưng vẫn là một thực thể kinh doanh do đó nó có một số quyền và nghĩa vụ hạn chế mà bản thân pháp luật doanh nghiệp ko điều chỉnh mà do lĩnh vực pháp luật khác điều chỉnh. trong mối liên kết nhóm.
    Vấn đề tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân thì chúng ta khỏi cần bàn vì luật minh định rồi.
    Tuy nhiên, tới giờ này tôi vẫn chưa nhận được cao kiến của bạn về:
    1> Các vấn đề cơ bản về tập đoàn: khái niệm, các đặc trưng, phân loại, bản chất pháp lý, v.v
    2> Các vấn đề pháp lý về tập đoàn trong pháp luật Việt Nam hiện hành: Khái niệm, đặc trưng, phân loại, v.v và ý kiến bình luận về nó hay dở ra sao, tiếp cận cái hay dở đó như thế nào, v.v
    3> Các vấn đề ứng dụng về tập đoàn kinh tế: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tập đoàn kinh tế theo quan điểm hoặc cách tiếp cận của bạn
    Được nangthuytinh78 sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 18/10/2007
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Hihì, tôi chẳng có cao kiến gì đâu. Chẳng qua thấy mấy đường link bạn post lên đặt tít nghe ấn tượng nhưng sáo rỗng (xin lỗi, đây là nói thật, không có ý xúc phạm ai cả) nên có vài lời vậy thôi.
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Các đường link trên theo thông báo chỉ là phần 1 và phần 2 của bài viết, tức là còn nguyên một hoặc hai phần sau chưa post.
    Trong khi chờ đợi những phần đó, tôi sẽ tiếp tục một số vấn đề về tập đoàn kinh tế theo hướng tiếp cận "vận dụng luật doanh nghiệp 2005"
  9. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Cứ nói đi nói lại mãi nhưng vẫn phải nói. Theo bạn thì thực thể kinh doanh là gì, nhận diện nó thế nào, bản chất pháp lý (không phải địa vị pháp lý) của thực thể kinh doanh là gì?
  10. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ thongtue: tiếp tục cùng bạn vài dòng về thực thể trước khi tôi mở một topic mới về đề tài tập đoàn kinh tế trên box này để các bạn yêu khoa học pháp lý cùng góp ý kiến cho chủ đề này và ko làm loãng chủ đề "vận dụng Luật doanh nghiệp năm 2005...".
    (i) thực thể là gì?
    Thực thể (hình như Anh ngữ kêu là entity) hiểu theo nghĩa chung nhất là một hình thái tổ chức tồn tại thực tế có sự gắn kết và nhắm tới mục đích hoạt động xác định.
    Thực thể có hai thể là thể đơn và thể đa (nhiều phần tử thể đơn và/hoặc thể đa tạo thành thực thể lớn hơn).
    Khi được nhà nước công nhận về mặt luật (tức pháp lý hoá), thực thể (về mặt pháp lý) gồm hai loại tự nhiên nhân (natural person) và pháp nhân (legal person), trong đó tự nhiên nhân là thực thể thể đơn, pháp nhân là thực thể thể đa. Ngoài ra, luật còn công nhận một thể lai tạp giữa tự nhiên nhân và pháp nhân trên khía cạnh tài sản và trách nhiệm, đó là á pháp nhân (quasi legal entity). Với á pháp nhân, thực thể được trao một số quyền và chịu một số trách nhiệm, nhưng riêng yếu tố trách nhiệm gắn với tài sản thì người đứng đầu á pháp nhân phải chịu toàn bộ và vô hạn.
    Quyền và nghĩa vụ của thực thể pháp lý đã có trong hệ thống pháp luật, thiết nghĩ không cần bàn sâu.
    Nếu không hoặc chưa được nhà nước công nhận, thực thể vẫn tồn tại trong thực tế nhưng hoặc không có quyền và nghĩa vụ liên quan, hoặc quyền và nghĩa vụ của chúng được biến dạng cho các phần tử tạo thành chúng như trường hợp á pháp nhân. Đây là vấn đề mà lawmaker cần nghiên cứu để xây dựng mô hình nhằm pháp lý hoá các thực thể loại này theo hướng tích cực (như nước Đức với mô hình công ty TNHH) hoặc tiêu cực (như trường hợp tập trung kinh tế kiểu cartel hoặc trust).
    Thực thể thể đa còn được hiểu là tổ chức.
    Bàn về thực thể là vậy!
    (ii) thực thể kinh doanh là gì?
    Thực thể kinh doanh có hai ý hiểu hiện nay: một cho rằng nó là thực thể có mục đích kinh doanh bất luận đã được nhà nước công nhận hay chưa, một cho rằng (theo ý hẹp hơn) nó là thực thể đã được pháp luật kinh doanh hay doanh nghiệp quy định. Hai cách hiểu này cho ra hai cách tiếp cận về ngoại diên khác nhau là: (a) thực thể kinh doanh bao gồm các thực thể kinh doanh được pháp lý hoá và các thực thể kinh doanh thuần tuý chưa được pháp lý hoá (phân biệt theo phương pháp loại suy) và (b) thực thể kinh doanh chỉ là thực thể kinh doanh đã được pháp lý hoá mà thôi.
    Theo cách dẫn luận từ các entry trên, tôi lựa chọn cách tiếp cận (a).
    (iii) thực thể và thực thể kinh doanh được thể hiện như thế nào trong luật thực định:
    Trước khi xem xét Luật doanh nghiệp năm 2005 nói riêng, pháp luật doanh nghiệp nói chung đề cập gì về thực thể, tôi muốn nhắc tới pháp luật dân sự mà cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2005 (?oBLDS2005?).
    Pháp luật dân sự thực định chỉ ra các loại thực thể chung nhất là cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác (Phần thứ nhất của BLDS2005). Hiểu một cách đơn giản là BLDS2005 điều chỉnh ngoài pháp nhân còn có cá nhân là tự nhiên nhân và chủ thể khác là các á pháp nhân. Các chủ thể khác đương nhiên không bao gồm các thực thể chưa được pháp luật công nhận.
    Các thực thể là chủ thể của pháp luật dân sự bao gồm:
    a1> cá nhân (thực thể thể đơn)
    a2> pháp nhân (thực thể thể đa): 6 loại
    a3> chủ thể khác (á pháp nhân): hộ gia đình, tổ hợp tác
    Các thực thể là chủ thể của pháp luật doanh nghiệp nói chung bao gồm:
    b1> pháp nhân: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh và các pháp nhân là tổ chức kinh tế khác
    b2> á pháp nhân: doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể (trong giới hành nghề luật còn có VPLS hoặc luật sư hành nghề cá nhân)
    b3> chủ thể khác: nhóm công ty (tiếc thay chưa được làm rõ như đã bàn)

Chia sẻ trang này