1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Để không làm loãng chủ đề này, mời bạn bạn tiếp tục viết.
    Tuy vậy, tôi thấy rất thắc mắc:
    1. Nếu như bạn nói thì tập đoàn (nhóm b3) về mặt lý luận phải là pháp nhân? Quá lạ, chưa làm rõ nó là gì mà nó phải như thế nào thì hơi khó.
    2. Nếu đã thế thì tập đoàn hiện nay hoặc đang hoạt động "chui" (pháp luật không công nhận là pháp nhân) hoặc bị đặt ra ngoài vòng pháp luật (nếu thực tế nó là 1 thực thể có tính chất pháp nhân)?
    3. Tôi cho rằng khái niệm thực thể kinh doanh áp cho tập đoàn trong tình huống này là tối nghĩa, chẳng khác gì khái niệm tập đoàn. Thực thể cho dù là thực thể kinh doanh hay thực thể gì khác phải là cái có thể nhận diện được, ít ra về mặt học thuật có thể chỉ ra các đặc điểm của nó, trên cơ sở đó mới xác định trong thực tế cái gì là thực thể căn cứ vào các đặc điểm đó.
    4. Truy nguyên chữ tập đoàn thì còn nhiều chuyện thú vị nhưng bản chất pháp lý của nó theo luật VN thì nó là nhóm công ty có quy mô lớn có mối liên hệ về thị trường, công nghệ...
  2. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ thongtue: cảm ơn bạn có ý kiến.
    1> Nếu bạn theo dõi các đoạn trên sẽ thấy tôi chưa bao giờ bảo nhóm công ty phải có tư cách pháp nhân.
    Tuy nhiên, cách tiếp cận của các luật sư Tân - Hưng là khá lý thú và tôi support quan điểm của họ. Theo hai luật sư này, sở dĩ tập đoàn kinh tế manh nha có tư cách pháp nhân là vì nó được chuyển đổi vụng về và cẩu thả từ mô hình tổng công ty có sẵn Luật DNNN 2003. Có điều là ngay từ khi thông qua dự thảo cuối cùng của LDN2005, các nhà lập pháp có lẽ đã dùng dằng giữa việc nó có tư cách pháp nhân hay không có tư cách pháp nhân như đồng hao của nó là Tổng công ty mẹ-con. Vì lẽ đó mà quả bóng xác định khái niệm tập đoàn kinh tế và có gắn nó với tư cách pháp nhân hay ko được nhồi cho Chính phủ hiện thực hoá qua Nghị định số 139/2007/NĐ-CP (Điều 26).
    Tại sao Tập đoàn kinh tế lại phải có tư cách pháp nhân nếu như nó không phải một loại hình doanh nghiệp mới và danh tính của nó mới được gá tạm trong quy định về nhóm công ty. Đây là câu hỏi chúng ta phải cùng giải đáp.
    2> Tập đoàn kinh tế dù không phải pháp nhân nhưng nói gì thì nói nó vẫn là một chủ thể không rõ tư cách mà LDN2005 đưa ra và Nghị định 139 thất bại trong việc xác định các quyền và nghĩa vụ của nó. Bài toán điều chỉnh tập đoàn kinh tế đang chủ yếu do Luật Cạnh tranh điều chỉnh. Với những tập đoàn kinh tế cả tư nhân và nhà nước hiện nay thì Luật cạnh tranh xem như chẳng phải điều chỉnh gì cả !??
    3> Đồng ý với bạn về sự tối nghĩa và vì thế chúng ta mới đặt ra vấn đề lạm bàn để giúp nó sáng nghĩa hơn ít nhất cũng tại box KHPL này.
    4> Thuật ngữ (xin chưa dùng tới cấp khái niệm) tập đoàn kinh tế hiểu như luật thực định hiện nay giống như nồi lẩu thập cẩm giữa Luật DNNN 2003, khái niệm tập đoàn kinh tế của Trung Quốc và chút gì đó của Ấn Độ. Tôi chưa thấy khái niệm này mang đặc sắc Việt Nam (xét riêng về yếu tố khác người truyền thống xứ ta).
    Tôi còn nhiều trăn trở về loại hình tập đoàn kinh tế và rất hân hạnh mời bạn tham gia vào topic Tập đoàn kinh tế sắp tới.
    Chúc bạn tuần làm việc mới hiệu quả.
  3. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Mới phát hiện được cái này rất hay: Luật DN quy định bầu thành viên HĐQT bằng phương pháp dồn phiếu, như vậy 1 nhóm cổ đông nắm khoảng 35% vốn ĐL hoàn toàn có thề bầu ít nhất 1 TV --> Tiến bộ trong bảo vệ cổ đông nhỏ.
    Tuy nhiên Luật DN lại quy định TV HĐQT có thể bị miễn nhiệm bởi ĐHĐCĐ, mà số phiếu để thông qua thì chỉ cần 65% (hoặc quá bán theo cam kết WTO).
    Như vậy khi các bác nắm 35% bầu được 1 TV, các bác nắm trên 50% hoặc từ 65% trở lên hoàn toàn có quyền miễn nhiệm TV đấy nếu họ muốn --> Bảo vệ cổ đông nhỏ chưa tốt lắm.
    Luật của Mỹ quy định rõ ràng nếu bầu TV HĐQT bằng dồn phiếu thì không thể miễn nhiệm TV HĐQT đó nếu số cổ đông nắm số phiếu đủ để bầu theo phương pháp dồn phiếu bỏ phiếu chống lại việc miễn nhiệm. Có lẽ luật DN nên quy định thêm cái này.
  4. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi được biết chẳng có cái thể loại nào gọi là tập đoàn kiểu thế này trên thế giới có tư cách pháp nhân cả.
    Các doanh nghiệp nhà nước nói chung, đặc biệt là DNNN có vai trò quan trọng ở các nước khác đều có 1 đạo luật riêng điều chỉnh, không gộp hoàn toàn vào các luật điều chỉnh hoạt động công ty. Đó là sự giao nhiệm vụ của nhà nước đối với doanh nghiệp, đồng thời xác định mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý, TQ cũng thế thôi, rất khác biệt do bản chất kinh tế, vai trò của DN đó.
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @thongtue: Khuynh hướng lập pháp của Việt Nam gần đây là pháp điển hoá pháp luật doanh nghiệp và đầu tư vào các đạo luật hợp nhất/thống nhất. Thực tiễn LDN2005 đã được xây dựng theo hướng này. Một phần thế giới vẫn áp dụng theo hướng các đạo luật riêng cho các loại hình doanh nghiệp riêng. Vấn đề ưu hay nhược của luật không phải ở khuynh hướng xây dựng luật mà ở hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội liên quan tới quá trình hình thành, tổ chức quản lý và hoạt động của mỗi loại hình doanh nghiệp.
    Pháp luật doanh nghiệp nước ta về hình thức tạo sự bình đẳng luật chơi cho các loại hình doanh nghiệp mà không kể nguồn gốc sở hữu. Tuy nhiên, các quy định nửa vời về nhóm công ty và tập đoàn kinh tế thực chất lại mâu thuẫn với mục đích bình đẳng ấy. Và thế là xuất hiện các tiếng kêu ai oán về thiên vị nhóm công ty tập đoàn nhà nước từ các nhóm công ty tập đoàn do tư nhân sở hữu.
    LDN2005 vì lý do ko thể sửa ngay vì chưa được thực tế kiểm nghiệm nên phải tìm lối thoát cho sự bất bình đẳng phát sinh này. Lối thoát đấy có thể là việc thay vì khác biệt về luật đã bị xoá bỏ bằng sự khác biệt về nghị định cho hợp với các nguyên tắc thương mại thế giới. Theo ý này, Chính phủ có thể ban hành một nghị định điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu là Nhà nước với người quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước, một nghị định nào đó để điều chỉnh quan hệ của nhóm công ty, v.v
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Thiên vị là điều đương nhiên (không riêng ở VN đâu nhé). Không kể các lý do khác, DNNN có vai trò xã hội (ít nhất là hơn các loại hình khác), không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận. Bản chất kinh tế, sứ mệnh của DNNN và tư nhân là khác nhau nên việc điều chỉnh tất yếu phải khác nhau, vì vậy mà ở các nước khác mới có những luật riêng điều chỉnh hoạt động của DNNN.
    Về mặt pháp lý, địa vị của các doanh nghiệp thuộc các thành phần đều bình đẳng. Tuy vậy, việc tiếp cận các nguồn lực là có sự thiếu bình đẳng. Nếu xét về mặt thực thi luật pháp thì sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp cần xem xét, tuy vậy, từ góc độ kinh tế cần thấy tính thận trọng, hiệu quả của việc phân bổ các nguồn lực hạn chế của các cơ quan công quyền như thế nào, có vi phạm gì không, như thế việc đánh giá mới toàn diện.
    Các nhóm quan hệ do pháp luật doanh nghiệp VN điều chỉnh khác biệt tương đối so với pháp luật nước ngoài, kể cả luật thực định và lý luận. Nhìn nhận vấn đề từ góc độ này sẽ cho bạn thấy thực chất của vấn đề.
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 17:01 ngày 22/10/2007
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 22/10/2007
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 22/10/2007
  7. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Mạng chập chờn quá, phải sửa đi sửa lại mấy lần.
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ thongtue: Bạn có vẻ pờ-rồ quốc doanh. Ko có sao!
    Thực chất vai trò nhà nước can dự vào thị trường một cách trực tiếp thông qua mấy ông DNNN hoặc có vốn nhà nước không phải là sự lựa chọn đúng trong mọi trường hợp.
    Việt Nam xây dựng mảng tư bản nhà nước trong một thể chế xã hội chủ nghĩa là dựa trên nguyên lý commanding heights do V.I. Lenin khởi xướng cách nay ngót 85 năm. Ko riêng XHCN mà TBCN cũng ứng dụng thuyết này sau WW2 với cách gọi phương Tây là Néo-conservatism.
    Việt Nam cũng như Trung Quốc đang chuyển mô hình tư bản nhà nước theo hướng Tập đoàn đầu tư và quản lý vốn nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước dạng lai chaebol và keiretsu. Chết một điều là danh phận nó đã cực chưa rõ ràng lại đèo bòng thêm hoạt động tài chính. Việc kết hợp chức năng tạo tiền trực tiếp (qua ngân hàng nội bộ nhóm) và tạo phương tiện thanh toán gián tiếp (chứng khoán) sẽ tới lúc đưa nền kinh tế nửa thị trường nửa chỉ huy của chúng ta vào thế không thể cứu vãn nổi. Khi đó dung dưỡng những ông tập đoàn kinh tế nhà nước phỏng có ích gì.
    Theo tôi, Việt Nam nên hướng dòng tư bản nhà nước vào các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô hiệu quả hơn để bàn tay hữu hình của nhà nước chung nhịp đập với bàn tay vô hình của thị trường. Công thức để đi tìm câu trả lời cho bài toán phát triển chỉ có vậy!
  9. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Tôi không thiên vị mà chỉ nói từ tầm nhìn của ngưòi xây dựng chính sách nói chung.
    Đừng đánh đồng chealbol và keiretsu và tập đoàn trong trường hợp này, rất khác đấy. Nếu nghiên cứu mô hình doanhnghiệp châu Á, nên để ý những loại sau khủng hoảng 1997, có rất nhiều lý thú.
    Đặc biệt nghiên cứu pháp luật doanh nghiệp của common law nhìn từ các chế định dân sự còn thú vị hơn nhiều. Sau đó nhìn lại tập đoàn ở VN (dạng nhà nước, dạng tư nhân) thì mới chính xác (đúng, không đúng, thực chất là thế nào).
    Được thongtue sửa chữa / chuyển vào 22:07 ngày 22/10/2007
  10. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên tớ nghe khái niệm "á pháp nhân", đọc trại cả mồm.
    Xin hỏi người đầu tiên nghĩ ra cái khái niệm khó đọc này là ai dzậy.

Chia sẻ trang này