1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vận dụng Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi nangthuytinh78, 02/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Híc! Lâu lắm tôi mới được diện kiến Mod fsai sau sự chia ly đột ngột với Mod Analyst.
    "Á pháp nhân" là nhóm các thực thể/tổ chức được luật công nhận và trao các quyền, nghĩa vụ tương ứng nhưng ko có đầy đủ các điều kiện của pháp nhân (tức nó ko có đủ các điều kiện theo Điều 84 BLDS2005).
    Theo cách tiếp cận pháp nhân của dân luật xứ ta, á pháp nhân có đặc điểm trách nhiệm và tài sản gắn một cách vô hạn và toàn bộ với người đứng đầu á pháp nhân/người đứng tên đăng ký á pháp nhân.
    Cái thuật ngữ "trại cả mồm" như bạn nói chỉ có ý nghĩa học thuật cho dễ tóm mấy ông có tên dài dằng dặc và phù hợp với thuật ngữ pháp lý Hán-Việt mà ta quen dùng.
    Hỏi ai là người đầu tiên nghĩ ra khái niệm này: xin thưa là tôi mạn phép nghĩ ra. Tuy nhiên, tôi thấy nếu vì thế mà sau này thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở xứ ta thì chẳng hoá ra box KHPL này nói chung và cái thân còm của tôi nói riêng chẳng được vinh hạnh lắm sao?!
  2. tiengiangquetui

    tiengiangquetui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    luật này khá thiềt thực,cám ơn bác
  3. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Từ "á" hình như có nghĩa là "một nửa" hoặc ''''sém'''', ý bạn là hộ gia đình và tổ hợp tác là "nửa pháp nhân" hoặc ''''sém pháp nhân''''.
    Ví dụ : ông A là á thánh thì hợp lý nhưng cô A sém đẹp --> suy diễn thế nào nhỉ ...
    Đùa một chút nhưng có một số vấn đề như sau:
    - Tổ hợp tác và hộ gia đình là những chủ thể đặc biệt, trong đó, có hình thành một khối tài sản chung không tách biệt với tài sản riêng của từng thành viên và các thành viên đều chịu trách nhiệm liên đới với trách nhiệm của tổ hợp tác và hộ gia đình chứ không tự giới hạn ở người đứng đầu như bạn nghĩ.
    Nhiều người nói rằng cái này ( 2 loại chủ thể này) mang màu sắc VN, một cống hiến to lớn vào khoa học luật của VN , trên cơ sở phát triển tổ chức phường hội buôn ngày trước.
    Sự không biệt lập về tài sản khiến cho 2 chủ thể này không thể là pháp nhân cũng không phải là thể nhân, nhưng cũng không á á tí tẹo nào vì trên thực tế, chúng rất ít xuất hiện, trừ:
    + tổ hợp tác thủ công mỹ nghệ hoặc ... một cái gì đó tương tự trong thời gian rất ngắn.
    + hộ gia đình trong luật đất đai (quyền sử dụng đất nông nghiệp).
    - Nghị định 139 xác lập một trình tự và thủ tục hành chính cho việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân (cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc thể nhân) sang công ty TNHH 1 tv (có tư cách pháp nhân nhớ).
    Yeah, chính ở đây, không có bất kỳ một bước trung gian nào, hổng có á hay sém nào, nên có thể quan niệm rằng, khi đặt ra khái niệm trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn để gắn cho cá nhân và pháp nhân, hình như hơi gượng ép. Tớ nhớ Mr. Nết và một số giáo viên đại học luật Tp HCM đã có một bài viết về chủ đề này, đại khái là trách nhiệm pháp lý về tài sản của pháp nhân cũng là vô hạn. Cụ thể như sau:
    - ông M cá nhân, nợ tiền, thì cứ khi nào ông M có tiền thì phải trả, còn hổng có thì thui ... nếu ông M chít thì coi như hết nợ.
    - tương tự, cty A, pháp nhân A, nợ tiền, cứ khi nào cty A có thì trả, hổng có thì ... luật buộc phải chít (phá sản) theo yêu cầu của chủ nợ, mừ chít thì hết nợ.
    Bạn nào chỉ ra sự khác nhau giữa 2 cái trên được nào, để nói rõ tính hữu hạn và vô hạn coi.
  4. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Từ "á" hình như có nghĩa là "một nửa" hoặc ''''''''sém'''''''', ý bạn là hộ gia đình và tổ hợp tác là "nửa pháp nhân" hoặc ''''''''sém pháp nhân''''''''.
    Ví dụ : ông A là á thánh thì hợp lý nhưng cô A sém đẹp --> suy diễn thế nào nhỉ ...
    Đùa một chút nhưng có một số vấn đề như sau:
    - Tổ hợp tác và hộ gia đình là những chủ thể đặc biệt, trong đó, có hình thành một khối tài sản chung không tách biệt với tài sản riêng của từng thành viên và các thành viên đều chịu trách nhiệm liên đới với trách nhiệm của tổ hợp tác và hộ gia đình chứ không tự giới hạn ở người đứng đầu như bạn nghĩ.
    Nhiều người nói rằng cái này ( 2 loại chủ thể này) mang màu sắc VN, một cống hiến to lớn vào khoa học luật của VN , trên cơ sở phát triển tổ chức phường hội buôn ngày trước.
    Sự không biệt lập về tài sản khiến cho 2 chủ thể này không thể là pháp nhân cũng không phải là thể nhân, nhưng cũng không á á tí tẹo nào vì trên thực tế, chúng rất ít xuất hiện, trừ:
    + tổ hợp tác thủ công mỹ nghệ hoặc ... một cái gì đó tương tự trong thời gian rất ngắn.
    + hộ gia đình trong luật đất đai (quyền sử dụng đất nông nghiệp).
    - Nghị định 139 xác lập một trình tự và thủ tục hành chính cho việc chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân (cá nhân có đăng ký kinh doanh hoặc thể nhân) sang công ty TNHH 1 tv (có tư cách pháp nhân nhớ).
    Yeah, chính ở đây, không có bất kỳ một bước trung gian nào, hổng có á hay sém nào, nên có thể quan niệm rằng, khi đặt ra khái niệm trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn để gắn cho cá nhân và pháp nhân, hình như hơi gượng ép. Tớ nhớ Mr. Nết và một số giáo viên đại học luật Tp HCM đã có một bài viết về chủ đề này, đại khái là trách nhiệm pháp lý về tài sản của pháp nhân cũng là vô hạn. Cụ thể như sau:
    - ông M cá nhân, nợ tiền, thì cứ khi nào ông M có tiền thì phải trả, còn hổng có thì thui ... nếu ông M chít thì coi như hết nợ.
    - tương tự, cty A, pháp nhân A, nợ tiền, cứ khi nào cty A có thì trả, hổng có thì ... luật buộc phải chít (phá sản) theo yêu cầu của chủ nợ, mừ chít thì hết nợ.
    Bạn nào chỉ ra sự khác nhau giữa 2 cái trên được nào, để nói rõ tính hữu hạn và vô hạn coi.
    [/quote]
    @ fsai: "Á pháp nhân" là những tổ chức (hay nhóm cá nhân) đã được luật công nhận và cho các quyền, nghĩa vụ (dao động tuỳ theo loại) nhưng vẫn chưa đủ các tiêu chí để được coi là pháp nhân.
    1> Trong dân luật, chúng ta có thể tìm thấy những ý tứ phát triển năng lực hành vi dưới đây:
    (i) Cá thể:
    - Cá nhân có năng lực pháp luật dân sự ("NLPLDS") nhưng chưa hoặc không có năng lực hành vi dân sự ("NLHVDS"): trẻ dưới 6 tuổi, người tâm thần, v.v
    - Cá nhân có NLPLDS và có NLHVDS hạn chế
    - Cá nhân có đầy đủ NLPLDS và NLHVDS
    (ii) Tổ chức:
    - Tổ chức chưa hoặc không được luật công nhận không có NLPLDS
    - Tổ chức được luật công nhận nhưng không đủ điều kiện pháp nhân: có NLPLDS nhưng NLHVDS lại gắn liền với cá nhân là phần tử trong tổ chức (là người đại diện, là chủ hoặc là các cá nhân khác)
    - Tổ chức là pháp nhân: có NLPLDS và NLHVDS
    2> Tính trách nhiệm của á pháp nhân:
    - Á pháp nhân dân sự (diện rộng): trách nhiệm chia đều, toàn bộ và vô hạn đối với các cá nhân là phần tử tạo thành;
    - Á pháp nhân kinh doanh (diện hẹp): mình chủ chịu thôi (chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể chẳng hạn)
    3> Tính trách nhiệm của pháp nhân:
    - Vô hạn đối với chính pháp nhân
    - Hữu hạn về trách nhiệm tài sản giữa người sở hữu pháp nhân đối với pháp nhân trong quan hệ với bên thứ ba.
    ----
    Tôi đã trình bày rằng á pháp nhân là thuật ngữ chung dùng để chỉ mấy ông tổ chức dù được luật công nhận nhưng chưa có đủ các điều kiện của pháp nhân (cũng do luật vẽ ra). Vậy tôi mới mở rộng với các bạn:
    - Tổ chức mafia của Năm Cam có phải là á pháp nhân ko: hoàn toàn ko vì nó không được luật công nhận (bị cấm)
    - Công ty hợp danh là á pháp nhân hay pháp nhân: Luật thực định bảo nó là pháp nhân. Điều này chỉ đúng một phần. Cty hợp danh là pháp nhân đối với mấy ông thành viên góp vốn nhưng lại là á pháp nhân đối với mấy thành viên hợp danh (tức chủ sở hữu). Luật của ta sáng tạo vậy vì sao?
    Chủ đề về công ty hợp danh cực hay. Tôi sẽ cố gắng đưa ra một case-study cho loại doanh nghiệp này.
  5. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ fsai: "Á pháp nhân" là những tổ chức (hay nhóm cá nhân) đã được luật công nhận và cho các quyền, nghĩa vụ (dao động tuỳ theo loại) nhưng vẫn chưa đủ các tiêu chí để được coi là pháp nhân.
    1> Trong dân luật, chúng ta có thể tìm thấy những ý tứ phát triển năng lực hành vi theo cấp độ dưới đây:
    (i) Cá thể:
    - Cá nhân có năng lực pháp luật dân sự ("NLPLDS") nhưng chưa hoặc không có năng lực hành vi dân sự ("NLHVDS"): trẻ dưới 6 tuổi, người tâm thần, v.v
    - Cá nhân có NLPLDS và có NLHVDS hạn chế
    - Cá nhân có đầy đủ NLPLDS và NLHVDS
    (ii) Tổ chức:
    - Tổ chức chưa hoặc không được luật công nhận không có NLPLDS
    - Tổ chức được luật công nhận nhưng không đủ điều kiện pháp nhân: có NLPLDS nhưng NLHVDS lại gắn liền với cá nhân là phần tử trong tổ chức (là người đại diện, là chủ hoặc là các cá nhân khác)
    - Tổ chức là pháp nhân: có NLPLDS và NLHVDS
    2> Tính trách nhiệm của á pháp nhân:
    - Á pháp nhân dân sự (diện rộng): trách nhiệm toàn bộ và vô hạn đối với các cá nhân là phần tử tạo thành;
    - Á pháp nhân kinh doanh (diện hẹp): mình chủ chịu thôi (chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể chẳng hạn)
    3> Tính trách nhiệm của pháp nhân:
    - Vô hạn đối với chính pháp nhân
    - Hữu hạn về trách nhiệm tài sản giữa người sở hữu pháp nhân đối với pháp nhân trong quan hệ với bên thứ ba.
    ----
    Tôi đã trình bày rằng á pháp nhân là thuật ngữ chung dùng để chỉ mấy ông tổ chức dù được luật công nhận nhưng chưa có đủ các điều kiện của pháp nhân (cũng do luật vẽ ra). Vậy tôi mới mở rộng với các bạn:
    - Tổ chức mafia của Năm Cam có phải là á pháp nhân ko: hoàn toàn ko vì nó không được luật công nhận (bị cấm)
    - Công ty hợp danh là á pháp nhân hay pháp nhân: Luật thực định bảo nó là pháp nhân. Điều này chỉ đúng một phần. Cty hợp danh là pháp nhân đối với mấy ông thành viên góp vốn nhưng lại là á pháp nhân đối với mấy thành viên hợp danh (tức chủ sở hữu). Luật của ta sáng tạo vậy vì sao?
    Chủ đề về công ty hợp danh cực hay. Tôi sẽ cố gắng đưa ra một case-study cho loại doanh nghiệp này.
    [/quote]
    Bạn nào dùng thuật ngữ "á pháp nhân" nhớ quote tên tôi nhé!
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    NTT, không phải là tớ tự nhiên bỏ không tranh luận với bạn nữa đâu. Tớ vẫn ủng hộ những bài viết của bạn đó chứ. Tớ im lặng là vì tớ ủng hộ quan điểm của anh TT (trong việc anh nói rằng phải có tư cách pháp nhân thì mới nói chuyện - đại khái như vậy tớ không quote lại chính xác) trong khi bạn lại nói về cái gọi là tập đoàn gì đó mà chẳng có tư cách pháp nhân (legal status). Tớ chưa bao giờ học cái gì trong luật công ty mà bạn gọi là "á pháp nhân" cả mà bạn tự tạo ra từ đó. Trong trường tớ dạy, luật sư không có tạo ra một khái niệm luật. Đó không phải là công việc của luật sư. Đó là công việc của lập pháp và tư pháp. Luật sư chỉ là người ghi ra luật pháp nói ở đâu ra chứ không tự chế tạo ra. Trong luật công ty của common law, nếu bạn muốn kiện và được kiện bạn phải có tư cách pháp nhân legal status. Nếu không quên đi. Trước đây bạn nói về tập đoàn bạn làm cho tớ nghĩ rằng bạn nói kiểu tập đoàn theo định nghĩa của common law là có tư cách pháp nhân gọi là công ty mẹ sau đó có công ty con (subsidiary) và cả công ty mẹ và con đều có tư cách pháp nhân riêng với nhau và công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm pháp lý cho công ty con theo quy định của luật ở nước đó. Còn định nghĩa kiểu "tập đoàn" của vn thì ... tớ không muốn bàn cho nên vì thế đã không dám tham gia vào vì sợ bạn buồn. Tớ cũng không quan tâm đến làm thế nào để cho luật vn được tốt hơn cho nên nếu bạn hỏi phân tích như vậy tớ cũng không muốn viết.
    Tớ không hiểu rõ câu hỏi của fsai về hữu hạn và vô hạn (limited and unlimited) là bạn muốn hỏi điều gì. Nếu bạn muốn bạn vui lòng hỏi lại câu hỏi cho rõ ràng rồi tớ sẽ nói sự khác biệt cho bạn hiểu theo nguyên tắc của common law system tại sao lại có lúc có pierce the corporate veil nghĩa là toà án bỏ qua vấn đề trách nhiệm hữu hạn đề bắt người mở công ty phải bồi thường vô hạn và chính điều đó làm cho hữu hạn và vô hạn tưởng chừng như xen lẫn với nhau.
  7. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ analyst: Cảm ơn bạn đã quay lại. Thực ra tôi nghĩ bạn bận hoặc phải chăm sóc các topic khác nên ko tiện post bài ở đây. Tôi cũng rất bận nên chỉ có thể chăm sóc được một số topic hữu hạn trong khả năng của mình thôi.
    Phần trên như tôi trao đổi với bạn TT là những vấn đề thuần tuý học thuật sẽ làm loãng chủ đề mang tính ứng dụng này. Tất nhiên, điều đó không loại trừ một số nội dung học thuật rất có giá trị khi chúng được người dùng luật (luật sư, quan toà, công chức và các đương sự) ứng dụng trong môi trường pháp lý chưa rõ ràng, chưa thống nhất, chưa đầy đủ như ở xứ ta.
    Tôi không làm việc trong môi trường common law, nhưng những nguyên tắc của hệ thống này tôi buộc phải biết khi tham gia xử lý các vụ việc, hoặc ít nhất phân tích so sánh cho những đương sự đến ta từ quốc gia áp dụng common law hiểu.
    Quan hệ xã hội rất đa dạng nhưng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chúng lại hữu hạn. Sự thiếu hụt hoặc chưa chính xác của các quy phạm pháp luật khi ứng dụng giải quyết các quan hệ xã hội cụ thể sẽ được bù đắp bởi hệ thống các nguyên tắc và học thuyết pháp lý. Ở common law, liệu người dùng luật (trong đó có analyst) có phải viện đến những thứ này khi tiếp cận giải quyết vụ việc không? Xin thưa là có. Ứng dụng nguyên tắc và học thuyết pháp lý như nguồn bổ sung cho các quy phạm pháp luật thực định tạo ra thực tiễn cho lập pháp, tạo ra tiền lệ pháp cho tư pháp và hành pháp.
    Những điều tôi viết ở trên hơi lan man nhưng nó nhắm tới một việc giản dị hết sức đối với Việt Nam là hiểu và vận dụng pháp luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả đối với mỗi đối tượng sử dụng khác nhau.
  8. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ ltv_dhl:
    1> Tôi không rõ bạn căn cứ vào đâu để bảo nhóm cổ đông sở hữu 35% vốn điều lệ hoàn toàn có thể bầu ít nhất một thành viên Hội đồng quản trị ("TVHĐQT").
    2> Bạn đang nhầm lẫn tham số đối chiếu giữa quyền đề cử/bầu TVHĐQT (theo mức độ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết/vốn điều lệ) và quyền miễn nhiệm TVHĐQT (theo tỷ lệ sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết của cổ đông dự họp/tỷ lệ biểu quyết của cổ đông dự họp).
    3> Nếu xét về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo vốn điều lệ, thì về mặt lý thuyết (tức các điều kiện ở mức tối thiểu theo luật), một TVHĐQT có thể bị bãi miễn trong cuộc họp bởi số cổ đông sở hữu số cổ phần có quyền biểu quyết tương ứng với 42,25% vốn điều lệ công ty (65% phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp sở hữu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty)
  9. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Đây là những quan điểm của riêng bạn thôi và tôi vẫn đang lắng nghe. Về mặt học thuật, nếu không làm rõ được tập đoàn (theo thực tiễn VN và các điểm đã được ghi nhận trong luật) là gì thì không có gì để bàn.
  10. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Không nhầm đâu bạn ơi, bạn cứ nghĩ kỹ mà xem:
    1. Giả sử trường hợp tối thiểu nhất thì HĐQT cũng phải có 3 người. Nếu bầu bằng dồn phiếu thì chỉ cần trên 25% phiếu biểu quyết thôi đã bảo đảm bầu được 1 TV rồi, chưa nói đến tận 35% (nếu HĐQT có 5 TV thì chỉ cần 17% là đủ, nếu có 7 TV thì chỉ cần trên 12,5% là đủ...).
    2. Mình không nhầm về cái này. Bạn cứ xem lại điểm 1 sẽ thấy.
    3. Đồng ý với bạn nói chung là như thế. Nó càng khẳng định là cổ đông lớn rất dễ dàng remove TV HĐQT mà cổ đông nhỏ bầu được qua dồn phiếu.

Chia sẻ trang này