1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá ẩm thực của các dân tộc yên bái _lào cai

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi dukickvietnam, 27/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Văn hoá ẩm thực của các dân tộc yên bái _lào cai

    Lạp cá của người Thái Mường Lò


    Với người Thái Mường Lò - Yên Bái, các món ăn chế biến từ cá rất được coi trọng và không thể thiếu trong các dịp mừng nhà mới, ngày cưới, tết... Lạp cá là một món rất ngon, độc đáo thường dùng khi tiếp khách quý.

    Người Thái ở khắp vùng Tây Bắc đều chế biến món lạp cá rất thơm ngon, nhưng món lạp cá của người Thái Mường Lò lại có một hương vị rất riêng, không lẫn với nơi nào. Ai đã được thưởng thức một lần sẽ nhớ mãi không quên.

    Cá để chế biến món lạp phải còn tươi, to từ nửa cân trở lên, nếu cá bé sẽ nhiều xương, ít thịt khó làm và cho thành phẩm kém ngon.

    Làm lạp ngon là phải khéo léo bóc da rồi lọc hết xương, lạng thịt ra mà không để dính nước, nếu để dính nước sẽ có mùi tanh. Thịt cá thái nhỏ bằng đầu đũa rồi ngâm vào nước măng chua hoặc nước chua chế từ quả dâu da xoan chừng 20 phút rồi vắt khô. Cũng có thể tước nhỏ măng chua trộn đều hoặc vắt chanh vào.

    Gia vị có rất nhiều loại: thính gạo rang, gừng tươi giã nhỏ, mùi tầu, húng, hạt tiêu, ớt tươi nướng giã nhuyễn...

    Trộn kỹ cho thịt cá đều với gia vị, bày lên đĩa rồi rắc da cá đã nướng vàng, bóp nhỏ lên trên. Da cá nướng làm tăng độ bùi, béo, thơm của món lạp.

    Món lạp cá ăn ngay mà không để lâu, dùng đưa cay hoặc ăn cùng cơm, xôi đều rất tuyệt.

    Thành phẩm có vị chua dịu, thơm, nhai lâu thấy ngọt đậm, hương vị thơm, cay của các gia vị cộng hưởng, làm ta có cảm giác thích thú. Khi ăn món lạp cá, có thể ăn kèm với lá sung non, quả sung hoặc lá ổi sẽ thêm vị bùi rất lạ.

    Trong bữa ăn có món lạp cá không thể thiếu món canh chua nấu bằng đầu và đuôi cá rán cho se bề mặt rồi nấu với măng chua, cho thêm chút hành, thì là, mùi tầu cho dậy mùi. Ai đã từng ngồi uống rượu với người Thái sẽ thấy có tục vừa nhâm nhi chén rượu, vừa húp canh chua, như thế sẽ rất "vào" và lâu say.
  2. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Măng ớt Trạm Tấu
    Trong cái se lạnh của tiết trời đông mười năm về trước, ăn bữa cơm trong một chuyến công tác tại trung tâm cụm xã Pá Hu ?" Trạm Tấu huyện Trạm Tấu; lần đầu tiên tôi được các thầy giáo ở đây giới thiệu và cho thưởng thức món măng ớt, đặc sản riêng có của Trạm Tấu.
    Vừa nhấm nháp miếng măng ớt, cả cây măng chỉ nhỏ cỡ đầu ngón tay út, tôi vừa nghe anh giáo viên người dân tộc Thái nói về cây măng và cách làm măng ớt.
    Để có được lọ măng ớt ngon không phải dễ. Bởi vì cây măng ớt khác hẳn các loại măng khác. Nếu như măng sặt có nhiều ở các huyện vùng cao nó to cỡ ngón tay trỏ, tay cái thì măng làm măng ớt chỉ to bằng ngón tay út hoặc bằng quả ớt. Chính vậy người ta mới gọi là măng ớt.
    Cây măng ớt cũng giống cây măng sặt, nhưng nhỏ hơn và điểm khác biệt là ở các mấu của chúng có gai, măng ớt thường khó kiếm hơn măng sặt.
    Măng ớt, sau khi được đi hái về người ta bóc vỏ rửa sạch sau đó hoà muối vào nước đun sôi để nguội rồi ngâm với ớt thóc sau chừng một tháng là có thể mang măng ớt ăn được. Điều đặc biệt là măng ớt càng để lâu chừng đôi ba tháng đến một năm càng ngấu, ăn càng ngon.
    Bây giờ người Trạm Tấu đã làm măng ớt bán. Măng ớt - món đặc sản riêng có ở Trạm Tấu đã trở thành quà cho cả thành phố và khách phương xa.
  3. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    DU KÍCH ơi mình hỏi món cá lạp ấy thì dùng loại cá nào cũng được à miễn là từ nửa cân trở lên ấy gì hi hi hôm nào phải làm thử món này mới được nghe đã thèm rồi
    tôi trả lời luôn vào đây có đỡ mang tiếng câu bài ,làm loãng chủ để : cá làm cá lạp này hầu hết cá nào cũng được ..nhưng nên chọn cá ít xương thôi ,,như cá quả ,,và chọn loại cá nào thịt rắn ,chắc ấy //chứ nếu cá nuôi công nghiệp làm ăn ko ngon ..món này đống bào dân tộc toàn làm từ cá suối thôi ....
    Được dukickvietnam sửa chữa / chuyển vào 11:12 ngày 31/08/2006
  4. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Cà pháo giòn Lục Yên

    Cây cà này phát triển tự nhiên trên mảnh đất cằn cỗi.
    - Nhắc đến huyện Lục Yên, người ta thường nhớ đến mảnh đất có tiềm năng về kinh tế và du lịch với những địa danh du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, sự phong phú về đá quý, đá trắng, các mỏ quặng và những đặc sản: gà trống thiến, cam sành, hồng không hạt, khoai tím? nhưng còn một đặc sản nữa rất gần gũi, giản dị mà Lục Yên được thiên nhiên ưu ái ban tặng đó là cà pháo giòn.
    Cũng giống như tâm trạng nhà thơ Hoàng Việt: ?oAnh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương??, những người dân Lục Yên dù đi đâu cũng không thể quên được món ăn nhà quê mộc mạc: cà pháo giòn muối.
    Cà pháo giòn ở Lục Yên không rõ xuất hiện từ khi nào, nhưng muốn ăn cà ngon thì không thể quên được địa danh Tân Lĩnh. Cứ đến tháng ba hàng năm, khi bắt đầu có trận mưa rào đầu tiên kéo theo những mùn rác trên núi về, họ lại đem tra xuống những khoảng đất chân núi giống cà pháo này. Cây cà cao khoảng 50 - 60 cm, lá dày màu xanh rợn, được bao phủ một lớp lông mao dày mịn, bên dưới tán lá những quả cà pháo hình cầu trắng ngà như những bông hoa sứ.
    Cà pháo Tân Lĩnh ngon lạ thường, cũng được muối bằng như bằng muối trắng, đường kính và nước ấm, không cần cầu kỳ nhánh tỏi, trái ớt, hoa giềng mà cà cứ ngon tuyệt, cái chua dịu, ngọt đến ngỡ ngàng. Cà có rất ít hạt, cùi dầy, khi đưa lên miệng thưởng thức sẽ cảm nhận được sự thanh mát, giòn tan. Do vậy những người sành ăn hay những người dân lao động cũng tự thưởng cho mình một cách dễ dàng bát cà muối với bát canh cua dưới trưa hè.
    Sự nổi tiếng của cà giòn đã trở thành món hàng nông sản đem trao đổi trong các phiên chợ và đã một phần đem lại nguồn kinh tế nhất định cho những người dân ở đây.
  5. uotmi1986

    uotmi1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    2.791
    Đã được thích:
    0
    Muốn thưởng thức những món đó ở Hà NỘi thì mình tìm được ở đâu hả anh Dukích?
  6. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Bánh gio - Đậm đà hương vị thiên nhiên

    Ảnh minh họa.[​IMG]
    Bánh gio được nhiều nơi gọi là bánh lẳng, thứ bánh quê dân giã nhưng dễ ăn, dễ nhớ và để lại ấn tượng khó quên.
    Bánh gio được làm hoàn toàn bằng gạo nếp kết hợp với nước gio của các loại thảo mộc như: vỏ sở, trẩu, thân và lá vừng, lạc, rau dền cơm, rau ngót, vỏ cam, quýt, bưởi? tất cả đều có trong vườn nhà, giậu vườn hoặc bờ đê.
    Làm bánh gio rất kỳ công và phải khéo nếu không sẽ không thể cho ra một sản phẩm bánh ngon và đẹp mắt được. Người làm bánh phải đốt gio của những loại thảo mộc trên rồi đem lọc lấy nước hòa cùng 1 lượng vôi nhất định ngâm khoảng 1 tuần trong vại sành. Để bánh có màu hồng, trong suốt như thạch và dẻo như kẹo thì nước ngâm không được quá mặn, người làm bánh bao giờ cũng cẩn thận và coi trọng phần nước gio này.
    Theo những người có kinh nghiệm thì thường nhai lá trầu với miếng cau tươi rồi múc 1 chút nước ngâm gio ra thử, sau khi nhúng vào nước mà màu miếng trầu nhạt thì có nghĩa là nước chưa đủ vôi, nếu nước có màu đỏ sậm, thâm thì vôi quá mặn phải hòa thêm nước thảo mộc và ngâm thêm vài ngày nữa. Khi nào thử miếng trầu có màu đỏ tươi thì nước gio làm bánh đã đạt tiêu chuẩn. Gạo nếp phải chọn hạt đều và dẻo thơm đem đãi sạch, để ráo nước rồi ngâm gạo từ tối hôm trước để qua đêm hoặc ít nhất cũng phải ngâm trong thời gian 4 tiếng.
    Lá gói bánh chủ yếu là lá mai, lá chít, nhưng gói lá dong là ngon nhất, bánh gio được gói theo hình trụ đều. Luộc bánh phải đun nhỏ lửa, đun trong 3 tiếng cho gạo nhừ, nhuyễn và dậy mùi đặc trưng của quả cây, mùi vôi và mùi lá dong khi bóc bánh sẽ thấy bánh gio lặt lẹo nghiêng ngả nhưng dai và mềm tạo cảm giác lạ như thể cắn vào miếng thạch mát.
    Thưởng thức bánh gio - một thú ẩm thực thanh tao, dân giã. Khi ăn bánh gio nhất thiết phải chấm với mật mía sẽ tạo cho người thưởng thức cảm giác khó quên, nhớ mãi.

    Được dukickvietnam sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 11/09/2006
  7. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Đặc sản bên này giấu kĩ quá nhỉ.
  8. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Gà Lục Yên
    Người xưa vẫn có câu ca truyền miệng ?oRượu Bắc Hà, gà Lục Yên?. Vùng quê huyện Lục Yên (Yên Bái) có những dãy núi đá vôi điệp trùng này được trời phú cho giống gà ri nhỏ con nhưng thịt chắc và ngon nổi tiếng.
    Người ta nói gà ở Lục Yên gần với tổ tiên của mình là gà rừng.Trong những dịp cưới, hỏi, lễ tết hay đón khách quí không thể thiếu thịt gà. Người ta thường tính bằng số lượng gà để biết nghi lễ cưới, hỏi, ăn tết của láng giềng có to không. Khi khách đến nhà người dân địa phương thường đãi món gà nấu măng chua; gà cuốn măng nướng; hay canh gà nấu với gừng thang nhâm nhi cùng chút rượu thì hẳn là khó quên.

    Chuẩn bị cho những việc lớn, trước đó vài năm người ta chọn những con gà khoẻ đẹp để thiến. Gà mã mật (lông màu mật) được coi là loại gà thiến đẹp và ngon nhất thường được chọn cho lễ ăn hỏi. Tết đến người ta dùng gà trống choai để cúng tổ tiên cầu mong cho vạn vật sinh sôi, nảy nở.
  9. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Món ăn rêu đá của đồng bào Thái
    Rêu đá có màu xanh lục, mọc bám vào những tảng đá chìm trong khe suối. Để lấy rêu đá làm món ăn, đồng bào Thái gỡ rêu vừa đập vừa rũ rêu trong làn nước chảy cho trôi hết cát. Sau đó, nắm thành từng nắm đem về để tươi hoặc phơi khô ăn dần.
    Có mấy món phổ biến như: Rêu nướng (tiếng Thái là Cay Pho); canh rêu (Keng Tau) và món rêu xào thịt trâu, bò. Nếu làm món Cay Pho thì lấy rêu thái nhỏ nêm muối, hành, tỏi, gừng...trộn mỡ nước gói vào lá chuối rồi nướng vùi tro nóng. Nấu món Keng Tau thì thái nhỏ rêu thả vào nước luộc thịt lợn, gà, vịt. Xào với thịt trâu, bò thì làm bình thường như xào với các loại rau quả khác.
  10. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Quả nối mùa
    Mùa mưa lại trở về ẩm ướt, rả rích từng cơn làm xanh mướt những rừng quế, đồi chè Yên Bái quê tôi. Nhà nhà đã tạm gác việc đồng áng để lên rừng hái măng, nhặt trám. Hương vị trám chát, ngọt, bùi đã trở thành dư vị khó quên đối với tuổi thơ của mỗi người.
    Những cây trám già, cành lá tỏa rộng chi chít trái, chính là món quà mà rừng núi đã ban tặng cho người dân quê tôi. Trước kia, trám mọc tự nhiên nhiều nhưng trong mỗi mảnh vườn đồi của các gia đình vẫn luôn trồng một vài cây trám để lấy quả làm rau lúc giao mùa. Quả trám non xanh, chua dịu trong bát canh cá ngày hè nắng gắt và chín vàng với món thịt kho khi tiết trời mưa ngâu mát mẻ. Mỗi quả trám như những con thoi nối thời gian chuyển dần từ mùa hè sang thu. Một năm chỉ một mùa trám nên ai cũng háo hức được thưởng thức nồi trám đen (loại quả mầu đen) ỏm ăn chơi sau bữa cơm nhiều chất béo, hay món trám trắng (loại quả màu xanh) kho thịt cá ăn với cơm gạo mới thật dễ mà thiếu cơm.

    Ở nhà, trong tiết trời mưa ngâu, tỷ mẩn làm nồi trám kho thịt hay món ô mai trám và được nghe những câu chuyện kể của bà, của mẹ, mới thấy hết cái thú vị của mùa trám. Bà kể rằng những năm đói kém, mất mùa, quả trám đã cứu đói cả làng, quả trám muối cũng trở thành món ăn chính trong rất nhiều gia đình nghèo ở thôn quê. Loài cây mộc mạc ân tình trả nghĩa cho người cả khi đói, khi no, đã trở thành một phần quê hương trong lòng mỗi người con xa xứ khi tiết trời heo may, lành lạnh kéo về.

    Giờ đây quả trám vẫn là thứ quà quê giản dị, còn nhựa trám và gỗ trám đã trở thành một thứ nguyên liệu quan trọng cho một số xưởng thủ công và nhà máy chế biến. Nhựa trám trắng có mùi thơm dịu, khi đun nóng với dầu trở thành một hỗn hợp sánh dẻo, có tác dụng làm tăng độ bóng bền đẹp cho các sản phẩm mây, tre, thủ công mỹ nghệ khi quét lên. Riêng gỗ trám với đặc tính xốp nhẹ là nguyên liệu ưa thích của các nhà máy sản xuất gỗ dán, làm diêm, sản xuất dụng cụ thể thao và đồ dùng nội thất.

    Cây trám bây giờ không chỉ mọc tự nhiên mà đã được các lâm trường gieo ươm hay các nhà khoa học nghiên cứu thành công cây trám ghép (còn gọi là cây trám ghép vỏ vàng) được nhân dân trồng và nhân ra trên diện rộng. Song đối với tuổi thơ, nếu ai đã từng nhâm nhi nhân trám bùi và vị chát ngọt, chua chua của cùi trám sẽ là hành trang kỷ niệm nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên theo năm tháng cuộc đời và hôm nay khi được sống trong một xã hội mới, một nền khoa học kỹ thuật mới, nhưng những kỷ niệm của tuổi thơ vẫn lớn dần trong lòng mỗi người dân quê tôi. Để rồi bước vào một vụ sản xuất mới, bà con nông dân lại trồng thêm nhiều cây cho quả "nối mùa" và cho một màu xanh phủ kín núi rừng Yên Bái thân yêu.

Chia sẻ trang này