1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá ẩm thực của các dân tộc yên bái _lào cai

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi dukickvietnam, 27/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuyetnhietdoi885

    tuyetnhietdoi885 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2006
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Theo như tớ thấy, "lợn cắp nách" là lợn được nuôi thả bởi đồng bào miền núi, bé xíu, đến phiên chợ, tớ thấy họ đan 1 cái giọ nhỏ vừa khít con lợn, cắp nách mang ra chợ bán.
    Chắc vì thế nên gọi là lợn cắp nách. Lợn nuôi thả, lại là lợn non ( hình như tầm 8 - 12 kg) nên chất lượng, chẹp chẹp, miễn bàn.
  2. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    ừ cảm ơn em nhé " không gọi bằng bà nữa thích hok " hình như trên nhà anh cũng có con lợn này nuôi nó hơn 1 năm mà nó vẫn chỉ lớn được 8kg người ta cho nó sống ngoài tự nhiên không nhốt chuồng và mỗi buổi sáng cho nó ăn một bát cám gạo khô không có nước rồi kệ nó đi uống nước ở đâu thì uống con lợn này cả ngày chỉ được một bát cám nhỏ nên rất nhanh đói nên nó phải tự kiếm thức ăn như lá cây , củ mì ,nói chung là nó thấy thứ gì ăn được là nó ăn
    còn nhớ năm mình lên 17 tuổi mình cùng 5 đứa bạn mình và mình là 6 đứa đi lên rừng bắt chim non về nuôi thế là thấy một con lợn không biết là lợn rừng hay lợn nhà nuôi mà nó nhỏ khoảng 5kg mầu đen vậy là 6 thằng quây bắt , nó chậy nhanh lắm nhung may là có đám cỏ dây nên con lợn mắc vào đó không chậy được vậy là bọn tớ bắt được rồi mấy thằng chậy về lấy lửa lấy dao nói chung là đủ bộ đồ nghề của một ông giết lợn nhưng không biết làm sao mình nghĩ thương con lợn đấy quá , nhân lúc mấy đứa kia đang lấy củi để đốt lửa thì mình thảcon lợn đó ra rồi đuổi nó vào rừng nó còn ngoái đầu lại nhìn mình rồi chớp chớp mắt đấy . và mình sợ chúng nó chửi mình thế là mình cũng chở vờ đi kiếm củi và chờ chúng nó về chước mình mới về, về đến ơi tập kích củi mình nhìn thấy mấy thằng đang cãi nhau và được đà "vì muốn bao che cái sự thật " nên mình phùng mang chợn mắt quát " mịa chúng mày lợn đâu mấy đứa kia sợ mình một vành có một đứa thụt thè nói tao về đến đây thì chẳng thấy đâu nữa , một thằng nữa nói hay là ma nó thả ra nhẩy tự nhiên cả 6 thằng đưá cầm dao đứa cầm chậu... chậy một mạch về nhà
    nghĩ lại cái thời trẻ con của bọn mình cũng hay thật nhỉ hôm đó mà không có mình thì tụi nó đã nuốt tươi con lợn của người ta rồi
  3. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    huylai đây là mục ẩm mực ..mày lại vào đây ra văn à ,ko được đâu ..đi chỗ khác chơi ngay .
  4. vnshock

    vnshock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Mùa nấm mối, mẹ tôi thường làm bánh xèo cho chúng tôi ăn. Bánh xèo nhân nấm mối thêm ít hột gà ăn mới béo.
    [​IMG]
    Tháng năm, tháng sáu, khi mưa xuống đất gò cao thấm ướt nấm mồi xé đất chui lên rất nhiều. Nhổ đem về cạo đất rửa sạch, nấm nhỏ để nguyên, lớn thì xắt làm hai đem ngâm nước để ít muối, một lúc rửa sạch vớt ra để vào rổ cho ráo nước, bắc chảo lên bếp khử mỡ tỏi cho nóng rồi trút vào xèo cho vừa chín, thêm gia vị như muối, mắm, tiêu, hành, nêm cho vừa ăn nhắc xuống trút vào tô. Môn ngọt tước vỏ, xắt mỏng, xéo theo chiều dài của môn cho có hình dáng đẹp dễ nhìn rồi cho vào thau.
    Bột gạo xay nhuyễn pha nước loãng đủ độ để bánh không khô, không nhão, cho thêm hành xắt nhỏ, chút muối, chút mầu, mầu vàng của trái dành dành hái từ ngoài vườn đem vắt nước. Đặc biệt bánh xèo ngon béo phải cho thêm lòng đỏ trứng gà pha chung với bột, như vậy bánh xèo sẽ có mầu sắc và hương vị béo thơm hơn.
    Ăn bánh xèo phải chấm nước mắm chanh ớt, đường, chút bột ngọt. Hương vị bánh xèo đã ngon, nhưng ăn không đúng cách thì kém phần thú vị.
    Ăn bánh xèo kiểu này mới thấy gần gũi đồng quê từ tai nấm, cọng môn, rau, chanh, ớt đều ở ngoài vườn vừa mới hái còn tươi rói xanh non, cái giòn của nấm, cay nồng của ớt, chua của chanh, beo béo của hột gà, mùi thơm bánh xèo, chát chát, chua chua của "đọt xộp, đọt xoài".
    Bánh xèo hột gà nhân nấm mối khác hơn bánh xèo nhân thịt.
  5. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Quán đêm
    Trong tiết trời thu se lạnh, thong thả dọc trên các tuyến đường trong lòng thành phố Yên Bái mới cảm nhận hết được một thành phố về đêm rất thi vị và ồn ào. Không phải là thị xã yên tĩnh những năm 90 của thập kỷ trước, mà giờ đây Yên Bái về đêm rực rỡ ánh đèn, các hàng ăn đêm dường như không ngủ, trong các quán ăn đêm đó, những người khách như xích lại gần nhau hơn để cùng thưởng thức, cùng tận hưởng những hương vị ấm áp của món ăn đêm.
    Dù chỉ là một thành phố nhỏ, ăn đêm mới chỉ là một phần phục vụ cho một số người có nhu cầu ăn đêm trước khi đi ngủ, chưa được coi là một thú ăn chính thức của người dân Yên Bái, song dù sao đi chăng nữa thì ăn đêm đã trở thành một phần không thể thiếu làm nên bộ mặt đời sống phố thị của người Yên Bái.

    Trong các món ăn đêm được nhiều người ưa thích nhất là miến. Miến được chế biến rất nhiều loại: miến ngan, miến lươn, miến đa cua, miến thập cẩm, miến xào? Trong cái se lạnh của đêm mùa thu, hay những đêm rét buốt thì các quán miến vẫn được khách ra vào suốt đêm, khách đi tàu từ các nơi về Yên Bái hay khách về xuôi trước khi lên tàu cũng tranh thủ tặng riêng mình bát miến nóng với chút rượu nếp làm họ cảm như xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông, vị ấm nồng và không khí trong quán sẽ làm họ quên đi thời gian và mệt mỏi.

    Phải nói rằng, các quán miến đêm ở thành phố Yên Bái rất ngon và đông khách bởi cách chế biến khéo léo, giá cả phải chăng tuỳ theo yêu cầu của khách thường là dao động từ 8.000 - 15.000 đồng/bát. Dọc trên các tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên, Mạc Đĩnh Chi, khu vực trước cửa ga Yên Bái đêm đêm vẫn nhộn nhịp người qua. Theo chị Hải chủ quán miến gần bến xe khách Yên Bái thì muốn cho bát miến ngon và giòn theo ý khách, yếu tố đầu tiên phải là chất lượng của miến, sau đó mới đến nước dùng và các thực phẩm khác, do vậy các chị thường chọn miến ở hai xã Phúc Lộc hoặc Minh Quân, huyện Trấn Yên (Yên Bái).

    Trở về làng miến ven sông tìm hiểu cách chế biến miến mới thấy được sự vất vả làm nên sản phẩm này. Đến gia đình anh Hiền, chị Tính ở xã Phúc Lộc khi anh chị đang đóng miến vào bao trước khi đem hàng đi bán, tôi chứng kiến một cảnh lao động thực sự: Theo lời chị Tính để có được những con miến ngon và đạt chất lượng, gia đình đã phải trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu, đến chế biến như: phải chọn những củ dong giềng bánh tẻ, còn nguyên vẹn, cắt bỏ rễ, rửa sạch, đem xay nhuyễn sau đó cho vào bể lọc lớn ngâm cùng nước giếng khơi, tay luôn khuấy đều và lọc bột, công đoạn này được coi là nặng nhọc nhất. Sau khi đã lọc được bột, tiếp tục ngâm bột trong một tuần, hàng ngày thay nước, lọc bỏ bột còn nhựa, bột nổi, dùng thuốc tẩy thực phẩm (thuốc tím) tẩy bột thật trắng. Đem bột đã lọc đun lên, vừa đun vừa khuấy nhẹ cho bột chín đều đến sền sệt có màu trắng trong, sau đó múc bột ra từng khuôn ép, ép đến đâu những sợi miến được đem phơi ngay đến đó, nếu gặp trời nắng to thì miến chỉ cần phơi trong vòng 1- 2 tiếng là được. Đặc biệt để miến có độ dẻo, dai và khi thưởng thức còn thấy cả độ giòn trong miến thì người làm miến còn pha 1 chút muối vào nồi bột khi gần chín và tuyệt đối là bột đao 100%.

    Quả là ăn đêm với miến thật tuyệt vời và bổ. Người thưởng thức được thể nhâm nhi mà chạnh lòng nhớ về những món ăn trong các ngày giỗ, lễ, tết hay cúng tổ tiên, trong những ngày đó miến đã đi vào nếp sống, trong nghi lễ với bát miến măng, miến xào lòng gà, nấm hương, trong món nem hay trong bánh bao, bánh gối?

    Giờ đây các quán ăn đêm đã trở thành địa chỉ, là nơi để người người tìm đến với nhau, tìm chút hơi ấm trong những đêm gió lạnh và Yên Bái đã không còn là thành phố ồn ào về ban ngày nữa mà đêm đêm nó ngày càng hiện rõ hơn một thành một đầy sinh lực, dồi dào nguồn sống.
  6. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Mắm tép hồ Thác Bà
    Hồ Thác Bà được nhắc đến là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Yên Bái và cũng là nơi có trữ lượng thủy sản lớn đem lại nguồn thu nhập cho tỉnh và người dân quanh vùng hồ Thác Bà. Bên cạnh những tiềm năng đó, Thác Bà còn được ví là một vựa tép và món mắm tép hồ Thác Bà cũng từ đó mà nổi tiếng nức vùng.
    Với diện tích lớn trải dài từ huyện Yên Bình đến huyện Lục Yên, do vậy các xã nằm bên hồ có lợi thế về đánh bắt thủy sản và tép. Người dân ở các xã Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Tân Hương, Xuân Long, Minh Tiến, Vĩnh Lạc, Tân Lĩnh, Tân Lập, Phan Thanh? đã sớm nhận ra tiềm năng lớn này và họ đã tự chế cho mình món mắm tép đầy khoái khẩu với độ đạm cao.
    Với món mắm tép này bạn có thể ăn kèm chuối xanh và thịt lợn luộc, khế cùng rau đinh lăng, hoặc có thể đem hấp vào cơm cùng với trứng gà bạn sẽ được một món ăn ngon lành mà là lạ chẳng kém gì đặc sản.
    Muốn có bát mắm tép ngon, người dân ở đây phải lựa những ngày thời tiết thay đổi, mà thời điểm mưa xuân rải trắng mặt hồ là lúc tép béo nhất, người dân chỉ cần rang một chút thính gạo, rắc lên mặt nước ven hồ, rồi thả vó xuống, chỉ chừng 3 phút mặt nước xao động lạ kỳ, đó là lúc tép vào ăn mồi, khẽ nhấc vó lên, sẽ được những mẻ tép dày đặc, con tép căng mình, nhảy lách tách phơi cái bụng trắng đục lên. Những ngày cao điểm mỗi người dân cất được khoảng gần 15kg tép tươi.
    Chị Lanh, một người chuyên làm mắm tép ở chợ Xuân Lai cho biết: Muốn được mắm ngon, người đi cất tép phải chọn được những mẻ tép béo và tươi nhất, đem về nhặt sạch rác, sát tép vào giá cho râu rụng bớt, sau đó rửa sạch bằng nước muối pha loãng, để ráo nước. Nếu muốn mắm tép ăn ngay thì đem giã tép làm mắm còn nếu muốn để mắm có thời gian lâu và dùng dần dần thì để cả con là tốt nhất.
    Thính gạo là một phần phụ gia không thể thiếu được khi làm mắm tép. Mắm tép có sánh, màu đỏ tươi, con tép giữ được hình thể hay không có một phần quyết định ở thính. Do vậy, chọn gạo rang thính phải là gạo Chiêm Hương lứt mới còn vỏ cám, giã nhỏ thành bột mịn. Khi làm mắm cũng phải chọn để mắm trong hũ sành là tốt nhất vì hũ sành đảm bảo độ ấm và kín vừa phải. Sau khi đã chuẩn bị đủ thì xúc tép vào hũ, lần lượt cứ hai bát con tép thì rải lên trên một lớp thính, vẩy vào chút rượu nếp, sau đó là 3 thìa muối to, cứ làm như vậy đến khi đầy hũ. Lớp trên cùng nhất thiết phải là muối bởi khi muối hòa tan sẽ tạo thành một lớp trên bề mặt giữ cho mắm không bị hỏng. Nên đậy kín bằng lá chuối khô trước khi đặt nắp hũ lên. Để hũ mắm ở nơi dâm mát và ổn định.
    Sau một tháng hũ tép có thể mang ra sử dụng. Người sành món tép này thường dùng để ăn cùng với các món ăn khác như ăn ghém, hay nấu canh rau cải mà pha chút mắm tép vào thì tuyệt vời? Bởi thế cho nên tiếng tăm của tép và mắm tép hồ Thác Bà đã được đông đảo bạn bè khắp nơi biết đến như thể một phần không thiếu được trong tuor du lịch hồ Thác Bà.
    Bát mắm tép vô cùng hấp dẫn bởi vị mặn, ngọt, chua chua dịu, và mùi thơm đặc trưng nếu như nó được bạn quan tâm và thưởng thức. Hãy đến với Thác Bà, dừng chân và chọn đặc sản bạn nhớ đừng quên mua mắm tép làm quà bạn nhé.
  7. dukickvietnam

    dukickvietnam Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2004
    Bài viết:
    4.351
    Đã được thích:
    7
    Ngọt ngào cá Mịt sông Hồng
    vào những ngày nghỉ cuối tuần, hay có dịp vòng quanh các chợ tại thành phố Yên Bái, bạn sẽ rất thích thú khi nhìn thấy những hàng cá Mịt béo tròn bày bán ở đây. Cá Mịt được những người sành ăn tìm mua như một đặc sản bởi chúng là một loài cá vừa lạ lại vừa quen nhưng dư vị rất đậm đà, ngọt ngào khiến cho ai đã một lần được thưởng thức sẽ còn tấm tắc không quên.
    Là loài cá thuộc họ da trơn, cá Mịt sống chủ yếu dưới lòng sông Hồng đoạn nước xoáy, có hình thù giống cá chiên, màu da vàng bóng, đầu cá bẹt giống cá trê, nhưng vây đuôi thì giống cá nheo nên trông rất ngộ. Thịt cá màu trắng đục, chắc và thơm, ít xương răm và xương rất rắn. Cá Mịt trưởng thành có khối lượng nặng nhất chừng 2,5 - 3kg và đẻ trứng từ 1,5 - 2 năm tuổi, mùa đẻ trứng vào khoảng tháng 11, 12 hàng năm.
    Được thưởng thức những món ăn đặc sắc từ cá Mịt nướng, hấp, chiên tẩm bột ròn, lẩu, súp, cháo cá Mịt thì thật là sảng khoái, chỉ cần làm sạch da trơn, dùng dao rạch bỏ xương theo sống lưng cá bạn dễ dàng chế biến thành nhiều món theo ý mình. Đặc biệt cá Mịt nấu canh với chuối xanh thì ngon tuyệt, thịt cá thơm ngọt với chuối xanh chín mềm cùng hương vị của mùi tàu, lá lốt, tía tô hẳn bạn sẽ khoan khoái vô cùng trong bữa ăn tối mùa đông.
    Bây giờ đang là mùa cá Mịt, bởi mùa này nước sông Hồng cạn những người đi thuyền, ghe rất dễ dàng săn được loài cá này, giá cá tương đối phù hợp với từng điều kiện từ 30.000 - 70.000 đồng/kg tùy thuộc vào cá to hay nhỏ. Nếu bạn quan tâm sẽ tìm được cho mình một món ăn rất phù hợp, dễ chế biến và có lợi cho sức khỏe, loại cá này có lẽ chỉ những người dân Yên Bái mới có thể được thưởng thức một món ăn thú vị thơm ngon này.

Chia sẻ trang này