1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa ẩm thực Hà Nội xưa và nay

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi Zaliv, 17/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Zaliv

    Zaliv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa ẩm thực Hà Nội xưa và nay

    Văn hóa ẩm thực Hà Nội xưa và nay

    Nấu và thưởng thức các món ăn là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai khi mới đặt chân đến nơi này. Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cách chế biến, cách thưởng thức đúng cách, ở tấm lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống, cách thưởng thức truyền đời, chẳng thế mà nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực...

    Bún ốc Tây Hồ - Pháp Vân (Thanh Trì)

    Chúng tôi tìm đến một quán nhỏ ở phố Phù Đổng Thiên Vương mà với nhiều người sành ăn, đây là hàng bún ốc ngon vào loại hiếm ở Hà Nội bây giờ. Trước đây, nhắc tới bún ốc Hà Nội người ta nhớ ngay tới hai làng nổi tiếng Tây Hồ và Pháp Vân - Thanh Trì. Chị Hòa bán bún ốc ở đây cũng quê Pháp Vân. Mẹ chị gánh bún ốc bán rong hơn 40 nZm, sau truyền nghề lại cho chị. Hàng chị là địa chỉ quen thuộc của nhiều người Hà Nội vì bún ốc ở đây từ khẩu vị đến cách trình bày đều rất... Hà Nội. Chị Hòa tâm sự với chúng tôi: ''''Tôi rất tự hào vì vẫn giữ được những nét xưa của bún ốc. Ở Hà Nội bây giờ chỉ có mình hàng tôi còn bán bún ốc nước nguội chấm đúng như ngày xưa''''. Ngày xưa, người Hà Nội hay ăn ốc lọ nhưng giờ họ ăn cả bún chan như phở, nhưng nhiều người sành ăn vẫn còn thích ăn bún chấm.

    Bún ốc chỉ nên ăn từ sáng đến trưa, tối người Hà Nội không ăn bún ốc, khác với phở. Bún ốc ngon trước hết phải có vị cay chua của ớt, của bỗng rượu. Bún ốc có 2 - 3 cách ăn: có thể chan, có thể chấm, có thể ăn nóng hoặc ăn nguội. Bún ốc không thay đổi nhiều lắm như các món ăn Hà Nội khác: vẫn là ớt trưng, vẫn là tía tô. Không có thứ gì cần tía tô và ớt trưng nhiều như bún ốc. Bát bún ốc của Hà Nội rất đẹp vì nó có màu đỏ của ớt trưng, màu tím của tía tô và sợi bún trắng...


    Linov
  2. Zaliv

    Zaliv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Xôi
    Đã là người Hà Nội không ai là không từng thưởng thức món xôi một lần, phải nói rằng, xôi Hà Nội có một phong vị riêng mà không trùng với bất cứ xôi ở nơi nào khác. Buổi sáng sớm, tiết trời còn mát mẻ, sau một giấc ngủ êm đềm, con người tĩnh tại thoải mái, bạn có bao giờ nghĩ rằng thưởng thức một bát xôi vào buổi sáng là cách thư giãn tốt nhất không ? Người Hà Nội thì hay có thói quen như thế, giản dị, mộc mạc và thanh bình biết bao nhiêu.
    Mỗi loại xôi có một hương vị khác nhau và được ăn kèm với các loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn như xôi trắng ăn kèm với ruốc, thịt kho tàu, giò chả, lạp xường vừa thơm, vừa mềm. Xôi gấc có vị ngọt được ăn kèm với chả mỡ. Xôi lạc, xôi đỗ xanh ăn kèm với vừng và ruốc. Còn xôi xéo, chắc chắn phải có thêm đậu xanh xắt lát mỏng và trên bát có hành phi thơm vàng ngậy...
    Thật ra, việc nấu xôi cũng chẳng mấy khó khZn và bất kể ai cũng nấu được. Chẳng hạn như muốn nấu xôi đậu xanh, chỉ cần chọn loại gạo nếp cái hoa vàng, ngâm gạo, đậu xanh từ tối hôm trước, để qua đêm cho mềm. Sau đó, vo gạo, đãi đậu thật kỹ rồi trộn đều. Cho thêm một chút muối, xóc lẫn vào gạo, đậu rồi đổ vào chõ đồ cho đến khi hạt gạo dẻo trong và hạt đậu nở bung là được. Đối với xôi lạc, cách nấu có hơi khác. Người nấu phải luộc chín nhân lạc trước cho mềm, sau đó bóc vỏ lạc rồi trộn với gạo nếp, pha thêm muối và đổ vào chõ đồ... Riêng xôi gấc, thay vì cho muối, người nấu cần cho thêm đường. Trong các loại xôi, xôi xéo được coi là khó nấu nhất. Sau khi xôi chín, người nấu phải xới xôi cho tơi, để nguội rồi trộn với đậu xanh nấu chín. Đến lúc ăn xôi, phải xắt mỏng nắm đậu xanh đã được đồ chín, thêm chút mỡ nước, hành phi vàng thơm phủ lên trên. Khi đó, bát xôi xéo của sẽ có được vị ngọt của gạo nếp,vị bùi của đậu xanh, vị béo của mỡ nước và vị thơm của hành phi, ăn ngon tuyệt.
    Linov
  3. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Chả Cá

    Nhưng rượu uống thật ngon, uống mãi không say, uống quên cả trời đất thì là rượu uống trong những bữa chả cá mà ngưới Hà Nội vẫn ưa thưởng thức vào những buổi tối mưa sa gió lạnh.
    Có ai cùng với người bạn thiết, một đêm, trèo lên một căn gác cũ, ngồi vào một chiếc bàn con, vừa nhắm nhót chả cá mà lại vừa nhìn xuống con đường mưa bay mà xem người ta đi lại như trong một cái đèn kéo quân tháng Tám, mói có thể biết rằng ăn chả cá ở hiệu thú vị đến chừng nào, Ăn ở nhà, nó tẻ mà ít khi ngon thật sự.
    Tôi không hiểu các ông Tàu nhiễu sự, mua chả cá ở Hà Nội rồi đóng bồ, cùng với mắm tôm và các thứ rau, đi tàu bay để đem về Hương Cảng chén với bà con bên đó thì phong vị chả cá ra thế nàỏ
    Riêng tôi thì thấy có một cái thú riêng được thưởng thức chả cá trên căn lầu một cửa hiệu cũ kỹ - mà cửa hiệu đó phải là ở phố hàng Chả Cá - chật chội, tối tăm, thấp bé, mà bàn ghế thì mộc mạc và ám khói - nếu không muốn nói là không lấy gì làm sạch lắm.
    Có lẽ đó chỉ là một cách nại tính, cũng như người ăn thuốc quen tiệm mà thôi; nhưng tôi nghiệm thấy rằng chả cá mà bán ở chợ hay là bán ở một phố khác phố Chả Cá, đều là không "thọ", hay là được rất ít người biết đến.
    Cũng vậy, chả cá làm ở nhà cũng kém ngon và do đó không được hoan nghênh mấy, cho nên chồng thấy rét về thèm bữa chả cá, thường là dắt vợ đi ăn hay vợ muốn đổi bữa cho chồng, vẫn đề nghị "hay là ta lên chả cá?".
    Đi ăn như thế, mà gặp hôm trời lạnh thì nên đi sớm sớm. Muộn một tí, thường là đã hết rồi vì chả cá ngon chỉ có hai hàng ăn được - mà hai hàng đó thường là đông khách, lắm khi phải đứng đợi mới có chổ mà ngồị
    Đứng ngoài mà trông, thèm lắm; nhưng thú hơn, là cái không khí trên lầu; thoạt để chân lên là mình đã cảm thấy ấm cúng ngay; sự ồn ào, tấp nập, tuy có làm cho mình hoa mắt lên một tí thực, nhưng mà vui đáo để.
    Trẻ hầu bàn chạy cứ nhốn nháo cả lên. Đây, một ông rượu đã ngà ngà kêu bún; đó, một gia đình phàn nàn gọi mãi "hai chụp gắp chả mà chưa thấy đưa lên", lại này một cậu bé hầu bàn nói như bắc loa để cho mọi người nghe tiếng: "Thưa các cụ, hết cả chả lòng rồi ạ!".
    Từ các bàn ăn khói bốc lên nghi ngút, những trông đã đủ ấm rồị Đưa cay một cốc mai quế lộ nhấm nháp với lạc rang, ta ngồi đợi chả mà như cảm thấy có bàn tay bé nhỏ cù vào tim. Đời người đẹp quá.
    Người nào người nấy đều như tìm thấy chân hạnh phúc ở cái ăn, chuyện trò ầm ĩ, bàn tán, chê trách từng cái rau, từng chiếc đũa, từng mảnh giấy lau tay, và đôi khi lại dỗi hay ghen với bàn bên cạnh. Có ông cầu kỳ hơn một chút lại gọi lấy một cái lò đất con rừng rực than hồng để lên giữa bàn, rồi đặt lên trên một cái sanh con; trong cái sanh con đó, người khách sành ăn, lát nữa, sẽ trưng mỡ rồi nhúng từng miếng chả vào; hay sau khi chán miệng thì cho hầm bà là cả bún, cả rau thìa là vào đó, đập một quả trứng rồi xào hẩu lốn lên, lấy ra bát để ăn cho thực nóng.
    Bởi vì cái chả cá này, muốn ăn cho thật thú, lắm khi cũng phải cầu kỳ một chút, không thể nào xong thôị Nhất là các gia vị thì có những thứ không thể nào thiếu được: hành, mắm tôm, chanh, ớt, lạc rang, bánh đa vừng... Còn về rau cũng không nhiều, nhưng thiếu một thứ, bữa chả kém vẻ ngon đi nhiều lắm.
    Đầu vị là rau thìa là và hành hoạ Sau khi đã sửa soạn các đĩa rau và các gia vị xong rối, mời ông nâng chén nhắm "chay" vài củ lạc hay mấy miếng bánh đa; nhà bếp đem chả gắp lên, gỡ ra bát, rồi phủ thìa là rưới mỡ nóng lên là ta lên đũạ.. nhắm ngay đấy, đừng để trùng trình mà nguội !
    Trên lớp rau thìa là êm ái mướt xanh như nệm cỏ, những miếng cá nục nạc màu vàng nghệ nằm thảnh thơi như những đứa bé nằm chơi ở cánh đồng quê trông thật ngộ nghĩnh và đẹp mắt.
    Tiếng mỡ nóng phi hành hoa rưới lên kêu lép bép mới làm cho lòng khách ăn rộn ràng làm sao ! Một miếng bún, một miếng bánh đa, rồi hành tây, hành ta, rau thơm, mùi, lạc rang, kèm một hai miếng chả chấm đẫm mắm tôm chanh ớt, và từng miếng to, sau khi đã dưa cay hớp rượu, khà khà ! béo quá, bổ quá, bùi mà thơm ngon quá...
    Rượu đã ngà ngà rồi, ông dảo mắt nhìn chung quanh gian gác mờ mờ trong bóng tối, mỗi bàn có khói xanh nghi ngút bốc lên cao rồi nhẹ tỏa trên những cái xà nhà vàng thẫm màu bồ hóng mà nước vôi trắng không thể che lấp được, ông tưởng tượng mình là một nhân vật trong truyện Tàu xưa, ngối nhắm rượu trên một tầng lầu của một thứ Bồng Lai quán.
    Ngon lành mà ấm bụng quá, hiền huynh ạ ! Có thể như thế này cứ ngồi cả sáng đêm. Chả hiểu, họ làm cách nào mà tài thế? ở nhà, mình đi kiếm cá chiên, cá lăng hay cá nheo tươi để làm nhưng chả vẫn không được se mặt, nướng lên vẫn nát, mà nướng quá tay một tí thì lại khô xác, ăn không ngậỵ ở hiệu, chả bao giờ cũng vừa vặn, không sống mà cũng không khộ Hơn thế, vị của nó lại đậm đà, thơm phức, quyến rũ lạ lùng. Sở dĩ được thế, có người bảo lại hàng chả cá có một bí quyết là gia một chút "mỡ cầy" vào cá khi đem ướp - chẳng biết có đúng không ?
    Tài nhất là điểm này: Chả cá ăn không tanh. Tôi đã từng thấy nhiều người sợ cá lắm, động món gì có cá là không ăn được, vậy mà thữ hai ba lần món chả cá thì thấy thích, rồi đâm ra nghiện, mùa rét đến mà không được thưởng thức thì cho như là đã bỏ lỡ một dịp gì tốt lắm.
    Vì thế có nhiều người ở các tỉnh xa về chơi Hà Nội vào dịp mùa đông không thể bỏ qua được món chả cá và những người Hà Nội có khách lạ về thăm, nhiều khi không nghĩ ra cách nào mời ăn khác hơn chả cá, vì theo ý họ, chỉ có chả cá mới là phong vị đặc biệt mà các nơi không có.
    St


    Lời chia tay câm nín trong mắt nhau
    Lời chia tay nào ai nói đâu
  4. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    Bún Thang Hà Nội

    Các món quà gốc bún quả là nhiều: Bún ốc, bún riêu, bún sườn, bún bung, bún chả và bún thang... (mỗi thứ mỗi ngon, mỗi thứ mỗi hương vị .
    Ai trông thấy bát bún thang đơm sẵn bày lên chiếc chõng tre thấp lùn giữa chợ Đồng Xuân xưa mà chẳng muốn ngắm nhìn, muốn được ăn cho dù không đóị
    Cô hàng bún thang ngày ấy quần áo sạch sẽ, chau chuốt gọn gàng, duyên dáng. Có khách ngồi ăn, cô mỉm cười, nhẹ nhàng cầm chiếc bát nhúng vào nồi nước sôi, rồi lau khô bằng chiếc khăn bông trắng lúc nào cũng như còn mớị Cô xếp ít rau răm, mùi tàu xuống đáy bát, bày bún lên trên, bún đơm gần sát tới miệng bát rồi từ từ cô xếp các thứ nguyên liệu thực phẩm khác lên nền mặt bún trắng. Góc đầu tiên là trứng tráng mỏng tang thái chỉ, góc bên là lườn gà xé phay, góc thứ ba là giò lụa thái sợi, góc cuối cùng đành rắc tôm bông. ở chính giữa là lòng đỏ trứng mặn, xung quanh lác đác mấy lát lạp sườn đỏ viền miệng bát. Tất cả như một bông hoa mà nhuỵ là khoanh trứng vàng sẫm.
    Sau cùng cô hàng lấy chiếc muôi bóng loáng múc nước dùng đang sôi trong nồi, chan một ít vào bát rồi lại nhẹ nhàng gạn vào nồi để làm cho những sợi bún thấm nóng rồi mới chan tiếp thật vào bát cho vừa ăn.
    ăn bún thang ở hàng tất nhiên là đắt nhưng thực sự là ngon. Bún thang làm ở nhà không sao địch nổị Cho nên dù tốn kém, nếu thích cái món chế biến hết sức cầu kỳ tỉ mẩn này cứ phải ra hàng nổi tiếng, bởi ở nhà không thể có nồi nước dùng ngọt như vậỵ Các bà nội trợ khẳng định phải có đủ 20 thứ mới làm được bún thang ngon.
    Tuỳ theo khẩu vị từng người nên cho thêm chút mắm tôm vào bát cho dậy mùi, bún thang mà không ăn với mắm tôm thì còn đâu hương vị bún thang.
    St


    Lời chia tay câm nín trong mắt nhau
    Lời chia tay nào ai nói đâu
  5. Zaliv

    Zaliv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Miến lươn
    Ngày nay, việc chế biến và thưởng thức món miến lươn đã khác xưa rất nhiều. Miến lươn Hà Nội xưa được sắp vào bát nhỏ, thường là bát chiết yêu (loại bát chôn nhỏ, miệng loe) miệng bát chỉ lớn hơn bát Zn cơm một chút. Miến rửa sạch đã trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn mầu nâu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào bát. Những miếng thịt lươn đã xào săn lại mà vẫn phô mầu vàng óng của da lươn. Hành hoa và rau răm thái nhỏ tăn - thường thái trước khi cho vào bát để giữ mùi thơm, hành răm thái càng nhỏ càng tiết mùi thơm nhiều hơn. Rắc hành răm thái nhỏ lên thịt lươn rồi chan nước dùng. Nước dùng lươn mầu nâu nâu ngọt trên mức bình thường, vì phải đậm đặc mới nổi vị, chỉ chan sâm sấp chứ không chan võng vì miến đã ngấm nở đủ bằng nước dùng nên không trương nở thêm nữa, hơn nữa, miến là miến tầu làm bằng đỗ xanh nên sợi miến nhỏ mà ròn chứ không nát. Cuối cùng rắc hạt tiêu. Riêng tiêu, bà hàng rất thuộc ý khách, vị nào nghiền cay bà không rắc tiêu mà dùng thìa nhỏ xúc một phần tiêu sọ giã giập.
    Miến thấm đượm nước dùng, thịt lươn xào săn ăn hơi dẻo rất rõ vị lươn, lại được tẩm ướp nên thơm mùi tiêu và mùi nước mắm ngon thật hấp dẫn. Bát miến lươn, ăn tới miếng cuối cùng vẫn còn nóng. Hà Nội xưa hình như lạnh hơn bây giờ. Món miến lươn hấp dẫn mọi mùa, nhưng vào những ngày đông lạnh còn hấp dẫn hơn nhiều. Bởi vì rét đến mấy, khi bê bát miến lươn thơm phức, nóng hổi lên là quên hết mọi rét mướt. Miến lươn không múc vào bát to, không có kèm theo giá đỗ và hành khô phi, không chan võng nước dùng chẳng thấy mùi lươn đâu như bây giờ, và đặc biệt là thịt lươn không tẩm bột rán khô cong và ròn để khi ăn chẳng biết là lươn hay trạch hay một loại bánh rán ròn gì đấy vì khó mà phân biệt, khó mà nhìn rõ, khó mà khẳng định mùi vị.
    Không hiểu vì sao món quà miến lươn Hà Nội bây giờ lại thế ?... Do thất truyền ? Do khẩu vị mới ? Do không để ý đến món ăn Hà Nội xưa ? Thật tiếc khi các quán hàng Hà Nội , miến lươn hàng Da- không còn bán miến lươn ngày xưa nữa.
    Linov
  6. Ck_boy

    Ck_boy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2001
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    các bác biết nhiều món ngon nhưng không thấy bác nào nói địa chỉ đẻ anh em biết nhỉ ???

    Friendship is the special kind of LOVE !!!
  7. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0
    [blue] Bánh Cuốn

    Có ai ở Hải Phòng, Nam Định, Thanh Nghệ chẳng hạn, về Hà Nội, mà đã có lần được thưởng thức món bánh cuốn Thanh Trì ăn với đậu rán sốt, tất càon lâu lắm mới có thể quên được món quà đặc biệt Hà Nội đó.
    Khắp các nẻo đường, người ta vẫn được thấy những người đàn bà mặc áo nâu dài, đội cái món quà đó đi bán từ lúc trời vừa hừng sáng.
    Cơ nghiệp của họ không có gì: một cái thúng đội đầu, trên có đậy một cái mẹt. Anh gọi, người bán hàng hạ thúng ở trên đầu xuống. Anh nhìn vào sẽ cũng chẵng thấy gì lạ hơn: một chai nước mắm, một chai giấm, một chén ớt, dăm cái chén, cái đĩa và mưoi đôi đũạ
    Thế thôi, nhưng thưởng thức vài lần món bánh cuốn Thanh Trì rồi, anh sẽ thấy nhớ mãi món quà đó và nhớ từ cái dáng người bán hàng đội bánh nhớ đi, nhớ thứ nước chấm, nhớ cái cảm giác bánh trơn trôi nhẹ vào trong cổ... nhớ quá, nhớ khôn nguôi !
    Hồi còn tạm lánh ở một làng vắng vẻ Khu Ba, có những buổi sáng êm trời, tôi vẫn vọng phía Thanh Trì nghĩ đến những hàng bánh cuốn đó và thấy thèm như thèm một hương yêụ
    Nỗi "sầu Hả Nội" làm cho lòng người ta rã rời, se sắt. Lúc đó, mặc hết cả, người ta chỉ còn biết cầm lấy cái gậy mà đi ngay, đi đến bất cứ chợ quê nào cũng được, miễn là có hàng bánh cuốn để ngồi sà xuống một cái ghế nào đó, ăn một đĩa bánh xem có thể vơi được phần nào sự thèm khát miếng ngon Hà Nội không.
    Không tài nào vơi được. Tôi đã đi nhiều chợ quê, ăn thử hết các mặt bánh cuốn, nhưng hoặc là bánh tráng dày quá, hoặc là bột xay nồng quá, hoặc là hành mỡ gia thô quá nên bánh nào cũng vậy chỉ làm cho t6o nhớ hơn thứ bánh cuốn Thanh Trì.
    Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng, hành mỡ thoa vào muớt mặt mà nếm thì thanh nhẹ, mát rượi đị ờ trong thúng, bánh được xếp thành lớp kiểu như bực thang, trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch; sắc trắng của bánh nổi bật lên nhưng nổi bật lên một cách hiền lành; và người ta tưởng tượng đến những người con gái bé nhỏ đứng ở dưới tầu tiêu đẹp một cách kin đáo và lành mạnh.
    St [/blue]


    Lời chia tay câm nín trong mắt nhau
    Lời chia tay nào ai nói đâu
  8. Zaliv

    Zaliv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Phở Hà Nội
    Nhắc tới quà Hà Nội không thể không nói tới phở. Phở Hà Nội xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 với những cái tên phở Thìn, phở Giảng, phở Đông Mỹ bán gánh. Ngày nay, có thể tìm thấy những tiệm khá ngon ở Bờ Hồ, Bát Đàn, Lý Quốc Sư, Lò Đúc. Riêng phở bò ông Thìn giữ được hơn 50 năm, và mở rộng tới 7 cửa hàng ở Hà Nội. Người Hà Nội nay ăn cả phở gà, nhưng theo nhiều người sành ăn chỉ có phở bò chín mới đúng là Hà Nội.
    Nhà văn Băng Sơn từng nói: Tôi rất đồng ý với cụ Nguyễn Tuân, tôi là thế hệ sau nhưng ăn phở Hà Nội phải là phở bò chín. Thịt bò chín thái mỏng thơm, ngon. Phở mà ăn với giá, với quẩy hay là với trứng như nhiều người vẫn ăn bây giờ không được. Phở thì gia vị rất quan trọng. Ngày xưa, những hàng phở gánh đỗ ở đầu phố thì cuối phố đã ngửi thấy mùi nước dùng phở thơm lừng...
    Linov
  9. foreverlove83

    foreverlove83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.829
    Đã được thích:
    0

    Món ốc nguội Hà Nội
    Những năm 50, 60 ai từng ghé Hà Nội đều biết món bún ốc gánh của hầu hết dân làng 7, chùa Sét toả khắp phố phường Hà Nội. Nước canh ốc Bắc nguội ăn kèm bún Phú Đô vị thơm mát, không tanh.
    Món bún ốc nguội không hành, không rau ngày nay không được biết đến nhiều như trước mà thay bằng nước canh nóng hổi, thêm vị ngọt của xương lợn, thơm mùi hành, mùi rau tía tô, vị cay của ớt chưng mới hít thôi đã xộc lên tận mũi.
    Từ đầu năm 1990, phố Nguyễn Cao, cạnh chợ Lê Quý Đôn có hàng bún ốc nguội. Suốt 12 năm, món ốc nguội của chị Thảo chủ hàng không hề thay đổi so với gánh bún ốc rong của bà ngoại, mẹ chị mấy chục năm trước. Hơn mười tuổi chị đã theo mẹ bán hàng. Ngày ấy một bên đòn gánh là can nước nguội và ốc, bên kia là gánh bún xếp cạnh rổ bát đũa. Đến đầu cổng chùa chỉ việc đổ nước nguội ra hũ bên ngọt, bên chua. Bên ngọt là nước canh lấy từ ốc luộc, bên chua là bỗng đã đun chín để nguội. Khi khách gọi ăn dùng gáo tre múc bên ngọt, bên chua cho vừa, thêm mấy con ốc vừa khêu trông như những đốm đen vàng nổi trên nước màu hồng trong suốt. Một đĩa bún nữa là đủ. Nước canh ốc nguội nhưng không tanh. Người bán không có kỹ thuật nào cả, chỉ là nước luộc ốc lọc sạch, cho vừa gia vị, có chút phẩm tạo màu hồng, rồi cũng không có mỳ chính, ăn vào vẫn ngọt, vẫn ngon. Vốn cầu kỳ, chị Thảo đặt mua ốc quen ở các vùng Hải Hậu, Bình Lục, Hà Nam Ninh... Bởi thế, hàng ốc của chị bán đến chiều 30 Tết vẫn đắt hàng.

    Lời chia tay câm nín trong mắt nhau
    Lời chia tay nào ai nói đâu
  10. Nguyen_Quang_Vinh_new

    Nguyen_Quang_Vinh_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2001
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Cơm tám giò chả Hà Nội
    Gạo tám, gạo dự là hai thứ gạo đặc sản, rất ngon, ngày thường không phải ai cũng được ăn.
    Nhiều thập kỷ trước đây, cơm tám ăn với giò chả đã gần thành một bữa tiệc vừa sang, vừa quý để chiêu đãi nhau, để khao nhau vì một chuyện vui nào đó, để kỷ niệm một việc nào đó. Hà Nội từng có một số cửa hàng chuyên doanh món ăn này. Nó thành như một thú chơi.
    Hàng cơm tám giò chả thường ở những nhà hẹp từ quãng giữa phố đến cuối phố Hàng Buồm, giáp với Hàng Ðường, Hàng Ngang.
    Mặt ngoài thế nào cũng có một tủ kính gắn liền vào tường, phía dưới lộ ra thứ giò trắng ngà hơi hồng hồng, chung quanh vẫn còn nguyên lá. Một góc là ống chả quế dựng chéo. Hai đầu rõ hình ống tre đã ám lửa nhiều lần, chỉ khúc giữa mới là chả quế vàng ươm. Còn có giò bò, chả lợn, chả mỡ, chả hạt lựu, có khi to bằng chiếc bánh đa.
    Sau tủ là bà hàng đeo cái tạp dề trắng đã ngả mầu cháo lòng, cạnh cái thớt. Cái thớt là cả một súc gỗ to, cao chừng gang tay; không to bằng cái thớt bán thịt quay của mấy chú khách cởi trần hở rốn của mấy hàng cạnh đấy.
    Qua cửa, khách sẽ bắt gặp hai bên tường lát toàn thứ gạch men kính trắng toát, đến ngang tầm đầu người ngồi, từ ngoài vào đến buồng trong, qua sân trong, khoảng mươi mét đến vài chục mét. Một bên là dãy bàn cao, ghế tựa, lâu ngày đã thành mầu nâu đen. Còn bên kia là lối đi hẹp. Có nhà trải khăn bàn, có nhà để bàn mộc.
    Ðó là cách trang bị điển hình của nhiều hàng cơm tám giò chả quen thuộc thời ấy. Khách thường đi có bạn, vài ba người trở lên, ít có khách một mình.
    Thức ăn được bưng ra từng đĩa. Chả quế là loại sang. Nó là chả lợn, có trộn một ít quế, phết lên ống tre rồi nướng trên than hoa, nên nó phảng phất một chút hương thơm của quế, và khi bóc nó ra khỏi ống, chả quế hơi cong như hình thanh quế Quảng, quế Thanh. Nó ngon vì chỉ nướng chứ không luộc hay hấp gì.
    Ðĩa cơm tám trắng như bông nõn, nghi ngút khói, thơm ngát gần xa, thơm từ trong bếp thơm ra, và đến gần lưng khách thì khách phải bật ra cái hắt hơi.
    Bát đũa ăn cơm tám giò chả thường là bát mẫu, loại sứ Giang Tây, trắng bong, mỏng tang, khô ráo, không nhờn, không tanh. Ðũa là đũa mun hay đũa tre già đã sấy khô trên lò than. Xới vài thìa thứ của ngọc thực thơm quý ấy từ cái đĩa tây sang bát của mình mà không thể không xuýt xoa vì cái ngon lành của nó. Chỉ cần lưng bát, một vài thìa canh ngọt lự... buổi đi ăn hiệu quả là đáng nhớ mãi. Lâu lâu lại nhớ, nếu có điều kiện thì lại tái diễn một lần, hoặc có khách ở tỉnh xa về, lấy cớ, dẫn khách lên đây, là điều chủ vui mà khách cũng hài lòng.
    Hàng Buồm có những hàng nổi tiếng như Bạch Ngọc, Lan Hường. Phố Huế có Tân Việt, Việt Hương. Hàng Dầu cũng có, Hàng Lọng cũng có... Rồi Hàng Bông, Cửa Nam... Sau năm 1954, có nhà đổi tên thành Cơm trắng - giò chả, vì không còn gạo tám nữa . Hoặc hiện nay có nhà để đơn giản hơn: Cơm giò chả. Thực ra, cơm chỉ là cái cớ. Người ta đi ăn hiệu như thế đâu phải để ăn cơm, dù là cơm tám.




    Ta yêu em qua ngôn từ em nóiDung nhan kia, có quan trọng chi đâuDẫu tình ta là mối tình câm lặngTa vẫn vui khi được biết em vui
    -алив

Chia sẻ trang này