1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa Bốn Phương

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi Yoko, 17/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Yoko

    Yoko Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa Bốn Phương

    Gà xiên nướng.
    Đến với Nhật bản vào bất cứ thời gian nào và ở đâu ,du khách cũng có thể tìm thấy món gà nướng bằng xiên tre (giống như vịt nướng ,chân gà nướng ở Việt Nam
    Điều đặc biệt là tất cả các phần của con gà đều được nướng kể cả bộ lòng, mề, trứng non,đùi ,ức gà chân ,cổ, cánh ,và phao câu .Sau khi mổ ,làm sạch
    ngừơi ta chặt ra làm từng miến nhỏ,dùng xiên tre để xiên sau đó cho vào nướng trên than hồng.Nướng đến khi chín thì bỏ ra để phết nước tương tổng hợp hoặc
    muối ,sau đó nướng qua lại.
    Món gà nướng rất phổ biến và được ưa chuộng ở khắp nơi,không chỉ ở các nàh hàng,khách sạn sang trọng mà còn trong cả các quán bình dân bên đường.Ngày nay
    món gà nướng còn được bày bán trong các siêu thị ,ga tàu điện...
    Người ta thường ăn gà xiên nướng kèm với một số loại rau thơm,hành tây ,ớt xanh ,đậu cove...và rượu sake.Món này rất
    thích hợp cho các đấng mày râu vào các buổi chiều tối.
    Nếu có dịp đến Nhật Bản bạn hãy thử một lần cho biết nhé.




    Yoko
  2. gamongco

    gamongco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Trồng Rau Trong Trứng
    Nhiều người nhận xét rằng :ăn bún chả,nem rán .. mà không có rau thơm kèm theo thì độ ngon sẽ giảm đi gần nửa.Có thể đó chỉ là cách nói để đề cao ....vai trò của rau sống rau thơm.Tuy nhiên ,cũng có nhũng bữa "chiêu đãi " mà rau sống rau thơm còn quý hiếm trên cả mức đặc sản ,đến nỗi bún chả với nem rán cũng chỉ là gia vị....
    Ngày xưa ,các cô gái Hàng Bạc ,hàng đào ..Cảu đất Hà Thành vốn nổi tiếng là địệu đà cầu kỳ trong ăn uống , một cuộng rau giá còn phjải cắt đôi,thì họ cũng có môt cách "tự túc" rau sống,rau thơm hết sức đặc biệt.Chẳng hạn khi mời khách đến nhà mình ăn bún chả,nem rán ,bao giờ cũng hẹn trước mọt thời gian dài đử để chuẩn bị món rau sống,rau thơm.Cụ thể là các cô lấy vài chục qảu trứng gà hay vịt .Mỗi quả trứng đều được khoét một lỗ to bằng đầu đũa rồi hút hết ruột,chỉ để lại 1 ít lòng trắng.Tiếp đó ,lấy hạt giống các loại rau như xà ,húng ,mùi ,kinh giới ,tía tô....đã được ngâm nước sẵn,đem gieo vào các quả trứng.
    Dĩ nhiên là phải tuỳ theo tốc độ phát triển của từng loại cây rau để gieo trước hoặc sau 1-2 ngày ,cũng như căn cứ yêu cầu về số lượng của từng loại cây rau để mà gieo vào một hay nhiều vỏ trứng.
    Đến ngày chiêu đãi thì cũng là lúc toàn bộ các hạt giống đã nảy mầm và chen chúc nhau để cuộn tròn chật kín như kén tằm trong từng vỏ trứng."CO chủ nhỏ" nhẹ nhàng dùng dao tách bỏ hết vỏ trứng rồi thái nhũng quả rau " hình trứng thành tưng lát và xếp lên đĩa:Đó chính là món mà khách mong được khám phá nhất.
    Rõ ràng đây là loại rau siêu sạch" song không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để gieo trồng.Dù sao bạn cũng nên thử để biết thêm một "tư liệu" trong kho tàng văn hóa và nghệ thuật ăn uống vô cùng phong phú và đa dạng của dân tộc ta.
  3. Soledad

    Soledad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    1.751
    Đã được thích:
    0
    Hay nhờ!!!! Lần đầu tiên tớ nghe thấy đấy
    Giờ mới biết lòng trắng trứng ngoài ăn được còn có thể thay đất giồng cây
  4. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghe thì nghe, nhưng mà hổng tin lắm. Không lẽ tớ ăn hột vịt + rau răm=> vườn rau trong bao tử???
    Chắc hôm nào, các cậu làm thử cho tớ ăn nghen.
    thanx
    Billdoors
  5. Amie

    Amie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/08/2001
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    cái nì hồi trước tui cũng đọc trong Hoa học trò rùi , thiệt đấy ạ

    Amie
  6. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    Rượu Sakê nét văn hóa Nhật Bản
    Ra đời cùng với nghi lễ, uống trà, cắm hoa, uống rượu Sakê thời Murômi Chi (1933-1573) là một trong những nét đặc trưng nhất của Nhật Bản
    Ở Nhật Bản có ba trường phái uống Sakê: Trường phái quý tộc thì xem ai sành nếm rượu, trường phái võ sĩ chú ý làm đúng nghi lễ, trường phái thương nhân nhằm bày tỏ lòng hiếu khách Sakê có độ cồn 22o vào loại cao so các loại rượu trên thế giới.
    Rượu Sakê thường được đun nóng đựng trong vò hoặc lọ bằng gốm. Sakê thường được uống trong khi giải trí như ngắm trăng, xem tuyết, ngắm hoa Anh đào....
    Nếm Sakê là một nghệ thuật tinh tế. Xưa kia thường có tục thi nếm Sakê để biết rượu ở đâu làm... Ngày nay, những người sành rượu có thể đánh giá được chất lượng của Sakê. Họ rót rượu vào một cái chén bằng sứ trắng ở đó có vẽ hai vòng tròn xanh thẫm ***g nhau tượng trưng cho mắt rắn. Đánh giá rượu Sakê theo ba bước: nhìn để đánh giá độ trong, màu sắc, ngửi đánh giá hương vị và nếm. Ngôn ngữ Nhật Bản có 20 tính từ đánh giá độ trong và màu sắc rượu, 80 từ đánh giá về hương, và có hơn 70 từ đánh giá về chất lượng Sakê khi nếm. Loại rượu Sakê quý nhất là Ghiugiô, có hương vị thơm thoảng như táo, chuối, dứa. Trước đây Ghiugiô sản xuất ít thường được sử dụng trong những đợt thi nếm. Ngày nay do cạnh tranh với bia, Whisky, rượu vang, Ghiugiô được sản xuất nhiều hơn. Hương vị đặc biệt, rượu Sakê đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, trong khu vực là một biểu tượng của đời sống văn hóa tương đối cầu kỳ nhưng tinh tế của người Nhật.
    Sưu tầm
    Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
  7. QUICK

    QUICK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/04/2001
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    HOA HÀ NỘI
    --------------------------------------------------------------------------------
    Kiều Ly
    Dù đã đi khá nhiều nơi nhưng chỉ riêng ở Hà Nội tôi mới gặp được những bông hoa trong thành phố. Những chỗ tôi đến, hoa thường được bày sẵn trong chậu xô, hoa đứng ngoài đường, trong chợ, hoa ở trong shop kiêu sa, lộng lẫy... nhưng chẳng có nơi nào mà hoa lại "di động" đi khắp phố phường như ở thủ đô.
    Ngay từ sáng sớm, khoảng 3, 4 giờ, các chị các cô đã cần mẫn lên tận chợ hoa để lấy hàng. Vào cái lúc chưa rõ mặt người ấy, cả chợ hoa họp trên một bãi đất trống, rộng ven đê Yên Phụ nhấp nháy những đèn là đèn. Nhìn từ xa cũng chỉ thấy đèn trong y như hội hoa đăng giữa đêm đen. Hình như mỗi "mối" hoa một ngọn đèn. Thôi thì đủ thứ: hồng, cúc, huệ, phăng, thược dược... mùa nào hoa ấy. Hoa được bó lại thành từng bó lớn, thường là bó từ 30 bông, 50 bông, 70 bông, rồi 90 bông... Riêng hoa hồng bao giờ cũng được mặc một lớp áo bằng giấy báo hoặc cuốn ni lông quanh bông để chống sương. Khoảng 5 giờ, 5 rưỡi, trời tang tảng sáng là chợ hoa tan. Sau khi lấy hoa, mỗi loại một ít, các chị bắt đầu sắp lên xe và đi vào thành phố.
    Người bán hoa thường đi bằng xe đạp. Chị cứ thong thả đi, thỉnh thoảng lại dừng lại để phun nước lên những bông hoa cho tươi mát. Mỗi chị hàng lại bày hoa theo một cách khác nhau. Có chị để hoa nằm xuống, bông quay ra ngoài, gốc hướng vào trong, hết lớp này đến lớp kia xếp sát vào nhau. Nhìn từ xa, ta chỉ thấy một vòng vàng rực ở ngoài cùng, tiếp đến là một vòng đỏ, rồi lại vòng tím, trắng... trông thật rực rỡ và tươi tắn. ở giữa là một xô nhỏ cắm đầy hoa cao vút lên. Nhiều khi nhìn từ đằng sau, ta chỉ thấy một vườn hoa tí hon đang di chuyển theo vòng bánh xe, chứ cô hàng hoa chịu khó, cần cù thì đã bị lấp phía đằng trước bởi một cái nấm hoa khổng lồ. Mỗi xe hoa là một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc khác nhau. Mà dù có cùng loại hoa đi chăng nữa thì mỗi chị, mỗi cô hàng lại có cách sắp xếp, có "con mắt xanh" khác nhau để "trưng bày" tác phẩm của mình. Và ta, người lãng du trên phố cứ việc ngắm thoải mái, thoả thích, ngắm no con mắt của mình một vẻ đẹp thiên nhiên giữa bụi bặm phố phường.
    Trời Hà Nội có bốn mùa thì hoa Hà Nội cũng đủ cả bốn mùa. Mùa xuân - khởi đầu của một năm - khi cây cối qua giá lạnh mùa đông, bắt đầu khoác lên mình bộ áo mới xanh nõn của chồi non và lộc biếc thì hình như hoa cũng nhiều hơn, đẹp hơn, mê hoặc lòng người hơn. Những ngày giáp Tết, sắp sang xuân, bên cạnh rực rỡ tím viôlét, vàng cúc, đỏ hồng thược dược... mỗi hàng hoa bao giờ cũng có thêm vài cành đào con, đào vụn nằm khiêm tốn lấp ló giữa đám hoa đủ màu sắc. Những nhánh đào này đầy nụ, lại còn có cả lá non đang đâm chồi. Ai đó mong xuân sang sớm, hay muốn thay đổi không khí, mua vài cành đào về cắm chơi, vừa rẻ, vừa đẹp làm căn nhà như bừng lên một sức sống mới lạ hẳn, trẻ trung hẳn. Cái nhánh đào con con, trông tưởng như khô héo, gầy guộc ấy lại có một vẻ đẹp riêng. Và chỉ những hàng hoa rong trên phố mới có thể có loại hoa như vậy.
    Tháng tư. Giao mùa. Hoa loa kèn theo chân các cô gái hàng hoa "nghênh ngang" khắp phố phường. Loa kèn thường chỉ có vào cuối tháng ba và rộ lên vào tháng tư. Khoảng thời gian ngắn ngủi ấy nếu ai lỡ quên, không để ý, hay bị những bận rộn đời thường làm cho xao nhãng thì đến khi chợt nhớ ra, muốn cắm một vài bông, gọi cô hàng hoa vào hỏi thì loa kèn đã chia tay với mùa tự bao giờ...
    Đầu hè, hoa lưu ly tím ngắt, đồng tiền đơn, kép, cẩm chướng đủ màu thi nhau tranh sắc trên gánh hàng hoa.
    Ngày xưa, chỉ đến mùa thu mới có cúc vàng. Thế nhưng bây giờ gần như mùa nào cũng có. Mà không chỉ có mỗi một loại cúc đâu nhé: cúc Tây, cúc Tàu, cúc Nhật... thôi thì đủ cả. Thế nhưng, tôi vẫn thích nhất loại hoa cúc vàng của mình. Sang thu, cũng vẫn hoa cúc ấy, màu sắc ấy nhưng đúng mùa, đúng thời tiết - hoa cúc cũng vàng hơn, đẹp hơn, tươi hơn và "thật sự cúc" hơn. Màu hoa cúc lúc ấy y như màu nắng thu: rực rỡ nhưng không chói chang, màu gam nóng mà lại không làm người ta thấy nóng. Có một bó cúc cắm vào lọ gốm Bát Tràng để ở góc nhà thì chẳng khác gì một vầng nắng vàng làm sáng bừng cả căn nhà.
    Loài hoa mà mùa nào cũng có, cũng "sống" trên hàng hoa là hoa hồng: hồng ý, hồng Pháp không gai, hồng Đà Lạt, hồng lai... bông nào cũng to, mập, cành dài và cao đủ các màu sắc.
    Vào ngày rằm, mùng một hoa được gói vào trong lá nhẹ nhàng, tinh khiết. Rồi các bà, các mẹ tảo tần của chúng ta lại dịu dàng cắm vào lọ, đặt lên bàn thờ cùng với ly nước thuỷ tinh trong suốt để chứng tỏ lòng thành với ông bà, tổ tiên... Các cô gái hàng hoa tươi cười chào mời khách. Miệng cười của các cô còn tươi hơn hoa. Tay các cô thoăn thoắt chọn hoa, gói hoa cho khách. Tôi chợt nhớ đến "gánh" hàng hoa trong truyện ngày xưa, với cô gái bán hoa ăn mặc nền nã gánh hoa đi khắp phố phường Hà Nội.
    Mỗi sáng sớm ra đường gặp một vườn hoa nhỏ. Đi trên phố gặp một "gánh hàng hoa", tự nhiên thấy vui hơn, yêu đời hơn, lòng thanh thản hơn khi có những bông hoa trong thành phố./.
    Kiều Ly
    Trong câu chuyện đời chung, kẻ này quên thì người kia phải nhớ. Một ý tưởng chợt tắt để làm mầm chuyển hoá cho một ý tưởng khác nảy sinh.
  8. Soledad

    Soledad Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    1.751
    Đã được thích:
    0
    Có cái gì khác ngoài HN 4K năm văn vật ko?
    Nghe hoài nhớ bỏ xừ chịu gì nổi hả mày
  9. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0

    iem sợ chị Sol wá
    Lịch sử Sâm-panh.
    Truyền thống trồng nho ở Champagne có từ lâu đờI và đặc biệt phát triển vào thờI kỳ La mã. Đó chính là những ngườI trồng nho đầu tiên. Sau đó, nho vùng Champagne được quản lý bởi các giáo sĩ và đặc biệt là ở Réim và Châlons.
    Vào thời kỳ Trung Cổ, các loại vang sản xuất tại vùng ven biển Champagne được coi là ?oVang Pháp?, là loại vang mà người ta sản xuất ở vùng bồn Pari. Nhưng đến thời Vua Henri IV, vào cuối thế kỷ 16, loại vang này bắt đầu mang cái tên sâm-panh, là tên tồn tại đến bây giờ. Lúc đó, ở Pari, ngườI ta gọI là «vang vùng Champagne?. Thuật ngữ này rất khó áp dụng vì đối với người ở Reims, Champagne là vùng đất không màu mỡ, ở đó người ta chỉ có thể nuôi được cừu thôi, và như thế thì hoàn toàn đối lập với một vùng trồng nho!
    Trong suốt thế kỷ 17, loạI vang này càng trở nên được ưa chuộng, cả ở Pháp và Anh, là do các chính sách khuyến khích của một gia đình lớn sở hữu một vùng đất rộng lớn oả Champagne. Những ngườI không chuyên này chịu trách nhiệm cho biến đổi «vang vùng Champagne» thành loại vang xám, ít có màu. Những người trồng nho đã nhận ra rất nhanh rằng loại vang xám này rất khó «chín» khi tàng trữ trong thùng. Do đó, họ có ý tưởng cho vang vào thật nhanh vào chai để giữ được hương. Người ta đoán rằng, việc tàng trữ trong chai được thực hiện lần đàu tiên vào những năm 1660. Thời điểm chiết rượu là trước quá trình lên men đầu.
    Người vùng Champagne phát hiện ra rằng khi vang nổi bọt một cách tự nhiên và đặc biệt là màu bị giảm, ít cồn hơn khi được chiết ra vào lúc thu phân. Sự biến đổi của sản phẩm này đã làm người Anh thấy rất thích thú, cũng có thể đó là lý do mà loại vang có bọt này còn tồn tại đến ngày nay bởi lẽ loại vang này gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất thời đó, do khả năng dễ nổ chai.
    Sâm-panh vẫn chưa thực sự hoàn toàn được hoàn thiện, cần phải kể đến người khai sinh ra nó, đó là Dom Pérignon, một tu sĩ ở Tu viện sản xuất rượu bénédictin ở Hautviller, chịu trách nhiệm về vụ nho, quá trình ép và trông kho của Tu viện từ năm 1668 đến 1715. Vào năm 1821, một tu sĩ khác cũng ở Hautviller đã khẳng định rằng chính Dom Pérignon đã sáng tạo ra phương pháp sản xuất loại vang có bọt. Ngày nay, người ta có xu hướng coi rằng, đó là người đầu tiên đã tiến hành phương pháp sản xuất này. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng đó là một nhà thông thái về vang và vang do ông sản xuất có tiếng vang rất lớn vào thời kỳ đó.
    Vào thế kỷ 18, là lúc mà sâm-panh đã bắt đầu có tiếng vang trên toàn thế giới.
    Theo các giai thoại, sâm-panh Thô (khô) được sản xuất vào năm 1867, theo yêu cầu của người Anh, có sở thích ngược với người Pháp vào thời đó, là những người thích uống vang khô.
    Sâm-panh được chính thức coi là loại vang «trang trọng » vào ngày 7 thang 6 năm 1654, khi vua Luis 14 đăng quang.
    Vào năm 1994, doanh thu của sâm-panh là 14,4tỷ FR, với hơn 250 Maison de Champagne (là nơi bán rượu sâm-panh, chiếm khoảng 70% tổng lượng tiêu thụ). Năm 1995, khoảng 250 triệu chai được sản xuất.
    Quá trình sản xuất
    1, Công đoạn ép
    Được tiến hành ngay sau khi thu hoạch nho. Trong qúa trình ép, nước nho chảy vào một thùng đặc biệt gọi là «belons». Sau đó, người để lắng, đó cũng là quá trình gạn cặn; đồng thời, người ta tiến hành sunfit hoá dịch hèm, ở đây chính là chỉ nước nho. Giai đoạn sunfit hoá là quá trình bổ sung SO2 vào dịch, một mặt nhằm mục đích bảo vệ vang không bị oxy hoá khi tiếp xúc vớI không khí, mặt khác là để thúc đẩy quá trình lắng cặn. Sau đó, ngườI ra hút dịch bằng bơm. «Cặn» và bọt nằm lạI ở đáy belon.
    Dịch hèm được lưu trữ trong các thùng inox hoặc trong các thùng lớn bằng gỗ để tiến hành lên men rượu.
    Trong giai đoạn ép, hạt nho và vỏ nho càng lâu càng có ảnh hưởng tớI dịch hèm, vì thế phảI phân đoạn quá trình này. Ở một máy ép truyền thống, ngườI ta ép 4000kg nho thành nhiều lần, thao tác tiến hành trong khoảng 4h :
    lần ép đầu tiên, được gọI là «cuvée» (=ủ), sẽ tạo được khoảng 2050l dịch
    lần ép thứ hai sẽ tạo thành «taille» (=tận dụng) vớI thể tích khoảng 450l. NgườI ta dùng thuật ngữ này vì đôi khi, ở giữa những lần ép, những ngườI thao tác dùng những cái mai (xẻng) để đảo trộn bã.
    Tỷ lệ nho/dịch cho phép trong sản xuất vang là 1600kg cho 1000l dịch. Vì thế, 4000kg nho ép sẽ cho 2550l nước quả.
    2, Quá trình lên men
    Quá trình lên men rượu xảy ra trong thùng hoặc có thể đặc biệt hơn là ở trong thùng gỗ sồi. ThờI gian lên men là từ 3 tuần đến 1 tháng; đường được chuyển thành rượu nhờ hoạt động của nấm men. Phản ứng này kem theo sư sinh khí CO2.
    Trong giai đoạn này, vang sủI bọt và tạo ra tiếng kêu (tiếng sôi, do khí thoát ra = sự sủI men). Thùng hoặc phuy không được đổ đầy để tránh hiện tượng trào. NgườI ta sẽ thêm dần dịch sau đó, thao tác này được gọI là ?oouillage? (quá trình đổ thêm dịch vào thùng).
    Khi quá trình lên men kết thúc, ngườI ta tiến hành chiết rượu lần đầu tiên để loạI bỏ những cặn lớn. Sau đó có thể tiến hành quá trình lên men malolactic (là quá trình biên đổi axit malic thành axit latic dưới tác dụng của một loại vi khuẩn đặc biệt) trong một số trường hợp. Đặc biệt là trong những năm dịch hèm có độ axit cao. Quá trình này có thể là tự phát hoặc cưỡng bức, nó giúp loại bỏ được vị chua của vang.
    Sau khi lên men, cần phải làm trong vang, nghĩa là loại bỏ các thành phần gây đục và làm ảnh hưởng tới mùi thơm của vang. Đôi khi, người ta «dính» các phần tử này nhờ cách hoà keo dính (từ vẩy cá), gélatine, từ huyết thanh, từ lòng trắng trứng, từ phấn?
    Tiếp đó, người ta lại chiết. Lần này, vang được lọc theo hai cách:
    cho chảy lên trên một hỗn hợp vi sinh vật biển
    hoặc một tấm lọc bản (là tập hợp của 1 loạI giấy lọc đặc biệt)
    3, ?oTrộn? vang
    Trộn vang là quá trình kết hợp giữa vang đã lọc trong được sản xuất ở những vùng khác nhau, hoặc từ những giống nho khác nhau ở những năm khác nhau. Thông thường có thể khác nhau cả 3 tham số. Đó là trường hợp ngoạI lệ ở những Maison sản xuất sâm-panh lớn, khi họ cần giữ được các tính chất của sản phẩm đặc trưng. Nhưng họ chỉ có thể giữ được đặc trưng của 1 trong 3 tham số kể trên:
    một Millésime (loạI vang ngon nổI tiếng, millésime= niên hiệu) là loạI vang sản xuất từ loạI vang trong cùng một năm
    nếu ta dùng vang sản xuất từ cùng một giống nho, ví dụ như Chardonnay, ngườI ta sẽ sản xuất ra sâm-panh Blanc trắng hay sâm-panh Blanc đen vớI Pinot Noir hoặc Meunier. Vị của những loạI vang này là rất đặc trưng.
    cuốI cùng, việc trộn lẫn không phảI là chỉ áp dụng riêng cho sâm-panh. Ví dụ như để sản xuất «Châteauneuf du Pape», ngườI ta dùng 12 loạI giống nho khác nhau; thông thường hơn, ngưòi ta dùng vang của những năm khác nhau ở nhiều nơi để trộn lẫn sản xuất một loạI Millésime. Để so sánh, có thể thấy ở nhiều Maison về Sâm-panh lớn, người ta dùng đến khoảng 50 loại vang để trộn lẫn. Vì thế, trong lĩnh vực Sâm-panh, việc trộn lẫn cũng được coi là một «nghệ thuật» được thúc đẩy phát triển.
    Thao tác này thường được tiến hành vào thang 2 hoặc tháng 4 và có thể diễn ra trong 5 tháng, trong thời gian đó, những người phụ trách việc trộn lẫn sẽ nếm vang, ghi nhớ lại, và đánh giá xem loại nào được kết hợp tốt nhất.
    4, Rút rượu
    Diễn ra vào mùa xuân. Đó chính là thời điểm chính xác cho việc đóng chai. Người ra còn bổ sung :
    dung dịch liqueur (là dung dịch độ đường cao): trộn 24g đường/l để tạo ra áp suất 6atm
    nấm men : để phân huỷ đường và tạo khí CO2, bọt.
    Chai được đóng bằng nút có vành bao hoặc nút rút được (do trong quá trình tạo bọt khí, gây áp suất, tránh bị bật ra).
    5, Tạo bọt
    Chai được cho xuống hầm rồi xếp ngược nhiều nhau, nghĩa là nằm ngang trên các tấm gỗ, đó chính là quá trình lên men phụ, chai được đặt nằm sao cho vẫn giữ được tiếp xúc giữa cặn nấm men và vang.
    Thời gian tạo bọt phụ thuộc vào nhiệt độ. Cần giữ ở nhiệt độ thấp và ổn định : 10/120C. Thông thường, quá trình này diễn ra trong 6 tháng. Quá trình lên men diễn ra càng chậm và đều đặn thì bọt tạo ra càng mịn và êm (=tinh).
    6, Tàng trữ (làm già sâm-panh)
    Nấm men tạo ra bọt và tiếo tục được tận dụng cho đến khi chết, chúng tích tụ các chất chứa nitơ trong quá trình sống. Những chất này là những chất hỗ trợ cho các chất thơm. Trong thực tế, chai phảI được nằm sao cho vang vẫn tiếp xúc với cặn nằm dọc theo thân chai.
    7. Đảo trộn
    Nhằm mục đích cho cặn dịch chuyển khỏI cổ chai, khi quá trình làm già rượu kết thúc. Trong vòng 4-5 tuần, chai sẽ được đảo trộn khoảng 40 lần ở trên các giá. Chúng được xoay đều 8 vòng và được dốc ngược theo chiều thẳng đứng.
    8, Tháo cặn
    NgườI ta áp dụng cách tháo cặn «đông đá»: cổ chai được nhúng chìm vào trong một chậu có nhiệt độ -200C. Một lớp đá hình thành và bám chặt lấy cặn. Sau đó, chai đựơc tháo nút: lúc đó, cặn đá bị đẩy ra do áp suất ở trong chai. Thường sẽ mất khoảng 1kf áp suất trong khi tiến hành tháo cặn.
    9, Điều chỉnh
    NgườI ta điều chỉnh thể tích rượu trong chai nhờ thêm vào «dung dịch đường» và sâm-panh ở trong cùng một thùng. Dung dịch thêm vào thường là hỗn hợp của đường mía. Mức độ định lượng thay đổI tuỳ theo lượng và chất lượng sâm-panh muốn sản xuất :
    Sâm-panh Thô (nguyên): hàm lượng đường < 15g/l
    Sâm-panh cực khô: hàm lượng đường nằm trong khoảng 12 ?" 20g/l
    Sâm-panh khô : hàm lượng đường khoảng 17-35g/l
    Sâm-panh nửa khô: hàm lượng đường khoảng 33-50g/l
    Sâm-panh ngọt : hàm lượng đường khoảng 50g/l
    Sâm-panh hồng là loạI được sản xuất nhờ thêm vang đỏ AOC của Champagne khi rút rượu. Chỉ duy nhất loạI vang AOC Champagne mớI được dùng để sản xuất loại vang hồng này. Nhưng cũng có thể thu được vang hồng nhờ quá trình sản xuất dịch nho. Nho có nguồn gốc là nho «tím» (còn gọI là nho đỏ, hoặc đen, do màu vỏ thẫm) trong khi ép để ngâm dịch hèm một thờI gian vớI bã.
    Sau khi đã điều chỉnh, ngườI ta đóng cố định một loạI nút lie, được giữ bởI một loạI dây thép để tránh bị bật do áp suất khí.
    Rượu được giữ trong vòng 3-4 tháng trước khi dán mác. Thực chất, đó là để lắng trong và trộn lẫn dịch đường bổ sung và rượu.
    Sâm-panh tại VN
    Ở Việt nam, sâm-panh của nhà máy rượu Hà Nội (đường Nguyễn Công Trứ) có chất lượng và hình thức tương đối được (gần giống của sâm-panh Nga), nhưng vẫn có khá nhiều khác biệt với phương pháp truyền thống. Hai điểm khác biệt lớn nhất (có lẽ) là:
    nguồn quả đa dạng (từ cả mơ, táo mèo, nho...)vì thế vị của sâm-panh hơi đắng (nếu ai tinh sẽ nhận ra, vì sâm-panh sản xuất tại đây là loại ngọt nên đôi khi vị ngọt sẽ át những vị khác, đường khoảng 50-70g/l vì trên chai ghi rất lập lờ 50g, nhưng không hiểu là 50g/l hay 50g/chai=750ml???? )
    áp suất (khí CO2)trong chai là do nạp gaz cưỡng bức chứ không phải do quá trình lên men, vì thời gian sản xuất ngắn, qua lên men chính là trộn lẫn (có thể dùng cả từ pha chế, tuy hơi nặng nề) rồi nạp gaz ở nhiệt độ thấp, mức áp suất thu được cũng kém hơn so với lên men tự nhiên và sâm-panh nhanh bị hả hơi.
    (st)
    You must remember this
    A kiss is still a kiss
    A sigh is just a sigh
    The fundamental things apply
    As time goes by ......

    Được violetmoon sửa chữa / chuyển vào 02:49 ngày 20/04/2003
  10. Violetmoon

    Violetmoon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2002
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0

    Mùa hoa loa kèn
    Du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, hoa loa kèn (còn gọi là huệ tây) trở nên rất hợp với Hà Nội. Hoa loa kèn mùa rất ngắn, nở vào dịp cuối xuân đầu hạ, nhưng để lại nhiều ấn tượng trong lòng người Hà thành.
    Khi Hà Nội còn một chút rét se se, có khi lai rai mấy buổi mưa phùn. Mùa xuân còn muốn lưu lại. Nhưng chen vào đó một ngày thoáng nóng bức đầu hè. Nắng sáng hơn, trời sáng hơn. Ra đường, bỗng reo lên một tiếng như thể lần đầu tiên phát hiện: Hà Nội, đã mùa hoa loa kèn.
    Hình như hoa này là của người Hà Nội... Xưa các cụ từng yêu hoa hồng, hoa cúc, và có người cũng đã chỉ thích hoa huệ. Khoảng đầu thế kỷ trước, trong phòng khách của người Hà Nội thường có độc bình hoặc song bình, đó là để cắm hoa huệ lúc đến mùa. Huệ ta cũng đẹp, hoa vẫn như vương mầu hoang dại, thô tháp từ cành từ lá. Nhưng huệ ta cánh trắng, nhị vàng ươm, thơm đậm mà ngát... Thứ hoa này chơi cũng được, mà cúng cũng được. Huệ thường phải mua cả chục... Có thế, mới đủ mùi thơm cho một căn phòng...
    Loa kèn cũng là một thứ huệ, huệ tây. Loa kèn có lẽ là một thứ hoa di thực... Tôi hỏi những ông già sống từ hồi đầu thế kỷ trước, mỗi khi loa kèn nở, rằng huệ tây có ở nước ta tự bao giờ? Có cụ nói: khoảng những năm hai mươi, có cụ bảo khoảng những năm ba mươi, cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng). Hoa phăng, thực ra gọi đủ là oeillet de France (cẩm chướng của Pháp), sau này quen gọi tắt là hoa phăng... Hoa phải trồng bằng hạt, đem từ Pháp sang, đến gần đây cũng thế... mà trước đây chỉ có Ðà Lạt mới trồng được, chắc là hoa phăng thuần chủng... Huệ tây có lẽ trồng đầu tiên cũng từ Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới, sau mới di thực sang các tỉnh khác. Hoa loa kèn với Hà Nội là một thứ hoa sang, quyền quý... Trong các thứ hoa di thực, du nhập, như các thứ hồng, cẩm chướng, violet, v.v., loa kèn dễ được nhập hồn với người Hà Nội nhất... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như huệ tây là thuộc thú chơi của nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Chẳng là nước Pháp xưa vốn được gọi là vương quốc của huệ tây (Royaume de lis). Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết. Người đàn bà đẹp thì được khen là có nước da mầu hoa huệ... Nhiều cô gái Pháp được mang cái tên rất dễ thương Li-li, đó cũng là cha mẹ vốn rất yêu huệ tây mà đặt tên con như thế... Những người tù Pháp thì xăm hoa huệ tây trên cánh tay...
    Huệ tây được lớp trẻ trước Cách mạng Tháng Tám rất quý, chẳng thế mà họa sĩ Tô Ngọc Vân đã để lại bức danh họa lừng lẫy: Thiếu nữ bên hoa huệ... Thật hạnh phúc cho cô gái nào được làm người mẫu, ngồi bên hoa huệ tây ngày ấy. Dáng ấy, người ấy, đã trở thành biểu trưng cho cái thanh lịch của Hà Nội, không chỉ đương thời...
    Trước đây, mùa loa kèn, tôi chỉ được nhìn các bà, các cô Hà Nội đi chợ mua hoa về cắm, chứ chưa được nhìn kỹ. Duy có lần đến thăm một người bạn gái, gặp mùa huệ tây, hầu như bữa ấy tôi thần người, ngắm mãi bình hoa ngưỡng mộ từ lâu. Một căn buồng nhỏ. Cả nhà đi sơ tán. Bình huệ tây đặt trên một chiếc bàn nhỏ, bộn bề sách vở, mà sao vẫn đẹp thế. Cánh hoa trắng ngần thành điểm sáng của cả căn phòng. Mùi hoa sang trọng lan tỏa. Chén trà rất ngon, xanh mầu mật ong đã rót... Chợt một hồi còi báo động nổi lên... Tự nhiên, bốn mắt chúng tôi nhìn nhau, rồi cùng lặng thầm cúi xuống. Tay tôi và tay em cùng đang ôm lấy tách trà... Chúng tôi cùng ngồi bên hoa huệ, ở cái tuổi trẻ thật trong trắng của năm Hà Nội hiên ngang đánh Mỹ... Cái phút thiêng liêng ấy, bỗng trở nên đồng cảm. Và, tôi không đừng được đưa tay ra nắm lấy bàn tay ngần trắng, một làn da mầu huệ...
    Sau này đêm nào ngủ, gặp mùa huệ tây, tôi cũng đặt hoa trong phòng, và mới thấy thêm một điều... Các loại hoa mầu trắng thường rất đẹp dưới ánh trăng, và cái thơm của huệ, của quỳnh, của nhài dưới trăng, thứ hương của hoa giấu mình hay thấp thoáng trong đêm, mới thật đúng với chất của loài hoa trắng...
    Có đêm, tôi tắt đèn, đặt bình hoa trên một bàn nhỏ, dưới ánh trăng đầu tháng tư, thưởng hoa một mình. Và sau đó ngủ trong ánh trăng khuya, để hoa và trăng dẫn mình vào giấc ngủ...
    Và, tôi lại nhớ cái đêm chiến trận. Thật bất ngờ tôi đã có được những phút có một không hai, bên bình huệ tây và bên người đẹp.
    NGÔ VĂN PHÚ
    (Tạp chí Kiến thức ngày nay)
    You must remember this
    A kiss is still a kiss
    A sigh is just a sigh
    The fundamental things apply
    As time goes by ......

Chia sẻ trang này