1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa Bốn Phương

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi Yoko, 17/04/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chichiri

    chichiri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    đọc đến đây thấy hay quá, bác nào còn ko nhỉ? post lên cho tớ đọc ké với, tiếc là tớ chưa đi đến đâu để tường thuật lại
  2. looking

    looking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy ở thế kỉ thứ II trước công nguyên. Sau đó công nghiệp chế biến giấy lan tràn ra các nước Hồi Giáo ở thế kỉ thứ VIII và sang Châu Âu ở thế kỉ thứ XII, trước khi phổ biến khắp toàn cầu. Những kĩ thuật chế tạo giấy du nhập vào Nhật qua ngõ bán đảo Triều Tiên quá sớm vào thế kỉ thứ VII. Người Nhật đã biết tinh luyện nghệ thuật làm giấy và biến nó thành một bộ phận quan trọng của nền văn hóa và lối sống Nhật và có lẽ quan trọng hơn cả ở Trung Quốc, nơi phát sinh ra giấy.
    Noshi (bên trái, loại giấy trang trí) giúp làm cho món quà tặng vào những dịp vui thêm phần trang nhã. Những đôi đũa dùng cho bữa ăn vào dịp năm mới và các lễ khác đôi khi được đặt vào bên trong những bao giấy dài gọi là orikata (bên phải). Giấy washi được xếp lại rồi buộc bằng những dãi giấy mizuhiki nhuộm nhiều màu: vàng, bạc, đỏ hay trắng.
    Sống cùng giấy
    Đối với người Nhật, giấy không chỉ là vật để viết hay vẽ mà thôi. Giấy được dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong nhà, để nấu nướng, để cho trẻ chơi và nhiều việc khác. Giấy còn được dùng để nói lên sự tinh khiết.
    Từ những công cụ khác nhau của giấy trong kiến trúc cổ truyền cho đến những vật dụng hằng ngày, chúng ta thấy giấy đã và đang tác động như thế nào đến nếp sống của người Nhật và hình thành được khiếu thưởng lãm cái đẹp nơi họ.
    Xứ sở của gỗ và giấy
    Các nhà quan sát về nước Nhật trước đây thường bảo rằng nhà cửa của người Nhật chủ yếu làm bằng gỗ và giấy. nhưng nay việc này đã thay đổi vì người ta bắt đầu sử dụng các loại vật liệu xây dựng khác như gạch ngói, bê tông và gần đây hơn là nhựa.
    Những nhà thiết kế trang trí nội thất Nhật bắt đầu đưa sáng kiến sử dụng ghế trong nhà và những năm 1920. Từ đó người ta dần dần bỏ chiếu tatami để theo phong cách Âu Tây. Dù vậy, ngày nay khi xây nhà cửa, người Nhật vẫn thiết kế một phòng có chiếu tatami.
    Nền nhà Nhật được lót chiếu tatami thì cửa cũng phải là cửa kéo. Bằng cách đẩy cửa, ta có thể chia khoảng không gian trong nhà ra nhiều phòng riêng biệt, hoặc mở ra khiến các phòng thông nhau cho rộng. Loại cửa này hoặc là fusuma (cả hai mặt đều bằng giấy mờ), hoặc shoji (bằng giấy trắng tinh, ánh sáng có thể chiếu vào).
    Loại cửa shoji với thiết kế chủ yếu là giấy ngày nay được dùng nhiều hơn cả chiếu tatami, phản ảnh cái cảm quan rất độc đáo về không gian của người Nhật. Ngay cả khi mặt sàn được lót ván theo kiểu Tây, có thêm một cánh cửa shiji luôn tạo ra một bầu không khí rộng rãi mang tính cách Nhật. Với ý nghĩa đó, cửa shoji hay đúng hơn là loại giấy đã làm nên dáng vẻ độc đáo của những chiếc cửa này, tiêu biểu cho một nét đặc trưng của nước Nhật.
    Cửa kéo fusuma tại tịnh thất Kujaku-no-ma ở đền shogo-in, Kyoto. Tác phẩm nghệ thuật của Kano Masunobu. Fusuma là một cái khung gỗ mỏng được phủ giấy, dùng trong kiến trúc truyền thống để ngăn phòng với nhau. Chúng cũng có thể tháo ra để có khu vực sinh hoạt rộng rãi hơn, thông phòng này với phòng khác. Một mốt thời thượng của fusuma vào thế kỉ XVI, XVII là những hình vẽ sặc sỡ.
    Vào cuối thế kỉ XVI, Luis Frois, một nhà truyền giáo dòng Tên từ Bồ Đào Nha, sau khi đặt chân lên đất Nhật đã ghi nhận rằng nhà cửa ở đây đều làm bằng gỗ và giấy. Nhận xét này sau đó cũng được các nhà hàng hải khác lặp lại, chẳng hạn như Philipp Franz von Siebold, một nhà nghiên cứu văn hóa Nhật đến Nhật vào khoảng đầu thế kỉ XIX. Đặc biệt Siebold tỏ ra vô cùng ngạc nhiên thích thú trước 2 loại giấy Sống cùng giấy shoji và fusuma.
    Cái đẹp của giấy qua sự mờ ảo.
    Nhà cửa xây cất theo lối kiến trúc cổ truyền ở Nhật thường sử dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương. Ở Châu Âu, nơi có nhiều đá tảng thích hợp cho việc xây nhà, người ta có truyền thống xây nhà cửa bằng đá. Trong khi đó, ở Nhật vì có nhiều cây nên nhà cửa xây bằng gỗ là điều phổ biến. Nhà cửa ở Nhật làm bằng gỗ và giấy, nhưng thật ra ta chỉ cần nghĩ đến gỗ là đủ vì giấy được chế biến từ gỗ mà ra. Từ lâu, gỗ là nhân tố quyết định cảnh trí cho nhà cửa người Nhật, và chính điều này đã giúp hình thành khả quan cảm nhận và thưởng ngoạn của họ về màu sắc và chất liệu.
    Một phần của biệt thự Katsura ở Kyoto, tiêu biểu cho lối kiến trúc Nhật Bản cổ truyền. Trung Shoin (đầu thế kỉ XVII), bên trái là một góc của phòng thính nhạc và tân Goten. những hộc tủ rộng rãi trong tườn có cửa shoji đóng kín. Ở đây cho thấy sự kết hợp giữa cấu trúc và thiết kế mỹ thuật.
    Các loại bình phong kiến cũng được dùng để ngăn chia một căn phòng. Ở Nhật ngày xưa bình phong thường được làm bằng vải lụa và khung gỗ, sau đó được biến thành những cánh cửa fusuma và shoji. Những cánh cửa này chạy trượt theo những khe rãnh trên nền nhà và rầm đỡ giữa những cột gỗ để ngăn chia khu vực sinh hoạt ra thành nhiều phòng. Nói chung, từ cuối thời Heian (794-1185), những loại cửa kéo này được ***g giấy thay vì ***g lụa. Loại giấy để làm cửa fusuma được nhật từ Trung Quốc có tên gọi là kara-kami (kara có nghĩa là Trung Quốc, kami có nghĩa là giấy) nhưng chẳng bao lâu sau người Nhật cũng chế tạo được loại giấy này.
    So với loại giấy có sợi ngắn của phương Tây, giấy Nhật có sợi dài và chắc hơn làm từ gỗ cây dâu tằm và một số cây khác. Loại giấy bền chắc này thường được sử dụng trong hay ngoài nha với nhiều mục đích khác nhau.
    Ngày xưa, giấy shoji thì dày. Qua thời gian, người ta làm giấy ngày càng mỏng hơn để ánh sáng có thể xuyên qua nhiều hơn. Cửa shoji cho ánh sáng xuyên qua nhiều có tên gọi là akari-shoji (akari có nghĩa là ánh sáng). Vào đầu thế kỉ XVIII, thuộc thời Edo (1603-1868) giấy từ vùng vùng mino (nay là tỉnh Gifu) là loại giấy được xem là tốt nhất để làm giấy shoji. Điều này chứng tỏ rằng người Nhật ngay từ thời đó đã am tường những đặc tính và khả năng khác nhau của giấy.
    Giấy làm dịu bớt ánh sáng khi nó xuyên qua cửa, vì thế người Nhật đã học được cách cảm nhận tinh tế về những sắc thái khác nhau của ánh sáng. Nhà văn nổi tiếng Tanizaki Jun''ichiro (1886-1965) trong bài tiểu luận In''ei Raisan (Ca ngợi sự mờ ảo), đã viết: "Vào một lúc nào đó trong dĩ vãng, ta phát hiện được cái đẹp của ánh sáng lờ mờ. Rồi ta cũng phát hiện được cách sử dụng nó để tạo ra cái đẹp". Tanizaki dường như muốn nói với chúng ta rằng qua bao nhiêu thế kỉ, người Nhật vẫn luôn nhấn mạnh đến những sắc thái tinh tế của ánh sáng hơn là ánh chói lòa đến nhức cả mắt.
    Bên trong căn nhà cổ 200 năm được tân trang theo phong cách hiện đại. Những cánh của kéo shoji tượng trưng cho một trong nhiều yếu tố cổ truyền được sử dụng. Ánh mặt trời chiếu qua cửa shoji tạo ra những độ sáng khác nhau rất tinh tế.
    Không chỉ ở các loại cửa shoji chúng ta mới thấy được sự mến chuộng mang tính văn hóa đối với những gam màu khác nhau của ánh sáng. Những loại đền dầu và đèn ***g xưa đều có những lớp giấy washi mỏng che chắn ánh sáng bên trong đèn. Vào hậu bán thế kỉ XX, nhà điêu khắc Mỹ gốc Nhật Isamu Noguchi đã thiết kế những chiếc chụp đèn washi, lấy gợi ý từ công dụng truyền thống này của giấy.
    Chóa đèn washi do Isamu Noguchi, nhà điêu khắc người Mỹ gốc Nhật thiết kế.
    Looking
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Các bạn viết hay wá đi mất. Đọc mà thấy mình nhỏ bé ghê gớm. Nhưng các bạn có thể rút gọn gọn lại không? Hay là cắt bớt ra nhiều phần ấy. Chứ mình đành phải copy đem dzìa nhà đọc đó.
    Nếu tôi yêu 1 người phụ nữ, không phải vì họ là phụ nữ mà chủ yếu họ không phải là đàn ông

Chia sẻ trang này