Văn hóa Cù Lao Rùa Chúng ta được biết đến khá nhiều nền Văn Hóa Cổ trên mảnh đất Đại Việt , nhưng có lẽ mang tiếng là người Đồng Nai chúng ta đôi khi còn chưa biết những nền văn hoá tại nơi mình cư ngụ . Trong quá trình trở về nguồn dân tộc , tại Đồng Nai từ xưa còn có một nền văn hóa cổ cách đây hàng ngàn năm . Các học giả nước ngoài nghiên cứu về Đồng Nai khá đông . Trong thời gian học tại Đại Học Khoa học xã hội Nhân Văn có dịp được biết thêm về một nền văn hóa của xứ sở mình đang sống qua bài viết rất có khoa học và uy tín của Thầy Phạm Đức Mạnh hiện là giảng viên của trường . Xưa nay học Sử chỉ biết vài nền Văn Hóa như Đồng Đậu , Đông Sơn ... Ai ngờ Đồng Nai mình cũng có nền Văn Hóa mà nhà Sử Học Hà Văn Tấn đặt tên là " Nền Văn Hóa Cù Lao Ruà " . Sau đây , mình xin chia sẽ cùng các bạn một phần của bài viết của Thầy Phạm Đức Mạnh , cùng với những hiện vật minh chứng sự hiện diện nền văn hóa này tại Đồng Nai . Đất Phương Nam
LÀNG CỔ TRÊN CÙ LAO ?oMU RÙA?: Nằm trên cù lao giữa sông Đồng Nai thuộc địa phận xã Thạnh Phước, Tân Uyên, được Chénieux phát hiện và thu nhặt nhiều di vật đá từ cuối thế kỷ 19 và được GS E.T.Hamy miêu tả trong bài viết về: ?oThời đại đá trong khu vực Biên Hòa? đăng trên ?oTạp chí Bảo tàng Lịch sử tự nhiên?, Paris, năm 1897. Năm 1902, D.Grossin đã khai quật đầu tiên ở đây (Grossin, D. 1902) và năm 1911, F.Barthère công bố kèm theo ảnh chụp nhiều di vật Cù Lao Rùa, có cả các đồ gốm như bình, bát, đĩa, chân nồi, chì lưới, bi trên Kỷ yếu Hội Khảo cổ học Provance (Marseille). Năm 1913, A.Jordin công bố kết quả cộc khai quật tiến hành từ 1910, với nhiều đồ đá và gốm được khảo tả như các kiểu rìu và bàn mài đá, các đồ dựng và dọi se chỉ? (Jordin, A. 1913). Di tích còn được M.Colani (1931) điểm danh trong bài tổng quan về Tiền sử Đông Dương và được E.Saurin (1963) khảo tả 1 bàn mài nhiều mặt tìm ở đây. Chiếc cuốc có vai trong sưu tập Cù Lao Rùa mà D.Grossin khai quật về sau còn được L.Malletet (1963) và Đặng Văn Thắng ?" Hà Văn Lâm (1984) công bố. Khuôn đúc Cù Lao Rùa được Lê Xuân Diệm thống kê (1977). Năm 1937, O.Jansé và L.Malleret khai quật 3 điểm trên gò cao. Theo công bố của H.Fontaine (1971), ở đây thu được 383 hiện vật. Sau năm 1975, các cán bộ Viện Khảo cổ học và Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh (Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Khắc Sử, Phạm Ngọc Long và Phạm Quang Sơn) đã tổ chức 2 đợt khảo sát từ tháng 6-7 ?" 1976 và tháng 1 ?" 1977, đào 2 hố thám sát diện tích 4m² cách nhau 25m ở phía đông bắc Chùa Khánh Sơn trên Gò Rùa. Cả 2 hố có chung cấu tạo địa tầng gồm: lớp mặt mầu vàng sáng, tơi do nhiều cát và rễ cây dầy 20-30cm; tầng văn hóa mầu nâu đậm pha nhiều sạn laterite dầy 20-60cm; sinh thổ là đất có kết cấu laterite chặt, với các vỉa bazan và đá ong xâm phạm. Tổng số di vật gồm: 30 hiện vật đá (19 thu trong hố thám sát và 11 công cụ đá trên bề mặt) gồm: 14 rìu vai, 6 rìu chữ nhật, 2 mảnh lưỡi rìu, 4 bàn mài (có cả 1 bàn mài rãnh và 1 mài lõi vòng), 3 mảnh vòng hoàn chỉnh và phát vật, 1 hòn ghè; cùng gần 1200 mảnh gốm trong hố đào. Gốm Cù Lao Rùa thô, nhưng hầu hết chế tạo bằng bàn xoay, lớp men mầu nâu đỏ khá dầy, xương đen, xám và đỏ gạch, có pha cát và bã thực vật, miệng chủ yếu loe, có khoảng 200 mảnh trang trí hoa văn dập nan chiếu, chải các đường song song và chéo nhau, vạch hình răng cưa ở miệng đồ vật, vạch hình sóng .v.v? Đất Phương Nam
Di tích Cù Lao Rùa trước đây từng được H.Fontaine đánh giá như một di tích ?ođược biết đến với một số chi tiết, nó đã cung cấp một phần rất lớn những dẫn liệu mà chúng ta có về thời đại Đá mới trong vùng Biên Hòa? (Fontaine, H. 1970). Trong công bố về sau, ông xếp Cù Lao Rùa chung với nhóm di tích Bến Đò, Hội Sơn, Phước Tân, Ngải Thắng, Rạch Núi ? thuộc ?oVăn hóa Phước Tân, mà giới hạn thời gian còn phải được xác định rõ hơn, có bộ lớn nằm trong thời đại Đồng thau? (Fontaine, H. 1975); hoặc xếp riêng 1 giai đoạn phát triển, dưới tên gọi: Giai đoạn III, chung với di tích Gò Đá ?" Mỹ Lộc, với đặc trưng là rất hiếm các loại dao hái và đục, số lượng công cụ có vai loại lớn (dài 9-15cm) giảm sút và hầu như không còn loại cuốc-mai có vai rất lớn (dài >15cm), tỷ lệ công cụ có vai chiếm tới 40%; loại vòng đĩa chưa có nhưng phổ.biến vòng có thiết diện hình trứng, có xuất hiện khuôn đúc và rìu đồng (Phạm Quang Sơn, 1978b,c). Có nhà khảo cổ đánh giá Cù Lao Rùa ?ocó đủ tư cách là một di chỉ gốc tên (site éponyme) của văn hóa này? và đặt tên: ?oVăn hóa Cù Lao Rùa? (Hà Văn Tấn, 1977). Gần đây, các khám phá còn tiếp tục trên Cù lao Mu Rùa; vào năm 1996, các sinh viên Khoa Hóa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ?" Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, khi về thăm gia đình ở đây đã thu được trong lớp đất cát ven sông 1 rìu có dáng lạ, dài 12,1cm, 2 vai xuôi ngắn chia công cụ thành 2 phần cán và bản lưỡi bằng nhau (6,05cm), phần vai rộng nhất (4,1cm), từ đáy hẹp dần về 2 đầu rìa đốc và lưỡi, chiều rộng đốc 2,5cm và lưỡi 4cm, rìu dầy 2cm, rìa lưỡi cong đều và mỏng sắc, xương đá đen bị phủ phong hóa nâu sẫm. Cũng xung quanh Gò Rùa, nhân dân khi đào đất trồng cây đã thấy 3 công cụ đá: 1 cuốc có vai rất ngắn nhưng lưỡi rất dài và vát về 1 mặt, quy mô 16 x 5,5 x 2cm; 1 bôn vai xuôi có chuôi nhỏ thân dầy và lưỡi xoè rất rộng, chuôi rộng 10,8 x 2cm, lưỡi rộng 7,5 x 2,7cm; 1 bôn có đặc điểm tương tự nhưng vai nhọn, kích cỡ: 8,8 x 1,8 ?" 5,5 x 2,1cm (Phạm Đức Mạnh, 1996). Vào tháng 5 năm 2001, cán bộ Bảo tàng Bình Dương và Trung tâm Khảo cổ học đã đào 6 hố thám sát ở phần bắc Chùa Khánh Sơn, trên đỉnh gò đất Cù Lao, phát hiện tầng văn hóa nằm nghiêng theo sườn gò dầy 20-90cm, thu hơn 160 hiện vật gồm: 50 rìu tứ giác, 29 rìu có vai, 8 đục đá, 2 dao đá hình chữ nhật, 1 lưỡi qua, 1 quả cân, 8 phác vật vòng, 1 mảnh vòng, 3 tiêu bản khuôn đúc, 3 đá đa diện mầu gan gà, 29 bàn mài bằng, 13 bàn mài lõi, cùng 10 dọi se sợi, 8 bi gốm và hàng ngàn mảnh vỡ của nồi, chậu, vò, bình, chum, bát bồng? Theo các nhà điều tra, ?oCó thể nói chưa có ở đâu tìm thấy sự đa dạng của di vật bằng đá như Cù Lao Rùa. Đặc biệt hơn nữa, những di vật này có chất liệu, kỹ thuật chế tác, hình dáng gần như hội tụ đầy đủ các loại hình hiện vật thời tiền ?" sơ sử ở vùng lưu vực sông Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh?. Các tiêu bản khuôn đúc đồng hoàn toàn giống với khuôn đúc Dốc Chùa, gần gũi với khuôn đúc ở Bưng Bạc (Bà Rịa ?" Vũng Tàu) và Gò Cao Su (Long An). Đồ gốm Cù Lao Rùa có 2 loại chất liệu chính: 1 loại sét lọc pha cát nhỏ, áo miết nhẵn mầu nâu đỏ gần gũi gốm Dốc Chùa, Mỹ Lộc, Bà Lụa (Bình Dương), Bình Đa, Suối Chồn (Đồng Nai), Dinh Oâng (Tây Ninh); 1 loại sét trộn nhiều bã thực vật dầy nhẹ xương đen của đồ lớn như chum, vò thường gặp ở di tích Sắt sơm như Dốc Chùa, Suối Chồn, Bưng Bạc và Bưng Thơm (Bà Rịa ?" Vũng Tàu) ??là bằng chứng xác nhận về sự tồn tại ở Cù Lao Rùa 2 giai đoạn văn hóa cổ từ thời đại đồ Đồng thau sang thời đại đồ Sắt, tương đương với di tích Dốc Chùa? (Nguyễn Tấn Quốc ?" Đào Linh Côn, 2001). Đất Phương Nam