1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

VĂN HOÁ DÂN GIAN

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi hongbach2000k3, 20/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    VĂN HOÁ DÂN GIAN

    Văn hóa dân gian với đời sống xã hội


    Văn hóa dân gian (VHDG) Việt Nam bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy và vẫn giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa ngày hôm nay. Theo Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian) nếu cho rằng VHDG là cội nguồn của văn hóa dân tộc và VHDG chứa đựng, thể hiện bản sắc dân tộc, thì hoạt động bảo tồn và làm giàu văn hóa dân tộc cần được bắt đầu từ bảo tồn và làm giàu VHDG.

    Việt Nam là một trong các quốc gia ở khu vực lịch sử - văn hóa Đông-Nam Á, trong đó một trong những nét đặc trưng là vai trò rất to lớn của VHDG. Đó là truyền thống văn hóa truyền miệng, khác với Trung Quốc và Ấn Độ là truyền thống văn hóa chữ viết.

    Văn hóa dân gian Việt Nam có truyền thống hình thành và phát triển từ rất lâu đời, bắt nguồn từ xã hội nguyên thủy. Đến thời kỳ phong kiến tự chủ, cùng với sự ra đời và phát triển của văn hóa bác học, chuyên nghiệp, cung đình, thì VHDG vẫn tồn tại và giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của văn hóa cũng như xã hội Việt Nam, nhất là với quần chúng lao động.

    Truyền thống lịch sử và xã hội Việt Nam đã quy định những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Đó là văn hóa làng xóm trội hơn văn hóa đô thị, văn hóa truyền miệng lấn át văn hóa chữ nghĩa, ứng xử duy tình nặng hơn duy lý, chủ nghĩa yêu nước trở thành cái trục của hệ ý thức Việt Nam, nơi sản sinh và tích hợp các giá trị văn hóa Việt Nam...

    Văn hóa dân gian - cội nguồn của văn hóa dân tộc

    Người ta thường nói VHDG là cội nguồn của văn hóa dân tộc (VHDT) là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ". Điều đó hàm nghĩa VHDG gắn với lịch sử lâu đời của dân tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng VHDT. Nói VHDG là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ" còn là vì VHDG nảy sinh, tồn tại dưới dạng nguyên hợp, các bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau. Theo Hoài Thanh thì "Từ thuở sơ sinh, nhạc, thơ, múa và kịch đều chung một mâm. Đến khi lớn lên thì các loại hình tách bạch ra, nhưng vẫn phải nương tựa vào nhau. Thơ dân gian tồn tại, phát triển và lưu truyền bằng hát đối đáp. Nếu bỏ nhạc thì múa khó thành. Mất sự tích văn học, mất làn điệu, mất múa thì chèo cũng mất. Tranh Đông Hồ cũng phải đi liền với hội tết".

    Có con người là có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn hóa đó trước nhất là văn hóa dân gian, văn hóa của quần chúng nhân dân. Qua văn hóa dân gian, nhân dân lao động "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình". Các nền văn hóa khảo cổ thuộc xã hội nguyên thủy, như Hòa Bình, Bắc Sơn tuy không phải là VHDG, nhưng lại là nguồn cội để hình thành VHDG.

    Đến thời kỳ Hùng Vương, thời kỳ hình thành nền văn hóa dân tộc, thì trước hết đó là văn hóa dân gian, văn hóa của nhân dân lao động, họ "tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình" ở thời kỳ khởi nguồn của đất nước.

    Thời kỳ Đại Việt (thế kỷ10 đến thế kỷ 19), cùng với sự phát triển xã hội, văn hóa dân tộc không còn thuần nhất mà bên cạnh văn hóa dân gian đã xuất hiện văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có mối quan hệ tác động qua lại: VHDG vẫn là cội nguồn nuôi dưỡng văn hóa bác học, chuyên nghiệp; và văn hóa bác học, chuyên nghiệp, văn hóa cung đình tác động trở lại, góp phần nâng cao và định hình VHDG. Hiện tượng Truyện Kiều của Nguyễn Du, sách Nam Dược thần diệu của Tuệ Tĩnh... là thể hiện sự tác động qua lại đó.

    Từ quan điểm cho rằng văn hóa dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc, thì trong hoạt động thực tiễn nhằm bảo tồn và chấn hưng văn hóa dân tộc, chúng ta phải bắt đầu từ VHDG.

    Văn hóa dân gian và bản sắc văn hóa dân tộc

    Có thể hiểu bản sắc văn hóa như là yếu tố cốt lõi tạo nên bản sắc dân tộc, và tới lượt nó, bản sắc dân tộc góp phần tạo nên bản lĩnh dân tộc, tức là sức sống và sự từng trải của dân tộc, nhờ đó mà dân tộc có thể vững vàng và trường tồn trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử.

    Vậy, bản sắc văn hóa (BSVH) là gì? Đó là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của BSVH ấy. Nếu BSVH là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn. Từ quan niệm chung như vậy, chúng ta có thể xem xét các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng của BSVH Việt Nam, như là chủ nghĩa yêu nước, tính cộng đồng, tinh thần cởi mở, dễ hòa hợp, thích ứng trong giao lưu văn hóạ.., tính duy tình (tình thương) trong các cư xử xã hội, tính thích ứng và hài hòa trong ứng xử với tự nhiên...



    hongbach2000k3

    Được hongbach2000k3 sửa chữa / chuyển vào 22/07/2002 ngày 17:08
  2. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Khi nói đến BSVH dân tộc, một mặt, chúng ta không thể hồ đồ quy tất cả về VHDG. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của VHDG đối với việc hình thành BSVH dân tộc. Trước nhất, sự ra đời và định hình của VHDG gắn với những giai đoạn sớm nhất của lịch sử dân tộc, đó là thời kỳ văn hóa Đông Sơn - Hùng Vương dựng nước, thời kỳ mở đầu của lịch sử dân tộc, lịch sử quốc gia và lịch sử văn hóa Việt Nam, thời kỳ "nhất thành" để sau đó "vạn biến". Văn hóa dân gian là "văn hóa gốc", "văn hóa mẹ", tức văn hóa khởi nguồn, sản sinh và nuôi dưỡng các hình thức phát triển cao sau này, như văn hóa chuyên nghiệp, bác học, cung đình. Văn hóa dân gian còn là văn hóa của quần chúng lao động, mang tính bản địa, tính nội sinh cao. Tất cả các nhân tố kể trên, khiến cho VHDG hàm chứa và thể hiện tính bản sắc cao của văn hóa dân tộc.
    Nếu cho rằng văn hóa dân gian chứa đựng và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, thì trong thực tiễn việc bảo tồn, làm giàu và phát huy BSVH dân tộc trước nhất phải từ việc bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hóa dân gian.
    Văn hóa dân gian - hệ giá trị và biểu tượng của văn hóa dân tộc
    Trong văn hóa học, giá trị và biểu tượng làm nên những cái cơ bản của văn hóa, nó là nội hàm của khái niệm văn hóa. Nói cách khác, văn hóa không phải là tất cả những gì mà con người tạo ra, mà chỉ những cái đã được chắt lọc, kết tinh, thăng hoa thành các giá trị và biểu tượng.
    Giá trị (value) và biểu tượng (symbol) cũng là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau. Có thể nói giá trị kết tinh và làm nên cái cốt lõi của biểu tượng, nói cách khác, trong mỗi biểu tượng người ta đều tìm thấy giá trị hay hệ thống các giá trị văn hóa. Thí dụ, trong biểu tượng Quốc Tổ các Vua Hùng, ta thấy các giá trị và tâm thức về cội nguồn và cố kết cộng đồng dân tộc, một trong những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam.
    Hệ giá trị của văn hóa dân tộc, trước nhất tiềm ẩn trong VHDG. Chúng thể hiện trên nhiều bình diện, như ứng xử của con người với môi trường tự nhiên theo hướng nặng về thích ứng và hòa hợp hơn là chế ngự và biến đổi. Cách ứng xử này còn thấy ở cách ăn, mặc, ở, đi lại, quan hệ cộng đồng... Còn biết bao những giá trị văn hóa dân tộc mà ta có thể tìm thấy trong kho tàng tri thức dân gian liên quan tới môi trường, dưỡng sinh trị bệnh, tri thức về sản xuất và quản lý cộng đồng.
    Các biểu tượng của văn hóa chủ yếu gắn với VHDG. Hệ biểu tượng này hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và tới lượt nó, nó quy định những hành vi ứng xử của cộng đồng.
    Ta có thể nói tới biểu tượng "đất nước" trong văn hóa Việt Nam vừa mang tính nội sinh: "đất" và "nước" - hai yếu tố cơ bản tạo nên nông nghiệp lúa nước; vừa mang tính ngoại sinh: "quốc gia" - mô hình của văn minh Trung Hoa.
    Quốc Tổ các Vua Hùng - biểu tượng về cội nguồn, về tâm thức "uống nước nhớ nguồn", mà cội rễ của nó là tục thờ cúng tổ tiên ở mỗi gia đình, dòng họ. Biểu tượng "tứ bất tử" (bốn vị thần bất tử: Chử Đạo Tổ, Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Mẫu Liễu Hạnh) là hệ ý thức nhân sinh Việt Nam hình thành do đòi hỏi xây dựng và củng cố quốc gia phong kiến tự chủ từ thời Lê...
    Như vậy là, văn hóa dân gian với hệ giá trị và biểu tượng của nó, đã làm nên tâm thức dân gian, tâm hồn dân tộc. Những cái đó, tới lượt nó, nó quy định các hành vi, tình cảm, hoài vọng của con người. Đó cũng chính là bản sắc, cốt cách và bản lĩnh của dân tộc, trường tồn cùng sự trường tồn của dân tộc.
    (lấy từ :Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian)
    hongbach2000k3
    Được hongbach2000k3 sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 03/09/2002
  3. chuotchui

    chuotchui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    hic hic Ông cọ pi hay răng mà viết dài rứa ai mà đọc nổi tốn tiền lắm .hu hu hu

    Start......................................And...........................................The End
  4. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    KHông đọc được thì Copy về mà đọc?
    Cố mà đọc! Hay lắm đó!!!
    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
  5. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    hic các bác em viết mõi cả tay không được lời động viên hic thế mà các bác hu hu bắt đền các bác
    hongbach2000k3
  6. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    Đấy, đọc không chịu đọc, để HongBach nó ăn vạ rồi này!
    Thôi thôi, anh xin. Anh xin.
    Có nín không thì bảo?
    Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
    Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
  7. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    hic dã man quá .
    em xin được tiếp một bài
    VỀ CÂU THÀNH NGỮ MỒNG MỘT TẾT CHA ,MỒNG HAI TẾT MẸ ,MỒNG BA TẾT THẦY
    Năm hết tết đến, nhiều người Việt nhớ câu thành ngữ "Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy". Câu thành ngữ phản ánh một nếp sống đẹp của người Việt ở thời điểm tống cựu nghênh tân. Nếp sống ấy đã thành quen thuộc, thành cha truyền con nối nên có thể có người không nhớ câu này, song họ vẫn sống theo lời dặn dò của cổ nhân trong câu thành ngữ.
    Tục xưa, con cái trưởng thành ở riêng hoặc đi làm ăn xa chẳng hạn về quê trong dịp Tết Nguyên đán, sáng ngày mồng một vợ chồng con cái anh em ruột thịt về nhà cha chúc thọ cha mẹ và ông bà bên nội. Theo thông lệ, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khoẻ và những điều tốt lành. Ông bà cha mẹ bên nội chúc tết con cháu kèm theo những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều goị là cho lộc con cháu để con cháu lấy may.
    Sang ngày mồng hai Tết, vợ chồng con cái ở riêng hoặc đi làm ăn xa nay có dịp về quê ăn Tết nhớ sang nhà ông bà cha mẹ bên ngoại. Nghi thức chung cũng tương tự như bên nội. Con cháu chúc tụng ông bà cha mẹ và ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu bằng những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng điều tượng trưng.
    Sau những nghi thức vừa trang trọng vừa đầm ấm thân tình như thế, ông bà cha mẹ con cháu thường tổ chức ăn cỗ Tết đông vui. Nghi thức chúc Tết và ăn ngày đầu xuân bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm cho mọi người, đặc biệt là tuổi thơ về hạnh phúc gia đình đầm ấm, có trên có dưới, đầy đủ, viên mãn. Nếp sống đẹp ngày Tết thể hiện sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ hai bên nội ngoại - cái gốc sinh thành và giáo dưỡng mình nên người.
    Sang ngày mồng ba, người Việt thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo. Không chỉ có các học trò học chữ đến với thầy dạy chữ mà thầy được người Việt mở rộng nghĩa là những bậc có công dạy chữ lẫn dạy nghề, dạy cả những bộ môn nghệ thuật như dạy đàn, dạy hát... Người Việt có một câu thành ngữ chân phương, nôm na nói về vai trò người thầy là Không thầy đố mày làm nên. Công dưỡng dục thuộc về cha mẹ nhưng công lao dạy dỗ thành người hiểu biết, thành người có nghề nghiệp để sau này sinh sống và định vị cuộc đời mình trước nhân quần xã hội là người thầy. Với tinh thần tôn sư trọng đạo, người Việt quan niệm Nhất tự vi sư, bán tự vi sư nghĩa là dạy một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy - để tỏ lòng tri ân người có công khai tâm cho con người bằng trí thức, bằng chữ. Ngày xưa cho dù làm quan đến tể tướng thì ngày Tết người học trò đến thăm thầy cũng vẫn một lòng tôn sư trọng đạo như thế. Thường thì ngày mồng ba Tết, người đứng đầu hàng môn sinh - những người cùng học, không phân biệt tuổi tác, chức vị, vị trí xã hội, thường tụ họp ở gia đình thầy giáo, chúc Tết thầy. Người cao tuổi nhất hoặc người được các bạn đồng môn tín nhiệm nhất thay mặt mọi người đứng lên trịnh trọng thưa với thầy về sự có mặt của học trò lớp mình và chúc thầy trường thọ cùng những điều tốt lành.
    Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Thực ra câu thành ngữ đã rút gọn của câu nói bình thường dài lời hơn: mồng một đến chúc tết cha, mồng hai đến chúc tết mẹ, mồng ba đến chúc tết thầy. Phong tục chúc tết ấy bắt nguồn sâu xa từ tinh thần trọng đạo nghĩa: "Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo".
    hongbach2000k3
    Được hongbach2000k3 sửa chữa / chuyển vào 16:57 ngày 22/07/2002
  8. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    PHONG TỤC
    Giỗ làng và giỗ họ
    Làng quê và thân tộc gắn chặt với đời sống và tình cảm của người Việt Nam, để đi xa thì nhớ, để ở xa vẫn hướng vọng về. Trong những dấu mốc để kỷ niệm và tưởng nhớ, giỗ làng và giỗ họ đóng vai trò rất quan trọng, như thể đó là chuyến đi trở lại cội nguồn, trở về với cái gốc của từng con người để rồi khi lại đi xa các mối liên hệ tình cảm được bền chặt hơn và sâu sắc hơn.
    Giỗ làng
    Theo những sách viết về lễ tục ở Việt Nam, giỗ làng là một lễ tục đặc biệt, một sự kiện quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người dân Việt Nam ở các làng quê. Mỗi nơi, mỗi vùng, giỗ làng có nguồn gốc và thời điểm xuất xứ khác nhau, nhưng ý nghĩa và cách thức tổ chức gần giống nhau và vẫn đảm bảo duy trì được nét đặc trưng riêng của mỗi vùng.
    Ngày giỗ làng được coi là ngày thần kỵ, ngày giỗ các vị thần được thờ ở làng hoặc tương truyền đã có công gây dựng nên làng. Trong ngày này, dân làng thường mở hội để vui chơi, và hội đặc biệt tưng bừng nếu vào mùa xuân hay mùa thu. Giỗ chạp thường chỉ một ngày, nhưng hội giỗ làng lại kéo dài có khi với vài ba ngày. Tuỳ theo truyền thống và tập tục của từng vùng mà trong những ngày đó có tế lễ rước xách và có những trò vui, nhưng thường có mấy nghi lễ chính sau đây:
    Lễ mở cửa đình: Đình làng hàng ngày vẫn đóng cửa giữa, chỉ mở cửa hai bên để cho dân làng và du khách. Vào dịp giỗ làng, đình được quét dọn sạch sẽ, lau chùi cẩn thận để rồi mở cửa giữa trong ngày lễ hội. Lễ này bắt đầu ngày hội làng.
    Lễ mộc đục: Đó là lễ tắm rửa tượng các thần linh. Những pho tượng này được để thờ trong hậu cung. Nhân tới ngày thần kỵ, dân làng cử người chay tịnh mở khám để làm lễ mộc đục. Có nơi cử hành lễ này rất long trọng.
    Tế lễ: Khi tế lễ có đọc văn tế, nêu lại công trạng của thần linh, liệt kê đầy đủ những chức tước được ban phong. Sau khi đọc xong, dân làng đốt bản văn tế ngay trong buổi lễ rồi lần lượt thứ tự theo tuổi tác vào lễ trước bàn thờ.
    Rước xách: Rước xách thường được tổ chức trong các ngày thần kỵ từ miếu là nơi thường ngày thần linh tại vị tới đình, từ đình tới chùa, từ chùa về đình rồi lại từ đình về miếu. Lúc rước, kiệu thần được khiêng đi trước với cờ quạt, tán lọng, đồ tự khí bát bửu đàn bày, có phường bát âm cử nhạc, trống lớn điểm, chuông vang.
    Diễn lại thần tích: Diễn lại thần tích trong ngày này cũng là một hoạt động đặc sắc và đa dạng nhằm cùng nhau tưởng niệm tới thần linh để tỏ lòng kính trọng.
    Giỗ họ
    Thường mỗi dòng họ có ông Tổ. Ngày giỗ họ là ngày giỗ ông Tổ của dòng họ ấy. Thường dòng họ có nơi thờ Tổ hoặc thờ Họ, lễ tục giỗ họ cũng thường được tổ chức ở đây.
    Trong những dòng họ ấy thường có người được bầu làm Trưởng họ hay Trưởng tộc. Không ít khi dòng họ tranh chấp nhau, chia bè kết phái cũng chỉ vì cái chức Trưởng tộc này. Người Trưởng tộc phải lo việc làm giỗ, nhưng các "chi" trong họ phải đóng góp. Người Trưởng tộc được hưởng của hương hoả của tổ tiên để lại. Theo tập quán, của hương hỏa nào không được bán mà để dùng gây hoa lợi sử dụng trong việc tế tự và cúng giỗ, sắm sửa tự khí hay trang hoàng cho nhà thờ họ.
    Họ hàng con cháu thường phải có mặt đầy đủ trong ngày giỗ họ. Mức độ tổ chức to nhỏ khác nhau tuỳ thuộc vào dòng họ và sự thoả thuận trong dòng họ. Có dòng họ mời cả phường Bát âm tới tế lễ; có họ quy định đàn ông trên 18 tuổi phải đóng góp chi tiêu cho giỗ Họ, đàn bà con trẻ được miễn. Có nơi con gái không được dự giỗ Họ vì bị cho rằng khi đi lấy chồng sẽ thuộc dòng họ khác, con dâu có quyền dự giỗ Họ. Khách khứa thường không được mời; chỉ có con cháu trong nhà cúng và ăn giỗ với nhau. Có dòng họ tổ chức giỗ Họ to và vui như ngày hội. Sau đó, các chi trưởng thường ngồi lại họp với nhau bàn công việc chung của dòng họ.
    Ngày giỗ Họ là ngày duy nhất trong năm mà con cháu thành viên của dòng họ tụ tập đông đủ hay đông đảo nhất. Ngày đó, những bậc cao niên trong họ thường kể lại cho thế hệ sau nghe về công trạng, sự nghiệp và cuộc đời của ông Tổ để con cháu hiểu biết, ghi nhớ và tự hào về dòng họ của mình. Nhiều dòng họ cũng nhân dịp này để chỉnh trang và bổ sung lại gia phả của dòng họ mình.
    hongbach2000k3
  9. chuotchui

    chuotchui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    CÁI ĂN CỦA NGƯỜI VIỆT​
    Trong kho tàng truyện cười Việt Nam, có rất nhiều chuyện chế giễu thói tham ăn. Những câu chuyện này hầu hết phát sinh từ những địa phương, dù rất cần cù chịu khó, dù sản sinh rất nhiều anh tài cho đất nước vẫn bị cái nghèo đeo đẳng từ bao đời. Như thế, có thể nói rộng ra: với dân tộc ta, cái đói là nỗi lo, nỗi ám ảnh sâu kín và triền miên suốt mấy ngàn năm qua. Ðó là điều hiển nhiên đối với một dân tộc luôn phải chống giặc ngoại xâm và chịu đựng quá nhiều thiên tai.
    Ðiều đó giải thích vì sao cái ăn len lỏi vào quá nhiều trong sinh hoạt của người Việt: Tết nhất - ăn, cưới hỏi- ăn, tang ma- ăn, mừng nhà mới- ăn, mừng sinh nhật, mừng thọ - ăn, lễ hội -ăn, mừng đỗ đạt thăm quan tiến chức -ăn, đến cả bạn bè gặp nhau mỗi ngày mà cứ gặp nhau là kéo nhau ra quán - chính vì xem trọng chuyện ăn nên nhiều tập quán trong cái ăn được hình thành để phân biệt kẻ trên, người dưới, phân biệt nam nữ, phân biệt chủ khách: ai được ngồi chiếu trên, mâm trên, ai được ăn trước, ai được ăn món ngon...
    Lại thêm chuyện mời chào bẩm thưa trước khi ăn, su khi ăn cũng khá là nhiêu khê. Ngày xưa, những tập quán này được xem trọng, được coi là cái "lễ" trong cộng đồng, ai vi phạm khó mà tha thứ. Có người xem đó là nét văn hoá của người Việt, nhưng thực ra, cái "văn hoá" này đang dần phai nhạt mà không mấy ai bận tâm là gì!
    Việt Nam là nước nông nghiệp. Bởi thế, lương thực chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn. Thịt cá dù rất cần nhưng vẫn phải ăn dè xẻn, như là phương tiện để ăn được nhiều cơm. Ngày xưa, thịt thà hiếm và quý nên ông bà ta phát hiện được nhiều bộ phận trong con thịt rất ngon mà người Âu - Mỹ không biết như lòng, tiết, chân, cổ, đầu, lưỡi... Cũng vì cái quý đó mà những người có tài chặt thịt nhanh, thật mỏng nhưng đủ xương, da và đều tăm tắp (để chia được đều cho mọi người) được trọng vọng. Ta cũng thường nghe "¡n đi ! Béo lắm đấy!". "Béo" ở đây không phải là mập, không phải chỉ là vị béo mà còn có nghĩa là ngon. Do thiếu chất béo nên mới thế chứ thật ra, dân tộc ta phải nhường cho người Trung Hoa chức quán quân về ăn dầu mỡ. Thích ăn tươi sống là người Nhật, thích ăn cay là người Hàn Quốc, ấn Ðộ, thích ăn chua là người Philippines, thích ăn ngọt và nồng là Campuchia, Thái Lan. Thế còn người Việt? Theo tôi đó là mặn! ở Bắc bộ ăn mặn và béo, Trung bộ ăn mặn và cay, Nam bộ ăn mặn và ngọt. Chả thế mà chúng ta không biết cơ man nào mắm: nước mắm, mắm tôm, mắm rút, mắm ruốc, mắm nêm, mắm ruột cá, mắm ba khía... Luật về âm dương ngũ hành, có người cho rằng: Tim thuộc hành hoả, ứng với khê, đắng; gan thuộc hành mộc, ứng với chua; tì vị thuộc hành thể, ứng với béo và ngọt; phổi thuộc hành kim, ứng với cay; thận thuộc hành thuỷ, ứng với mặn. Không hiểu giữa ngũ hành,các vị và khẩu vị của các dân tộc có mối quan hệ gì với nhau không?
    Hiện nay, đời sống dân đã khá hơn xưa. Ðã qua rồi cái thời ăn cầu no, ăn để sống, giờ đây người ta ăn cầu ngon. Nhưng cái ngon thời nay đã khác xưa. Những vị mà ai cũng cần như béo và ngọt (nên món ngon đều có vị béo và ngọt) hễ thiếu là rất thèm nhưng ăn mau ngán.
    Còn những vị chua, cay, mặn, đắng, ... thường được sử dụng thường xuyên và chừng mực nên độ bền cao và gây "nghiện" hơn. Những người có mức sống từ trung bình trở lên, cái ăn dễ kiếm thường có xu hướng tìm món ăn dân dã. Trong đó, hầu hết là món ngon đã được ăn từ thuở còn tấm bé.
    Ngon đây không chỉ nhờ vào món ăn mà còn có cả hương vị tuổi thơ. Những món dân dã ấy, các quán nhậu ở TP Hồ Chí Minh đang tập trung khai thác, chễm chệ ngự trong các nhà hàng bình dân lẫn sang trọng. Còn những món Tây, món Tàu không còn chiếm ưu thế trong những thực đơn của đa số hàng quán như xưa nữa. Từ những thay đổi như thế, có thể suy diễn: vào đầu thế kỷ 21, người Việt sống sung túc hơn, sẽ bớt đi dần việc tổ chức ăn uống rình rang vào dịp lễ, hội, giỗ kỵ, Tết nhất... mà sẽ gọn gàng, "tượng trưng" hơn. Những lề thói ăn uống kiểu phong kiến sẽ mất, sẽ thân mật ấm cúng và thoải mái hơn: lương thực như cơm, mì sẽ giảm nhiều để thực phẩm tăng lên. Còn thức ăn sẽ hướng về món ngon truyền thống và các món luộc hay hấp; nướng sẽ có ưu thế hơn các món cầu kỳ, mất nhiều thời gian. Tất nhiên, thỉnh thoảng người ta cũng tìm ăn những món ăn xứ người, được cái ngon từ "lạ miệng" và hiểu thêm ẩm thực của thiên hạ.
    Ông bà ta rất tinh tế trong cách ăn, đã đúc kết rất tuyệt vời: bánh hỏi và thịt quay, hột vịt lộn với rau răm, thịt vịt luộc với mắm gừng, có cả đúc kết bằng thơ nữa: " Con gà cục tác lá chanh - Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi - Con chó khóc đứng khóc ngồi - Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng". Hẳn rằng các đúc kết này sẽ có giá trị muôn đời.

    Start......................................And...........................................The End
  10. hongbach2000k3

    hongbach2000k3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    em vote cho bác 5* ,hi vọng các bạn là tv box hãy tích cực cùng chúng tôi tất cả cho sự phát triển
    hongbach2000k3

Chia sẻ trang này