1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá đọc: một vài điều suy nghĩ.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi yeu_vietnam, 27/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yeu_vietnam

    yeu_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Hi,
    Mình là mem mới của 4R, đây là bài post đầu tiên của mình, nếu có gì thiếu sót mong mọi người góp ý kiến cho.
    Mình thấy tháng tư này rộ lên phong trào đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc.Dạo quanh diễn đàn các nhà sách lớn, diễn đàn nhasachphuongnam..., diễn đàn thaihab..., lại càng thấy rõ sức nóng của phong trào này.Quả là rất nóng các bạn ạ!
    Nhưng có một vài điều khiến mình băn khoăn muốn chia sẻ ở đây:

    1.Sách nó cũng như thực phẩm ấy.Ăn vào phải đợi cho cơ thể hấp thụ, tức là phải cần có thời gian.Mình thấy trong đợt event này có nhiều người phải gọi là"phát cuồng lên vì sách", nhìn vào list sách mà họ giới thiệu mình phát hoảng lên ấy.Đọc và hiểu chừng ấy sách, một người có chỉ số IQ trung bình như mình tính ra phải mất ít nhất 3 năm(/100 đầu sách).Trung bình 1 tuần/cuốn: đọc hiểu.Còn đọc nhanh, chắc chắn là sẽ đọc được nhiều, nhưng hiểu sẽ không sâu sắc.Giống như ăn nhiều sẽ dẫn tới bội thực vậy.

    2.Đối tượng mà tết sách hướng vào đa phần là dân trí thức.Thiết nghĩ, đã là dân trí thức thì việc đọc sách là điều hiển nhiên.Vậy thì hướng vào đối tượng này để nâng cao văn hoá đọc đã hợp lý chưa?trong khi tầng lớp nông-tiểu thương mới là tầng lớp cần phải nâng cao văn hoá đọc nhất?Khoảng cách "văn hoá đọc" của những tầng lớp này khá là xa nhau.Và nếu như sứ mạng của những người đi gieo mầm cho văn hoá đọc của Việt Nam là san bằng khoảng cách đó, thì đối tượng mà họ hướng vào là dân trí thức thôi vẫn chưa đủ.Điều này dễ khiến cho người ta đặt ra câu hỏi: Có phải cái mà họ hướng vào một phần cũng vì lợi nhuận?

    Tổng kết:Theo mình nghĩ
    Muốn có văn hoá đọc, thì phải đọc và hiểu.Thiếu một trong hai điều kiện thì chỉ là trào lưu nhất thời mà thôi, chưa thể trở thành cái gọi là văn hoá: thuộc về lâu dài và bền vững.Muốn đọc và hiểu thì phải có thời gian.Đọc cái gì, đọc ở đâu, đọc như thế nào...cũng rất quan trọng.Cái cần nhất để có được văn hoá đọc không phải là sự nhiệt tình không thôi, àm đó là cả một quá trình từ tốn, chậm dãi và lâu dài.
    Cái khó nhất của một người muốn hiến thân vì sự nghiệp văn hoá đọc, không phải là nhiệt tình trong một phút, mà là họ có làm được lâu, dài hay không.
    Việc đọc sách ví như "mưa dầm thấm lâu", đâu có thể ngày một, ngày hai được đúng không?

Chia sẻ trang này