1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá, du lịch 3 miền đất nước

Chủ đề trong '7X - Chi hội Sài Gòn' bởi elead, 14/10/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. elead

    elead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá, du lịch 3 miền đất nước

    Vài nét về Hà Nội v.s Sài Gòn
    --------------------------------------------------------

    Cà phê
    Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
    Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

    Ăn trưa
    Cơm trưa Sài Gòn với tô canh ổ qua hai ngàn rưởi
    Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

    Gọi điện ngoài đường
    Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
    Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai

    Cảm ơn
    Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
    Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

    Cơn mưa
    Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
    Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng

    Ăn mặc
    Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
    Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

    Xe máy
    Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
    Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

    Giao thông
    Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
    Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

    Trà đá
    Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
    Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

    Ăn phở
    Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
    Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

    Giầy vớ
    Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
    Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

    Con đường: Hai con đường đôi vắng vẻ với tán lá xà cừ rậm rạp đầy tiếng ve trong những trưa hè - chúng giống nhau đến lạ!
    Đường Hoàng Diệu (Hà Nội)
    Tôn Đức Thắng (Sài Gòn) -

    Chợ tình:
    Chợ tình Sài gòn: Anh hai có xài em hông
    Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

    Đụng hàng: Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau...
    con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"
    con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác"

    Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"...
    con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao?"
    con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"

    Ca ve: Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho ****...
    **** Hà Nội: "Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?"
    **** Sài Gòn: "Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..."

    Ăn sáng: Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"...
    ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
    ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!

    Dạ vâng: Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa...
    ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ vâng!"
    ở Sài Gòn: Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"

    Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi...
    ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
    ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

    Chào hỏi: Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về...
    ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
    ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dìa!"

    Giữ xe hàng quán:
    Hà nội: Giữ xe miễn phí
    Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"

    Uống bia
    Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
    Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya về

    Xôi :
    Hà Nội : Gói lá
    Sài Gòn : Cho vào hộp, hay bịch nylon

    Phở :
    Hà Nội : khó mà thiếu mì chính, quẩy
    Sài gòn : Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

    Giao thông :
    Hà Nội : Đèn đỏ không được rẽ phải
    Sài gòn : Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

    Siêu thị :
    Hà Nội : Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
    Sài Gòn : Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

    Nhà sách :
    Hà Nội : Nhân viên hách dịch
    Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

    Chùa chiền :
    Hà Nội : Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
    Sài Gòn : Không gian ồn ào, không tịnh

    Tào phớ :
    Hà Nội : Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai
    Sài Gòn : Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài

    Chè :
    Hà Nội : Ăn trong cốc, bát nhỏ
    Sài Gòn : Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút

    Cắt chanh :
    Hà Nội : Bổ ngang
    Sài Gòn : Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa

    Nước canh rau muống :
    Hà Nội : Sấu, chanh
    Sài Gòn : Me, chanh

    Cơm sườn
    Hà Nội : những miếng sườn nhỏ nhỏ xào chua ngọt, ngon kinh hoàng
    Sài Gòn : một tảng thịt nướng to đùng

    Hồ
    Hà Nội : mênh mông là nước, đẹp và thơ mộng
    Sài Gòn : như một cái ao bé cỏn con.

    Xe
    Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
    Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

    Quà vặt
    Hà Nội : không nhiều nhưng tinh tế
    Sài Gòn : nhiều vô kể, giá rẻ , không đến nỗi nào nhưng không đặc sắc

    Sinh viên và ****:
    Sài gòn: Nhiều em SV trông như ****
    Hà nội: Nhiều em **** trông như sinh viên.

    (sưu tầm)
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11

    [​IMG]
    Phở cuốn Phố Nguyễn Khắc Hiếu
    Không có nhiều người biết đến món ăn có cái tên lạ tai này, bởi phở cuốn mới chỉ xuất hiện tại Hà Nội khoảng hai năm trở lại đây, và cũng chỉ có duy nhất phố Nguyễn Khắc Hiếu (đoạn ngã tư Nguyễn Khắc Hiếu với Ngũ Xã) là có bán món ăn có tên gọi lạ lùng này.
    Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.
    Các làm phở cuốn không quá cầu kì, mà ngược lại khá đơn giản, để bất kì một ai cũng có thể làm được. Bánh phở xắt miếng vuông vắn khoảng 20x20cm, trải đều trên mặt đĩa. Thịt bò thái nhỏ, mòng, ướp đủ gia vị mì chính; sau đó phi thơm hành - tỏi trong mỡ trên bếp lửa to rồi cho thịt bò vào đảo nhanh và đều tay cho thịt bò chín đều, nêm mắm muối gia vị vừa ăn. Mỗi khi cuốn, người ta tách bóc từng lá bánh phở cho rời nhau. Trên mỗi lá bánh như thế người ta đặt lên đó vài lá thơm, rau xà lách, rau thơm cùng với một chút thịt bò vừa xào vẫn còn nóng rồi cuộn tròn lại, bày ra đĩa. Nước để chấm phở pha chế giống như nước châm nem hay bánh mì gối, thêm một chút dưa góp. Lúc này thì đã có thể lấy từng chiếc phở đã cuốn chấm vào nước mắm và thưởng thức. Món này, ăn mùa nào cũng hợp và luôn luôn cho người ta cảm giác không sợ béo.
    Giá của mỗi chiếc phở cuốn là 1.500đ/cái, nhưng tốt nhất là bạn nên chuẩn bị hầu bao rủng rỉnh một chút, vì chắc chắn là, ăn một bạn sẽ muốn ăn thêm một cái nữa đấy.
    Không chỉ phở cuốn, ở đây còn có món phở rán cũng hợp khẩu vị khá nhiều người. Vị béo giòn tan của bánh phở tráng với trứng mỏng, cắt thành miếng nhỏ vừa miệng, thêm chút thịt bò xào với rau (thường là rau cải) ăn kèm khiến thực khách ?omê tít?. Ngoài phở cuốn, phở rán, còn có phở chiên (eo ơi, nhưng món này nhanh ngán lắm), chả ngan nướng chấm mắm tôm với giá khá mềm. Với 20.000 đồng, bạn có thể thưởng thức tất cả các món ăn ở đây.
    Địa chỉ ăn phở cuốn: Phố Nguyễn Khắc Hiếu (gần Hồ Trúc Bạch)
    Lưu ý: Phở cuốn nên ngồi ăn ở vỉa hè mới ngon, và mới cảm nhận hết đựoc vẻ độc đáo của nó
    Bài sưu tầm của ...
  3. juri

    juri Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Anh elead anh có rành về du lịch cho em biết một chút ít về cái gọi là du lịch qua mang được không? Em kiếm rồi nhưng không có sách nói về nó anh ạ. Em đang rất cần thông tin này .Cảm ơn nhé .
  4. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Xả hơi kiểu Sài Gòn
    Tuần trước, Quốc Hùng, giám đốc nhân sự một công ty liên doanh, cùng tham gia với nhóm bạn bay đi Phú Quốc chơi. Một đêm nằm ngắm trăng, nghe sóng vỗ, tán chuyện với bạn bè... Chơi đã đời, đến 11h30 hôm sau, cả nhóm đáp chuyến bay trưa về Sài Gòn, nghỉ ngơi. Hôm sau đã đi làm bình thường.
    Đáp chuyến bay TP HCM - Phú Quốc lúc 6h30 ngày thứ bảy, đọc chưa hết tờ báo mang theo, máy bay đã hạ cánh đáp xuống sân bay Phú Quốc. Sau đó, xe của khu resort Sài Gòn - Phú Quốc đến đón du khách, đưa thẳng ra bãi Sao hoang vắng, cực đẹp, rồi giăng lều cắm trại. Hùng yêu cầu không cần hướng dẫn viên túc trực phục vụ, khi nào cần thì liên hệ qua máy bộ đàm, để cả bọn được tự do tắm biển, ăn nhậu, ca hát thỏa thích.
    Một đêm bên biển nằm ngắm trăng, nghe sóng biển vỗ rì rào, tận hưởng gió của đại dương, bạn bè lâu ngày gặp nhau có đủ thứ chuyện trên trời để nói. Chơi đã đời, đến 11h30 hôm sau, nhóm đáp chuyến bay trưa về Sài Gòn, nghỉ ngơi. Hôm sau, ngày đầu tuần họ đã đi làm bình thường.
    Lời "cảnh báo" của Hùng về chuyện người ta dễ nghiện kiểu xả hơi này là có lý. Nhóm của Hùng toàn là những người không có nhiều thưòi gian, nếu đăng ký qua công ty thì sẽ bị ràng buộc, tham quan điểm này, điểm kia theo lịch trình thì thật là mệt. Tuy nhiên, tour kiểu này khá tốn tiền, hai ngày mất đứt khoảng 1.500.000 đồng/người.
    Cách xả hơi của Sỹ, trưởng phòng marketing của một công ty nhà đất và nhóm bạn rất lãng tử lại có kiểu chơi rất lạ. Phòng của Sỹ có 8 người, Sỹ làm "chủ xị", cứ nửa tháng là cả nhóm thuê xe 12 chỗ kéo nhau ra Phan Thiết, đi 12h trưa, đến Phan Thiết khoảng 15h, tắm biển, thưởng thức cho được món ốc ở quán Năm Lửa, rồi về Sài Gòn ngay trong đêm. Có lúc cả nhóm kéo vào rừng Cát Tiên, ban ngày lội suối băng rừng, khuya thì đi xem thú rừng, nằm nghe tiếng đất thở, ngắm sao trời. Sỹ cho biết thêm, anh có nhóm bạn chơi "sộp" hơn, nhiều người làm một tuần sẵn sàng cho cuộc chơi một ngày!
    Ông Nguyễn Đức Hiếu, giám đốc công ty du lịch Hồng Bàng cho hay, bây giờ các bạn trẻ đã hình thành xu hướng du lịch mới theo "gu" riêng. Xả hơi theo dạng action (hành động) cũng đang được bạn trẻ ưa chuộng, bởi đây là cách để làm toát mồ hồi, luyện sức khỏe và xả stress sau một tuần làm việc đầy áp lực. "Dò" theo nhu cầu này mà công ty có nhiều chương trình như leo vách đá Bửu Long, cưỡi Vespa cổ về Đồng Nai, vượt bè tre trên sông Madagui, vượt Tử Thần ở thác Datanla, ngoài ra công ty còn thuê xe Jeep "bụi" để nhóm bạn "vi vu" đến bất cứ nơi nào mình thích.
    Khác với giới trẻ, giới trung niên lại đề ra phương châm: hưởng thụ, sử dụng dịch vụ cao. Một số hãng lữ hành cho biết đã nhận được nhiều cuộc điện thoại từ khách hàng nhờ tư vấn, thiết kế, tổ chức cho họ đi những tour du lịch cuối tuần, ngắn ngày thật lạ, nhiều khi công ty cũng rất lúng túng, vì chưa làm theo "kiểu ấy" bao giờ. Giới trung niên hầu như đi theo gia đình. Họ không mua tour truyền thống của công ty mà chỉ nhờ thiết kế theo nhu cầu riêng của mình, với chất lượng và dịch vụ có thể cao hơn. Nếu như trước đây thường gia đình đi Phan Thiết, thì thuê 2 - 3 phòng ở, bây giờ họ ở các khu resort, chọn những căn hộ kiểu "family" để gia đình cùng sinh hoạt. Họ không cần tham quan, đến đây ngủ đã đời, ăn uống, tắm biển, đọc sách..., chừng hai hoặc ba ngày rồi quay về Sài Gòn. Nếu như một tour TP HCM - Phan Thiết 2 ngày khoảng 350.000 đồng/người, còn chọn ở những khu resort cao cấp, họ sẵn sàng chi khoảng 1.000.000 đồng/người là chuyện bình thường.
    Một giám đốc công ty sản xuất bánh kẹo có tiếng ở TP HCM nhà có xe riêng và do quá bận, nên cách xả hơi cuối tuần là cả gia đình đi tour TP HCM - Đà Lạt chỉ... một ngày, sáng đi chiều về! Chương trình được vạch ra như sau: Hai vợ chồng, hai đứa con đi xe bốn chỗ, 4h sáng khởi hành từ TP HCM, ăn sáng tại thị xã Bảo Lộc lúc 7h, uống ly cà phê trên cao nguyên B''Lao vẫn có cái lạnh ngọt ngào buổi sáng, tiếp tục lên Đà Lạt lúc 10h, nhận phòng khách sạn, ăn cơm trưa tại một nhà hàng ở trung tâm Hòa Bình với các món rau tươi, đi chợ Đà Lạt mua đặc sản xứ sương mù, về khách sạn nghỉ ngơi. Chiều khoảng 17h khởi hành về TP HCM, dừng chân tại đỉnh đèo P''ren ngắm sương bay bảng lảng, tận hưởng cái lạnh thi vị của hoàng hôn Đà Lạt, ăn tối tại Bảo Lộc, về đến TP HCM khoảng 24h đêm. Sáng hôm sau là ngày chủ nhật, ngủ dậy muộn.
    Những kiểu xả hơi trên không phải là cá biệt. Những gia đình, nhóm bạn, nhất là những người do công việc cơ quan, kinh doanh quá bận bịu, không có nhiều thì giờ đi du lịch nên phải tranh thủ bỏ ra một khoảng thời gian ngắn như vậy để tận hưởng những phút giây hiếm hoi, giảm bớt stress. Đã có gia đình đi máy bay ra Tuy Hòa - Phú Yên chỉ để ăn cho bằng được món cá thu với nước mắm Ông Già rồi quay về thành phố. Ông Nguyễn Văn Bình, giám đốc trung tâm điều hành du lịch V.Y.C cho rằng, thật ra, ở các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Đức, hình thức du lịch thời gian ngắn theo kiểu "độc" không còn xa lạ đối với họ, còn ở Việt Nam gần đây mới bắt đầu xuất hiện.
    ( St )
  5. elead

    elead Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    0
    Hoa hậu Việt Nam 2004
    Không ngoài dự đoán, chiếc vương miện hoa hậu Việt Nam 2004 vinh quang đã thuộc về Nguyễn Thị Huyền - tân sinh viên năm thứ nhất Phân viện Báo chí tuyên truyền. Giải Á hậu I trao cho Trịnh Chân Trân - người đẹp với những chỉ số hình thể của một model chuyên nghiệp.

    Với phần trả lời ứng xử thông minh, Nguyễn Thị Huyền (SBD 218 - Hà Nội) đã vượt qua hơn 3.000 thí sinh tham gia cuộc thi giành vương miện Hoa hậu Vịêt Nam 2004 diễn ra đêm qua. 19 tuổi, Huyền đang là sinh viên năm thứ nhất Phân viện báo chí tuyên truyền. Với mơ ước được trở thành một phóng viên giỏi, Huyền đã thực sự nỗ lực bằng tri thức, sức trẻ và đã đi đến vinh quang bằng chính sự tự tin của mình.
    Trịnh Chân Trân (SBD 968 - TP HCM) - người đẹp tạo ra làn sóng mới trong cuộc thi lần này với tấm bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Anh quốc, đã không làm thất vọng người hâm mộ với câu trả lời tự tin và cực kỳ thuyết phục. Ngôi vị Á hậu I thực sự xứng đáng cho những nỗ lực của Chân Trân.​
  6. moreandmore

    moreandmore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    2
    Em mê món này lắm bác ạh.Lần nào về HN cũng fải đi ít nhất 2,3 lần.Tiếc là trong này không có.Buồn 5''.
  7. boivianh

    boivianh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    +++++
    để phong phú thêm phần bài của bạn Elead:
    Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước
    Hà Nội : &*^@#
    Sài Gòn : Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi .... chờ đèn xanh tiếp

    Tán gái:
    Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
    Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

    Chất chơi và chất chiến
    Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì déo có.
    Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền chú cần nhiêu

    Sài Gòn : Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá ... + đá = 1 ly phê sữa đá
    xong cafe có 1 ấm trà to tướng ... chan vào cafe uống ????
    hết lại có thêm ( kô cần xin )
    Hà Nội : Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá
    xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

    Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm ... em xin 5 ngàn thôi
    Hà Nội : Muộn rồi em ơi , 15 nghìn anh vá cho
    Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy
    Hà Nội : Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

    Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
    HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại
    Sài Gòn : 1 người ăn hủ tiếu hết 30k + uống fê đá hết 2k
    Hà Nội : 1 người ăn phở hết 6k + uống hết 20k ( kô hiểu bụng to thế nào ??? )

    Được boivianh sửa chữa / chuyển vào 14:25 ngày 11/11/2004
  8. giotmuathu

    giotmuathu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    1.956
    Đã được thích:
    0
    Dừng lại các kiểu so sánh này ở đây, ở khắp diễn đàn TTVN nhan nhản các bài này. Nếu thích thú thì xin mời các bạn vào đâ nhé http://www.ttvnol.com/ThaoLuan/435836.ttvn.
    Thân ái.
  9. votrungh

    votrungh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2001
    Bài viết:
    3.461
    Đã được thích:
    1
    Em ơi, Hà Nội... chợ
    Xưa, 36 phố phường, có thể coi như 36 chợ. Nay, góc phố ngõ hẻm nào cũng có thể là chợ, chưa kể đến siêu thị- sản phẩm của sự hiện đại...
    Bước ra khỏi nhà là chợ, to nhỏ, cũ mới, mỗi chợ một vẻ. Chợ phiên còn mang một chút hồn xưa cũ, siêu thị hiện đại, sang trọng, hào nhoáng, chợ "cóc" chợ tạm xô bồ, nhếch nhác...
    Ngày nay, ở Hà Nội chỉ còn 2 cái chợ vẫn giữ lệ họp theo phiên và còn mang dáng dấp xưa cũ, đó là chợ Mơ (ở quận Hai Bà Trưng) họp vào ngày mồng 2, mồng 7, chợ Bưởi (quận Cầu Giấy) họp vào ngày mồng 4 và mồng 9 âm lịch. Bà tôi (năm nay đã ngoài 80) nói, bây giờ bước chân ra khỏi nhà là có thể mua được bất cứ thứ gì người ta muốn nhưng thời của bà, có nhiều thứ mà khi cần đến, người ta phải chờ tới phiên chợ. Rồi bà chợt xa xăm: "Chợ Bưởi một tháng sáu phiên/ Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng".
    Phiên chợ Bưởi, chợ Mơ bây giờ đã khác xưa nhiều lắm. Nhiều làng nghề đã mai một đi, nhiều mặt hàng truyền thống xưa được chính những người làm ra mang đến chợ bán thì nay người bán phải đi cất hàng công nghiệp tận... chợ Đồng Xuân hoặc nhập từ... Trung Quốc về. Thế nhưng riêng mặt hàng cây giống, con giống thì bao nhiêu năm nay vẫn thuỷ chung với chợ. Người mua có thể tìm được ở đây đủ các giống, loại cây từ cây hoa, cây cảnh tới cây ăn quả, cây bóng mát... Con giống được bày la liệt trong những chiếc sọt, ***g, rọ, thúng, mủng, bao bì và cả... trên mặt đất. Lợn, gà, chó, mèo, chim, và cả loài lặng lẽ như cá cảnh... mỗi loài mỗi thanh, mỗi giống mỗi vẻ khiến cho chợ phiên chợ Bưởi chẳng giống bất cứ một cái chợ nào ở Hà Nội.
    Là chợ đầu ô (ô Cầu Giấy), chợ Bưởi xưa là nơi tập trung buôn bán hàng hoá của rất nhiều làng nghề truyền thống xung quanh như Yên Thái, Ngũ Xã, Đông Xã... với những mặt hàng như giấy, lĩnh, nông cụ... cho đến cây, con giống, những sọt rau, mớ hoa còn đẫm sương mai, những mớ cá vừa đánh dưới sông Tô, sông Nhuệ lên còn giãy đành đạch, thoảng mùi rong rêu. Vào phiên ngày 19 hoặc độ giáp Tết, ở đây người ta còn buôn bán cả mặt hàng đại gia súc như trâu, bò, ngựa... nhưng giờ thì không còn nữa.
    Tôi để ý một người phụ nữ chừng ngoài 60 tuổi, răng nhuộm đen, tóc vấn cao, miệng bỏm bẻm nhai trầu. Bà ôm một bó lưới to, phải đến vài chục cân, tay kia lỉnh kỉnh những dây cước, kim đan lưới... Bà cho biết, bà tên Đức, quê ở Hà Tĩnh ra ở nhà con trai để trị bệnh khớp. Những ngày ở đây rảnh rỗi, bà mua lưới về tranh thủ đan giã (một dụng cụ dùng để thu hoạch tôm) chuẩn bị cho mùa thu hoạch tôm sắp tới. "Cái này ở quê tui đặt cũng phải mất 600-800 nghìn đồng mà lưới không được đẹp thế này, khâu không được chắc như mình tự làm lấy. Ở đây cái gì cũng sẵn, giá lại rẻ nên tôi tranh thủ mua thêm mỗi thứ một ít" - nói rồi bà chìa cho tôi xem nào kim khâu lưới, kim đan lưới, chỉ dù, sợi cước... Vuốt quết trầu trên mép, bà cười hóm: "Hay cô nhỉ, chợ ở thành phố mà bán cả những thứ này. Chúng tôi ở quê dùng nhiều chứ ở đây thì mấy ai mua, cô nhỉ!".
    Chợ Mơ nay cũng sầm uất với hàng ngàn thứ hàng hoá, không gian cho những mặt hàng truyền thống ngày phiên cũng bị thu hẹp đi nhiều. Ngày phiên, cây hoa, cây cảnh, các loại, hạt giống, cây giống rau, con giống vẫn khắp nơi đổ về.
    Ngày nay việc đi chợ phiên vẫn được nhiều người Hà Nội coi như cái thú tao nhã. Ta có thể bắt gặp những người đi cất hàng về bán lẻ, nhiều hơn cả vẫn là những cán bộ hưu trí và những thanh niên thích tầm cây, tầm cá, chọn chim, những phụ nữ đứng tuổi đi mua vài ngàn hạt giống hay vài bầu cây về trồng trong mảnh vườn bé tẹo của nhà. Cũng có người chỉ thích đi dạo, ghé chỗ này, ngắm chỗ kia...
    Thế mới có người nói rằng chợ phiên ngày nay không còn cái vẻ nửa quê nửa tỉnh xưa mà đã là chợ chơi, chợ phục vụ dân chơi cây cảnh, chim, cá cảnh là nhiều.
    Chợ cóc ở Nghĩa Tân chiếm trọn cả một đoạn dài của phố Nghĩa Tân rồi phình cả ra đường Tô Hiệu. Có cảm giác như đây là thế giới chỉ giành riêng cho những người đi bộ và xe đạp không phải chỉ vì lối đi quá chật, xe máy không thể lách được vào mà còn bởi sự bình dân của những món hàng lẫn kẻ mua người bán. Họ không vội vã. Họ có rất nhiều thời gian để chọn lựa và trả giá. Họ phải cân nhắc sao cho có thể mua được những thứ phù hợp với khẩu vị lẫn túi tiền của mình.
    Chợ cóc ở khu tập thể Thanh Xuân, trải dài trên đường Nguyễn Quí Đức tấp nập cả sáng lẫn chiều. Chỉ mất mấy bước đi bộ từ những toà nhà của khu tập thể là người ta có thể sắm đủ thứ cho bữa cơm gia đình. Theo bước chân của một cụ ông, tôi hình dung ra một mâm cơm chiều đạm bạc chỉ có rau muống luộc, trứng tráng và mấy quả cà dầm của hai ông bà đã sắp bước sang tuổi ?ocổ lai hy?. Bắt chuyện một người phụ nữ tay vẫn còn cầm chiếc cặp, có lẽ là giáo viên, đang tạt vào chợ sau buổi tan trường. Chị cho biết : ?oMình chỉ ăn đơn giản, có những món cao sang gì đâu mà phải đi chợ xa cho đắt đỏ lại mất thời giờ".
    Chợ cóc nằm sâu trong đường Khương Thượng ngoằn ngoèo, nơi được mệnh danh là ?oxóm nước đen?, có sông Lừ nước không chịu chảy vì đặc quánh đã trở thành ?otrụ sở? của xóm nghèo, một xóm mà 2/3 dân số làm nghề xe ôm và khuân vác. Bà Âu nhẫn nại bên gánh quà sáng. Bà Lân bán đậu phụ, cà dầm là địa chỉ quen thuộc để những ai ?ođứt bữa? có thể trông cậy một vài ngày. Ông Anh bán hàng tạp hoá là chủ nợ có một không hai của cánh sinh viên vào trọ học. Không có cảnh xô đẩy, chen lấn. Không có những lời cánh khoé, điêu toa. ở đây, người bán và người mua sống với nhau rất thuận hoà và nhân ái.
    ?oChạy đi!? đã trở thành phản xạ có điều kiện của lực lượng bán hàng rong trên phố, đội quân được mệnh danh là ?ochợ di động?, vừa phải giao tiếp với khách hàng vừa phải ứng phó với các lực lượng an ninh.
    Nào là gồng gánh, xe thồ, quang sọt. Đủ cả già trẻ, gái trai. Tập hợp từ các địa phương sát nách, sau lưng thậm chí cách xa Hà Nội hàng trăm cây số. Nếu như ai đó cho rằng Hà Nội đang từng bước bị nông thôn hoá thì có thể xem đội quân xe thồ là những ?odũng sĩ? đi đầu trong cuộc ?oxâm lăng? âm thầm và nhạy cảm này. Thoắt ẩn, thoắt hiện. Họ xâm thực không gian của phố phường. Họ mang đến cho người dân Thủ đô cái gọi là sự giản tiện của triết lý ?ocó tiền là có hàng? dù nơi diễn ra sự thông thương là ngõ ngách ngoằn nghèo hay giữa mênh mông đường phố.
    Anh cán bộ đi làm về không cần tạt vào chợ, chỉ cần dừng xe ở một vỉa hè là có thể mang về những quả cam ngon. Chị công nhân tan ca, đỗ xe xuống đường là mua ngay được bó rau, mớ tôm hay mẻ cá. Cậu sinh viên đi học sớm có thể lót dạ bằng một ổ bánh mỳ ngay bên lề đường... Dẫu cho đôi khi những phút dừng xe vô thức, vô tư đến vô tâm của họ có làm kém đi chút mĩ quan của phố phường, ùn tắc giao thông, thậm chí gây tai nạn bất ngờ.
    Chợ Hợp Nhất ở Trung Hoà nhìn từ xa rất bề thế và khang trang nhưng vào đến bên trong thì tuềnh toàng, trống hoác bởi những ô ngăn trống không. Buổi sáng, buổi họp chính của chợ chỉ có lèo tèo mấy hàng quần áo, hàng bán đồ ăn sáng, hàng thịt, hàng rau. Không khí hiu hắt. Phòng quản lý chợ 9h sáng vẫn còn im ỉm khoá. Ở một cửa hàng bán đồ gia dụng, người bán hàng ngồi trên ghế thi thoảng lại gật gù. Bà cụ bán nước ngồi ve vẫy chiếc quạt nan xua ruồi, không biết vì buồn ngủ hay vì ngán ngẩm mà lâu lâu lại ngáp dài một cái.
    Đi sâu vào phía cuối chợ, sự trống trải và buồn tẻ như tăng dần lên theo cấp số nhân. Những ki ốt được xây dựng kiên cố bằng xi măng cốt thép, rộng rãi và thoáng đãng cứ trơ trọi một cách vô cảm, im lìm. Những ô trống ( trong thiết kế có lẽ giành cho các sạp vải, các hàng bán đồ tạp hoá ) đã trở thành nơi chứa lông gà, túi bóng và vô vàn các loại rác thải khác. Chưa cần đợi gió lên cũng đã nồng mùi.
    Trên nền xi măng vẫn còn trơn bóng của vài ba kiốt giữa chợ, mấy đứa trẻ ngồi vắt vẻo trên hai chiếc võng dù. Tùng, một học sinh lớp 6, đung đưa trên vỏng nói: ?oSáng nào em cũng ra đây chơi, mẹ em bán cá ở đằng kia, lúc nào có việc chỉ cần ới một tiếng là em có mặt?.
    Chợ Cầu Mới như một cái kem ốc quế mà phần vỏ quá ngắn nên kem tràn cả ra ngoài. Các khoanh hàng trong chợ thiết kế nhỏ bé và chật chội nên hàng cứ tràn hết qua nhau. Thiếu không gian. Thiếu không khí. Nhiều mùi vị hỗn tạp. Bước vào chợ chưa đầy 15 phút đã thấy ngột ngạt, khó thở. Như thèm khát không gian, các sạp hàng tràn hết cả ra ngoài tìm khí trời và ánh sáng.
    Chỉ chực nhá nhem là làn đường dành cho xe thô sơ khu vực cầu Mới thoắt biến thành một cái chợ với đủ thứ hàng hoá: hoa tươi, rau quả, giày dép, quần áo... tấp nập người mua kẻ bán.
    Từ khi Metro "nhảy" vào Việt Nam thì nhắc đến siêu thị người ta không thể không nhắc đến nó mặc dù hệ thống siêu thị ở HN hiện nay đã trở nên dày đặc. Vào những ngày thứ 7, Chủ nhật hay ngày lễ, Metro Thăng Long đông nghịt khách. Ô tô, xe máy chật kín cả bãi xe rộng mênh mông bên đường Thăng Long. Vẫn có nhiều người mượn thẻ mua hàng của bạn bè "đi cho biết Metro", nhưng phần lớn đến đây là để mua sắm thực thụ. Chị Mai, ở đường Giải Phóng cho biết, từ nhà chị đến đây khá xa nhưng thỉnh thoảng chị lại rủ chồng hoặc bạn bè đi mua sắm, bởi ở đây có không khí mua bán rất sôi động, lâu không đi thấy nhớ, mua ở đây cũng thuận tiện, giá lại rẻ hơn ở các siêu thị khác trong thành phố bởi hàng hoá được đóng gói theo quy cách riêng (bán buôn) nên có những thứ đi mua một lần là dùng cả năm.
    "Chợ" này hàng gì cũng có. Nhưng lý do trước tiên để nó hút người Hà Nội là vì rẻ và sạch. Và hiện đại. Người từng sống nước ngoài nhiều hoặc quen với "không khí" công nghiệp thích đi Metro vì "trông nơi đây giống siêu thị Tây" (lời của một đồng nghiệp). Hàng hoá xếp có hàng, có lối một cách nghệ thuật. Bạn tôi dí dỏm: "Ôi dào, thì chẳng qua cũng chỉ là một cái chợ... thôi mà, chợ cao cấp giành cho người giàu!". Ngẫm cũng có lý, cao cấp thì chắc nhưng không chỉ là giành cho người giàu mà cả một lượng lớn người có thu nhập trung bình cũng có sở thích mua sắm ở siêu thị.
    Chị Bích Thuỷ, một nhân viên văn phòng ở đường Giảng Võ nói: Tôi rất bận nên mỗi tuần chỉ đi chợ được một lần, mua thức ăn về để trong tủ lạnh, lúc nào cần là có ngay, kể cả những ngày có công việc đột xuất phải về nhà muộn. Vì thế nên tôi thường mua hàng ở siêu thị, nhiều thứ đã được sơ chế và rất dễ bảo quản.
    Tôi đưa ý kiến của anh bạn trên nói với một đồng nghiệp "chuyên siêu thị", chị nói: "Giàu cái nỗi gì, chủ yếu là giải quyết vấn đề thời gian thôi. Cô xem, cứ cho là không giàu nhưng giờ làm việc ở cơ quan là 7h30, đến 17hh30 mới xong, trong khi chợ "cóc" gần nhà 6h30 mới có lác đác hàng. Chiều đi làm về thức ăn bán ngoài chợ có còn thì cũng đã ôi ra. Với lại, bây giờ người ta cũng đang chuộng sạch, Trong đó nghêu sò ốc hến gì đủ cả, muốn ăn cũng không ngại phải chuẩn bị lâu".
    Xem ra mỗi người đều có cái lý riêng, loại chợ này không chỉ là chốn riêng tây của người giàu mà trước hết là một trong những loại hình dịch vụ hiện đại, biều hiện của đời sống văn minh, công nghiệp. Nó có thể đáp ứng nhu cầu người dân một cách nhanh chóng thuận tiện và là "khắc tinh" của những chợ cóc, chợ tạm nhếch nhác bên lề đường hè phố. Dường như chỉ còn chờ một cuộc cách mạng về giá cả.
    * * *
    Chợ mỗi thời mỗi khác. Bởi người mua, người bán cũng mỗi thời mỗi khác. Cái cũ chưa kịp quên, kịp bỏ, cái mới lại đến. Người mua, kẻ bán có quyền chọn lựa mô hình thích hợp nhất cho mình.
    Còn việc bỏ hay thêm loại chợ nào cho khỏi lãng phí đất đai, tiền của, cho đẹp đô thị lại là trách nhiệm của các nhà quản lý.
    Minh Thư - Hoàng Huyền - VNN

Chia sẻ trang này