1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa, giáo dục, kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến nền quốc phòng toàn dân.

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi banmehyvong, 05/05/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    - Với mong muốn đóng góp một chút sức lực cho diễn đàn càng ngày thêm ý nghĩa. Nhưng vì sức lực, trình độ cá nhân tôi có hạn. Nên xin phép được kêu gọi quí vị thành viên hãy đóng góp bằng sức lực và chính trái tim trong sáng của các vị. Để xứng đáng với lý tưởng của người đã sáng lập diễn đàn và tên gọi Trái Tim Việt Nam Oline. Rất mong được sự giúp sức của quí vị./.
  2. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện rực rỡ và bi thảm về thế giới

    - "Con đường đói khổ" - giải Booker năm 1991 là một tác phẩm kì lạ. Nó chứa đựng đồng thời thế giới thực và cõi siêu linh, nó là cuộc gặp gỡ của nỗi đói khổ tận cùng, nghị lực vô biên và mầm sống.

    Dựa trên huyền thoại dân gian Nigeria về Abiku ("con ranh", "con lộn" - chỉ những đứa trẻ sơ sinh chết đi rồi lại tái sinh vô số khiếp), cuốn tiểu thuyết được kể qua cái nhìn của cậu bé Azaro - một đứa trẻ "con lộn" đã quyết định ở lại trần gian chứng kiến nỗi thống khổ của người đời. Azaro đã nếm trải cảnh nghèo cùng cực của thế giới, của cha mẹ cậu, nhận thức về sự quật cường của người cha, tình yêu và lòng nhẫn nại bao la của mẹ.

    [​IMG]

    Con đường đói khổ (bản tiếng Việt năm 2013), giải Booker năm 1991

    Châu Phi những năm 60 của thế kỉ trước, đói khổ triền miên biến cuộc đời của con người thành địa ngục, đến nỗi người ta không muốn được sinh ra. Ben Orki thuật lại một Nigeria bần cùng (từng là thuộc địa của người da trắng) theo một lối viết chưa từng có. Tác phẩm nhận được những đánh giá cao từ giới hàn lâm, nhưng đồng thời cũng nhận được vô số ý kiến trái chiều của độc giả.

    Bên cạnh hàng nghìn người hâm mộ nói rằng cuốn tiểu thuyết "kì diệu và mê hoặc", không ít những lời nhận xét cho rằng dường như nó đã miêu tả "quá nhiều lời". Nhiều trường đoạn là "không cần thiết, vô lý, được viết một cách lòng vòng, lặp đi lặp lại với quá nhiều thán từ theo kiểu gây kinh ngạc", rốt cuộc "chẳng vấn đề gì được giải quyết và chỉ làm độc giả mất thời gian"

    Tất cả những nhận xét trên đều có phần có lý. Hoàn toàn không phải là văn học hiện thực - dù nó nói về cái nghèo như thể một thực thể ác nghiệt dày vò và quật ngã con người không thương tiếc - tác phẩm được xếp vào những thể loại rất mới thời kì đó (năm 1991): hiện thực huyền ảo (magical realism), hiện thực duy linh (animist realism), văn học kì ảo (fantasy literature) và tiểu thuyết khái niệm (conceptual fiction). "Con đường đói khổ" đầy ắp những mâu thuẫn và sự kiện kì bí không lý giải, cũng như độc giả không thể hiểu được tác giả đã tưởng tượng dựa trên các yếu tố gì và sắp xếp chúng theo trật tự logic nào.

    Tác phẩm này, có lẽ, rất hữu ích cho những người viết văn, yêu văn và những người quan tâm đến chính trị - nhưng lại không giúp gì cho những người nghèo khổ ngoài việc họ có thể nhìn rõ hơn thực trạng đau đớn của chính mình. Nó không cung cấp một cách nghĩ hay một giải pháp như ánh sáng cuối đường hầm. Được viết một cách đẹp đẽ, nhưng nó bế tắc và bi thảm như thực tại của những người nghèo. Chính vì thế nó tồn tại thuần túy như một tác phẩm văn chương - với những mô tả xuất sắc, duy nhất và đau đớn.

    Cuốn sách chỉ rõ: Sự nghèo đói là kẻ thù lớn nhất của con người. Và nghèo đói có những mối liên hệ lớn lao với chính trị và tinh thần chủ động như thế nào.

    [​IMG]

    Tác giả Ben Orki sinh năm 1959. Khi đoạt giải Booker năm 1991, ông là nhà văn trẻ nhất thế giới đoạt giải này.
    * Trích đoạn dưới đây nằm trong cuốn "Con đường đói khổ" (The famished road) của tác giả Ben Okri, dịch giả Lynh Barcadi chuyển ngữ. Trích đoạn thuật lại lời thì thầm của người cha với cậu bé Azaro đang hấp hối.

    Ba nói: "Ba thấy chúng ta nhảy múa trên các bờ biển đáng yêu. Nữ thủy thần hát cho chúng ta nghe. Ba thấy những ngày khốn khó qua rồi và trở nên sáng sủa.

    Con trai tôi, con trai duy nhất của tôi, mẹ con chẳng bao giờ thôi là một phụ nữ trẻ giàu hy vọng, còn ba là một người đàn ông trẻ. Ba mẹ nghèo. Ngoài tình yêu của mình ra, ba mẹ chẳng có bao nhiêu cho con. Con đến từ niềm vui sâu đậm nhất của ba mẹ. Ba mẹ cầu xin con. Ba mẹ cần con. Lúc mới sinh, mặt con có nụ cười bí ẩn. Tháng năm trôi qua, ba mẹ dõi theo nụ cười teo đi của con, nhưng sự bí ẩn còn lại. Con có cảm nhận cho ba mẹ không?

    Mỗi lúc đầu ba bùng vỡ vì đồ nặng ở kho, thì tâm hồn ba đầy ắp các giấc mơ tốt đẹp cho con. Trong đời này chắc con thấy được nó ngọt ngào biết bao ngay cả nỗi buồn cũng vậy. Cuộc đời chúng ta hình như là khúc nhạc buồn bã. Vậy thì sao con đến rồi bỏ ba mẹ đi? Con có biết nỗi khổ của ba mẹ không? Con có biết con làm cho nỗi khốn cùng đó không kham nổi không? Người ta nói con là đứa con ranh, rằng con chẳng bận tâm gì đến cha mẹ, rằng con lạnh lùng, rằng con có mắt chỉ để nhìn tinh linh, đặc biệt là các cô gái trẻ đẹp có lọn tóc vàng kim và vòng chân bằng đồng đỏ. Nhưng ba không tin họ.

    Con đã khóc cho ba mẹ và tưới lên cây tình yêu. Ba mẹ đã làm khổ con. Nỗi buồn khổ là nhà của ba mẹ. Ba mẹ không tạo ra cái giường khác lạ này, nơi mình phải ngủ trên đó. Nhưng thế gian là thực. Ba đã đổ máu với nó. Con cũng vậy. Mẹ con đã đổ máu với nó, thậm chí hơn cả cha con mình. Có các cô gái trẻ xinh đẹp ở đây vói giọng nói mềm mại dịu dàng cùng cặp mắt được Chúa tạo bằng ánh trăng.

    Ba có phải hát con nghe cả đêm, đến bảy ngày, rồi cúng tế hai con gà mái trắng với hai chai ogogoro ngầy ngậy trước khi con nghe được tiếng ba không? Rồi giờ đây, ngay cả mẹ con đang lang thang quanh quẩn trong đêm, kêu gào với gió, với con đường và các thiên thần khuất mặt mà tìm đường đến với con.

    Cuộc đời này không lay động con sao? Khi con chơi trên đường phố, thấy con nít chết, nghe các bà mẹ khóc khóc và nghe người xưa ca tụng về mỗi cuộc sinh nở diệu kì, thì con không động lòng sao? Ba mẹ có nỗi buồn khổ nơi đây. Nhưng ba mẹ cũng có lễ hội. Ba mẹ hiểu những niềm vui đặc biệt. Ba mẹ khổ, nhưng đó là bà chị của tình yêu và là bà mẹ của âm nhạc. Ba thấy con nhảy rồi, con trai ơi. Với lại con mà không nghe bài hát của ba, ba sẽ không hát nữa đâu".

    Ông lại im lặng.

    "Chúng ta là phép lạ Chúa tạo ra để nếm trái đắng thời gian. Chúng ta quý giá, rồi một ngày đau khổ của chúng ta biến thành điều kì diệu ở cõi trần. Bầu trời không phải là kẻ thù của chúng ta. Giờ đây có nhiều thứ thiêu đốt ba rồi lại trở thành vàng sau khi ba hạnh phúc.

    Con không thấy bí ẩn nỗi đau của mình sao? Rằng mình gánh chịu cái nghèo mà còn hát được, mơ được những thứ ngọt ngào, và mình chưa bao giờ rủa không khí khi nó ấm, hoặc trái cây khi vị nó quá ngon hoặc ánh sáng nảy lên nhẹ nhàng trên sông nước. Mình tôn quý sự vật ngay cả trong nỗi đau. Mình âm thầm tôn quý chúng. Đó là lý do tiếng nhạc của mình ngọt ngào. Nó làm không khí ghi nhớ. Có những phép lạ bí ẩn đang vận động, con của ba, chỉ có thời gian mới mang lại mà thôi.

    Ba cũng có nghe người chết đang hát. Họ nói với ba cuộc đời này tốt đẹp. Họ nói với ba hãy sống với nó thật dịu dàng, với lửa và luôn hy vọng. Con của ba, có điều kỳ diệu ở đây và có sự kỳ thú trong mọi thứ mà con không thấy được. Đại dương tràn đầy các bài hát. Bầu trời không phải là kẻ thù của chúng ta. Định mệnh là bạn của chúng ta."

    Vân Sam


    Vâng cuộc sống với muôn vàn khó khăn, cay đắng hy vọng chúng ta sẽ vượt qua định mệnh này bằng chính ngọn lửa trong trái tim mỗi người.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------




    -Tại sao, cái gì đã làm cho họ hành xử như những con thú bị dồn đến đường cùng như thế này? Không thể như thế được. Đất nước Việt Nam có 4000 năm văn hiến và biết bao lớp người đã ngã xuống để giữ lấy mảnh đất này cho chúng ta. Hôm nay chúng ta cư xử với nhau như vậy liệu có quá phụ bạc với những người đã và đang sẵn sàng hy sinh xương máu cho Tổ Quốc. Chúng ta đang tự hào với những công lao, máu xương của các thế hệ cha ông. Liệu sau này con cháu có còn tôn trọng những gì thế hệ hiện nay đang làm?


    Đánh dã man nữ soát vé vì bức xúc phí chồng phí

    (ĐVO) - Cho rằng mình đã đóng phí bảo trì đường bộ nên khi qua cầu 4 đối tượng đã không chịu mua vé. Khi nhân viên soát vé giải thích thì bị 4 đối tượng này cầm hung khí hành hung và đập phá bốt thu phí.
    5-10 năm nữa mới giảm được trạm thu phí
    Quốc lộ 1A: Trạm thu phí tăng cùng... phí đường bộ?
    Thu phí cầu tre, học sinh lội sông đến trường
    Thu phí lưu hành xe máy: Thành phố lại rẻ hơn quê?
    Bộ trưởng Thăng ’nhắc’ Hà Nội sớm thu phí đường bộ

    Đánh người vì bức xúc "phí chồng phí"
    Sự việc xảy ra vào khoảng 14h ngày 28/4, tại rạm thu phí cầu Bãi Cháy (TP. Hạ Long - Quảng Ninh). Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thoa – nữ nhân viên của Trạm thu phí cầu Bãi Cháy, thuộc Công ty Cổ phần An Sinh.

    Theo lời chị Hoa kể lại, vào khoảng thời gian trên có một chiếc xe ô tô mang BKS 19 L – 4036 khi đi qua cầu Bãi Cháy thì không chịu mua vé vì cho rằng "đã đóng phí bảo trì đường bộ mà vẫn phải mua vé cầu đường".

    Tuy nhiên, Chị Thoa kiên quyết yêu cầu lái xe phải mua vé rồi mới mở barie cho xe đi nên giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn.

    [​IMG]

    Nhóm người xông vào đạp phá bốt thu phí cầu Bãi Cháy (Ảnh cắt từ clip).

    Không ai chịu nhường ai, nhóm người trên lao ra khỏi xe, chửi bới, túm tóc, lôi chị Thoa ra để đánh. Không dừng ở đó, nhóm này còn lấy tuýp sắt đập vỡ cửa kính chốt soát vé và truy đuổi, đạp chị Thoa ngã ra đường, trong lúc chị đã cố gắng chạy thoát thân.

    Trao đổi với báo chí, lực lượng chức năng TP Hạ Long đã xác nhận có sự việc nữ soát vé cầu Bãi Cháy bị hành hung vào ngày 28/4. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc.


    Trước đó, vào đầu tháng 3/2013 Bộ GTVT đã có quyết định ngừng thu phí tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy - TP. Hạ Long. Tuy nhiên cho đến nay, trạm thu phí này vẫn chưa dừng thu khiến cho người dân đang phải gánh chịu thiệt thòi.


    Điều đó dẫn đến tình hình an ninh ở khu vực Trạm thu phí cầu Bãi Cháy thời gian gần đây khá phức tạp cũng bởi lý do “đã nộp phí bảo trì đường bộ mà vẫn phải mua vé cầu đường”. Việc các lái xe không dừng mua vé, mà lao thẳng, húc gẫy barie là chuyện thường xảy ra tại trạm thu phí này.

    Lúng túng xử lý 4 trạm thu phí chuyển cho doanh nghiệp

    Ông Trịnh Quang Thông - Giám đốc Chi nhánh công ty CP An Sinh cho biết: "Có đến 70 - 80% các chủ phương tiện khi qua cầu Bãi Cháy có thắc mắc tại sao khi có quyết định ngừng thu phí rồi mà trạm thu phí ở đây vẫn thu vé... Đơn vị chúng tôi vẫn chưa nhận quyết định chính thức nào bằng văn bản của Bộ GTVT gửi xuống yêu cầu dừng việc thu phí nên chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động. Chính vì thế đã gây nên sự bức xúc cho các chủ phương tiện khi qua đây vẫn phải nộp phí...

    Hơn nữa, trạm thu phí cầu Bãi Cháy đã được nhà nước bán quyền thu phí cho nhà đầu tư thực hiện chủ trương xã hội hóa thu phí đường bộ với thời hạn bán quyền thu phí còn lại của các trạm này là đến hết 31/12/2014".

    [​IMG]

    Hàng ngày trạm thu phí cầu Bãi Cháy - TP. Hạ Long đón khoảng 10.000 lượt xe đi qua.

    Được biết, Hiện trên cả nước có 57 trạm thu phí, trong đó có 19 trạm thu phí của Nhà nước thì đã dừng việc thu phí từ 01/01/2013. Còn 4 trạm thu phí (gồm Trạm Phù Đổng, Trạm Hoàng Mai, Trạm Bàn Thạch - quốc lộ 1; Trạm cầu Bãi Cháy - quốc lộ 18) cũng của Nhà nước nhưng đã được chuyển quyền cho các doanh nghiệp, cho các nhà đầu tư tư nhân để thu về gần 1.500 tỷ đồng.

    Khi có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 1/2/2013 về việc xử lý 4 trạm thu phí đã chuyển quyền cho các doanh nghiệp, Bộ GTVT lại đưa ra những hướng xử lý rất trái ngược nhau.

    Cụ thể, đối với các Trạm thu phí đã bán quyền: Phù Đổng, Bãi Cháy, Bộ GTVT đề nghị mua lại quyền thu phí đối với thời gian thu phí còn lại và dừng thu từ 01/3/2013. Kinh phí mua lại được trích từ ngân sách nhà nước.

    Đối với Trạm thu phí Hoàng Mai, Bộ GTVT đề nghị cho tiếp tục thu với lý do Bộ GTVT đang có chủ trương giao cho nhà đầu tư BOT là Liên doanh giữa Cienco 4 và TCty 319- Bộ Quốc phòng để thực hiện dự án mở rộng QL1A đoạn Km368 +400 đến Km402+320. Trạm Bàn Thạch, Bộ GTVT đề nghị chuyển thành trạm BOT Hầm đèo Cả vì Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT Hầm Đèo Cả.

    Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" ngày 17/3, Bộ trưởng GTVT - ông Đinh La Thăng nói: "Quỹ bảo trì đường bộ sẽ dùng để bảo trì các đường, thuộc đầu tư vốn ngân sách nhà nước. Còn vốn đầu tư các trạm BOT, các trạm đầu tư bằng nguồn vốn khác thì các nhà đầu tư BOT và các nhà đầu tư khác thì phải bỏ tiền ra đầu tư cũng như là bảo trì sửa chữa. Chính vì vậy không có chuyện phí chồng phí...

    Chúng tôi sẽ cố gắng sao cho trong thời gian sớm nhất 4 trạm thu phí đã chuyển quyền thì bao gồm các trạm trên quốc lộ 1, như trạm Bãi Cháy, Phù Đồng, Hoàng Mai… sẽ cố gắng để dừng".

    Bộ trưởng Bộ GTVT thất hứa chuyện xóa trạm thu phí

    Sáng 20/3, ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, cho biết Đoàn ĐBQH của tỉnh đã gửi văn bản nhắc Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thực hiện lời hứa trong quý IV/2012 sẽ xóa bỏ trạm thu phí ở huyện Định Quán - Đồng Nai.

    Theo đó, lời hứa này được Bộ trưởng Thăng nêu lên tại buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng vào tháng 10-2012 về việc rà soát lại các trạm thu phí trên Quốc lộ 20. Tuy nhiên, hơn 3 tháng sau đó, trạm thu phí vẫn hoạt động bình thường, thậm chí mức phí còn tăng lên khiến người dân địa phương bức xúc nói rằng “Bộ trưởng Thăng đã thất hứa với cử tri”.

    “Chúng tôi hiểu rằng văn bản thông báo kết luận chỉ đạo sau buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng có tính pháp lý trong ngành. Tuy nhiên, đến nay, chỉ đạo đó chưa được thực hiện nên chúng tôi có văn bản “nhắc” lại. Chúng tôi là cơ quan dân cử và đang thực hiện chức năng giám sát của mình” - ông Vở nói.

    Sau khi nhận được lời nhắc của ĐBQH tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Lưu, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ GTVT giải thích: " Rất khó để xóa bỏ trạm thu phí Định Quán bởi đây là trạm thu phí hoàn vốn BOT. Do Bộ trưởng Thăng rất bức xúc và quyết tâm làm sớm nhưng khi thực hiện mới phát sinh phức tạp. Nếu đình chỉ, không thu phí trạm BOT sẽ trái với hợp đồng đã cam kết trước đây, ngân hàng không thu hồi được vốn, ảnh hưởng đến đầu tư chung".

    Quế Phong
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    Nude để thiền!



    Sau vụ em gái Ngọc Quyên nude để bảo vệ môi trường bị “ném đá” tơi bời, lại thêm mấy em gái thích “nổi” nude tiếp, với đủ lý do, kể cả không nhân dịp gì…



    TIN BÀI KHÁC

    Bảo Anh bị loại, Yến Trang "có quà"
    Biệt thự hoành tráng của các siêu sao

    [​IMG]

    Tưởng đâu mấy vụ nude sắp chìm vào dĩ vãng thì bà con lại được dịp “thưởng ngoạn” một vài bức trong bộ 12 ảnh nude sắp được “thầy” Huệ Phong tung ra triển lãm tại Không gian Thoát art (TP.Vũng Tàu), trong dự án “Thoát” (mà năm ngoái đáng ra làm triển lãm tháng 12 thì bị “tuýt còi” vì chưa xin phép). Lần này là nude 100% với cảnh cô gái đang uốn éo tìm cách dụ dỗ ông thầy chùa đang ngồi thiền. Ý tưởng nhiếp ảnh “ý niệm” này của “thầy” Huệ Phong - thực ra là một cư sĩ có đọc sách, “nghiên cứu” Phật giáo - nằm trong một dự án “Thoát” nghe có vẻ hoành tráng: “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục…”.

    Diễn viên là em T.N.V, nghe “thầy” Huệ Phong giới thiệu là trước khi chụp ảnh để “ngấm” thiền đã vào chùa thực tập, rồi nghe ông giảng pháp. Chắc là “ngấm” quá nên cô gái trẻ măng sinh năm 1988 tại Sóc Trăng này sẵn sàng “hy sinh” vì cái sự “thoát” này như thế. Nhưng hỏi bác Google, té ra em T.N.V này trước đó đã nổi danh trên mạng bằng mấy bộ ảnh ***y “khủng” luôn trong áo yếm.

    Ui zời! Đúng là “win win” - hai bên cùng thắng. “Thầy” Huệ Phong được dịp quảng cáo dự án nghe qua tưởng đậm chất thiền, mà nhìn ảnh toàn thấy màu trần tục này. Còn em nó được thêm một dịp khoe “body” chính đáng với lý do “sang” hơn hẳn bảo vệ môi trường nhé. Nude vì thiền.

    Nhưng ai đó lại bảo cả hai đều thua. Bởi em kia thì tự “tố cáo” mình là “đầu ngắn chân dài”, “dũng cảm” làm mọi cách để nổi. Còn ông “thầy” kia xem ra dù khoe đọc nhiều, nghiên cứu này nọ, nhưng vẫn “chưa ngấm tương dưa”. Không tin à? Thì bạn cứ xem thử tấm ảnh này xem và bình luận nhé!

    Theo Laodong
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    chả thấy có cái gì liên quan đến GDQP
  5. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Bác mai cồ yên chí cái topic này sẽ dẹp nhanh thôi mà
  6. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Nợ công và nợ xấu
    APRIL 28, 2013 BY GUEST 8 COMMENTS
    Muốn hội nhập, nợ công cần tuân theo luật chơi quốc tế
    27/04/2013 – 14:46
    Nếu tính theo tiêu chuẩn quốc tế thì nợ công của Việt Nam 2011 sẽ cao gấp 2 lần con số do Bộ Tài chính công bố, tương đương 106% GDP! Sự khác biệt này nằm ở chỉ tiêu về nợ công của Việt Nam so với các tiêu chuẩn thế giới. Tuy nhiên, các ý kiến tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở tới Việt Nam”, do Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam tổ chức ngày 25/4 cho thấy, muốn hội nhập, Việt Nam cần tuân theo luật chơi quốc tế.

    Tại hội thảo, các chuyên gia đưa ra hai con số thống kê nợ công năm 2011 hoàn toàn cách biệt. Theo đó, nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính công bố chỉ vào khoảng 66,8 tỉ USD, tương đương 55% GDP 2011. Tuy nhiên, nếu tính theo chuẩn quốc tế, TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược (Bộ KH-ĐT) đã chỉ ra rằng con số này phải lên tới 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP.
    Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch tuyệt đối trên, theo TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, là do Việt Nam đã lược bớt một số chỉ tiêu nợ công so với các nước khác, trong đó có 2 chỉ tiêu quan trọng là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí. TS Hậu dẫn chứng, trong khi ở nước ngoài, bất kỳ một doanh nghiệp nào có cổ phần của Nhà nước khi vay nước ngoài cũng được tính vào nợ công. Trong khi đó, ở Việt Nam, điển hình như trường hợp vay cả tỷ USD như của Vinashin cũng không được tính vào nợ công.
    Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng việc đánh giá thực trạng nợ công của Việt Nam thực sự gặp khó khăn khi các số liệu vừa thiếu, vừa không đủ tin cậy. Trong khi nhiều nước trên thế giới, con số nợ công được cập nhật tới từng quý, nghĩa là ở thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã biết được nợ công chính xác của nước mình tính đến hết quý I/2013, thì ở Việt Nam tính cập nhật rất yếu. Tính đến nay, con số báo cáo nợ công chính thức mới được Bộ Tài chính công bố đến năm 2010. Con số nợ công củanăm 2011 mới chỉ là ước tính.
    Một lần nữa, tính minh bạch thông tin, điều mà giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài quan ngại, lại ám mầu lên chất lượng báo cáo chỉ số kinh tế quan trọng này. Càng nhiều chỉ số bị liệt vào dạng thiếu minh bạch, tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam càng thấp trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.
    Cho rằng tình trạng nợ công của Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với nợ công của EU, PGS, TS Lưu Ngọc Trịnh, Viện Kinh tế Chính trị Thế giới nhận định, điểm chung của các quốc gia này là kỷ luật tài khóa lỏng lẻo. Nó thể hiện rõ ở Việt Nam khi chi ngân sách cuối năm luôn vượt xa Nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách theo công bố đầu năm.Bên cạnh đó, việc phân bổ nguồn vốn dễ bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị hơn là các mục tiêu kinh tế. Và khi thu không đủ bù chi, Việt Nam nhiều khả năng sẽ bị rơi vào “vòng xoáy nợ công” giống như Hy Lạp thời gian qua.
    Trong khuôn khổ cuộc hội thảo, có một số ý kiến bày tỏ sự quan ngại trước thực trạng nợ công hiện nay. Cụ thể, TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng cần đề phòng trước khả năng các khoản nợ tư được biến thành nợ công. Khi các tập đoàn kinh tế tư nhân vay vốn từ nước ngoài và phát triển lên quy mô lớn, và nếu bị đổ vỡsẽ tạo ra hệ lụy sâu sắc cho nền kinh tế. Do đó, trong nhiều trường hợp, Nhà nước lại phải đưa tay ra cứu.
    Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công hiện nay, GS.TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã đề cập vềkhả năng mô hình tăng trưởng kinh tế quá nóng, dựa quá nhiều vào vốn và phát triển theo chiều rộng. Trong khi đó, để xử lý được vấn đề nợ công, PSG.TS Nguyễn An Hàcho rằng trước hết cần sự minh bạch đối với các con số trong hoạt động này, tiếp đến là cùng tham gia theo luật chơi quốc tế, một khi đã muốn hội nhập quốc tế. Như vậy, sẽ phải điều chỉnh, bổ sung thêm các chỉ tiêu về nợ công so với tiêu chuẩn hiện tại của Việt Nam.
    Hiện không chỉ có nợ công, mà nhiều chính sách điều hành kinh tế, thị trường khác ở Việt Nam cũng đang trong thời kỳ được xem xét và có khả năng điều chỉnh cho phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tính minh bạch là điều kiện tiên quyết trong bất kỳ một hoạt động quản lý vĩ mô nào, nếu định hướng đến tính hiệu quả và lợi ích chung.
    Trường Giang
  7. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0


    Tác phẩm này, có lẽ, rất hữu ích cho những người viết văn, yêu văn và những người quan tâm đến chính trị - nhưng lại không giúp gì cho những người nghèo khổ ngoài việc họ có thể nhìn rõ hơn thực trạng đau đớn của chính mình. Nó không cung cấp một cách nghĩ hay một giải pháp như ánh sáng cuối đường hầm. Được viết một cách đẹp đẽ, nhưng nó bế tắc và bi thảm như thực tại của những người nghèo. Chính vì thế nó tồn tại thuần túy như một tác phẩm văn chương - với những mô tả xuất sắc, duy nhất và đau đớn.

    Cuốn sách chỉ rõ: Sự nghèo đói là kẻ thù lớn nhất của con người. Và nghèo đói có những mối liên hệ lớn lao với chính trị và tinh thần chủ động như thế nào.



    Xin hỏi bác lúc nào cũng thiếu trước hụt sau thì lấy gì mà lo cho quốc phòng. Chẳng lẽ lại vay tiền của Trung Quốc để mua vũ khí đánh nhau với Tàu à:P:P:P
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ngân sách nhà nước trước “vòng xoáy” công nợ
    Ngân sách nhà nước đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với qui mô nợ Chính phủ ngày càng lớn...

    [​IMG]

    Đặc điểm nổi bật của chính sách tài khoá năm 2013 là khó khăn trong thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước do tác động của kinh tế trì trệ. TS. VŨ ĐÌNH ÁNH 1InNăm 2013 được đánh giá là một năm nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, theo đó chính sách tài khoá cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nan giải, cả từ thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, đến thâm hụt ngân sách nhà nước, nợ công và tác động của chính sách quản lý giá cả đến ngân sách nhà nước nói riêng, đến ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.

    Nghị quyết số 31/2012/NQ-QH13 ngày 8/11/2012 đặt mục tiêu cho năm 2013 là tăng trưởng GDP 5,5% với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 30% GDP và lạm phát CPI dưới 8%. Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất khẩu 2013 tăng khoảng 10% với tỷ lệ nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu và bội chi ngân sách nhà nước dưới 4,8% GDP.

    Như vậy, về cơ bản chính sách tài khoá năm 2013 không có thay đổi quan trọng nào so với năm 2012.

    Tỷ lệ thu và chi ngân sách nhà nước theo dự toán năm 2013 đều giảm nhẹ khoảng 1% GDP so với thực hiện năm 2012 nên thâm hụt ngân sách nhà nước vẫn duy trì tương đương giai đoạn 2011-2012.

    Theo đó, quan điểm chủ đạo của chính sách tài khoá năm 2013 là ổn định chứ không chủ trương nới lỏng hay/và giảm gánh nặng thu ngân sách nhà nước nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng không chủ trương thắt chặt tài khoá nhằm giảm thâm hụt ngân sách nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.

    Nhìn chung, thu ngân sách nhà nước năm 2013 sẽ vẫn gặp khó khăn khi sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế không được bù đắp bởi tốc độ lạm phát tăng cao như mấy năm trước. Bên cạnh đó, chỉ trong vòng 2 năm 2011-2012, đã có khoảng 10 vạn doanh nghiệp giải thể phá sản, chiếm một nửa số doanh nghiệp giải thể phá sản kể từ khi có Luật Doanh nghiệp đến nay nên đã hạn chế khả năng thu ngân sách nhà nước không chỉ của năm 2012 mà có thể của cả các năm tiếp theo. Ngay 2 tháng đầu năm 2013 đã có thêm 8.600 doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động.

    Thu ngân sách nhà nước năm 2013 được xác định tiếp tục dựa vào tăng thu nội địa với tỷ trọng chiếm khoảng 2/3 tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trong khi thu từ dầu thô dự kiến giảm gần về tỷ trọng 10% tổng thu và thu từ xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/5 - xấp xỉ mức thu được năm 2012.

    Dự toán khoản thu ngân sách nhà nước từ nhà đất năm 2013 là 45,7 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 5% tổng thu ngân sách nhà nước theo dự toán và là khoản thu quan trọng hàng đầu của ngân sách địa phương, song do thị trường bất động sản có thể vẫn đóng băng trong năm 2013 nên thu tiền sử dụng đất nói riêng và thu từ nhà đất nói chung không dễ dàng đạt dự toán.

    Thu ngân sách nhà nước nói riêng, chính sách tài khoá năm 2013 nói chung còn chịu tác động mạnh của các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường từ năm 2012 và tiếp tục thực hiện bổ sung năm 2013. Tuy nhiên, những giải pháp nêu trong Nghị quyết 13/NQ-CP và Nghị quyết 29/2012/NQ-QH dường như vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của đại bộ phận các doanh nghiệp cả về cách thức, qui mô và mức độ hỗ trợ.

    Nếu thu ngân sách nhà nước năm 2013 không dễ đạt dự toán thì chi ngân sách nhà nước lại có thể bám khá sát dự toán. Năm 2012, theo Bộ Tài chính, trong khi thu ngân sách nhà nước đạt đúng dự toán thì chi ngân sách nhà nước lại thấp hơn dự toán gần 1% - trường hợp hy hữu chưa từng xảy ra từ trước đến nay.

    Đã không xảy ra mối lo ngại về chuyện chi ngân sách nhà nước vượt dự toán có thể lặp lại trong năm 2012 do đây là truyền thống và khả năng tăng chi ngân sách nhà nước để kích cầu những tháng cuối năm 2012. Thực tế mấy năm gần đây cho thấy chi ngân sách nhà nước luôn vượt xa dự toán nên thâm hụt ngân sách nhà nước trở thành bệnh kinh niên bất chấp mọi nỗ lực tăng thu ngân sách nhà nước.

    Chi trả nợ gốc năm 2012 lại tái diễn tình trạng thường xuyên vượt dự toán từ 16-26% như mấy năm gần đây, nhất là khi tỷ giá hối đoái hầu như không thay đổi suốt cả năm ở mức bình quân 20.900 VND/USD.

    Theo đó, tình trạng này rất có thể lặp lại trong năm 2013 khi dự toán chi trả nợ gốc là gần 61 ngàn tỷ đồng - chiếm hơn 6% tổng chi cân đối ngân sách nhà nước. Nếu tính cả gần 43 ngàn tỷ chi trả nợ lãi thì tổng chi trả nợ năm 2013 chiếm tới 10,6% tổng chi cân đối ngân sách nhà nước.

    Tính đến 15/10/2012, thâm hụt ngân sách nhà nước thậm chí đã lên đến 155,2 ngàn tỷ đồng, vượt xa mức thâm hụt 140,2 ngàn tỷ đồng theo dự toán. Đến hết năm 2012, do tình hình thu ngân sách nhà nước được cải thiện nên tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước đúng bằng mức dự toán là 140,2 ngàn tỷ đồng. Tình hình tương tự có thể xảy ra trong năm 2013 với mức thâm hụt dự kiến là 162 ngàn tỷ đồng.

    Để bù đắp bội chi Việt Nam buộc phải vay trong nước và vay nước ngoài. Do số nợ vay được sử dụng vào những mục đích không sinh lợi nên toàn bộ số chi trả nợ gốc phải trông vào phát hành nợ mới, đặc biệt là vay trong nước và ngân sách nhà nước Việt Nam đang đứng trước “vòng xoáy” nợ nần với qui mô nợ Chính phủ ngày càng lớn.

    Dự toán năm 2013 cũng cho rằng “vẫn phải thực hiện biện pháp phát hành để đảo nợ và giãn trả các khoản vay từ các quỹ tài chính Nhà nước”.

    Tóm lại, đặc điểm nổi bật của chính sách tài khoá năm 2013 là khó khăn trong thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước do tác động của kinh tế trì trệ.

    Đến lượt mình, thu ngân sách nhà nước khó khăn có thể làm gia tăng qui mô thâm hụt ngân sách nhà nước, tăng nợ công, tạo nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô, đồng thời hạn chế khả năng tăng chi ngân sách nhà nước để kích thích kinh tế, tăng đầu tư công và xử lý nợ xấu cũng như miễn giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Chính sách quản lý giá và phí tác động tới lạm phát những không hỗ trợ nhiều cho tăng thu ngân sách nhà nước do sức tiêu thụ bị hạn chế.


    Muốn xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh thì trước hết phải có một nền kinh tế giàu mạnh.
  8. banmehyvong

    banmehyvong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/04/2013
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Buổi tập của hai diva Hà Trần - Thanh Lam cho show Cầm tay mùa hè diễn ra vào mùng 4-5/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Hai ca sĩ ngồi bệt cả xuống sàn để tập luyện cùng nhạc sĩ Quốc Trung. Ảnh: Trọng Tùng.


    Niềm đam mê cháy bỏng:)) Giá như tất cả chúng ta ai cũng được như vậy=D>
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------




    Cập nhật lúc 08:09, 02/05/2013
    Không biết đọc hay cố tình phớt lờ?

    (ĐVO)-Ở Quan Sơn (Thanh Hóa), thầy cô phải vớt nhái dưới suối ăn. Ở Phù Yên (Sơn La), trẻ tới trường phải ăn chuột, ở Đắk Glei (Kon Tum), trẻ mầm non học ngập trong bùn. Những thông tin này hàng ngày ngập tràn trên mặt báo, nhưng quan chức nói chung và quan chức ngành giáo dục, họ không biết đọc hay cố tình lờ đi?
    Cảnh học trò xẻ thịt chuột cải thiện bữa ăn
    Bữa ăn không còn an toàn

    Bạn tôi, một người đàn ông dạn dày sương gió ngoài 40, đi công tác lên Quan Sơn (Thanh Hóa) trở về đã sụt sịt như một đứa trẻ khi kể với chúng tôi chuyện các thầy cô phải ra suối bắt nhái về nấu lên ăn với cơm. Những con nhái suối chỉ to bằng ngón chân cái, nấu lên rồi mà vẫn chưa hết mùi tanh, có thể khiến cho người chưa ăn quen như mình lợm giọng.

    Bạn thương những đứa trẻ vùng cao cứ tới mùa giáp hạt là mặt vàng ra vì đói, cả mấy tháng chỉ trông chờ vào đợt cứu trợ với suất chia bình quân mỗi khẩu được 1 yến gạo, như hạt muối rơi tõm xuống biển sâu, thấm tháp vào đâu.

    [​IMG]

    Bữa cơm của trẻ vùng cao - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
    Một người đàn ông ở tuổi ấy mà rơi nước mắt vì chuyện đó, có thể khiến nhiều người thấy...buồn cười, còn tôi thấy yêu quý bạn hơn, vì lòng trắc ẩn của bạn vẫn còn nguyên như ngày xưa. Vì bạn vẫn giữ được một tâm hồn nhạy cảm như ngày xưa chúng tôi đã cùng học với nhau suốt 7 năm ở lớp chuyên văn.

    Kể những chuyện rông dài như thế, chỉ muốn để nói một điều, thôi thì cứ cho là những người có tâm hồn yếu đuối nhạy cảm như chúng tôi và rất nhiều người đọc báo bình thường khác nữa, phải rớt nước mắt vì những hoàn cảnh đáng thương của đồng loại mình đi. Còn những người khác thì sao? Những quan chức địa phương và những quan chức của ngành giáo dục ấy, họ ở đâu, họ nói gì đi khi hàng ngày đọc báo, lướt mạng trông thấy những cảnh này?

    [​IMG]

    Bữa cơm của trẻ vùng cao - Ảnh: Trần Đăng Tuấn
    Chẳng ai có một phản ứng nào hết. Báo viết cứ viết, bạn đọc có xót thương thì cứ xót thương, chuyện đó là chuyện của ai đó, như trên sao Hỏa, chắc chắn chẳng liên quan gì đến cái vị trí họ đang ngồi. Thế mới có chuyện nhà báo Trần Đăng Tuấn, vất vả bao năm trời vì cái quỹ “Cơm có thịt” cho trẻ vùng cao của ông, mà gửi hồ sơ lên Bộ Nội vụ xin thành lập Quỹ, bị “ngâm tôm” đến 5 tháng liền không được xét đến.

    Lại cũng nhà báo Trần Đăng Tuấn, mới đây đã phải viết đến mấy lần thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về chuyện Bộ này quá chậm trễ ban hành Thông tư hướng dẫn Quyết định 60/2011/QĐ-Ttg cho phép chi 120.000 đồng/ tháng/học sinh hỗ trợ cho việc duy trì bữa ăn trưa tại trường cho trẻ em vùng núi, hải đảo và thôn bản đặc biệt khó khăn. Sau 14 tháng từ khi Quyết định này có hiệu lực, tiền đã có, nhưng các địa phương chưa chịu chi, vì... chưa có thông tư hướng dẫn của Bộ.

    Sau hai lá thư ngỏ của nhà báo Trần Đăng Tuấn được báo chí rầm rộ đăng tải, chắc thấy “rát mặt” quá, Bộ Giáo dục Đào tạo cuối cùng đã có phản hồi, cho biết thông tư sẽ sớm được ban hành. Ôi chao, 15 tháng đã trôi qua, hơn một năm học đã kết thúc, năm học 2012-2013 này cũng chỉ còn 2 tháng nữa là khép lại, ngày 11/3/2013 Bộ mới cho biết sẽ có Thông tư để hướng dẫn cho cái Quyết định có hiệu lực từ 15/12/2011. Chắc chuyện này là “đặc sản” của Việt Nam.

    [​IMG]

    Các em nhỏ vùng cao ở La Pán Tẩn với món sữa từ đoàn công tác từ thiện - Ảnh: Trần Đăng Tuấn.
    Trong quãng thời gian ấy, bao nhiêu đứa trẻ vì đói đã phải bỏ ngang con đường tới trường? Bao nhiêu đứa bé phải đi bắt chuột để ăn? Bao nhiêu đứa trẻ ôm cái bụng cồn cào vì bát cơm chan canh lõng bõng và chút muối trắng đã không giúp các em quên cơn đói?

    Có vị lãnh đạo nào thấy xót xa? Có quan chức của Bộ Giáo dục nào thấy động lòng?
    Nhà báo Trần Đăng Tuấn, trong lúc mòn mỏi chờ cái quyết định chi 120.000 đồng cho học sinh miền núi được thực thi, đã tuyên bố trên trang cá nhân của ông rằng: “Kể cả vào lúc kinh tế khó khăn, tôi tin ở Việt Nam có nhiều hơn 1 triệu người mỗi tháng có thể san cho trẻ con 120.000 đồng. Khi đó ở Việt Nam KHÔNG CÒN trẻ con không biết đến thịt trong bát cơm. Tuyệt đối không còn”. Trong số hơn 1 triệu người mà ông Tuấn nhắc đến đó, tôi cứ vẩn vơ nghĩ xem, liệu có vị nào là quan chức ngành giáo dục, chắc là hiếm lắm.
    Hôm qua, một tờ báo lại đưa lên chuyện học sinh trường mầm non Mường Hoong, điểm trường làng Đắk Bối, xã Mường Hoong, huyện Đắk Glei (Kon Tum) đang phải ngồi học trong căn phòng tồi tàn, rách nát, bàn ghế dính lem đất bùn nhão. Những bàn chân bé tý xíu của trẻ mẫu giáo cũng đang ngập trong bùn.

    Tôi đọc bài báo này và thấy tim mình đau thắt. Tôi thấy thương cho bọn trẻ, những đứa ăn chuột, những đứa đu dây vượt sông đi học, thương các thầy cô ăn nhái ở vùng cao, thương cho người mẹ ở An Xuyên (Cà Mau) mới đây đã tự tử để cho con được đến trường. Tại sao những tin tức động trời như thế trên báo chí chẳng bao giờ làm động lòng các quan chức của Bộ này Bộ nọ?

    Các nhà báo cứ viết, người đọc cứ xót thương, còn quan chức thì lờ đi như chẳng biết. Họ chắc chắn không phải dạng biết đọc rồi, nếu mù chữ thì làm sao ở được vị trí đó. Họ có thể thấy không cần thiết đọc, hoặc có đọc mà lờ đi, tức là thuộc diện “mù tim”.

    Đến bao giờ mới có chuyện các vị chức cao vọng trọng, mỗi buổi sáng đến cơ quan, dành ra 5 phút đọc báo, để lướt một vòng thôi, xem có chuyện gì “động trời” liên quan đến ngành hay công việc mình phụ trách, nhấc điện thoại lên giải quyết ngay lập tức rồi sau đó đôn đốc kiểm tra? Chức phận của họ là thế cơ mà? Họ ăn lương để làm việc đó cơ mà?

    Đọc đến đây, chắc chắn bạn đọc sẽ nóng máu lên mà lập tức xỉ vả tôi, thôi thôi đừng ngồi mà mơ hão nữa, chán chuyện.

    Vâng, tôi xin phép đồng tình.

    Mi An[/B]



    Đây là những chủ nhân tương lai của Đất Nước. Chắc rồi đây họ sẽ "tự hào" vì những gì chúng ta đã đóng góp hôm nay[:D][:D][:D]
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    chủ thớt đi đâu rồi không ra solo nữa à, tư mở chủ đề tự viết bài luôn, chắc đang bức cái chuyện gì à :D
  10. nguyenvanx

    nguyenvanx Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2012
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    7
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này