1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá Hàn Quốc

Chủ đề trong 'Hàn Quốc' bởi nvl, 27/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Một bài viết khá khôi hài về người Hàn: http://diendan.vietnamnet.vn/message_view.asp?forumid=18&msgid=20060111001415833762
    Em cũng chả hiểu gì về tế bào gốc với tế bào mầm, nhưng mà khổ cứ có chữ Hàn Quốc là lòng lại nao nao nhớ một thời.
    Thời ấy đã cách đây gần mười năm rồi. Em, thằng bé nhà quê chân đất mắt toét bán hết cả trâu bò, vay thêm hàng xóm được bẩy chục vé chạy một chân lao động bên xứ sở Kim Chi, đất nước của những cô gái Hàn Quốc trong phim đẹp như mộng, sống cũng lãng mạn như trong mộng và luôn mắc những bệnh hiểm nghèo như ung thư và máu trắng.
    Bước chân xuống sân bay Quốc Tế Kim po'' mà em cứ run bắn hết cả người lên khi thấy mấy anh lính Hàn cao to súng ống lăm lăm. Lũ tu nghiệp sinh chúng em bị bắt ngồi theo hàng dọc trên sân bay, người mặc đồng phục Vinaconex, hộ chiếu giơ cao chờ các ông chủ thân yêu người Hàn đến thu và giữ hộ. Chúng em được lùa lên một chiếc xe thùng to tướng và trở về công ty. Phong cảnh đầu tiên đập vào mắt chúng em thật là lãng mạn. Đất nước Hàn Quốc tươi đẹp bắt đầu vào thu. Màu đỏ và vàng của rừng thu sáng rực và trải dài tít tắp. Không khí se se lạnh làm mông của cô bạn lao động cùng chuyến với em cọ vào đùi càng thêm ấm áp. Nước mắt cô ấy rơi trên tay em ướt sẫm vì nỗi nhớ người yêu..
    Rồi những buổi lao động nhiệt tình, đầy hứng khởi và lãng mạn theo đúng tác phong Hàn Quốc 14 tiếng một ngaỳ, 6 ngày một tuần làm em không thể nào quên. Đất nước Kim Chi yêu dấu nổi tiếng với món Kim Chi đỏ choét đều đều trong mọi bữa ăn 3 bữa một ngaỳ trong cả 365 ngày của năm.
    Trong ký ức của em, dân tộc Hàn Quốc là một dân tộc cực kỳ chăm chỉ và quyết tâm, biết cách tự tôn và duy ý chí một cách đáng yêu. Câu nói thường ngày của mọi người chào nhau là "Yỏl simhi haseyo", ý là "mày làm việc chăm chỉ, cật lực vào cho đến khi lòi tỹ ra nhé". Quyết tâm thể hiện trong từng người dân Hàn Quốc mỗi khi họ được phỏng vấn để rồi chín người thì mười người dơ nắm đấm lên trời hét to mỗi khi kết thúc:"urinara hoaiting", ý là "đất nước chúng ta đánh bỏ mẹ nó đi". Mãi về sau em mới biết từ "hoaiting" là từ tiếng Anh "fighting" nhưng phát âm theo kiểu Hàn Quốc.
    Dân tộc Hàn đi lên bằng chủ nghĩa tinh thần và ý chí, cùng với quyết tâm tột cùng để bám đuôi kẻ thù truyền thống Nhật Bản. Người Hàn bình sinh làm cái gì cũng phải nghĩ xem mình có thể đuổi được Nhật không? Mình đang đứng ở đâu. Đàn ông Hàn Quốc đến đi tè cũng cố tè xa hơn đàn ông Nhật. Cái lối suy nghĩ ngu ngơ và đần độn ấy hóa ra lại cực kỳ có tác dụng cho quá trình phát triển của một Quốc gia được ca ngợi bằng "kỳ tích sông Hàn". Ngâm ngợi sâu sa ra, nước mình cứ theo bám đít thằng nào đó kể ra cũng tốt, khôn ngoan ở chỗ biết chọn đít mà bám mà thôi.
    Nước Hàn xưa nghèo tăm tối, nay đã đổi đời, sánh vai với các cường quốc năm châu theo đúng nghĩa của nó. Thường người giàu bao giờ cũng muốn mình sang. Anh nông dân Hàn giờ đã cưỡi otô thay trâu, đi giày da thay cho dép tông Laò, tay đeo Rolex đít dắt môbile, vai khoác túi đánh gậy golf nhưng bản chất vẫn là anh nông dân tất thủng, quần đùi rách đũng. Anh ấy muốn sang trọng như những người giàu khác nên làm sao bằng mọi cách bằng người.
    Một trong những thứ làm các anh nông dân Hàn Quốc khát khao là trình độ khoa kỹ thuật ngang tầm thế giới để chứng tỏ rằng trí tuệ mình không thua kém bọn quý tộc lâu đời quần sịp thêu hoa Âu Châu hay Mỹ Quốc. Các anh ấy khát khao cái giải Nobel đến mức trên đường vào hiệu sách KieuP''o lớn nhất Hàn Quốc ở Seoul, các anh ấy treo một loạt các cụ đã đoạt giải Nobel của các nước trên thế giới. Giữa cái đám hổ lốn lẫn lộn toàn những rậm râu, hói trán, đôi ba anh mắt híp răng sứt, một vài chú da thâm thâm ấy vẫn để một ô trống ghi dòng chữ:"Ycharinun, Hankuksaram kitariko itsumnida", chuyển ngữ là:"nông dân chúng ta ơi, hãy cố học giỏi lên mà ngồi vào đây cho oai".
    Không một người Hàn Quốc nào không đọc dòng chữ đó, và ai đọc xong cũng hừng hừng quyết tâm:"Cố lên, đánh bỏ mẹ nó đi". Bố mẹ bắt con học 20 tiếng một ngày với hi vọng con mình là đứa đầu tiên của nước Hàn đặt đít vào ngồi cùng cái đám mắt sâu, râu rậm, trán hoí, da thâm kia bởi chỉ cần như thế thì cả bố cả con đều thành anh hùng dân tộc, thành người dệt gấm thêu hoa vào quần sịp của anh nông dân Hàn Quốc trở thành quý tộc như ai. Giáo sư, học sinh làm việc như trâu, như bò, ngày 14 tiếng trên lab, thời gian còn lại chỉ vừa đủ phục vụ nhu cầu ăn, ngủ và ẹ với hi vọng mang vinh quang về trước là cho mình, sau là cho nhân dân.
    Anh nông dân Hoàng Vũ Thục (Hwang Woo-suk) là một nạn nhân điển hình, cũng là một nhân vật điển hình của lòng khát vọng được sang trọng như ai của các anh nông dân Hàn Quốc nói chung. Cố maĩ, cố mãi không được thành ra phát rồ. Trong một giây phút rồ rại của lòng ham muốn anh ấy đã nghĩ đến chuyện lừa thiên hạ bằng những quả trứng của chính các bà vợ nông dân của mình. Anh ấy được phong như anh hùng bởi đã đem lại hi vọng cho một đất nước đầy tham vọng sau bao nỗ lực cơ bắp tuyệt vọng mà chưa đạt được giấc mơ Nobel, chưa đạt được nguyện ước một ngày mình cũng thông minh tài giỏi như ai. Thương cho cái thân anh!
    Cái này thì em phải bênh các bác Nghệ nhân em caí. Anh nông dân Hoàng Vũ Thục còn ngoan cố và quanh co hơn các bạn Nghệ nhà em nhiều. Em theo dõi vụ này từ đầu em biết. Thực chất là việc lừa đảo của anh nông dân Hoàng được nhà báo họ Hàn của chương trình TV có tên là "PS thụ tiếp" của Kênh MTV vạch mặt. Chương trình phát được 2, 3 lần về vấn đề cấy phôi của anh Hoàng thì buộc phải tạm dừng vì bị nông dân Hàn Quốc phản đối kinh quá. Anh nhà báo họ Hàn cũng khốn khổ khốn nạn vì cái chương trình này, thậm chí còn bị đe dọa cả tính mạng mà anh nông dân Hoàng nhà em vẫn tỉnh bơ.
    Nhưng tiếng sầm sì của việc lừa đảo vẫn dai dẳng trong giới khoa học, đặt biệt khi tạp chí Science và các nhà khoa học thế giới cùng lĩnh vực như Ian Wilmut (người lai tạo cừu Dolly) kêu gọi anh nông dân Hoàng đưa ra bằng chứng có sức thuyết phục để phủ nhận tin đồn naỳ. Thực chất là lời kêu gọi của Wilmut và Science chỉ nhằm mục đích xóa bỏ những nghi kỵ không đáng có đối với một tiến bộ vĩ đại của khoa học.
    Xét về góc độ lương tâm mà nói thì anh nông dân Hoàng khốn nạn hơn các bác Nghệ nhân nhà em nhiều. Thứ nhất là anh là nhà khoa học, nghĩa là có trình độ học vấn, nhận thức pháp luật cao hơn hẳn mấy bác đá bóng nhà em. Thứ hai là tính chất nghiêm trọng của vụ việc cao hơn nhiều khi anh Hoàng lừa được cả nhà nước rót hàng chục triệu đô. Thứ ba là anh Hoàng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của các nhà khoa học Hàn Quốc cũng như giới khoa học nói chung. Sau khi vụ việc bị phát hiện thì ngành nghiên cứu nhân tế bào đang phải hứng chịu khá nhiều sự phê phán vốn đã âm ỷ của các giới chức tôn giáo bảo thủ. Thứ tư là sự khẳng định của anh Hoàng đối với nghiên cứu của mình có nguy cơ đẩy một người khác cũng như cả gia đình người đó vào khó khăn và nguy hiểm (Anh nhà báo họ Hàn và gia đình anh ta) mà anh ta vẫn tỉnh bơ.
    Trong vụ việc này thì sự dũng cảm, trung thực và nhanh nhạy của một nhà báo như anh Hàn thực sự đã làm nhiều người khâm phục. Phải công nhận rằng Hàn Quốc có nhiều nhà báo rất dũng cảm dám đối mặt với sức mạnh và đám đông để nói lên sự thật. Trước đây có nhà báo Cao Thụy Linh (Ko Su-Young) đã dám đưa ra ánh sáng sự thật về những cuộc thảm sát của binh lính Hàn tại Việt Nam trong chiến tranh.
    So sánh hai vụ việc "Tiêu cực bóng đá Việt Nam" và "Vụ tiêu cực trong khoa học nhân tế baò của Hàn Quốc" có thể thấy vai trò cũng những nhà báo rất quan trọng trong việc phản ánh sự thật khách quan. Ở Hàn Quốc là nhà báo Hàn dù chịu bao nhiêu búa rìu dư luận, áp lực của cả một dân tộc vẫn dũng cảm chiến đấu. Tương tự như vậy, ở Việt Nam là hàng loạt các phóng viên như: Minh Haỉ, Hải Châu, Lan Phương, Nguyễn Nguyên, N.V.Haỉ, Nhóm phóng viên thể thao VNN đã dũng cảm đưa ra ánh sáng sự thật đen tối của bóng đá Việt Nam dù chịu biết bao áp lực và nguyền rủa của nhân dân Việt Nam mà đại diện là mucdong và một số bạn khác.

Chia sẻ trang này