1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

văn hóa hợp tác, cái thiếu của khoa học châu Á

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi metavana, 16/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. metavana

    metavana Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2006
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    1
    văn hóa hợp tác, cái thiếu của khoa học châu Á

    hôm chủ nhật có đi xem seminả ở trường, có một ý kiến khá hay muốn cùng các bạn thảo luận, đó là văn hóa hợp tác trong nghiên cứ KH
    các ý kiến đều cho rằng ở châu Á văn hóa này là rất yếu hay nói cách khác là giấu nghề rất nhiều. nếu trong nghiên cứu, chúng ta có được các kết quả nghiên cứu trước thì sẽ giảm được rất nhiều công sức và tiền bạc khi phải mò mẫm từ đầu. nhưng ở châu Á thì họ giữ rất kỹ. Trừ những nhà kh châu Á làm việc và nghiên cứ ở phương Tây và Mỹ thì hầu hết chúng ta ko thể dễ tìm đc các kết quả nghiên cứ công khai ở các nc CA phát triển như Nhật hay HQ.
    Ở đây ko phủ nhận chuyện họ giữ những kết quả là vì các mục đích chính đáng như kinh tế hay bản quyền nhưng tỉ lệ các kết quả đc công bố công khai rất thấp.
    ko biết điều này ở VN thế nào, hay là số đề tài nghiên cứu có giá trị quá ít [​IMG]
     
  2. narcisse

    narcisse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Thêm một lí do : xây dựng và quản lí hệ thống thông tin và dữ liệu trong các nghiên cứu khoa học còn chưa tốt. VN luôn tự hào về trình độ phát triển công nghệ thông tin, điện tử viễn thông ... túm lại là những thứ liên quan đến máy tính và mạng. Thế nhưng các nhà khoa học VN không có nhu cầu hay chưa đủ điều kiện để xây dựng một tạp chí nghiên cứu khoa học online (hay narcisse trình độ có hạn nên chưa tìm thấy) ? Theo ý kiến cá nhân, đây là cách để tập hợp dữ liệu liên quan đề tài bạn đang làm việc hiệu quả nhất. Tất nhiên sau đó bạn có thể đến thảo luận trực tiếp hay đề nghị hợp tác với các nhà nghiên cứu khác.
    Có những lúc muốn tìm thông tin về các công trình nghiên cứu của một giáo sư nào đó, gần như không tìm thấy trên internet.
  3. haiduyet

    haiduyet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Xin chào,
    Thật ra điều này cũng không phải là một vấn đề mới mẻ. Việc một nước giữ những bí mật quốc gia là điều có thể chấp nhận, không riêng gì ở châu Á, và tôi nghĩ rằng Nhật, Hàn nếu tồn tại vấn đề này có lẽ họ đã không có sự phát triển khoa học bùng nổ đến vậy. Đó là lý do tại sao có một vị giáo sư đã nói rằng "một người Việt Nam có thể làm việc tuong đương một người Nhật, nhưng 3 người Việt Nam thì không bằng 3 người Nhật".
    Chúng ta nói đến hợp tác quốc tế, nhưng ngay cả tại Việt Nam điều này vẫn chưa thực hiện được. Từ nhỏ, nhiều người Việt đã được giáo dục về vị trí độc tôn, những người giỏi luôn tự hào và cảm thấy phấn khích vì ngôi vị số 1, đó là lý do tại sao họ luôn gặp phải những khó khăn khi chia sẻ những điều họ biết cho người khác. Sự ganh đua diễn ra trong từng nhóm, từng lớp, từng trường... có thể sẽ có từ "hợp tác", nhưng trên thực tế nó không hoàn toàn là vậy.
    Điều quan trọng là phải biết cách sữa những thói quen. Việc những người Việt Nam biết cách hợp tác với nhau được, thì mới làm cho các nhà khoa học quốc tế tin rằng chúng ta là một đối tác khoa học đáng tin cậy, và thừa năng lực hợp tác.

Chia sẻ trang này