1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá Kinh Bắc

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi meomeo84, 10/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meomeo84

    meomeo84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/12/2002
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    0
    tuỳ bác thui, nhưng em thấy đính vô cuối có lẽ hay hơn ý nhỉ các bác nhỉ?
    "Cuộc đời con người không có bản nháp"
  2. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Trang Web của Bắc Ninh này, có nhiều cái hay ho ra phếthttp://izabacninh.vasc.com.vn/view/vn/cate_homepage.asp?code=12
    Còn bạn thích dowload các bài hát quan họ thì vào đây
    http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac/dancaquanho/quanho.htm
    Hỏi ngoài lề phát ocluoc bao nhiêu xuân xanh rồi mà toàn xưng chị vậy
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 16/12/2003
  3. T_N_T

    T_N_T Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2002
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    1
    Trang Web của Bắc Ninh này, có nhiều cái hay ho ra phếthttp://izabacninh.vasc.com.vn/view/vn/cate_homepage.asp?code=12
    Còn bạn thích dowload các bài hát quan họ thì vào đây
    http://www.vov.org.vn/amthanh1/tiengviet/amnhac/dancaquanho/quanho.htm
    Hỏi ngoài lề phát ocluoc bao nhiêu xuân xanh rồi mà toàn xưng chị vậy
    Được T_N_T sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 16/12/2003
  4. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Post by meomeo84:
    Bạn biết gì về Phục trang Quan họ?
    Không ít người ngày nay nghĩ rằng các bộ trang phục mà tới nay các thế hệ con cháu Quan họ đang sử dụng là phục trang riêng của người Quan họ ngày xưa. Thực ra đó chính là phục trang lễ hội. Nói chính xác hơn đó là phục trang chung của nam thanh nữ tú, của: ?o Trai thanh tân sánh với gái mỹ miều? đi chảy hội mùa xuân thủa xa xưa.Trang phục đó không phải của riêng người Quan họ. Nhà thơ Nguyễn Bính đã từng viết về người con gái Nam Định trong bài ?o Chân Quê?:
    ?oCòn đâu cái áo tứ thân
    Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen.?
    Và cả Nguyễn Nhược Pháp tả người con gái ?o theo thầy me đi chảy hội? chùa Hương: ?oQuần lĩnh áo the mới. Tay cầm nón quai thao...?. Rõ ràng là khăn mỏ quạ,nón thúng quai thao đâu phải là của riêng người Quan họ.
    Chỉ có điều là các liền anh, liền chị đã tạo dựng cho mình những nét đẹp hơn của trang phục, từ chất liệu cho tới kỹ thuật khâu vá.
  5. boy_galang812003

    boy_galang812003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    3.130
    Đã được thích:
    0
    Người níu giữ câu quan họ cổ


    Các cụ sẵn lòng "đối đáp" khi du khách có lòng thành tâm muốn đến với câu quan họ cổ
    Cụ Ngô Thị Nhi, làng Diềm thôn (xã Hoà Long, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) kể rằng, cứ mỗi năm, vào dịp mùa xuân cụ lại bồi hồi nhớ tới một thời chơi quan họ quên ngày quên đêm...
    Cứ câu quan họ mà... nhớ nhau

    Ở tuổi 82 cụ Ngô Thị Nhi vẫn còn khá nhanh nhẹn. Khăn đen quấn đầu, răng đen hạt huyền cùng lối nói năng linh hoạt, đôi lúc có pha những câu ca, tục ngữ khiến người tiếp xúc có thể cảm nhận về cái duyên quan họ thưở nào vẫn phảng phất nơi cụ Nhi... Cụ bảo rằng, bây giờ "vài trăm bài không nói chứ trong khoảng trăm bài, hỏi chỗ nào tôi cũng biết". Khả năng nhớ nhanh và nhớ lâu đã giúp cụ Nhi và cụ Phụng (cùng làng) giật vài giải nhất trong các cuộc thi những năm trước.

    Mặc dù tự nói rằng giọng đã mỏi nhưng cụ vẫn còn lực để hát những giọng cổ khó như La giằng, Tình tang... với những bài Tiên sa, Đường đi những suối. Giọng hát của cụ nghe vẫn còn rền, nảy theo quan niệm về giọng hát hay của quan họ xưa...

    Cụ Đỗ Thị Nhi kể, cụ đến với quan họ rất sớm. Thưở ấy, trong làng quan họ có một nhà chứa các liền anh, một nhà chứa các liền chị. Nhà cô bé Nhi lúc ấy cũng là nhà chứa các liền chị Diềm thôn. Tối tối, các liền chị tụ tập tại đây để học theo những người lớp trước; sáng ra, ai về nhà nấy... Ở trong một không khí quan họ như vậy, mới 10 tuổi cô bé Nhi đã "học đòi" được nhiều câu hát từ các liền chị. Đến năm 15 tuổi, cô đã có một chân trong bọn quan họ làng, mải miết theo các chị cả, chị hai đi hát...

    Cũng không riêng gì cô Nhi, nhiều người ham hát cùng thời cứ cha truyền con nối mà kế nghiệp quan họ. Ngày ấy, có tục kết chạ giữa quan họ nữ làng Diềm và quan họ nam làng Hoà Thị (Tiên Du). Cứ đến 10 tháng Giêng bọn nam Hoà Thị lại mời nữ làng Diềm ra và đầu tháng Tám làng Diềm lại mời Hoà Thị lên. Mỗi địp như vậy thường kéo dài đến hai ba ngày, đôi bên cứ hát cả ngày lẫn đêm mà vẫn không hết câu. Khi được hỏi câu hát nào mê nhất thời đó, cụ Nhi bảo: Quan họ gặp nhau, đã say hát rồi câu nào cũng thích. Lúc chia tay rồi vẫn lưu luyến, vẫn thấy văng vẳng tiếng anh Hai, anh Ba hát ở bên tai. Nhưng chỉ say nhau câu hát chứ không say nhau về tình...

    Hai làng quan họ đã ăn ?ochạ? với nhau từ thời thượng cổ nên các liền anh liền chị không kết duyên (nhưng một trong hai bên chơi với các bọn quan họ khác nữa thì không phải tuân thủ lệ này).


    Cụ Ngô Thị Nhi

    Khi quan họ vào mùa, cụ Nhi cùng các liền chị làng Diềm cứ đi hết hội Lim đến hội Đống Cao, chợ Ó... Theo cụ Nhi, dù hát ở đâu quan họ xưa cũng thể hiện sự nghiêm túc, khiêm nhường, ý tứ. Lúc đi hội, các liền chị mặc áo the, mang thắt lưng sồi se, dải yếm lụa, dép quai mỏ... Những áo xanh, đỏ (màu nổi) luôn ẩn bên trong, áo màu hạt dẻ phủ ngoài. Đến hội, bọn quan họ nam muốn mời các liền chị phải có cây giầu: Nhất niên nhất lệ, mỗi năm một lần. Hôm nay, năm mới tháng xuân, anh em chúng tôi đi hội muốn mời chị Hai, chị Ba xơi miếng giầu để anh em chúng tôi được theo đòi một vài lối, năm sớm lấy may... Quan họ nữ nhận giầu, đáp lại từ tốn rồi hai bên mới vào hát.

    Càng chơi quan họ, cụ Nhi càng thuộc được nhiều, cả đến vài trăm bài. Theo cụ, cùng chơi quan họ, ai thuộc nhiều hơn, hoạt bát hơn, sáng kiến hơn thì người đó được coi là biết hát hơn. Chất giọng có thanh, hát dư giọng được coi là hay...

    Quan họ rất giữ gìn mối quan hệ kết chạ và nhiều người chơi quan họ rất bền. Khi cô Nhi đã nơi có chốn thì thú chơi quan họ vẫn chưa thể dừng. Cứ đến mùa chơi quan họ hai vợ chồng lại tạm chia hai ngả. Cô Nhi cùng các liền chị trong làng chơi với Hoà Thị còn chồng cô lại cùng các liền anh sang hát cùng quan họ nữ bên Đống Cao. Đã chơi quan họ rồi, ai cũng ham cũng mải: "ông đi hát với bọn ông, tôi đi với bọn tôi...".

    Tiếc những giọng hát khó

    "Các cụ bên trên còn giỏi gấp mấy lần tôi nhưng các cụ không còn mấy. Lớp đi chơi của tôi vẫn còn một số nhưng các bà ấy chơi xong ít nhớ hơn tôi", cụ Nhi tâm sự. Chỉ trừ giọng Hừ la của các cụ xưa rất khó theo, hầu hết các giọng khó khác cụ Nhi vẫn còn giữ được.

    Hiện, cụ Ngô Thị Nhi là một trong sáu nghệ nhân quan họ đang được UNESCO xem xét công nhận... Cuộc sống đời thường còn chưa hết bươn trải, cụ vẫn còn phải bán rau nơi chợ làng nhưng trước sau cụ vẫn luôn lưu tâm tới việc gìn giữ câu hát.

    Từ năm 1971, cụ Nhi cùng các liền anh liền chị đã tham gia truyền nghiệp cho các diễn viên của đoàn quan họ Bắc Ninh. Mới đây, NS Thuý Cải cũng dẫn diễn viên lên tập cùng cụ. Cả bảy người con của cụ Nhi cũng được thừa hưởng "gien" quan họ, trong đó anh Kí con trai cả của cụ hiện là trưởng đội văn nghệ cũa xã và cũng là người sưu tầm được nhiều bài quan họ cổ. Lớp 40-50 tuổi của làng Diềm Thôn như chị Tuyết, Hời, Hài... do các cụ dạy những năm trước cũng đang tiếp tục truyền lại cho các lớp trẻ.

    Cụ Nhi cho rằng quan họ thời nay hay hơn xưa ở chỗ: đưa lên truyền hình, hát ngồi tựa mạn thuyền thì hiện cái thuyền, vào chùa... hiện chùa, đi đò... có đò. Người say hát thời nay cũng vẫn còn nhiều. Nhưng cụ vẫn còn chưa thật bằng lòng: "Các cháu bây giờ chủ yếu học hát giọng lá tức giọng vặt. Các cụ để lại nhiều giọng lắm... chúng tôi vẫn tiếc là còn nhiều giọng hay nhưng khó, chưa dạy lại được; về sau chúng tôi qua đời là mất".
    [​IMG]
    ẢNH NGHỆ NHÂN QUAN HỌ,CỤ Ngô Thị Nhi

    TRích từ : DANTRI.COM.VN
    [​IMG]
  6. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Câu lạc bộ Quan họ khu phố Ninh Xá 3 được thành lập từ tháng 8-2003 với 14 thành viên (13 nữ, 1 nam). Khi đó hầu hết các thành viên chưa có chút vốn liếng gì về ca hát Quan họ. CLB đã mời thầy ở các làng Quan họ gốc về truyền dạy.

    Chăm chỉ luyện tập đến nay các thành viên đã thuộc nhuần nhuyễn hơn 50 bài đối với nhiều làn điệu cổ như: Cái hời, cái ả; Đường bạn, kim loan; Tứ quý; La rằng... Ngoài những buổi sinh hoạt định kỳ, CLB còn tham gia giao lưu với các liền anh, liền chị ở các làng Quan họ lân cận (Thị Cầu, Châm Khê, Thị Chung, Y Na...). Qua đó các thành viên có dịp học tập, tìm hiểu về lề lối chơi Quan họ.

    Trong quá trình học tập, rèn luyện, CLB đã dàn dựng một số chương trình biểu diễn phục vụ nhân dân khu phố trong các ngày lễ trọng đại của đất nước. Được dư luận nhân dân đánh giá cao, các thành viên CLB phấn khởi, nghiêm túc rút kinh nghiệm qua từng buổi diễn, tiếp tục học tập thêm nhiều làn điệu đối đáp truyền thống. Nhiều thành viên đã thể hiện thành công những bài hát khó như: Tuấn Khanh; Ăn ở trong rừng; Con gái Bắc Ninh; Tỉnh Bắc, sông Cầu...

    Bác Nguyễn Thị Thơm, chủ nhiệm CLB phấn khởi cho biết: ?oCLB luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của chi bộ, chính quyền khu phố. Mặc dù bận rộn, nhưng bí thư, trưởng phố vẫn dành thời gian dự sinh hoạt với CLB. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn băn khoăn là chưa thu hút được nhiều nam nữ thanh niên tham gia, nhất là nam giới...?.

    Mặc dù thời gian chưa nhiều, nhưng CLB đã xây dựng được ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân khu phố. Với những thành công đó, có thể tin rằng CLB sẽ có bước phát triển mới, góp phần vào phong trào xây dựng khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa.
  7. Nogoodfriend7

    Nogoodfriend7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    2.533
    Đã được thích:
    0
    Bắc Ninh một kho tàng văn hóa sống động
    [​IMG]
    Đến Bắc Ninh, một miền quê "địa linh nhân kiệt" nằm ở phía Bắc của kinh thành Thăng Long xưa hay Hà Nội ngày nay, nơi nào ta cũng gặp những di tích lịch sử có giá trị, những hình thức sinh hoạt lễ hội và tín ngưỡng dân gian thể hiện rõ sắc thái đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam qua các quá trình dựng nước và giữ nước. Đây là một tiềm năng lớn để Bắc Ninh phát triển nhiều loại hình hoạt động du lịch, tạo thêm những điểm đến hấp dẫn cho du khách khi khám phá miền Bắc Việt Nam.
    Vượt qua bên kia sông Đuống, đến đất Thuận Thành, bạn sẽ thấy ngay lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân - Âu Cơ tại làng á Lữ, di tích thờ Nam bang thủy tổ, thành Luy Lâu ở xã Thanh Khương với nhiều dấu tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp vốn là hình bóng còn lại của một trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, trung tâm Phật giáo và nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên. Tại đây, hiện vẫn còn tồn tại nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá... và từng là nơi sản sinh, nuôi dưỡng rất nhiều thi nhân nổi tiếng từ Sái Thuận đến Nguyễn Gia Thiều, tác giả của Cung oán ngâm khúc, rồi Hoàng Cầm... tồn tại trong lòng độc giả mấy thế kỷ nay. Những kiến trúc Phật giáo cổ kính và mĩ lệ ở chùa Dâu, chùa Bút Tháp từng là đề tài nghiên cứu đầy hấp dẫn của không ít nhà khoa học chuyên ngành hội họa, điêu khắc, mỹ thuật trong nước và quốc tế. Đến huyện Gia Bình là đến quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh ?" tiến sỹ đầu tiên của vương triều Lý, khai mở một nền khoa bảng Việt Nam. Ngọn núi Thiên Thai mơ mộng nơi đây đã từng được nhiều đời vua, chúa thời trước cho xây dựng các ngôi chùa Đồng Lâm, Tĩnh tự và cung Long Phúc... để hằng năm thường xuyên đi về thưởng ngoạn.
    Cách đó không xa là Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai, nơi xảy ra vụ án oan nghiệt đối với Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa tầm cỡ thế giới vào thời cuối hậu Lê. Đến chùa Đại Bi, nơi sinh nhà sư, thi sĩ Huyền Quang nổi tiếng, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần, tiếp xúc dù là ít ỏi với những bài thơ, vần thơ thể hiện triết lý nhân sinh, bạn sẽ hiểu thêm giá trị tư tưởng đặc biệt cao sâu mà vị cao tăng để lại. Lục Đầu, Bình Than, lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than, nơi sinh hạ nhà quân sự đại tài sáng chế lẫy nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc... là những địa danh đã được ghi vào sử sách hoặc được truyền tụng trong khắp nhân gian.
    Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1A đi lên phía Bắc chừng gần 25km là đền đất phủ Từ Sơn, nay là các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ. Hơn bất cứ đâu, nơi này dày đặc các di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hóa Việt Nam... Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp được chọn làm nơi yên nghỉ các triều vua Lý, những bậc minh quân khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Trong nhiều thập kỷ, đây là địa bàn chủ yếu để thực thi các chính sách bảo vệ, xây dựng đất nước, phát triển văn hóa Việt Nam đạt được thành tựu rực rỡ. Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Yên Phụ còn âm vang mãi tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Nhiều chùa Phật Tích, Tiên Sơn, Bách Môn, Hàm Long, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh... là những danh lam, thắng cảnh và những công trình kiến trúc, nghệ thuật xếp hạng vào loại bậc nhất nước ta từ các thời từ Lý, Trần, Lê. Đặc biệt phải kể đến văn miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sĩ quê hương Kinh Bắc, chiếm 1/3 số vị đại khoa Hán học nước nhà. Điều này cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam. Không ít làng quê Bắc Ninh được tôn vinh là "mỹ tục khả phong", "địa linh nhân kiệt" bởi có lịch sử lâu đời, bởi nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, sôi động và đặc sắc. Các làng tiến sỹ Kim Đôi, Tam Sơn, Vĩnh Kiều, các làng buôn Phù Lưu, Mai Động, Đình Bảng, Lũng Giang, các làng nghề Đống Cao, Phù Khê, Hương Mạc, Kim Thiều, Đồng Kỵ... càng làm rạng rỡ hơn cho đất, cho người xứ Bắc. Hơn nữa, trên các vùng quê này, làng nào cũng có lễ hội gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, trong đó nổi trội và cuốn hút hơn cả là hội ca hát giao duyên của 49 làng quan họ cổ. Chính vì vậy, về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc họa, về với cội nguồn văn hóa Việt Nam.
    Tất cả những gì quý giá, có được trong kho tàng văn hóa Bắc Ninh đã và đang tiếp tục tồn tại, phát triển trong đời sống thường ngày. Trong nhiều thập kỷ qua, Bắc Ninh đã làm được nhiều việc từ tôn tạo, gìn giữ, bảo quản các di tích lịch sử và văn hóa đến việc nghiên cứu, sưu tầm, quảng bá, giới thiệu cho nhân dân và bè bạn xa gần hiểu được giá trị đặc trưng, nổi bật nền văn hóa của mình.
    (Đàm Dũng)
  8. Vuanoidoi7

    Vuanoidoi7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    BẮC NINH - Miền quê của di sản lịch sử & văn hoá
    Đến bất cứ đâu trên mảnh đất Bắc Ninh - miền quê ''''địa linh nhân kiệt", nơi từ nghìn xưa cho đến hôm nay luôn là phên dậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, cũng đầy ắp những kỷ niệm lịch sử được kết tinh trong những di sản văn hoá tiêu biểu ở khắp các làng quê của vùng đất này.
    Bên kia sông Đuống, trên đất Thuận Thành uy nghiêm lăng mộ Kinh Dương Vương, đền thờ Lạc Long Quân -Âu Cơ tại làng Á Lữ - di tích thờ "Nam bang thuỷ tổ" (ông tổ nước Nam). Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên.
    Thuận Thành còn là miền quê của nghệ thuật dân gian với làng tranh Đông Hồ, làng ca trù Thanh Tương, múa rối nước Bùi Xá, kiến trúc Phật giáo nổi tiếng cổ kính và mỹ lệ như Chùa Dâu, chùa Bút Tháp. Đây còn là quê hương của nhiều thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Gia Thiều, Sái Thuận.
    Qua Thuận Thành, tới Gia Bình, nơi có ngọn Thiên Thai thơ mộng, quê hương của ông trạng khai khoa Lê Văn Thịnh là một địa thắng nổi tiếng nên các vua chúa đời trước đã dựng chùa Đông Lâm, chùa Tĩnh Lự trên đỉnh núi, cung Long Phúc ở sườn non để thường xuyên về đây du ngoạn. Qua Thiên Thai tới Lệ Chi Viên và dấu tích hành cung Đại Lai nơi xẩy ra vụ oan nghiệt với Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới. Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi, quê hương của nhà sư - thi sỹ nổi tiếng Huyền Quang, một trong ba vị tổ của thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Xuống cửa Lục Đầu, Bình Than vũ công lẫy lừng, vào thăm đền thờ và lăng mộ Cao Lỗ Vương ở làng Đại Than và Tiểu Than quê hương của nhà quân sự tài ba đã sáng chế ra nỏ và kiến trúc kinh thành Cổ Loa, giúp vua An Dương Vương bảo vệ nhà nước Âu Lạc.
    Vượt cầu Hồ hay từ Hà Nội ngược quốc lộ 1A qua sông Hồng, sông Đuống tới đất Từ Sơn xưa, nay là các huyện Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, thị xã Bắc Ninh và huyện Quế Võ. Hơn bất cứ đâu nơi đây đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Làng Đình Bảng, lăng Lý Bát Đế, đền Cổ Pháp-nơi yên nghỉ và tôn thờ các vua Lý những bậc minh quân đã khai mở một triều đại vàng son, xây dựng và phát triển nền văn minh Đại Việt. Vùng đất này là địa bàn chủ yếu để thi triển các chính sách bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển văn hoá Việt Nam của các triều đại với nhiều thành tựu rực rỡ. Chiến tuyến Như Nguyệt, đền Xà, đền Yên Phụ (Yên Phong) còn âm vang lời tuyên ngôn trên dòng sông Cầu lịch sử "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" (sông núi nước Nam vua Nam ở). Các chùa: Phật Tích, Tiêu Sơn, Bách Môn, Cổ Pháp, Lãm Sơn (Dạm), Hàm Long; các đình: Đình Bảng, đình Diềm, đền Bà Chúa Kho, đình Hồi Quan, Cổ Mễ, thành cổ Bắc Ninh... là những danh lam cổ tự và những công trình kiến trúc nghệ thuật vào bậc nhất của nước ta thời Lý - Trần - Lê. Tiêu biểu là Văn Miếu Bắc Ninh, nơi tôn thờ trên 600 tiến sĩ quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, chiếm 1/3 các vị đại khoa Hán học cả nước, cho thấy Bắc Ninh là vùng đất tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam. Nền văn hiến ấy nẩy nở, bảo tồn và phát triển trước hết ở các làng xã Bắc Ninh. Đa số làng quê ở đất này được tôn vinh là "Mỹ tục khả phong", "địa linh nhân kiệt" bởi có lịch sử lâu đời và trù phú với các hoạt độ ng kinh tế, văn hoá vừa đa dạng vừa sôi động. Nơi đây có các làng tiến sĩ như Kim Đôi, Tam Sơn, Vĩnh Kiều... các làng buôn nổi tiếng như Phù Lưu, Mai Động, Đình Bảng, Lũng Giang... và đông đảo các làng thợ; làm giấy gió Đống Cao, chạm khắc gỗ Phù Khê, Kim Thiều, Đồng Kỵ; rèn sắt Đa Hội, sơn mài Đình Bảng, đúc đồng Đại Bái, Quảng Bố, làm gốm Phù Lãng, dệt lụa Cẩm Giang, Tam Sơn, Nội Duệ...
    Bắc Ninh là vương quốc của lễ hội, quê hương của sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc và phát triển tới đỉnh cao. Hầu như làng nào cũng có lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu cả vùng, cả nước như hội xem hoa mẫu đơn chùa Phật Tích, hội rước pháo Đồng Kỵ, hội đền Lý Bát Đế, đền Bà Chúa Kho, hội chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Hàm Long, hội đền Phả Lại, hội giổ tổ Huyền Quang... Nổi tiếng và thu hút là hội ca hát giao duyên của các làng Quan Họ. Lễ hội và các hoạt động văn hoá của dân tộc Việt Nam trên vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc: thông minh, cần cù, tài khéo, năng động và tinh xảo trong hoạt động kinh tế, sáng tạo trong hoạt động văn hoá nghệ thuật và bao trùm là đạo lý sống "uống nước nhớ nguồn", quý trọng cái tình, cái nghĩa, sự chung thủy trong quan hệ ứng xử giữa người với người "bốn biển một nhà", "tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", tôn vinh tình yêu thương con người và sự mê say các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
    Vì vậy về với Bắc Ninh là về với quê hương của thi ca, nhạc hoạ, về với cội nguồn dân tộc và văn hoá Việt Nam.

Chia sẻ trang này