1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hoá??? lách luật

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Remediot, 01/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Văn hoá? lách luật

    Văn hoá? lách luật ​

    Lách luật, một khái niệm không còn là mới lạ. Hơn thế, nó ngày càng trở nên phổ biến và mang tính đặc thù của đời sống xã hội Việt Nam. Đó cũng chính là lý do để không ít người nói đến việc lách luật như là một nét riêng có của nền văn hoá hiện đại. Việc lách luật thường kèm theo sự khai báo thiên lệch, vận động hành lang? nhưng không phải trong mọi trường hợp lách luật đều xấu. Cao hơn, việc lách luật được nâng lên tầm Văn hoá.

    Trong những năm 60 của thế kỷ trước, khi mô hình kinh tế hợp tác xã bộc lộ nhiều nhược điểm: trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, chế độ phân phối cào bằng, bất hợp lý đã không động viên được xã viên làm việc. Mỗi ngày công được mấy lạng thóc? Ngập úng, nắng hạn đe doạ đến cây trồng không ai cứu, lúa chín đầy đồng mà không có người gặt. Trước thực trạng đó, ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Phú đã mạnh dạn? lách luật, áp dụng mô hình khoán sản phẩm đến hộ nông dân. Theo đó, nông dân được giao đất, được chủ động đầu tư công sức, phân bón,... sau khi hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước được hưởng phần lợi tức trên mảnh ruộng mình canh tác mang lại, nhờ đó mà tạo ra một động lực sản xuất mới, góp phần xoá đói giảm nghèo?

    Việc khoán hộ bắt đầu diễn ra từ năm 1965, thời kỳ mà hợp tác xã đang được coi là một thành phần quan trọng của nền kinh tế CNXH. Việc làm của ông Ngọc đã bị quy kết là chệch hướng, là chống phá CNXH. Ông Ngọc bị kỷ luật mất chức. Bức xúc trước những bất hợp lý giữa chính sách với thực tiễn, những nhà quản lý năng động đã lách luật, sự xé rào đã trở thành những nhân tố mới, đột phá vào hệ thống chính sách cũ đã lỗi thời, tạo ra những hướng mới để phát triển sản xuất, tiến bộ xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, chính sách không theo kịp thực tiễn là chuyện khá phổ biến. Đặc biệt ở thời điểm chuyển giao, thay đổi cơ chế.

    Năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với muôn vàn khó khăn. Mất mùa liên tiếp, ta tự cô lập với thế giới bên ngoài, hàng hoá khan hiếm, lạm phát phi mã tới 780% năm. Nền kinh tế đất nước đang đứng trên bờ vực thẳm. Để kiềm chế lạm phát, các chuyên gia của WB và IMF dự kiến, Việt Nam cần phải có 1,7- 3 tỷ USD. Tại thời điểm đó, số tiền vài tỷ đô là vượt quá khả năng của nền kinh tế. Trong cuộc họp BCHTW bàn về kinh tế cuối năm 1987, ông Đoàn Duy Thành- Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đã trình bày phương án kiềm chế lạm phát trong đó có việc cho nhập khẩu vàng bán lấy chênh lệch, giải quyết lạm phát. Giải pháp này đã không được chấp nhận vì: ?ovàng chưa cần bằng lương thực??. Bằng những cuộc vận động hành lang, ông Thành đã thực hiện được đề án nhập khẩu vàng với số lượng 160 tấn, quả là một con số ít ai có thể hình dung được. Nhờ những chính sách linh hoạt như vậy, đến năm 1990, mức lạm phát chỉ còn 67%, giảm hơn 10 lần?

    Trên đây là một số hiện tượng lách luật vì quốc kế dân sinh, mang lại lợi ích cho đất nước được lịch sử ghi nhận. Bên cạnh đó không ít trường hợp lách luật vì vụ lợi cá nhân. Mới đây, lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng xuất khẩu, một số doanh nghiệp đã lập hồ sơ khống, khai man lượng hàng xuất khẩu chiếm đoạt tiền của ngân sách. Những hành vi lách luật kiểu này đã nhanh chóng bị phanh phui.

    Luật pháp thường không hoàn thiện và bao giờ cũng có những kẽ hở. Lợi dụng những kẽ hở để làm điều lợi cho đất nước trước mắt có thể bị hiểu nhầm nhưng sớm muộn sẽ được đánh giá lại. Vì hám lợi mà lách luật, gây thiệt hại cho đất nước sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Không nhất thiết lúc nào cũng phải ngoan ngoãn làm theo pháp luật nhưng lách luật thế nào để có văn hoá là điều đáng suy ngẫm.

    - Phan Thế Hải -

    Các bác đọc thử và cho ý kiến về bài viết đó ??
    Ngoài ra, theo quan niệm của các bác thì :
    - Thế nào là lách luật ??
    - Lách luật có phải là vi phạm pháp luật ???


    "Việc lách luật thường kèm theo sự khai báo thiên lệch, vận động hành lang? nhưng không phải trong mọi trường hợp lách luật đều xấu. Cao hơn, việc lách luật được nâng lên tầm Văn hoá." ===> Hay thật, giờ 2 chữ " Văn hoá" được chuộng quá thể, cái gì cũng gắn với văn hoá : văn hoá ẩm thực, văn hoá đọc, văn hoá tranh luận và cả văn hoá ..lách luật nữa . Không hiểu nó nằm ở chỗ nào trong văn hoá pháp lý ??????







    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông...
  2. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Ờ, ý kiến của "bác" đây (đùa tý):
    1. Một bài báo tầm phào. Nó làm cho tôi nhớ lại cái giọng viết của Xu-n B-. Ký giả này hay viết về các hoạt động "cung đình". Ví dụ như các "triều thần" ăn gì? Tôi thì nghĩ đơn giản rằng họ ăn gì cũng sướng hơn mình! Trong hồi ký "Bốn mươi năm nói láo", Vũ Bằng có đưa một thuật ngữ mới chỉ một hạng người viết văn là "mọi bút". Tôi cũng cho tay ký giả Xu-n B- là một mọi bút.
    2. Xin nói về từ lách luật. Theo tôi đây là từ chỉ nghề của luật sư. Nếu anh cứ viện dẫn đúng điều luật ra thì không ai mướn anh làm gì cả. "Nghề của chàng" là phải tìm những giải pháp có lợi cho khách hàng của mình dựa trên những quy định còn thiếu chặt chẽ của pháp luật.
    3. Xin nói về từ văn hoá. Cách đây cũng khá lâu tôi có đọc một cuốn sách hình như là "Văn hoá Việt Nam" của Hữu Ngọc hay Phan Ngọc gì đó?! Tác giả có nói rằng từ "văn hoá" (culture) bắt nguồn từ từ La-tinh "cultivate" (tôi không nhớ rõ) có nghĩa là vun xới, duy giữ v.v. những gì thuộc truyền thống tốt đẹp của một tập hợp người. Chắc anh nhà báo H. cũng có ý nghĩ về văn hoá tương tự như học giả trên. Tôi thì tôi nghĩ khác. Tôi nghĩ văn hoá có cả hai loại tốt - xấu (nếu không thì tại sao chúng ta lại sử dụng cụm từ văn hóa độc hại, văn hoá đồi truỵ ;) Gần đây tôi có đọc một số sách của Max Webber. Tác giả cho rằng văn hoá là cái ảnh hưởng đến tình trạng phát triển kinh tế, chính trị và mọi mặt khác của một xã hội. Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là mọi thành tố tác động đến quá trình phát triển về mặt tư duy của một người ví dụ như tôn giáo, nhà trường, cha mẹ, chính trị, pháp luật v.v. mà ảnh hưởng rõ rệt nhất là tôn giáo. Tôn giáo tiến bộ thì mang lại kết quả tích cực (kinh tế phát triển, dân sinh cao v.v.) Ví dụ như Tin lành. Có những tôn giáo lạc hậu thì mang lại nghèo đói, hỗn loạn như Hồi hay Nho giáo.
    4. Xin trở lại bài báo kẻo lạc đề. Bài báo này, theo tôi, đạt được tôn chỉ của nghề báo là "viết làm sao cho người ta có thể quên ngay vào sáng hôm sau". Ngoài cái vô thưởng vô phạt nó còn đầy rẫy những thông tin hoặc sai hoặc chứng tỏ nhận thức không cao. Xin ví dụ:
    a. Hai cái ví dụ mà anh ký giả đưa ra xảy ra ở thời kỳ nước ta không có luật. Lúc đó các quan hệ được điều chỉnh bởi mệnh lệnh hành chính và một số văn bản kế thừa từ thời Pháp. Vậy thì làm gì có chuyện lách luật?! Thứ hai, việc làm của hai ông đó không liên quan gì đến pháp luật cả. Nó thuộc chính sách kinh tế. Các ông đó đã thay đổi chính sách kinh tế thời kỳ đó. Vậy thôi.
    b. Cái khái niệm "có lợi cho quốc kế dân sinh" là một khái niệm mù mờ, thuần tuý đạo đức học. Thế nào là có lợi cho quốc kế dân sinh?! Nếu nhìn từ góc độ kinh tế học kết quả thông thường lại khác với kết quả nhìn từ góc độ pháp luật hay đạo đức. Anh ký giả lấy ví dụ là hành vi gian lận thuế. Nếu nhìn từ góc độ kinh tế học thì đồng tiền gian lận thuế vẫn còn đó, nó không mất đi. Thậm chí nó còn được chuyển đến khu vực sử dụng hiệu quả và năng động hơn!
    c. Lách luật thì xã hội nào chẳng có, riêng gì Việt Nam. Mấy ông tây, ông nào chẳng thuê thằng luật sư giỏi để khai thuế thu nhập ít đi. Ông ký giả nói nó là đặc thù của Việt Nam nghe thấy buồn cười. Mà không hiểu ý của ông ở đây là ủng hộ hay bài trừ nó?
    Thôi bài viết dài rồi, không tranh luận nữa đâu đấy ;)
  3. Kien_Lua

    Kien_Lua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/06/2001
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    To Giaaotuicom
    Chẳng biết ông anh theo phe nào mà đọc bài viết nào của ông anh cũng thấy nghèn nghẹn. Tức đỏ .... Định ủng hộ hay bài trừ nó đây cơ?
    Mà hỏi thật ông anh há. Những bài viết trên của ông anh nhằm mục đích gì vậy. Có phải là ...?
    Nếu hiểu cái mục dích đó là gì thì PM cho tui há.
    Chờ ông anh, nói chuyện ở đây chỉ tổ tức ... mà thôi.
    " ... Đẩy mạnh quyền làm chủ của nhân dân, chúng ta sẽ xây dựng thành công CNXH..."
    Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tiến Lên!
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em cũng thường nghe nói đến 2 chữ " lách luật" nhưng không hiểu về nó lắm.
    Nếu làm đúng theo pháp luật thì gọi là tuân thủ pháp luật
    Nếu làm sai thì gọi là vi phạm pháp luật và bị trừng phạt
    Không trừng được thì có nghĩ là không vi phạm pháp luật mà không vi phạm thì tức là làm đúng. Mà đã làm đúng thì tại sao lại phải dùng 2 từ :"lách luật"
    TRong tư pháp quốc tế có khái niệm là lẫn trách pháp luật , nhưng nó chỉ xuất hiện khi có 2 hệ thống pháp luật cùng có thể điều chỉnh 1 vấn đề và điều chỉnh khác nhau thôi. và người rành luật có thể lợi dụng sự khác nhau đó để làm lợi riêng chẳng hạn
  5. hbb

    hbb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2004
    Bài viết:
    1.894
    Đã được thích:
    0
    Vote cho đồng chí 5* vì tư tưởng này
    Các ví dụ trên phải nói rằng " cố ý vi phạm pháp luật " thì đúng hơn... Đã gọi là lách luật mà vẫn bị pháp luật sờ tới thì còn gọi gì là lách
    Lách luật không thể nào là văn hoá .. mà là một nghệ thuật thì đúng hơn
  6. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    hihi, cái chuỗi lý luận của chú có vẻ thiếu chặt chẽ quá nhỉ. Ai bảo chú là chỉ có 2 trường hợp tuân thủ pháp luật và vi phạm pháp luật hả? ngoài ra còn các trường hợp chẳng tuân thủ mà cũng chẳng vi phạm, hay ở VN thì còn có thêm trường hợp là có tuân thủ mà cũng có vi phạm nữa .
    Lách luật nôm na nghĩa là tìm chỗ hở của luật mà luồn lách vào, không dính chạm vào bất kỳ một mối dây luật pháp xung quanh (chính vì thế các cô bác nhà ta mới có topic ?onhững kẽ hở cần bít trong hệ thống pháp luật?). Nhá, tưởng tượng như phim trinh thám Mẽo ấy. Chú satthu có nhìn thấy cái đống tia hồng ngoại của họ chứ, chằng chịt chi chít thế mà tên trộm vẫn cứ đi được mà chuông báo động không kêu. Lách luật cũng tương tự

Chia sẻ trang này