1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa, lê?f hội cu??a các dân tộc Qua??ng Ninh

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi dhphong_qn80, 22/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa, lêf hội cu?a các dân tộc Qua?ng Ninh

    Quà?ng Ninh là? mẶt tì?nh bao gĂ?m khà nhiĂ?u dĂn tẶc với nhiĂ?u danh lam thf́ng cà?nh nĂ?i tiẮng trong cà? nước, với nhiĂ?u truyĂ?n thẮng vfn hòa 'a dàng, nhiĂ?u lĂf hẶi, nghi lĂf phong phù.... Bàc nà?o cò tà?i liẶu, à?nh, .... vĂ? vfn hòa, lĂf hẶi cù?a QN thì? post lĂn cho bà? con xem với
  2. HuongSoai

    HuongSoai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Quảng cáo tí :: Hiện tại tớ đang có trong tay CD-ROM Hạ Long Quảng Ninh... trong đó có rất nhiều thông tin và hình ảnh về Quảng Ninh và Hạ Long (Điều kiện tự nhiên, Kinh tế, văn hoá, lễ hội và n thứ khác nữa)
    Ai ở Hạ Long có nhu cầu mua xin liên hệ ::
    ĐT: 033-6224688
    Hoặc đến Address :: 111 Cao Thắng - Hạ Long

    các bạn sẽ được phục vụ tận tình
    Ngoài ra bạn nào cần Software hay Games nào cứ nêu yêu cầu sẽ được đáp ứng sớm nhất
    Mục tiêu của chúng tôi là Mang cả thế giới về PC nhà bạn /



    Người trí thức như bò sữa =>Ăn cỏ và phải vắt sữa cho đời  !
     = họ Lỗ =
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Hì?, bàc HuongSoai, bàc cò tư liẶu gì? thì? bàc post lĂn cho bà? con xem với, ai lài giẮu mẶt mì?nh 'Ă? kinh doanh thẮ. hì? hì?, mà? thĂi bàc 'Ă? lài cho em mẶt cài nà?o. Tài em ìt 'ược 'i 'Ăy 'i 'ò nĂn nhiĂ?u cài khĂng biẮt, phà?i tì?m hiĂ?u tì..
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  4. Lazycat

    Lazycat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế Hương Soái post dần lên đây cho bà con nhà mình cũng như bà con khắp chốn được mở mang thêm kiến thức về QN tươi đẹp đê. À nhưng mà chị cũng order 1 CD Quảng Ninh - Hạ Long nhá. Tết về lấy

    ------------------------------
    Lazycat
  5. LeThoa

    LeThoa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, tôi thấy rất chi là buồn cười .Gi gỉ gì gi ,cái gì cũng Hương Soài hết vậy . Có 1 Topic mới của người khác , hí hửng đi vào , vào đấy rồi lại thấy hỏi, không làm gương tự viết 1 bài đi đã , tự kiếm thông tin về đi đã .....thật là đâu đâu rồi cũng xui Hương Soài viết bài . (Thương bạn quá :-p , hihi )
    Ví dụ như Phong kia kìa , phong tục tập quán : Phong thử kể chuyện nhà Phong cúng cụ thế nào , ai làm bếp , món ăn thì kiểu gì, lễ tết ra sao . Đi chùa Yên Tử có gì hay .đấy ...cứ nói đi đã .....
    (Tớ ko bày ra Topic nên ..tớ cóc kể trước đâu , hê hê )
    Này , cho tớ hỏi 1 tí : Có phải em khanhchi82 là Chi ở gần nhà Phong ko ? Có phải Chi học cùng em tớ ko ?
    Tiger
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Hê hê, xin lôfi tí, có đây:
    Lễ hội Thập Cửu Tiên Công
    Địa điểm: Diễn ra ở đền Thập Cửu Tiên Công, thuộc xã Cẩm La, đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng.
    Thời gian: Hàng năm dân làng mở hội vào ngày 7 tháng giêng (âm lịch)
    Ý nghĩa:
    Đền Thập Cửu Tiên Công (còn gọi là miếu Tiên Công) thờ 19 vị Tiên Công - những người có công đầu tiên quai đê lấn biển lập nên khu đảo Hà Nam trù phú, làng xóm đông vui như ngày nay. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ công lao của các vị Tiên Công.
    Truyền thuyết kể lại rằng ngày mở hội chính là ngày các vị Tiên Công tìm ra mạch nước ngọt trên đảo cách đây trên 500 năm.
    Tại đền Tiên Công các vị chức sắc làm lễ cáo yết Tiên Công và bình chọn bốn cụ thượng thọ khoẻ mạnh, gia đình hoà thuận, con cái chăm ngoan để làm lễ động thổ.
    Ngày mồng 7, các cụ thượng thọ từ 70 tuổi trở lên cùng con cháu ra đền lễ Tiên Công. Con cháu đội các mâm lễ vật đi trước. Mâm lễ có trầu cau, rượu, xôi, gà hoặc thủ lợn, đặc biệt là các hương án trên có con long mã kết bằng hoa quả. Các cụ thượng thọ đi sau. Các cụ già yếu thì được con cháu khiêng bằng võng, che bằng lọng. Mỗi gia đình, dòng họ tạo thành một đám rước.
    Các đám rước nhập lại khi đến gần đền tạo nên một không khí tưng bừng náo nhiệt nhưng rất trang trọng, thiêng liêng. Các cụ vào đền dâng lễ vật và tế Tiên Công, đến giữa trưa phần lễ kết thúc.
    Sau lễ tế đến lễ động thổ: bốn cụ đã được chọn bẻ bốn hòn đất đắp đê tượng trưng trước hương án Tiên Công và diễn trò đánh vật, nhằm biểu thị tinh thần đấu tranh với thiên nhiên, tiếp tục sự nghiệp của các Tiên Công quai đê lấn biển, bảo vệ xóm làng.
    Sau lễ động thổ, dân làng và dân các nơi khác đến bắt đầu vào cuộc hội náo nhiệt với các trò chơi như chọi trâu, chọi gà, đánh cờ người, chơi đu, trai gái còn hát đám, hát chèo đường suốt ngày hôm đó.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Bạch Đằng

    Địa điểm: Diễn ra tại xã Yên Giang, huyện Yên Hưng.
    Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, có năm kéo dài tới bốn ngày đêm.
    Ý nghĩa:
    Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm: Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981), Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288).
    Dòng sông Bạch Đằng đời đời còn ghi chiến tích của những người anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm. Đó là: Ngô Quyền với trận địa cọc gỗ đánh tan quân Nam Hán (năm 938); Lê Hoàn (năm 981) chống quân Tống; Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần (năm 1288) chống quân Nguyên Mông.
    Lễ hội Bạch Đằng diễn ra trên vùng đất cổ với bao chứng tích hào hùng, thu hút hàng vạn người khắp vùng châu thổ sông Hồng về dự.
    Phần lễ, có dâng hương tại đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà. Dân làng rước kiệu dọc bờ sông và giống như nghi lễ của cư dân sông nước, tục bơi trải là một nghi lễ quan trọng. Trên dòng sông lớn, cuộc đua tài của nhiều thuyền đua hình lá tre lao vun vút, tiếng hò reo của người dự hội trên bờ sông như làm sống dậy âm hưởng của trận chiến năm xưa.
    Phần hội, cùng với bơi trải, các trò chơi cũng được tổ chức ở nhiều nơi như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà... Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0

    Lêf hội đê?n Cư?a Ông
    Địa điểm: Diễn ra tại đền Cửa Ông, phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả.
    Thời gian: Được tổ chức từ ngày mùng hai tháng giêng cho đến hết tháng 3 (âm lịch).
    Ý nghĩa:
    Đền Cửa Ông thờ Trần Quốc Tảng, con thứ ba của Trần Hưng Đạo cùng nhiều tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc. Đền còn thờ Hoàng Cầu, một tướng lĩnh người địa phương có công dẹp giặc. Lễ hội tưởng niệm công ơn tướng Trần Quốc Tảng và các tướng lĩnh.
    Đền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền có ba khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.
    Đền Cửa Ông có tiếng linh thiêng từ khi mới chỉ là một thảo am dưới gốc cây cổ thụ bên bờ cửa Suốt.
    Vào mùa lễ hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự lễ hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ.
    Trước kia nhân dân ở địa phương có tổ chức ngày hội chính vào ngày mùng 2 tháng 3 âm lịch. Lễ hội được tổ chức linh đình gồm phần tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng. Kiệu được rước từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Đức Ông hoá trôi dạt vào...) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức Ông.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội chùa Long Tiên
    Địa điểm: Diễn ra tại chùa Long Tiên dưới chân núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long.
    Thời gian: Chính hội vào ngày 24 tháng 3 âm lịch hàng năm.
    Ý nghĩa:
    Chùa Long Tiên được xây dựng cách đây không lâu (năm 1941) nhưng là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Hạ Long. Lễ hội chùa Long Tiên không chỉ dành riêng cho các tín đồ đạo Phật, nó mang ý nghĩa tâm linh cao cả cho tất cả mọi người.
    Chùa Long Tiên tọa lạc ngay dưới chân núi Bài Thơ. Đây là một di tích lịch sử, danh thắng nổi tiếng.
    Có thể nói chùa Long Tiên ngày nào cũng là hội. Khách du lịch Việt Nam và nước ngoài vào vãn cảnh chùa, các tín đồ dâng hương cúng Phật, tụng kinh... nhưng đông nhất là ngày rằm và mồng một hàng tháng và đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán.
    Khi xuân đến, vào mùa trẩy hội của cả vùng Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình. Ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục cuộc hành hương tới Yên Tử, tới hội đền Cửa Ông...
    Lễ hội tổ chức rước kiệu qua đền Đức Ông (đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn là con cả Trần Hưng Đạo) đến đền thờ An Dương Vương ở Vụng Đâng qua Loong Toòng rồi quay lại chùa. Các cụ già vẫn thường kể lại các cuộc thi kiệu của nhiều đám rước, nhiều kiệu chạy nhanh đã bay qua các con ngòi như trong chuyện cổ tích...
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Trà Cổ
    Địa điểm: Diễn ra tại làng Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
    Thời gian: Được tổ chức bắt đầu từ ngày 30 tháng 5 đến ngày mùng 6 tháng 6 (âm lịch) hàng năm.
    Ý nghĩa:
    Cách đây gần 600 năm, người Trà Cổ đã xây dựng được ngôi đình làng để thờ các vị tổ (Thành Hoàng làng). Lễ hội tưởng nhớ đến công ơn của Thành Hoàng làng và cầu mong trời đất thần linh mang lại những điều tốt lành cho dân làng.
    Trà Cổ nằm ở nơi ?đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước?. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Đồ Sơn.
    Đình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn.
    Ngày 25 tháng 5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30 tháng 5 thì thuyền từ Đồ Sơn quay về đến Trà Cổ.
    Ngày mùng 1 tháng 6, bắt đầu vào lễ hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ vía phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đức được làng bầu chọn từ cuối hội năm trước cùng những người khiêng kiệu.
    Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội.
    Nét độc đáo của lễ hội Trà Cổ là có hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến.
    Ngày mùng 6 là ngày kết thúc lễ hội có múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe

Chia sẻ trang này