1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa, lê?f hội cu??a các dân tộc Qua??ng Ninh

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi dhphong_qn80, 22/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Quan Lạn
    Địa điểm: Diễn ra ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn.
    Thời gian: Được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 (âm lịch) hàng năm nhưng lễ hội kéo dài từ ngày 10 đến hết ngày 20 tháng 6.
    Ý nghĩa: Lễ hội Quan Lạn vừa kỷ niệm chiến thắng giặc Nguyên Mông năm 1288 và chiến công của Trần Khánh Dư, một danh tướng của nhà Trần vừa là ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển.
    Lễ hội Quan Lạn (còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn), là hội làng của người dân xã đảo Quan Lạn, một hòn đảo nằm ở khu trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn.
    Lễ hội được tổ chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn, một ngôi đình cổ trong số ít những ngôi đình còn giữ được cho đến ngày nay.
    Ngày 10 tháng 6: khoá làng (một tục làm trong lễ hội của người Việt), dân trong làng không được đi bất cứ đâu nhưng những người làm ăn ở xa và khách thập phương lại có thể về làng dự hội.
    Lễ hội Quan Lạn có tục đua thuyền khác với bơi trải. Dân làng chia làm hai phe Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ lập doanh trại riêng từ ngày 13 để luyện quân, chuẩn bị thuyền đua. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lòng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền.
    Ngày 16 làm lễ nghinh thần. Dâng lễ rước bài vị của Trần Khánh Dư từ nghè (cách đình 1,5 km) về đình. Dưới bến, đôi thuyền đua tập luyện tạo một không khí tưng bừng náo nhiệt.
    Ngày 18 tháng 6 vào 3 giờ chiều (năm nào cũng vậy thường lúc này nước triều lên tới sát bến của đình) hai bên bắt đầu xuất phát. Lính bên văn áo trắng quần xanh, chân quấn xà cạp xanh, lính bên võ quần áo xám hoặc đen. Tiếng chiêng trống, tiếng hô vang, cờ bay phần phật đầy khí thế. Mỗi khi hai đàn giáp nhau ở sân đình, quân lính cùng dân chúng hét lớn vang dậy cả một vùng. Hai tướng múa những đường đao đẹp mắt, hai đoàn quân gặp nhau ba lần, tượng trưng cho ba lần đánh thắng quân Nguyên thời Trần. Tới lần thứ ba hai đoàn quân tập hợp trước miếu, hai vị tướng vào tế, khi quay trở ra thì cuộc đua thuyền mới chính thức bắt đầu.
    Lễ hội Quan Lạn mang dấu ấn của một hội làng truyền thống nhưng rất hoành tráng thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ chủ quyền đất nước của những người dân vùng biển.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Lễ hội Yên Tử
    Địa điểm: Diễn ra ở vùng núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí
    Thời gian: Hàng năm được tổ chức bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch)
    Ý nghĩa:
    Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt thuở trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Du khách đến lễ hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
    Ca dao có câu:
    ?Trăm năm tích đức, tu hành
    Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu?
    Trong quần thể di tích Yên Tử rộng lớn hiện có 11 chùa và hàng trăm am tháp. Chùa Đồng ở trên đỉnh cao nhất (.068 m (so với mặt nước biển). Lên chùa Đồng du khách cảm tưởng như đi trong mây (?nói cười ở giữa mây xanh? - Nguyễn Trãi). ở Yên Tử có ngọn tháp cổ cao ba tầng bằng đá, niên đại ?Cảnh Hưng thập cửu niên - 1758?. Cũng không đâu có rừng tháp như khu Tháp Tổ ở Yên Tử gắn liền với những sự tích huyền thoại về ông vua nhà Trần và phái Thiền Trúc Lâm.
    Thú vui ?như hội? là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Đồng. Trên đường đi chốc chốc lại gặp ngôi chùa, ngọn tháp, con suối, rừng cây mỗi nơi là một truyện cổ tích sâu lắng tình người. Lên đến đỉnh cao sau khi thắp nén nhang, ai nấy đều cảm thấy như mình đang đứng giữa trời, lòng lâng lâng thoát tục. Khi trời quang mây tạnh, từ nơi đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng Đông Bắc.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Cò?n sau 'Ăy là? và?i nèt vĂ? vfn hòa cù?a mẶt sẮ dĂn tẶc thiĂ?u sẮ tài Quà?ng Ninh

    DĂn tTc Dao
    TĂn dĂn tTc: Dao (Thanh Y, Thanh PhĂn).
    Đt, ven cĂc sườn nĂi cao nơi cĂ nhiều rừng cĂy. NhĂ Y cĂ hai loại: NhĂ 'ất vĂ nhĂ nửa sĂn nửa 'ất. Người Dao thĂ tin rằng vạn vật 'ều cĂ linh h"n gọi lĂ â?oHonâ? hoặc â?oVầnâ?. Khi mTt thực thf bi thiĂn nhiĂn, lao 'Tng sản xuất, quan h? xĂ hTi vĂ gia 'Ănh,... thf hi?n ư>c vọng cĂ 'ược cuTc s'ng ấm no, hạnh phĂc v.v... như những truy?n â?oHai chc vĂ chfn nuĂi.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Hoa
    Tên dân tộc: Hoa (Hán).
    Địa bàn cư trú: thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái; huyện: Đầm Hà, Hải Hà, Đông Triều.
    Phong tục tập quán: ở nhà ba gian, hai chái, sống gắn bó với nhau trong một khu vực. Các gia đình trong cùng dòng họ quây quần bên nhau. Người cha là chủ gia đình. Con trai được thừa kế gia tài và con trai cả được phần hơn. Thờ cúng người chết tại nhà. Trong thôn xóm đều có chùa, đền, miếu để thờ cúng. Hôn nhân của con do cha mẹ quyết định trên cơ sở tương đồng về hoàn cảnh kinh tế và địa vị xã hội. Việc ma chay phải qua rất nhiều thủ tục nghiêm ngặt.
    Ngôn ngữ: Ngôn ngữ thuộc nhóm Hán
    Văn hoá: người Hoa thích hát "sơn ca", nhạc kịch. Nhạc cụ có: kèn, sáo, nhị, hồ, trống, thanh la, lão bạt, đàn tỳ bà, tam thập lục,...
    Trang phục: Nam mặc quần áo. Nữ mặc áo 5 thân cài cúc vải ở bên sườn.
    Kinh tế: Làm nhiều nghề khác nhau: công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nhân, viên chức, giáo viên, buôn bán... Có truyền thống trồng lúa nước và nổi tiếng về các nghề gia truyền.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Tày
    Tên dân tộc: Tày.
    Địa bàn cư trú: Vùng giữa: Cẩm Phả, Uông Bí, Hải Hà, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều.
    Phong tục tập quán: Cư trú theo đơn vị làng, bản, tập trung ở ven suối hoặc những thung lũng bằng và rộng. Nhà ở trước đây là nhà sàn, ngày nay đã có sự thay đổi ở nhiều địa phương, như vùng giáp biên giới là nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài đề phòng hoả hoạn. Thờ cúng tổ tiên, không kể các dịp lễ tết, người ta phải dâng hương, hoa, lễ vật mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Đây là nhiệm vụ của gia trưởng, bắt nguồn từ thờ cúng gia tộc, thờ các vị thánh.
    Văn hoá: Họ có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè về các đề tài đấu tranh với thiên nhiên; về lao động sản xuất, về quan hệ xã hội và gia đình, thể hiện ước vọng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc, tiêu biểu là truyện ?oNùng Trí Cao?, ?oNàng Khuấy?, ?oPú Luông - Già Cải?; nhạc cụ có ?oĐàn tính?.
    Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Tày- Nùng.
    Trang phục: Gồm có áo cánh ngắn, áo dài, váy, quần, thắt lưng, khăn đội đầu, giầy vải và các đồ trang sức khác. Quần áo, váy đều mầu chàm hoặc mầu đen.
    Kinh tế: Nguồn sống chính là trồng mầu trên đất bãi, trồng lúa nước và chăn nuôi.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  6. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Nùng
    Tên dân tộc: Nùng.
    Địa bàn cư trú: Thị xã Uông Bí, Tiên Yên, Ba Chẽ.
    Phong tục tập quán: Thờ tổ tiên, thờ thánh, thần, Khổng tử và Quan âm Bồ tát. Sống thành từng bản trên các sườn đồi, thung lũng hẹp.
    Ngôn ngữ: Thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái.
    Văn hoá: Có nhiều điệu dân ca đậm đà màu sắc dân tộc. Tiếng Sli giao duyên hoà quyện vào âm thanh của núi rừng. Điệu dân ca then làm rạo rực tâm hồn bao chàng trai Nùng khi ở xa quê hương. Lễ hội nổi tiếng thu hút được nhiều người là hội "***g tồng" (xuống đồng) được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm.
    Trang phục: Mặc quần áo chàm.
    Kinh tế: Cây trồng chính là lúa và ngô. Ngoài ra còn trồng nhiều loại cây công nghiệp.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  7. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Sán Chay
    Tên dân tộc: Sán Chay (Sán Chỉ, Cao Lan)
    Địa bàn cư trú: Vùng giữa: Cẩm Phả, Uông Bí, Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn.
    Phong tục tập quán: Cư trú theo đơn vị làng, bản, tập trung ở ven suối hoặc những thung lũng bằng và rộng. Nguồn sống chính là trồng mầu trên đất bãi, trồng lúa nước và chăn nuôi. Nhà ở trước đây là nhà sàn, ngày nay đã có sự thay đổi ở nhiều địa phương, như vùng giáp biên giới là nhà phòng thủ được xây dựng theo kiểu pháo đài đề phòng hoả hoạn. ở các dân tộc Sán Chay, các yếu tố đạo giáo và đặc biệt là Phật giáo khá đậm nét. Trong các đám ma, chay người ta lập đàn cúng Phật, thờ Thái thượng Lão quân và trong các lễ phá ngục để giải thoát hồn.
    Văn hoá: Họ có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè, về các đề tài đấu tranh với thiên nhiên; về lao động sản xuất, về quan hệ xã hội và gia đình, thể hiện ước vọng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc v.v... được thể hiện qua những truyện ?oBắc thiên lôi ăn thịt? của người Sán Chỉ. Họ có lối kể truyện theo thể thất ngôn trường thiên, một loại thơ rất thích hợp với lối kể lể, tự sự của đồng bào như: ?oSoóng Cỏ?. Người Sán Chỉ còn có các điệu múa phong phú hấp dẫn như múa ?oChim gâu?, ?oXúc tép?; nhạc cụ có thanh la, não bạt.
    Ngôn ngữ: Nhóm Tày - Nùng.
    Trang phục: Trang phục gồm có áo dài, áo ngắn, váy, dây lưng và khăn đội đầu.
    Kinh tế: Nguồn sống chính là trồng mầu trên đất bãi, trồng lúa nước và chăn nuôi.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  8. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Dân tộc Sán Dìu
    Tên dân tộc: Sán Dìu.
    Địa bàn cư trú: Vùng thấp: Cẩm Phả, Uông Bí, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều.
    Phong tục tập quán: theo đơn vị cư trú là làng, xóm. Nhà chủ yếu là nhà trình tường, mái lợp ngói móc. Dân tộc Sán Dìu thờ cúng tổ tiên là chính, đồng thời họ còn thờ cúng một số vị thần khác.
    Văn hoá: Họ có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè, về các đề tài đấu tranh với thiên nhiên; về lao động sản xuất, về quan hệ xã hội và gia đình, thể hiện ước vọng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc v.v... được thể hiện qua những truyện như truyện ?oVua Cóc?. Về múa họ có điệu ?omúa gậy? ; Nhạc cụ có " tù và? bằng sừng trâu, sáo ?osôna" bằng vỏ ốc.
    Ngôn ngữ: Thuộc nhóm ngôn ngữ Hán.
    Trang phục: Trang phục gồm có áo dài, áo ngắn, quần, váy lá, dây lưng, xà cạp. áo quần, váy đều là màu nâu, đen hoặc chàm có cải trắng bên trong.
    Kinh tế: Nguồn sống chủ yếu là trồng lúa nước ở trình độ khá cao.

    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  9. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Càc nghà?nh nghĂ? thù? cĂng cùfng là? mẶt trong nhưfng nèt vfn hòa rẮt 'Ặc 'ào cù?a QN
    Nghề thủ cĂng mỹ ngh? G'm sứ
    Sản phẩm g'm sứ Quảng Ninh 'ược khĂch hĂng ưa chuTng, 'Ă cĂ mặt Y nhiều nư>c trĂn thế gi>i: PhĂp, Italia, Nga, H"ng KĂng, Trung Qu'c. Trung Qu'c v'n lĂ nư>c cĂ bề dĂy vĂ n.i tiếng về g'm sứ, nhưng g'm sứ Quảng Ninh vẫn cĂ ch- 'ứng trong thi 4.500 nfm rất 'ẹp vĂ n.i tiếng bYi kifu dĂng, hoa vfn trang trĂ hĂnh sĂng nư>c, hĂnh mĂc cĂu, hĂnh quả trĂm vĂ hoa vfn tr. thủng mĂ nay cĂn trưng bĂy tại bảo tĂng Quảng Ninh.
    Đến 'ầu thế kỷ 20, khi cĂc lĂ g'm sứ MĂng CĂi ra 'ời 'Ă 'f lại mTt dấu ấn trong lĂng g'm sứ Vi?t Nam, bYi mĂu men lam nhạt 'Tc 'Ăo của nĂ.
    CĂc lĂ g'm sứ Y Quảng Ninh hi?n nay tập trung Y thi cĂc loại hũ, lọ, bĂnh rượu, 'Ăn chậu, cĂc con gi'ng. ĐĂ lĂ cĂc loại men chảy, men t.ng hợp, cĂc họa tiết hoa vfn trang trĂ khĂo lĂo, sinh 'Tng... 'Ăp ứng yĂu cầu trong nư>c vĂ xuất khẩu, vừa gĂp phần phĂt trifn kinh tế xĂ hTi của t?nh, vừa gĂp phần bảo t"n vĂ phĂt huy truyền th'ng bản sắc vfn hoĂ dĂn tTc, vừa 'Ăp ứng yĂu cầu tham quan du l[​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe
  10. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Nghề mỹ nghệ Than đá
    Cùng với việc khai thác than, nghề thủ công mỹ nghệ bằng than đá ở Quảng Ninh cũng hình thành và ngày càng phát triển, đến nay đã trở thành một nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng. Sản phẩm mỹ nghệ bằng than đá ngày càng được đông đảo khách trong nước và quốc tế ưa thích bởi vẻ đẹp và sự độc đáo về chất liệu, tính thẩm mỹ và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công tài hoa.
    Từ những cục than bình thường, qua con mắt và bàn tay người thợ đã trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế rất lớn. Có sản phẩm trị giá một vài chục ngàn đồng, có sản phẩm trị giá vài triệu đồng. Kiểu loại cũng rất phong phú, đa dạng từ những con trâu, con nai, gạt tàn thuốc lá quen thuộc trước đây, đến những tác phẩm điêu khắc đạt trình độ cao.
    Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để nghề thủ công mỹ nghệ than đá ngày càng phát triển nhằm xây dựng thành những dãy phố, những làng nghề chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng này vừa trở thành những địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn vừa góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoá vùng công nghiệp mỏ, đồng thời tạo thêm mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
    [​IMG][​IMG]
               Tobe or not tobe

Chia sẻ trang này