1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa, lê?f hội cu??a các dân tộc Qua??ng Ninh

Chủ đề trong 'Quảng Ninh' bởi dhphong_qn80, 22/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Dòng họ - nguồn mạch truyền thống
    Ở Việt Nam, dòng họ bền vững trong nếp sống cộng đồng. Lịch sử của một làng có khi từ một gia đình sinh cơ lập nghiệp. gia đình lớn dần thành chi, thành phái. Tổ họ đồng thời là Thành hoàng, thành tổ nghề và họ truyền cho con cháu hậu duệ giữ lấy nghiệp lấy nghề, giữ lấy truyền thống làng xã, tổ phụ. Bởi thế mối liên kết dòng họ tưởng như không thành văn, thành luật nhưng vô cùng chặt chẽ, không chỉ một vài đời con cháu mà nhiều nơi hội đồng gia tộc truyền đời tới vài ba chục thế hệ. Trong cuốn tộc phả dòng họ Nguyễn Ðình ở Nghệ An, mở đầu trang trọng truyền lại cháu con: "Muôn vật sinh ra là nhờ có đất trời, con người sinh ra là nhờ có Tổ tiên. Lòng biết ơn Tiên tổ từ bao đời nay đã là nét cao đẹp trong nhân cách con người. Biết ơn Tổ tiên, con người có thêm sức mạnh tinh thần để yêu giang san, xã tắc, có thêm hạnh phúc bền lâu với đời...". Mới hay việc lập đền, thờ cúng Tổ tiên chứa đựng trong đó tâm thức hướng tới đạo nghĩa làm người ở trong trời đất.
    Mối liên kết tộc họ bằng nhiều cách riêng, tùy tập quán địa phương, những quy thức của từng họ mà lâu đời trở thành nền nếp, thành tập quán và truyền thống. Tuy nhiên tính tương đồng mang tính phổ quát. Dòng họ có nhà thờ Tổ. Ngày giỗ, con cháu thập phương tìm đường về thắp hương, dâng lễ tạ ơn Tiên tổ, trời đất. Ðây cũng là dịp các chi xa chi gần tìm về nhận họ hàng, phân định trên dưới, anh em. Những cuộc đoàn tụ như vậy thường diễn ra vào ngày giỗ tổ, hoặc tháng 3, tháng 7 âm lịch, nhằm vào tiết Thanh Kinh hằng năm. Ðó là những dịp gặp gỡ ấm tình huyết thống và cảm động. Cháu con chung sức xây dựng tôn tạo nhà tờ, sửa sang phần mộ. Ðây cũng là dịp để họ đương chi phái kiểm điểm lại những việc cháu con đã làm, những công tích đáng ghi. Theo đó cuốn gia phả, tộc phả có dịp ghi thêm vào truyền thống của dòng họ mình đời này qua đời khác.
    Hằng năm, cứ đến ngày 28 tháng 2 âm lịch tại làng Kim Ðôi tỉnh Bắc Ninh dù ai đi đâu về đâu cũng nhớ về giỗ Tổ để tự hào về tổ tiên dòng họ. Trong số 25 tiến sĩ của làng mà bia đá còn ngời ngời nơi Quốc Tử Giám, có tới 18 vị tiến sĩ dòng họ Nguyễn với 13 đời nối tiếp đỗ đại khoa. Ðặc biệt trong đó có 1 gia đình 5 anh em đỗ tiến sĩ trong 4 khoa thi Ðình liên tiếp. Hiếu học là một bằng chứng của truyền thống văn hóa dòng họ. Nhưng không chỉ có thế. Trong gia đình, họ đương nhiều đời truyền lại cháu con nghề truyền thống mà nay thường gọi là nghề gia truyền. Nghề ươm tơ dệt vải, nghề rèn, nghề mộc, nghề chạm khảm, nghề đúc đồng, nặn tượng v.v... Khởi thủy của dòng nghề đó là từ một gia đình, một dòng họ.
    Dòng họ trong cuộc sống cộng đồng người Việt mang đậm bản sắc văn hóa. Cây có gốc có rễ, người có nguồn có cội. Bởi thế mà nhiều người Việt, dù đã sống xa Tổ quốc nhưng vẫn hướng lòng về xứ sở, về nguồn cội thiêng liêng của mình. Mấy năm về trước, dòng họ Lý đã đón tiếp hậu duệ một quân vương họ Lý phiêu bạt sang Hàn Quốc. Tính đến nay đã ngót 9 thế kỷ mà con cháu họ Lý vẫn không nguôi nhớ về Tổ tiên xa xưa của mình. Nhiều Việt kiều xa nước, chưa có điều kiện về lại quê hương, đã gửi tiền về cho Hội đồng tộc họ để góp phần mình tu tạo nhà thờ, phần mộ Tổ tông.
    Nhiều người tâm huyết với văn hóa dòng họ đã để công trong nhiều thập kỷ nghiên cứu, sưu tầm hệ thống những tinh hoa, truyền thống của dòng họ Việt Nam nói chung cũng như của một số dòng họ đặc sắc trong lịch sử, đóng góp xứng đáng cho sự phát triển văn hóa dân tộc. Cuốn sách công phu "Tìm hiểu di sản văn hóa gia đình Việt Nam", hay "Cuộc hành trình trở về cội nguồn" v.v... Ðặc biệt có những cuốn gia phả như trong "Thiên Nam liệt truyện Nguyễn Cảnh Thị Hoan Châu ký" chép lại một dòng họ từ giữa thế kỷ 17 lại nay.
    Tại câu lạc bộ UNESCO, thông tin các dòng họ Việt Nam cách đây không lâu đã tổ chức thành công hội thảo mang tên "Dòng họ với truyền thống văn hóa dân tộc". Nhiều tham luận có giá trị như một công trình nghiên cứu văn hóa đặc thù Việt Nam.
    Họ Nguyễn, họ Trần, họ Lê, họ Phan, họ Ðặng... trăm họ tạo nên dân tộc. Trăm ngàn nhà tạo nên làng xã, làm nên Ðất Nước. Nhà có yên thì nước mới vững. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Quan niệm về Dân-Nước, về Làng-Nước quyện vào trong hình tượng Tổ quốc, Dân tộc. Dân tộc trường tồn trong nguồn mạch văn hóa cộng đồng. Dòng họ đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dựng nước và giữ nước. Gìn giữ bản sắc dân tộc, truyền thống cùng với phong tục tập quán văn minh, tạo nên nếp sống của dân tộc. Tìm về dòng họ, tìm về cội nguồn chính là tìm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc của đất nước mình.
    (^_^)Tobe or not tobe ?(^_^)
  2. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Xem ngày kén giờ
    Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc tế tự, việc thương biểu, việc nhập học, việc xuất quân, việc an táng... việc gì thường cũng phải xem ngày kén giờ, nhất là đầu năm mới bắt đầu làm việc gì, hoặc động thổ hoặc xuất hành, hoặc khai bút, khai ấn... lại cần xem ngày lắm. Đến những việc vụn vặt như cạo đầu xỏ tai cho trẻ thơ, việc tắm gội, may áo... cũng có người cẩn thận quá trong kén ngày.
    Kén thì phải xem đến lịch. Sách lịch do toà khâm thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày mồng một tháng chạp, Hoàng Đế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi...
    ... Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.
    Đại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.
    Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.
    Những ngày ấy là:
    Ngày 13 tháng giêng
    Ngày 11 tháng hai
    Ngày 9 tháng ba
    Ngày 7 tháng tư
    Ngày 5 tháng năm
    Ngày 3 tháng sáu
    Ngày 8, 29 tháng bảy
    Ngày 27 tháng tám
    Ngày 25 tháng chín
    Ngày 23 tháng mười
    Ngày 21 tháng một
    Ngày 19 tháng chạp
    Hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hư hỏng không thành.
    Phàm việc lại cần kén ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.
    Ngoại giả lại còn những ngày thập linh, ngày đức hợp là tốt, ngày thập ác đại bại, ngày tứ lỵ, ngày tứ tuyệt là xấu.
    Nói qua mấy việc dân gian cần dùng nên kén nên kỵ.
    Cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên tìm ngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hoả, địa hoả và ngày kim lâu. Xuất hành nên tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù...
    Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới, lúc mới dựng nhà, lúc hạ huyệt... Thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo phải nhớ bốn câu thơ:
    Dần, thân gia tý; mão dậu dần
    Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân;
    Tỵ, hợi thiên cương tầm ngọ vị
    Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân
    Lại cần phải nhớ hai câu:
    Đạo viễn kỷ thời thông đạt
    Lộ dao hà nhật hoàn trình.
    Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì, rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm theo giờ ở bốn câu thơ trên. Hễ bấm mà gặp cung nào có chữ "đạo, viễn, thông, đạt, dao hoàn" thì giờ ấy là giờ hoàng đạo...
    ... Xét phép chọn ngày, từ đời Đường, Ngu, Tam đại đã có. Song khi bấy giờ thì chỉ tuỳ việc mà chọn ngày: Nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương. Nội sự là việc trong như việc tế tự cưới xin... thì dùng những ngày âm can là các ngày: ất, đinh, kỷ, tân, quý. Ngoại sự là việc ngoài như đánh dẹp, giao thiệp... thì dùng ngày dương can là các ngày: Giáp, bính, mậu, canh, nhâm. Dùng như thế chỉ có ý làm các việc êm ái, hoà nhã thì theo về ngày âm, việc cứng cáp mạnh mẽ thì theo về ngày dương, nghĩa kén lấy ngày có chút ý nghĩa hợp với nhau mà thôi.
    Đến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày tốt, ngày sao xấu, ngày này nên là việc nọ, ngày kia nên làm việc kia. Hết ngày rồi lại có giờ sinh, giờ hợp, giờ xung, giờ khắc, động làm việc gì cũng phải xem ngày, kén giờ, thực là một việc phiền toái quá. Đã đành làm việc gì cũng nên cẩn thận, mà chọn từng ngày, kén từng giờ mà phí câu nệ khó chịu. Mà xét cho kỹ thì có ích gì đâu, chẳng qua việc thành hay bại cốt do ở người chớ có quan hệ gì ngày tốt hay ngày xấu. Nếu cứ chọn ngày giờ mà nên việc thì không cần gì phải dùng đến sức người nữa hay sao? (Trích "Việt Nam phong tục" Phan Kế Bính)
  3. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Chuyện che? Vân
    Chè Vân uống vào miệng thơm, mũi cũng thơm, được người dân chài xem như "thần dược" để giữ tỉnh táo khi họ phải thâu đêm đánh lưới ngoài khơi. Chè mọc hoang giữa các khe đá trên núi Vân thuộc xã Quan Lạn, Quảng Ninh.
    * Uống hai chén thức thâu đêm
    Ông Phạm Thọ, một dân chài kỳ cựu và là đại úy hải quân về hưu, nay đã gần sáu chục tuổi, dẫn tôi ra đồi chè Vân. Ðồi chè của ông ở chân núi Vân trụi trọc chỉ có một số ít cây bé ở gần nhà (chỗ đất tốt) mới trổ được mầm. Bao đời nay, cây chè Vân được xem là thứ "thần dược" để gây mất ngủ, như cách nói của ông Thọ "uống vào nhớ lại 30 năm về trước"... Chưa có cuốn sách nông lâm nghiệp nào nghiên cứu về chủng loại và công dụng thực sự của nó cả.
    Cây chè này chỉ mọc trên núi Vân, ngọn núi cao nhất của thương cảng Vân Ðồn. Chè mọc hoang giữa các khe đá, quanh các sườn núi thuộc làng Vân (xã Quan Lạn) và xã Bản Sen ở cạnh đó. Cây rất lớn, tán lùm lùm như cây vải thiều 5-7 năm tuổi, cây cổ thụ thì không kém cây đa bao nhiêu, phải trèo lên mà hái. Ông Phạm Quốc Duyệt, trưởng ban văn hóa xã, bảo: "Tôi đã đem so sánh chè Vân với chè Tân Cương, cây to như nhau, nhưng lá và búp chè Vân dầy hơn nhiều; chè Vân không có ở nơi nào khác. Mùi vị và công dụng của nó cũng vậy...".
    Thật vậy, nước chè Vân rót ra đỏ đọc, có vị ngọt và mùi rất thơm, như cách nói của người dân ở đây, uống vào miệng thơm, mũi cũng thơm. Ông Duyệt bảo: "Quê tôi chưa có điện, ngủ từ chập tối, tôi cũng thế. Mỗi khi phải viết bài nghiên cứu, tôi có cách pha một ấm chè Vân thật đặc, uống vào hai chén, thì thức đến sáng được". Tôi bảo: "Chè nào uống đặc chả mất ngủ". Ông bảo: "Ðúng thế, nhưng chè thường uống đặc lâu ngày thì "nhờn", có thức cũng nôn nao khó chịu, người bung biêng như trên mây". Tôi hỏi: "Trừ ông, còn ai muốn mất ngủ làm gì". Ông bảo, tôi cần mất ngủ một vài ngày, dân tôi cần mất ngủ quanh năm, vì nghề đi biển, mùa đốt mực (đốt đèn đánh mực), mùa chài cá, mùa câu phải đi biển từ chập tối đến sáng, không thức làm sao có cái ăn.
    Ngày xưa, người đánh cá chưa có la bàn, khi thả lưới buông câu, phải lấy núi, lấy cây trên đảo để định vị, vì thế càng cần phải tỉnh táo...". Ông kể tiếp: "Năm 1968, tôi là thủy thủ tàu không số, đi vận tải sáu tháng cũng mang chè Vân đi theo; cả Quan Lạn, tổng cộng hơn trăm thủy thủ, thuyền trưởng tàu không số (là lực lượng chủ công của Quảng Ninh) đều mang theo chè này để tỉnh táo suốt chặng đường. Thời bình, đi vận tải bắc nam cũng giữ thói quen ấy... Và cho đến bây giờ, không chỉ 100% ngư dân ở Quan Lạn dùng chè Vân, mà người dân chài ở Hà Nam, Yên Hưng (Quảng Ninh) cũng sang tận đây lấy; người Trung Quốc ở Bạch Long, Thị Xá, Vòng Thành cũng tìm mua, giá bán 30 nghìn đồng/kg, cao hơn nội địa 10 nghìn đồng mỗi cân. Họ mua đóng bao mang về, từ nhiều năm nay vẫn như vậy...
    * Giữ gìn một đặc sản ẩm thực
    Nhưng có vẻ như người làng Vân và người Bản Sen ít chú ý đến cây chè này với ý nghĩa là một loại cây kinh tế, còn chính quyền xã thì chỉ coi đó là sản phẩm "hái lượm". Thực tế, một cây chè Vân trưởng thành có thể thu 1 kg chè khô/vụ; một năm hái được 2 vụ, vụ Chiêm và vụ Xuân. Nhưng do chè được tiêu thụ ở một phạm vi hẹp, lại chỉ được biết đến như là thứ chè "mất ngủ" (người bình thường nghe đã thấy sợ), nên giá chè rất thấp chỉ vào khoảng 16- 20 nghìn đồng/kg. Dần dà mỗi gia đình cũng chỉ giữ lại dăm bảy cây trong vườn làm đồ uống tại chỗ, và để người đàn ông mang đi biển...
    Thế nhưng, không thể phủ nhận là chè Vân rất thơm - người dân chài đã sao chế chè với tất cả sự tinh tế trong cách ẩm thực. Chè tươi hái về, phơi qua nắng cho dàu dàu; vò nhàu bằng tay rồi cho vào bao tải gai ủ từ vài ba tiếng đến một ngày; rồi cho vào chảo gang, dùng tay để sao kỹ... Sở dĩ không dùng đũa, vì sao bằng tay mới biết được độ nóng của chảo, khi nào nóng quá, không chịu được nữa, thì phải hạ bớt lửa. Sao xong, bỏ chè vào chum hoặc thảm sành nút kín (thậm chí hàn cả xi vào miệng lọ) để giữ cho chè được thơm lâu, và để tiện cho việc mua bán. Có khi trong quá trình chế biến, người ta còn bỏ thêm một ít mật ong vào để tăng thêm vị ngọt cho chè, nhưng cách đó không thông dụng... Thực chất, chè Vân được chế biến theo kiểu chè đen (có thời gian ủ men), chứ không giống như chè xanh; song nếu là chè đen thì người uống phải "ngủ được" chứ, sao lại có chuyện "mất ngủ". Tôi đem thắc mắc này hỏi các chuyên gia về chè nhưng chẳng ai trả lời được...
    Chính vì chè rẻ, nên người dân bây giờ không sao chè đúng quy cách nữa: ông Thọ than thở thế, và bảo: "Già rồi, không đi biển nữa, cũng sợ uống chè đặc, uống vào thức chong chong lại nhớ về 30 năm trước... "
  4. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Nghê? tạc than đá ơ? Quang Ninh
    Với một tảng than đá cục, vài cái đục, một cái máy mài, một vài miếng giấy ráp, một miếng vải, một ít bột màu, dầu hoả cùng với bàn tay khéo léo của người thợ, một sản phẩm mỹ nghệ độc đáo bằng than đá ra đời. Trong thời gian gần đây, những sản phẩm mỹ nghệ này đã thực sự thu hút sự quan tâm và chú ý của khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài khi đến Quảng Ninh.
    Theo chị Nguyễn Thị Xưa, chủ một cơ sở sản xuất nổi tiếng cho biết, hiện nay làm nghề này chỉ có khoảng 8 hộ gia đình sống ở phố Hoàng Diệu, Thành phố Hạ Long. Nghề thủ công này có lẽ chỉ có ở vùng mỏ Quảng Ninh vì những sản phẩm được làm ra từ than đá cục to, chỉ có ở dưới những tầng than ở Quảng Ninh. Chị Xưa cũng cho biết, các gia đình làm nghề này đều phải đặt than từ mỏ. Những tảng than mua về nhỏ nhất cùng từ 3 đến 4 kg, được lựa chọn kỹ càng mới có thể đục đẽo được, bởi nó bị dễ vỡ hoặc nứt.
    Công việc đầu tiên của những người thợ thủ công này là phải đục thô phác thảo một lần để có khuôn hình mình cần làm như hình con sư tử đang chồm mình lên quả địa cầu, hình núi Gà Chọi ở Vịnh Hạ Long. Sau đó, người thợ mới đục từng chi tiết nhỏ để hình thành sản phẩm theo ý muốn. Phần này không khó nhưng lại phải tốn nhiều thời gian và phải cẩn thận.
    Tiếp theo là công đoạn mài nhẵn, đánh bóng sản phẩm. Trước đây, người thợ phải làm thủ công với phương tiện thô sơ là một mảnh giấy ráp với đôi tay của mình. Còn bây giờ họ đã có máy mài. Khi sản phẩm mài xong, người thợ phải đánh lại bằng giấy ráp mịn nhiều lần rồi lấy một miếng vải tẩm dầu và bột màu đánh cho bóng lên. Khi hoàn tất, sản phẩm phải có màu đen huyền láng bóng và trơn nhẵn tới mức tuyệt đối, khiến người xem không nhận ra được nguồn gốc ban đầu của nó chỉ là một hòn than gai góc, xù xì.
    Giá của một sản phẩm từ than này thấp nhất là 50.000 đồng, cao hơn là vài trăm ngàn và cũng có những sản phẩm lên tới hàng triệu. Theo những gia đình làm nghề này, mỗi tháng họ thu nhập từ 1 đến 2 triệu đồng.
  5. dhphong_qn80

    dhphong_qn80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    1.723
    Đã được thích:
    0
    Nghề đánh bắt hải sản​
    Vùng biển Quảng Ninh có nguồn lợi thủy sản rất phong phú, có nhiều loại tôm cá, nhiều loại hải sản quý có giá trị kinh tế cao cả ở trong nước và xuất khẩu như các loại cá ngon nổi tiếng: chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ, các đặc sản như: tôm he, mực ống, cua, ghẹ, sái sùng, sò huyết, hải sâm, ngán, các loại ốc...
    Đánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công cổ truyền, không những có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt văn hoá và du lịch.
    Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã quan tâm đầu tư nâng cấp tàu thuyền, ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để đánh bắt xa bờ, nâng cao sản lượng, kết hợp với việc đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản ở ven bờ. Đó là một hướng đi đúng, phù hợp với thời đại theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Hiện tại người dân vùng biển Quảng Ninh còn duy trì nghề đánh bắt hải sản bằng thủ công khá phổ biến. Đó là các nghề: nghề câu mực, câu cá song; câu cáy; nghề chã, nghề chài; nghề đào sái sùng; nghề đánh cá đèn; nghề cào ngán, cào thiếp, nghề bổ hà,...
    Nghề câu mực, câu cá song có ý nghĩa kinh tế lớn. Mấy năm vừa qua, nghề câu cá song phát triển rất mạnh ở vùng biển Cô Tô. Có đêm một người thu được vài triệu đồng.
    Câu cáy ở ven biển, ở những bãi sú vẹt thường là để giải trí, đi câu cho vui và kết hợp kiếm bát canh cho khoẻ người. Câu cáy không cần mồi, chỉ cần 2 - 3 lưỡi câu buộc chụm lại, thả xuống cáy chạy ra ngậm càng vào, thế là nhấc vội lên, không cần phải gỡ mà cáy tự nhả càng ra rơi vào giỏ đựng.
    Nghề chã, nghề chài bằng thuyền nhỏ, không ra khơi xa, chỉ ở trong vịnh, ven bờ. Có khi cả gia đình sống trên một chiếc thuyền nhỏ. Cảnh thường gặp và gây ấn tượng là cảnh phơi lưới thường thấy ở lán bè thành phố Hạ Long mà các họa sĩ đã thể hiện trong các bức tranh của mình.
    Nghề đánh cá đèn: Cách đây vài chục năm trên vùng biển Quảng Ninh còn rất phổ biến nghề đánh cá đèn. Khi đèn thắp sáng trong đêm thì cá đua nhau tìm đến và người ta bủa lưới bắt cá. Du khách có dịp đi cùng thuyền đánh cá đèn tha hồ mà ngắm nhìn tôm cá tung tăng bơi lội dưới ánh đèn. Người ngư dân vớt mực đem nướng trên phễu đèn rồi chủ khách cùng ăn. Mực tươi nướng thơm phức, ngọt lịm, nhấm nháp với một vài chén rượu, du khách như cảm thấy cảnh thần tiên trên mặt biển. Mặt biển trong đêm rực sáng như một thành phố nổi thật là ngoạn mục nên thơ.
    Nghề đào sái sùng: Người đi đào sái sùng lăm lăm trong tay cái mai, cán dìu, mắt quan sát về phía trước, bước chân đi nhẹ nhàng. Khi phát hiện có sái sùng thì họ hết sức nhanh nhẹn dùng mai lao xuống cát hất vội con sái sùng nâng lên, nhặt đưa ngay vào giỏ. Nếu đẩy mạnh và chậm một chút thì sái sùng luồn sâu vào trong cát rất khó bắt. Nhìn ngắm cảnh đào bắt sái sùng có cảm tưởng như thấy người nghệ sĩ đang biểu diễn trên bãi cát rất điệu nghệ, cũng rất gây ấn tượng.
    Quảng Ninh có ngư trường rộng lớn, có bờ biển dài hơn 250 km từ Trà Cổ thuộc thị xã Móng Cái giáp với Trung Quốc đến đảo Hà Nam thuộc huyện Yên Hưng giáp với Hải Phòng.
    Kết quả khai quật ở nhiều di chỉ khảo cổ học ở vùng biển Hạ Long cho thấy nghề đánh bắt hải sản xuất hiện rất sớm, cách đây bốn, năm ngàn năm đến sáu, bảy ngàn năm. Đó là các hòn chì lưới bằng đất nung, các mũi nhọn, kim khâu bằng xương để đan lưới tìm thấy ở các di chỉ Soi Nhụ, Thoi Giếng, Ngọc Vừng, Hoàng Tân... hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh.

Chia sẻ trang này